Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Tình cảm chân thật và sự hiểu biết

18/02/201109:27(Xem: 7704)
18. Tình cảm chân thật và sự hiểu biết

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Tình cảm chân thật và sự hiểu biết

Rất nhiều trong số những cảm xúc không tốt của chúng ta xuất phát từ sự thiếu hiểu biết. Ở đây, tôi không nói đến sự hiểu biết về những kiến thức tâm lý học hay bất cứ một khoa học nào khác. Tôi muốn nói một cách đơn giản đến sự hiểu biết về đối tượng mà những tình cảm của chúng ta nhắm đến.

Một buổi sáng, bạn đến văn phòng làm việc và nhìn thấy một người bạn đồng nghiệp với nút áo sơ mi cài lệch. Nhẹ nhàng và từ tốn, bạn nói nhỏ cho anh bạn ấy biết để sửa lại. Thay vì cảm ơn về sự nhắc nhở tế nhị này, anh ta lại cau có và gắt lên với bạn: “Thế thì lại việc gì đến anh?”

Thật dễ dàng để nổi giận với một cách ứng xử thiếu lịch sự như thế. Bạn có thể sẽ cho anh ta một trận ra trò để hiểu thế nào là phép lịch sự.

Nhưng nếu như bạn hiểu được anh bạn kia đang ở trong một tâm trạng bấn loạn, lo âu đến như thế nào, có thể bạn sẽ cảm thông và tha thứ. Mới chiều hôm qua anh ta đã bị ông chủ gọi vào phòng quát tháo vì một sơ suất nào đó, và đe dọa cho nghỉ việc. Có lẽ suốt đêm qua anh ta đã không ngủ được vì lo lắng. Và trong một tâm trạng như thế, anh dễ dàng cau có, gắt gỏng một cách vô lý.

Sự hiểu biết về anh chàng tội nghiệp này sẽ giúp bạn triệt tiêu hoàn toàn cơn giận dữ. Ngược lại, bạn còn sẽ mở lòng ra cảm thông và chia sẻ hoàn cảnh khó khăn anh ta đang gánh chịu. Có thể bạn sẽ đề nghị nhường một công việc ngoài giờ mà mình đang có được cho anh ta, như một sự giúp đỡ tạm thời nếu như anh ta bị mất việc...

Hầu hết những trường hợp nóng giận của chúng ta đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về đối tượng. Vì thế, nếu chịu khó tìm hiểu về hoàn cảnh riêng của mỗi người, chúng ta sẽ giảm bớt được rất nhiều những cơn giận dữ. Một người bạn ăn nói cộc cằn, thô lỗ sẽ không đáng giận nếu như ta hiểu được rằng anh ấy đã mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ và không hề được cắp sách đến trường. Một cô bạn luôn bủn xỉn, keo kiết từng đồng xu trong giao tiếp sẽ không đáng giận chút nào nếu như bạn hiểu được cô đang phải nuôi dưỡng cha mẹ già bệnh tật chỉ nhờ vào đồng lương ít ỏi của mình.

Chúng ta trách móc, hờn giận người khác cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết. Nếu như nhà bạn có một cây xoài rất lớn mà năm nay chẳng có trái nào, hẳn bạn sẽ không trách móc cây xoài. Đó là vì bạn hiểu được cây xoài không có trái vì nhiều lý do, nhưng không có lý do nào trong đó đáng để bạn trách móc cây xoài. Có thể năm tới bạn cần bón thêm phân, tưới nước hoặc tỉa bớt cành lá... Còn việc trách móc cây xoài là vô lý và không mang lại bất cứ kết quả nào.

Những mối quan hệ không tốt đẹp của chúng ta trong cuộc sống cũng cần được xem xét tương tự như thế. Sự trách móc lẫn nhau không đưa lại kết quả gì. Nếu một người bạn không thật sự hết lòng giúp bạn, điều đó có nghĩa là bạn đã chưa chăm sóc đúng mức cho mối quan hệ giữa hai người. Nếu bạn trách móc người ấy, thì cũng giống như bạn trách móc cây xoài. Thay vì vậy, bạn nên suy nghĩ lại và tìm ra những biện pháp tốt hơn để hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ ấy.

Ngay cả lòng yêu thương chân thật cũng cần phải xuất phát từ sự hiểu biết. Nếu bạn thương yêu ai đó mà không chịu tìm hiểu về người ấy, bạn sẽ không thể gìn giữ tình cảm được lâu dài. Chúng ta cần có sự hiểu biết mới có thể yêu thương chân thật, bởi vì sự hiểu biết giúp ta diệt trừ những mầm mống của sự nghi ngờ, đố kỵ hay hờn giận, trách móc...

Để hiểu được người mình thương yêu, bạn cần phải chân thành tiếp xúc và chủ động tìm hiểu. Bạn cần biết được người ấy đang có những tâm sự gì, hoặc người ấy cảm thấy như thế nào về bạn... Những hiểu biết như vậy giúp bạn vun đắp tình thương yêu của mình ngày càng tốt đẹp.

Ngay cả những tình cảm thân thiết trong gia đình như cha mẹ với con cái, anh chị em, hoặc vợ chồng... cũng cần phải có sự hiểu biết lẫn nhau. Hầu hết những sự rạn nứt hay tan vỡ trong tình cảm đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết. Một người chồng gặp khó khăn trong công việc nhưng không chia sẻ được gì với vợ, sẽ âm thầm nuôi dưỡng sự bực dọc, cau có... Nếu người vợ không hiểu được anh ta, sẽ cho rằng những bực dọc, cau có của anh ta là vô lý, và do đó cũng đáp lại bằng thái độ giận dỗi, bực tức. Quan hệ giữa hai bên vì thế sẽ ngày càng xấu đi cho đến khi không còn cứu vãn được. Chỉ cần họ biết quan tâm tìm hiểu lẫn nhau, thảm kịch bi đát ấy sẽ có thể dễ dàng được ngăn chặn ngay từ đầu.

Tôi biết có nhiều bậc cha mẹ thương yêu và hết lòng lo cho tương lai con cái. Họ làm việc quên cả bản thân mình. Nhưng càng ngày họ càng xa cách với các con, vì bọn trẻ không có nhiều cơ hội để hiểu biết về họ, và ngược lại họ cũng không hiểu mấy về con cái mình. Những gia đình như thế rất khó có được sự hòa hợp và yên vui, hạnh phúc.

Tình thương yêu chân thật có hai biểu hiện rõ ràng nhất. Đó là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người mình thương yêu, và chia sẻ những nỗi đau khổ, khó khăn với người ấy.

Để có thể mang lại niềm vui cho ai, bạn không thể không hiểu được người ấy. Một món quà sinh nhật mang lại được nhiều niềm vui nhất là món quà được chọn đúng theo với ý muốn của người được tặng. Và để làm được điều đó cần phải tìm hiểu về người ấy. Cũng vậy, để chia sẻ được nỗi đau khổ của ai, bạn cần hiểu được về họ. Một lời an ủi có thể làm vơi đi rất nhiều đau khổ, nhưng nếu người nói không hiểu biết có thể sẽ còn làm gợi lên nhiều niềm đau hơn cả trước đó.

Điều kỳ diệu ở đây là, một khi bạn có tình thương yêu chân thật, bạn sẽ luôn biết cách làm thế nào để tìm hiểu về người mình thương yêu. Bạn cũng sẽ tinh tế hơn trong việc nhận ra những biểu hiện khổ đau hay hờn giận của người ấy.

Tình thương như một dòng suối ngầm luôn âm ỉ chảy trong mỗi chúng ta. Chỉ cần ta biết khơi nguồn đúng cách, mạch suối sẽ tuôn trào ngày càng mãnh liệt hơn.

Khi bạn hiểu được thế nào là tình thương yêu chân thật, bạn sẽ nuôi dưỡng được những hạt giống thương yêu và học biết cách để yêu thương người khác. Nói lời thương yêu với người khác là điều rất tốt, nhưng chỉ nói không thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải biết cách thể hiện tình thương yêu ấy bằng hành động cụ thể, và qua đó mà bạn nuôi lớn được năng lực yêu thương, tha thứ của chính mình.

Tình thương cũng cần được biểu lộ. Nếu bạn không biểu lộ tình thương yêu của mình, người khác đôi khi sẽ khó nhận biết được. Hơn nữa, mỗi một hành vi biểu lộ lòng thương yêu cũng chính là sự ươm mầm cho nhiều hạt giống thương yêu khác.

Những lời nói hoặc cử chỉ chăm sóc dù nhỏ nhặt nhưng với sự khéo léo đôi khi cũng có thể là sự biểu lộ rất tốt tình thương yêu. Người phương Tây có tập quán ôm nhau để tỏ tình thương yêu. Đó là một tập quán tốt mà ngày nay có rất nhiều người phương Đông đã học làm theo. Nhiều người cho rằng như thế là ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Tôi không nghĩ vậy. Những tập quán tốt đẹp dù phát sinh ở đâu cũng đều là vốn quý của nhân loại, và cần được lan rộng. Người phương Tây cũng đã học theo rất nhiều tư tưởng, tập quán của phương Đông.

Đôi khi bạn cho rằng lập lại những lời yêu thương ai đó quá nhiều lần là một sự nhàm chán. Điều đó không đúng. Bằng chứng là chẳng có ai thấy nhàm chán mà không trân trọng khi người khác thành thật nói ra lời yêu thương mình. Chúng ta nên duy trì tập quán hỏi han, quan tâm đến nhau và nói những lời yêu thương nhau hàng ngày trong gia đình. Điều đó giúp vun trồng cho hạnh phúc ngày càng tăng trưởng. Cuộc sống quá bận rộn của thời đại công nghiệp này đang cướp dần đi của chúng ta những giây phút quý giá được gần gũi bên nhau. Nếu chúng ta không khéo léo nhận ra để sớm bù đắp lại, có thể sẽ là quá trễ khi tình cảm trở nên lạnh giá và mọi người không còn ai hiểu được ai.

Tình cảm chân thật và sự hiểu biết luôn đi đôi với nhau. Thật ra là chúng cần đến nhau. Làm sao bạn có thể thương yêu ai đó khi không hiểu được họ? Cũng như khi bạn đã hiểu rõ một con người, làm sao bạn lại có thể không mở lòng yêu thương?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2016(Xem: 9493)
Một lần nọ, Tôn giả Xá Lợi Phất cung kính đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chư Phật khắp mười phương, ở cả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai, không ai có trí tuệ và sự chứng đắc siêu việt bằng Thế Tôn”. Đức Phật Thích Ca trả lời: “Này Xá Lợi Phất, đừng nói quá lời như thế. Tất cả chư Phật đều bình đẳng ở trí tuệ, từ bi và hùng lực”.
21/05/2016(Xem: 9231)
Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh Đản ai đó làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân.
19/05/2016(Xem: 31404)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
18/05/2016(Xem: 13013)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6929)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12160)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9983)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9138)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 31012)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20260)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]