Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Gia đình hạnh phúc

18/02/201109:27(Xem: 6005)
23. Gia đình hạnh phúc

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Gia đình hạnh phúc

Chúng ta không thể có một cuộc sống hạnh phúc nếu ta không xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Điều này thật quá đơn giản, dễ hiểu. Bởi vì phần lớn cuộc sống của chúng ta – đa số những người bình thường – là gắn bó với gia đình.

Điều mà có thể đôi khi chúng ta không nghĩ đến, là gia đình còn rất quan trọng đối với chúng ta bởi vì mỗi gia đình đều có một truyền thống. Những gì bạn có được hôm nay – tôi muốn nói đến cả tinh thần lẫn vật chất – là một sự kế thừa tất nhiên từ ông bà, cha mẹ, tổ tiên nhiều đời... Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ tất nhiên là quan trọng nhất.

Vì thế, chúng ta không chỉ để lại cho con cái sản nghiệp mà chúng ta tạo ra. Chúng ta còn để lại cho chúng cả những hạnh phúc hay khổ đau mà đôi khi bản thân chúng cũng không nhận biết được.

Nếu các bậc cha mẹ luôn hằn học, đối xử thô bạo trong gia đình, con cái của họ sẽ lớn lên trong một môi trường tiêu cực và hun đúc những sự hằn học, thô bạo ấy trong tâm hồn chúng. Chúng sẽ trở nên những người hằn học, thô bạo mà tự thân chúng đôi khi không dễ nhận ra.

Rất ít người biết quan tâm đến cách đối xử với con cái để tạo một gia đình hạnh phúc. Nếu bạn là một trong số những người này, tôi xin chúc mừng bạn.

Thường thì người ta chỉ quan tâm đến việc phải làm thế nào để vui lòng vợ hoặc chồng mình. Cuộc sống hòa hợp giữa vợ chồng được xem là đã quá đủ. Vai trò của con cái thường ít được chú trọng.

Điều này cũng dễ hiểu. Dưới mắt các bậc cha mẹ, con cái bao giờ cũng chỉ là trẻ con. Mà trẻ con suy nghĩ thế nào thì có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc gia đình kia chứ? Người ta cho rằng chỉ cần làm tròn trách nhiệm, quan tâm lo lắng đầy đủ cho con cái là đủ rồi. Hơn thế nữa, nếu “cảm thấy” việc gì là tốt đẹp cho con cái, họ sẵn sàng bắt buộc chúng phải nghe theo mà không cần quan tâm đến việc chúng có hiểu và chấp nhận hay không.

Cách nghĩ như thế làm thương tổn rất nhiều cho hạnh phúc gia đình. Bởi vì thật ra trẻ con vẫn có những suy nghĩ, nhận thức riêng của chúng. Chưa nói đến việc dưới mắt của nhiều bậc cha mẹ, “trẻ con” của họ thật ra có thể đã là những thanh niên, thiếu nữ hoặc đã vượt qua cả độ tuổi trưởng thành.

Khi chúng ta cư xử theo cách áp chế con cái, chúng không thể phản kháng, hoặc đôi khi có phản kháng cũng không đi đến kết quả gì. Điều đó để lại trong tâm hồn chúng những thương tổn sâu đậm rất khó hàn gắn sau này. Thường thì bản thân chúng ta cũng có ít nhiều những thương tổn như vậy do cha mẹ ta tạo ra, chỉ cần suy xét kỹ ta có thể nhận ra điều ấy. Theo cách này, những ảnh hưởng tiêu cực được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, và đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ta cảm thấy một vài tính cách nào đó dường như là phổ biến trong những thành viên của cùng một gia đình.

Để hiểu được con cái, chúng ta cần tạo ra sự cởi mở, thân mật trong sự tiếp xúc với chúng. Từ lâu, sự nghiêm khắc với con cái vẫn được xem là phương thức giáo dục phổ biến và mang lại hiệu quả nhất. Có lẽ điều này cần xem xét lại. Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của sự nghiêm khắc trong tình huống hiện tại, nhưng về lâu dài nó làm tổn thương nặng nề đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Trong số những người tôi quen biết, có nhiều người không sao xóa bỏ được những ấn tượng không tốt về cha mẹ, cho dù họ vẫn biết như thế là không phải.

Vì thế, để có một gia đình hạnh phúc, ta nên xem con cái như những thành viên cần phải được quan tâm một cách thích hợp trong gia đình. Nếu con cái đã đủ lớn, chúng cần được tham gia bàn thảo hoặc chia sẻ những vấn đề của gia đình, cho dù quyền quyết định vẫn thuộc về cha mẹ.

Nếu được quan tâm giải thích, đôi khi trẻ con có thể làm chúng ta ngạc nhiên vì khả năng tiếp thu và ghi nhớ của chúng. Vì thế, khi muốn trẻ làm hoặc không làm điều gì, ta cần giải thích cho chúng hiểu hơn là bắt buộc. Có lần, tôi thấy một đứa bé đùa nghịch bằng cách nắm hai cánh bướm và giật ra. Tôi nói với em: “Này em, em có biết là làm như thế thì tối nay con bướm sẽ không thể bay về nhà được nữa không? Em có biết là cha mẹ bướm sẽ trông đợi lo lắng như thế nào không? Hãy nghĩ xem nếu tối nay em không về nhà thì cha mẹ em sẽ trông đợi, lo lắng đến mức nào?”

Hôm sau, trong lúc trời đang đổ mưa, tôi nhìn thấy cũng em bé ấy ngồi bên dòng nước chảy cạnh hiên nhà, cẩn thận vớt mấy con ốc sên đang bị cuốn theo dòng nước. Dứt mưa, em mang mấy con ốc ra đặt nhẹ nhàng dưới một bụi cây. Khi tôi hỏi vì sao em làm như thế, em bé đáp: “Con sợ là tối nay những con ốc sên này sẽ không về nhà được với cha mẹ chúng.” Thật cảm động và đáng ngạc nhiên biết bao!

Trẻ con không chỉ là trẻ con. Chúng là tương lai, là thế hệ nối tiếp của chúng ta. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình phải tạo ra được sự hòa hợp không chỉ giữa vợ chồng với nhau, mà là cả giữa cha mẹ với con cái nữa. Nếu bạn tạo ra những khoảng cách nhất định nào đó làm cho con cái ngần ngại không chia sẻ những khó khăn của chúng với bạn, chính là bạn đang đe dọa đến hạnh phúc của gia đình.

Con cái cũng cần được giáo dục để biết cách tham gia vào việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì bản thân bạn có thể cũng đã là nạn nhân của những sai lầm từ các thế hệ trước, bạn nên học biết cách cảm thông và tha thứ. Nhờ đó, bạn sẽ không lập lại cùng những sai lầm như thế với con cái mình. Nhưng vì bạn cũng là con người, bạn vẫn có thể mắc phải một vài sai lầm khác. Và bạn nên dạy cho con cái cũng biết cảm thông và tha thứ như mình. Tất cả chúng ta đều muốn có một gia đình hoàn hảo, nhưng khiếm khuyết là bản chất tự nhiên của mỗi con người, và chúng ta không vì thế mà đánh mất đi hạnh phúc của sự hòa hợp.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2010(Xem: 9715)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
26/09/2010(Xem: 7892)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9249)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8024)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8866)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9713)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8430)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8383)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18070)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11941)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]