Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Không còn sợ hãi...

18/02/201109:27(Xem: 6075)
15. Không còn sợ hãi...

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Không còn sợ hãi...

Trong những cảm giác thông thường của chúng ta, sự sợ hãi là một cảm giác không mong muốn và chẳng mang lại lợi ích gì. Có thể nó giúp ngăn cản chúng ta không làm một điều gì đó nguy hiểm, nhưng trí phán đoán cũng hoàn toàn có thể làm được việc này.

Chúng ta lo sợ vì rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường thì ta lo sợ nhiều nhất khi ta chẳng hiểu gì về những nguyên nhân ấy. Khi ta hiểu rõ, nắm rõ được nguyên nhân, ta có thể làm giảm nhẹ đi hoặc triệt tiêu nỗi lo sợ. Nhưng khi ta không hiểu rõ được những nguyên nhân, ta sẽ sống rất lâu trong sự sợ hãi.

Một em bé lo sợ thường là không hiểu được nguyên nhân. Vì thế, ta rất khó làm cho em hết sợ. Nếu ta hiểu được em lo sợ vì phải ở một mình, vì bóng tối hay vì một điều gì khác... ta có thể giúp em cắt đứt cơn sợ hãi.

Nỗi lo sợ của một người lớn thì có khác. Ta cần phải tự mình hiểu ra được nguyên nhân. Ta không thể mong đợi một người khác hiểu được và giúp ta hết sợ. Chỉ khi ta hiểu rõ được nguyên nhân nỗi lo sợ của mình, ta mới có thể chấm dứt không còn sợ hãi.

Cách đối phó trước tiên với nỗi sợ hãi là ta phải biết nhận ra nó ngay khi nào nó vừa sinh khởi. Khi ta bắt đầu có cảm giác sợ hãi, ta nhận biết và tự nói: “Tôi bắt đầu sợ hãi, tôi đang sợ hãi...” Và vì ta nhận biết nỗi sợ hãi ngay khi nó vừa sinh khởi, nên đồng thời ta cũng nhận biết được nguyên nhân gây ra nó.

Như khi lần đầu tiên bạn từ miền quê lên thành phố. Sự xa lạ, cảnh phố phường tấp nập và nhiều thứ khác nữa có thể làm cho bạn sợ. Khi cảm giác lo sợ bắt đầu, bạn cần tỉnh táo nhận biết và tự nói: “Tôi vừa đến thành phố lần đầu tiên. Tôi bắt đầu sợ hãi, tôi đang sợ hãi...” Ngay khi ấy, vì bạn biết mình bắt đầu sợ hãi, bạn liền nhận biết được những nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi đó.

Thay vì chối bỏ nỗi sợ hãi, bạn đã nhận biết và thừa nhận nó. Và ngay khi bạn nhận biết nỗi sợ hãi và nguyên nhân đã gây ra nó, bạn liền làm chủ được nỗi sợ hãi ấy. Mặc dù bạn vẫn còn sợ hãi, nhưng bạn đã có đủ sự tỉnh thức để biết chắc là nỗi sợ hãi của mình đã sinh khởi từ đâu và phát triển như thế nào. Bạn nhận biết được dù sao thì nỗi sợ hãi cũng chỉ là một phần cảm xúc của chính mình, và không cần phải lo lắng thái quá về nó. Để duy trì sự tỉnh thức này, bạn có thể chọn cách theo dõi hơi thở của mình trong sự tỉnh thức.

Trong ví dụ trên, khi bạn biết được những nguyên nhân gây ra sự sợ hãi cho mình là sự đông đúc, xa lạ của môi trường thành phố, bạn bắt đầu làm chủ được nỗi sợ hãi. Bạn suy xét rằng không có gì phải sợ hãi khi có bao nhiêu người khác vẫn sinh hoạt bình thường trong môi trường này, và bạn hoàn toàn có thể làm quen với nó để không còn thấy xa lạ nữa. Bạn duy trì sự hiểu biết tỉnh táo ấy bằng cách theo dõi hơi thở của mình trong sự tỉnh thức. Mặc dù cảm giác sợ hãi có thể là vẫn còn, nhưng bạn đã kiểm soát được và biết chắc là nó sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng nhiều hơn trước.

Khi đã biết rõ và thừa nhận nỗi sợ hãi, bạn bắt đầu đối diện với nó. Nhờ có sự tỉnh thức về nỗi sợ hãi, về sự hiện hữu của mình trong hiện tại, bạn sẽ thấy mình không còn lý do nào để phải tiếp tục sợ hãi hơn nữa. Vì thế, bạn dần dần thấy êm dịu hơn và chú tâm nhiều hơn đến hơi thở của mình, thay vì là đến nỗi sợ hãi. Mỗi hơi thở ra hoặc vào, bạn tỉnh táo nhận biết rằng nỗi sợ hãi của bạn đang dần dần lắng dịu đi.

Đối diện với nỗi sợ hãi và làm êm dịu được nó, bạn biết chắc rằng nỗi sợ hãi không còn có thể tăng trưởng được nữa và cũng chẳng thể làm cho bạn trở nên hốt hoảng. Bạn đã chứng tỏ mình có đủ sự điềm tĩnh để ngay trong cơn sợ hãi cũng vẫn cảm thấy dễ chịu hơn và khống chế được nỗi sợ hãi. Bằng vào sự tỉnh thức nhận biết, bạn đã làm dịu nỗi sợ hãi đến mức tối thiểu của nó. Vào lúc này, bạn hoàn toàn có thể mỉm cười và buông bỏ nó.

Nhưng vấn đề không nên chỉ dừng lại ở đây. Vì nỗi sợ hãi có những nguyên nhân nhất định của nó như bạn đã nhận biết ngay từ đầu, nên vấn đề vào lúc này là bạn cần giải quyết tận gốc rễ những nguyên nhân ấy. Như vậy, một nỗi sợ hãi tương tự sẽ không thể diễn ra thêm lần nữa. Như nỗi lo sợ của bạn khi lần đầu tiên lên thành phố là sự bỡ ngỡ trước một môi trường mới. Bạn sẽ phân tích để hiểu ra rằng sự sợ hãi như vậy là khá thông thường nhưng hoàn toàn không chính đáng, vì chúng ta có thể cố gắng để làm quen với một môi trường mới, trong khi sự sợ hãi thì chẳng giúp ích được gì.

Bạn có thể cũng đã nhận thấy trong tiến trình vừa qua, chúng ta nhận biết nguyên nhân của nỗi sợ hãi ngay từ đầu nhưng chỉ giải quyết chúng vào bước cuối cùng. Điều này có sự hợp lý của nó. Như khi một trận hỏa hoạn bốc lên, bạn cần nhận biết ngay nguyên nhân ban đầu và nơi đã phát khởi đám cháy. Nhưng bạn sẽ chưa đá động gì đến những nguyên nhân gây cháy ấy, chừng nào mà bạn còn chưa dập tắt hoặc khống chế được ngọn lửa.

Giải quyết các nguyên nhân là ngăn ngừa một trận cháy tương tự về sau, nhưng chúng không có ý nghĩa gì khi ngọn lửa đã bốc lên. Cũng vậy, khi nỗi sợ hãi của bạn đã sinh khởi, điều trước hết là bạn phải quan tâm dập tắt, khống chế nó. Và những nguyên nhân sẽ được giải quyết như một biện pháp ngăn ngừa cho những lần về sau.

Mỗi khi có điều lo sợ, bạn cần kiên nhẫn thực hiện phương thức này. Nếu bạn thật sự thành công, dần dần bạn sẽ nhận ra được là chúng ta không cần thiết phải nuôi dưỡng sự sợ hãi, rằng sự sợ hãi tồn tại được là vì chúng ta đã dung dưỡng nó theo một thói quen từ rất lâu. Ngay cả trong những hoàn cảnh nguy hiểm nhất, rồi bạn sẽ giữ được sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề mà không còn sợ hãi nữa.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2020(Xem: 5703)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6340)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6333)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5628)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6653)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6174)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7767)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7262)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 12787)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 14979)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]