Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Tự do và khuôn thước

18/02/201111:50(Xem: 6495)
10. Tự do và khuôn thước

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Tự do và khuôn thước

Tất cả chúng ta đều yêu thích tự do, thậm chí có thể sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ sự tự do trong cuộc sống.

Sự khao khát tự do càng mãnh liệt hơn ở ngưỡng cửa bước vào đời, khi các bạn trẻ lần đầu tiên có cảm giác được tự quyết về việc làm của mình. Vì thế, đôi khi các bạn cảm thấy rất khó chịu hoặc thậm chí cho rằng bị xúc phạm nếu có ai đó ngăn cản, giới hạn sự tự do của bạn.

Nhưng bạn ơi, trước khi bạn có một phản ứng nào đó để bảo vệ sự tự do của mình, tôi muốn bạn hãy thử đưa ra một định nghĩa khái quát về sự tự do ấy.

Rất có thể bạn sẽ cho là điều ấy quá dễ dàng. Nhưng hãy suy nghĩ thêm một chút, bạn sẽ thấy vấn đề không thực sự đơn giản chút nào. Sự thật là đã có không ít những tranh cãi và lập luận khác nhau về cái gọi là tự do trong cuộc sống. Và cho dù nền văn minh nhân loại đã tự hào tiến bộ rất xa so với chỉ một vài thập kỷ trước đây, nhưng khắp mọi nơi trên thế giới này người ta vẫn giữ những nhận thức, khái niệm khác nhau về tự do, không thể đạt đến một nhận thức chung hay một định nghĩa khái quát có thể phù hợp cho tất cả mọi người.

Không cần thiết phải làm cho các bạn đau đầu với những khái niệm khác nhau về tự do trên thế giới – nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể tìm hiểu để biết, bởi vì đó là điều hoàn toàn có thật. Chỉ cần phân tích ngay trong những bối cảnh rất gần của chúng ta, cũng có thể thấy được điều này. Chẳng hạn, nếu không phải là khác với những trường hợp thông thường thì khái niệm về tự do của bạn và cha hoặc mẹ bạn có rất nhiều khả năng là không giống nhau. Vì thế, sẽ có những việc bạn cho là hoàn toàn hợp lý để tự do thực hiện, nhưng cha hoặc mẹ bạn lại cho là cần phải ngăn cấm hoặc đặt ra những giới hạn nhất định. Vấn đề cũng sẽ tương tự với các anh, chị hay thầy cô giáo... và vì thế bạn sẽ có đôi lúc thấy băn khoăn về giới hạn thực sự của cái gọi là tự do: có hay không có, hoặc có đến mức độ nào là hợp lý?

Rất có thể bạn sẽ nghĩ về tự do như là một trạng thái không bị kiềm chế, luôn được quyền làm theo ý muốn của chính mình. Nhưng thực ra thì trong cuộc sống này chưa bao giờ đã từng có một trạng thái như vậy cả! Bởi một lẽ rất đơn giản là ý muốn của mỗi người sẽ có thể tạo ra những xung đột, mâu thuẫn nhất định với người khác, và do đó nhất thiết phải có những giới hạn được đặt ra để đảm bảo một sự tự do chung cho tất cả mọi người trong một cộng đồng.

Lấy một ví dụ nhỏ như khi bạn đang vui và thích ca hát ầm ĩ, nhưng lúc bấy giờ đã là 12 giờ khuya. Bạn không thể thực hiện theo ý muốn của mình một cách tự do trong trường hợp này, vì như thế thì những người hàng xóm của bạn sẽ không sao ngủ được!

Những giới hạn như vừa nói là phát sinh từ môi trường sinh hoạt khác nhau của mỗi cộng đồng, nên tất yếu là chúng không thể giống nhau ở những cộng đồng xã hội khác nhau. Chẳng hạn, những giới hạn trong một cộng đồng xã hội Hồi giáo khác với trong một cộng đồng xã hội phương Tây, và những giới hạn trong một cộng đồng xã hội phương Tây lại không thể giống với trong một cộng đồng xã hội Á Đông...

Nhưng giới hạn đến mức nào là hợp lý và không bị xem là xâm phạm hoặc tước bỏ quyền tự do của mỗi cá nhân?

Hình thức giới hạn đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được là luật pháp. Chẳng hạn, khi đi đường bạn phải giới hạn sự tự do của mình trong khuôn khổ luật đi đường quy định, không thể tự do vượt đèn đỏ hoặc lấn sang phần đường của người đi ngược chiều...

Nói chung, trong mỗi lãnh vực khác nhau đều có những quy định bằng văn bản của pháp luật để mọi công dân đều phải tuân theo, nhằm đảm bảo một mức độ tự do hợp lý, không ai có thể xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác bằng sự tự do của cá nhân mình.

Vì thế, có người nói rằng: tự do là quyền làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép. Nhưng câu nói này chỉ đúng mà chưa đủ, bởi vì ngoài luật pháp ra, còn có nhiều hình thức giới hạn khác nữa mà chúng ta sẽ đề cập đến sau đây.

Hình thức giới hạn thứ hai thuộc phạm trù phong tục, tập quán của từng xã hội. Có những hành vi luật pháp không ngăn cấm, nhưng bạn vẫn không thể tự do thực hiện chỉ vì nó trái với phong tục, tập quán của xã hội mà bạn đang sống. Chẳng hạn như trong các lễ nghi cưới hỏi, bạn không thể hoàn toàn làm theo ý mình, mà phải tuân theo một số các tập tục được mọi người khác trong xã hội chấp nhận... Trong giao tiếp xã hội cũng vậy, nếu bạn không quan tâm đến những giới hạn thuộc loại này, sự tự do của bạn sẽ bị những người khác xem là lố bịch hay lập dị, cho dù những điều đó hoàn toàn không vi phạm vào luật pháp.

Hình thức giới hạn thứ ba là những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Bạn không thể tự do thực hiện những điều đi ngược lại với các tiêu chuẩn đạo đức được mọi người trong xã hội thừa nhận, bởi vì tuy những điều đó không được quy định trong luật pháp, nhưng lại chính là những kinh nghiệm quý giá trong việc đào luyện, hình thành một cuộc sống tốt đẹp. Khi bạn đi ngược với những tiêu chuẩn đạo đức, bạn sẽ trở thành người “vô đạo đức”, và theo kinh nghiệm chắc chắn của nhiều thế hệ đi trước đã truyền lại thì một người như thế không thể có được cuộc sống an vui, hạnh phúc.

Hình thức giới hạn thứ tư thuộc về quan điểm của mỗi cá nhân. Xuất phát từ khuynh hướng hoàn thiện bản thân và hướng thượng, mỗi người chúng ta đều có những quan điểm riêng được đúc kết từ các vấn đề đạo đức, tri thức đã được tiếp nhận, cũng như từ môi trường giáo dục, tín ngưỡng đã được đào luyện từ thuở nhỏ. Tất cả những điều đó được phản ánh qua lăng kính của cá nhân để tạo thành quan điểm sống của chính cá nhân đó. Và khi đã hình thành một quan điểm sống của riêng mình, chúng ta sẽ không chấp nhận sự buông thả phóng túng bản thân đi ngược lại quan điểm sống của mình.

Chưa phải là đã hết, nhưng chỉ tạm nêu ra các vấn đề như trên cũng đủ để chúng ta thấy được sự phức tạp và khó khăn trong việc đưa ra một định nghĩa chung về tự do. Các hình thức giới hạn như trên bao hàm cả những vấn đề cụ thể (như luật pháp) và mơ hồ (như các khái niệm về đạo đức, phong tục, tập quán...), cả khách quan và chủ quan, và do đó bao giờ cũng hình thành một ý niệm về tự do với những khác biệt nhất định ở mỗi người trong chúng ta.

Quay trở lại vấn đề đã nói, giờ đây bạn có thể đã hiểu được vì sao các bậc cha mẹ, anh chị hay thầy cô giáo lại không hoàn toàn đồng ý với bạn về những giới hạn của tự do. Và cũng qua đó bạn có thể hiểu được vì sao mà cho đến nay giữa phương Tây và phương Đông, giữa nước này và nước khác... vẫn luôn có những tranh cãi khác biệt nhau về khái niệm tự do.

Những hiểu biết như thế là rất cần thiết để bạn thấy được tầm quan trọng của việc chấp nhận khép mình vào một khuôn thước nhất định. Bởi vì đó là phương cách hay nhất, có hiệu quả nhất để đảm bảo cho bạn có được một tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Với những nền tảng tri thức và kinh nghiệm còn non nớt ở ngưỡng cửa vào đời, bạn chưa thể có được một cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của vấn đề. Vì thế, cho dù rất mong muốn được tự do trong cuộc sống, bạn vẫn phải nhớ nhận thức đầy đủ về những giới hạn của sự tự do, và nhờ đó mà có thể vui vẻ, tự nguyện khép mình vào một khuôn thước hợp lý để tự hoàn thiện bản thân mình.

Nhưng thế nào là một khuôn thước hợp lý? Đây chính là một cơ hội khác nữa để bạn thể hiện sự tự do chọn lựa của chính mình. Bạn có thể tự do chọn cho mình một quan điểm sống không phóng túng, luôn hướng đến sự hoàn thiện bản thân và biết tôn trọng những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng. Khi hiểu và thực hiện được những điều này, chính là bạn đã tự chọn khép mình vào một khuôn thước hợp lý. Giống như một con ngựa biết tuân theo sự điều khiển của dây cương sẽ không bao giờ đi sai đường, tương lai của bạn sẽ không thể đi vào tăm tối nếu bạn biết chọn cho mình một khuôn thước hợp lý như thế.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 6585)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
05/01/2011(Xem: 36639)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51885)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9345)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19264)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 12066)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 6771)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 7381)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
30/12/2010(Xem: 7485)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9549)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]