Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Hạnh phúc trong sự hòa hợp

18/02/201109:27(Xem: 5022)
16. Hạnh phúc trong sự hòa hợp

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Hạnh phúc trong sự hòa hợp

Khi nghĩ đến một cuộc sống hạnh phúc, chúng ta thường nghĩ nhiều về các yếu tố liên quan đến chính mình, chẳng hạn như sự đầy đủ vật chất, thỏa mãn những mong ước tinh thần...

Nhưng chúng ta thường quên mất một điều là chúng ta không bao giờ có được hạnh phúc chân thật khi những người quanh ta vẫn còn nhiều đau khổ. Trong trường hợp đó, chúng ta cần phải biết chia sẻ hạnh phúc của chính mình với người khác như một phương pháp đối trị.

Nếu hai người bạn sống chung một phòng trọ mà không đạt được sự hòa hợp với nhau, sẽ hoàn toàn vô ích khi một trong hai người mong muốn làm gì đó để đạt được hạnh phúc cho riêng mình. Trường hợp của một gia đình, một cộng đồng, một xã hội cũng đều tương tự. Điều đó giúp ta hiểu được vì sao có những người có thể dành trọn cuộc đời mình để mưu tìm hạnh phúc cho người khác. Bản thân họ không cần đi tìm hạnh phúc, bởi chính cuộc sống như vậy của họ đã là một biểu hiện của hạnh phúc rồi!

Bởi vậy, xây dựng sự hòa hợp trong cộng đồng chúng ta đang sống cũng là một phần trong những nỗ lực để có được một cuộc sống hạnh phúc. Điều đó tất nhiên đòi hỏi sự tham gia cố gắng của mỗi người trong cộng đồng, nhưng quá trình ấy cần phải được khởi đầu từ chính bản thân ta.

Thường thì những bất đồng hay gút mắt giữa những người sống chung được khởi đầu từ những chuyện không quan trọng lắm. Chỉ vì chúng ta không có đủ nhận thức về tầm quan trọng của chúng, nên ta thường buông thả để cho chúng tích tụ nhiều ngày đến mức không sao cứu vãn được.

Những chuyện thông thường như sự hiểu lầm, sự bất đồng hoặc nghi ngờ lẫn nhau cần được giải quyết triệt để ngay từ khi chúng vừa sinh khởi. Cha mẹ đối với con cái, vợ chồng đối với nhau, hay anh chị em trong một nhà... đều phải thường xuyên lưu ý đến điều này. Sự thẳng thắn bộc lộ và cùng nhau bàn bạc vấn đề bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất.

Đôi khi chúng ta thường không hiểu được chính mình khi đánh giá một vấn đề là nhỏ nhặt và cho rằng mình hoàn toàn có thể bỏ qua không lưu tâm. Thật ra, bao giờ chúng cũng tạo thành một gút mắt vô hình trong tâm hồn chúng ta, chờ đợi thêm nhiều gút mắt tương tự hoặc một dịp thuận tiện nào đó để bùng lên thành một mâu thuẫn lớn, làm tổn hại đến tình cảm. Vấn đề chỉ có thể thật sự được giải quyết hoàn toàn sau khi chúng ta đã cùng nhau đối diện với nó và đạt được một cách nhìn chung. Bằng không, nó sẽ là một khối u ngầm chờ đợi ngày phát tác.

Vì thế, người biết xây dựng cuộc sống hòa hợp là người luôn luôn đối diện với mọi vấn đề, dù lớn hay nhỏ. Chủ động đưa ra vấn đề để cùng nhau bàn bạc giải quyết, đó là cách tích cực nhất để xây dựng một cuộc sống hòa hợp trong cộng đồng.

Bí quyết xây dựng cuộc sống hòa hợp còn nằm ở sự nắm hiểu được bản chất của nhau và sống nhân nhượng cùng nhau. Không có con người nào là không thể sống chung hòa hợp, vì nếu không có ai để sống chung, chúng ta biết rằng tình hình sẽ còn bi đát hơn thế nữa. Vì vậy, được sống chung với những người khác là một niềm hạnh phúc cần được trân trọng. Hiểu được như thế, chúng ta sẽ dễ dàng hài lòng khi sống chung với bất cứ hạng người nào.

Khí đốt là độc hại, nếu bất cẩn có thể gây chết người. Nhưng chúng ta hiểu rõ bản chất độc hại của nó và có những bình chứa, ống dẫn an toàn. Ta mang nó vào nhà để sử dụng và có những biện pháp cẩn thận để đảm bảo nó sẽ không gây hại. Nhờ hiểu rõ bản chất của khí đốt, ta có thể sống chung cùng nó. Dòng điện cũng là một ví dụ tương tự, có thể giật chết người. Hiểu rõ được bản chất nguy hiểm đó, ta vẫn có thể sử dụng nó với những biện pháp cẩn thận cần thiết. Nếu ta không hiểu được bản chất của nó, ta có thể sẽ chết vì bị điện giật.

Khi sống chung với bất cứ ai, chúng ta cần thiết phải hiểu được bản chất của người ấy. Khi hiểu được, ta dễ dàng cảm thông và chia sẻ. Ví dụ như một người bạn có tính tham ăn, nhưng thật sự rất tốt bụng. Ta có thể thông cảm và nhường cho anh ta phần ăn nhiều hơn khi có dịp. Ta không đòi hỏi anh ta phải bỏ tính tham ăn, dù rằng điều đó có thể là tốt hơn. Nhưng vì bản chất của anh ta là như thế, và trước hết chúng ta cần hiểu được để cảm thông và có thể sống chung hòa hợp.

Mỗi người có thể có một hoặc nhiều thói xấu. Bản thân chúng ta cũng vậy. Không có ai là hoàn thiện về mọi mặt.

Khi hiểu được bản chất của người sống chung, ta không ngạc nhiên và khó chịu khi người ấy bộc lộ những thói xấu. Ngoài ra, ta còn dễ dàng cảm thông khi biết rằng chắc chắn bản thân ta cũng có những thói xấu nhất định nào đó, và đã được những người sống chung hiểu và cảm thông.

Hơn thế nữa, ta cũng nên nhớ một điều là loại trừ những thói xấu ra, bất cứ con người nào cũng đều còn có những mặt tốt đẹp tuyệt vời để ta hài lòng khi chung sống. Người bạn tham ăn có thể là một anh chàng rất sốt sắng giúp đỡ người khác khi cần đến. Cô bạn lắm lời nhưng thực chất có thể là rất quan tâm đến người khác...

Nói chung, sự hiểu biết giúp ta cảm thông với những mặt xấu và đồng thời cũng giúp ta nhận ra được những mặt tốt đẹp. Điều này là quan trọng. Bởi vì khi chúng ta không hài lòng với ai đó về một điểm xấu nào, ta thường bị ảnh hưởng của sự không hài lòng đó và không nhận ra được ở người ấy có điểm nào là tốt đẹp nữa cả.

Hiểu biết và cảm thông không hề đồng nghĩa với việc bảo vệ hay dung dưỡng cái xấu. Ta cần biết chỉ ra và phê phán những thói xấu một cách thích hợp vào bất cứ khi nào có dịp. Nhưng điều đó phải được thực hiện hoàn toàn trong tinh thần xây dựng, không xuất phát từ một sự khó chịu hay ghét bỏ nào. Ta cảm thông với cái xấu vì hiểu được rằng sự khiếm khuyết vốn là bản chất tự nhiên của hết thảy mọi con người, nhưng ta cũng phê phán, xây dựng để cải thiện cái xấu cho tốt hơn, vì điều đó giúp hướng đến một cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Một cuộc sống hòa hợp trong cộng đồng không bao giờ là điều tự nhiên có được. Đó là kết quả của sự hiểu biết và nỗ lực xây dựng. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm, nhưng bản thân ta bao giờ cũng nên nhận lấy phần khởi xướng đầu tiên và tích cực trong xây dựng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu những người khác trong cộng đồng không có được ý thức và quan niệm giống như ta, liệu nỗ lực của bản thân ta có mang lại được ích lợi gì chăng? Có đấy. Sự thật là, nếu sự khiếm khuyết đã là bản chất tự nhiên của mỗi con người, thì nó cũng là bản chất tự nhiên của mỗi cộng đồng con người. Tuy nhiên, nỗ lực xây dựng của chúng ta tự thân nó đã là một phương tiện để chúng ta đạt được hạnh phúc. Chúng ta sẽ không bao giờ đòi hỏi một sự hoàn thiện tuyệt đối, nhưng chính trong quá trình vươn đến sự hoàn thiện ta sẽ có được hạnh phúc chân thật.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 11105)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 6461)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
02/04/2013(Xem: 4134)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 10383)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 6075)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 6737)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 5536)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 2657)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567