Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Nét đẹp trong cuộc sống

18/02/201109:27(Xem: 6321)
11. Nét đẹp trong cuộc sống

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Nét đẹp trong cuộc sống

Một người bạn họa sĩ có lần hỏi tôi: “Anh ngắm hoa như thế nào để thấy hết vẻ đẹp của hoa?” Tôi trả lời anh ta: “Nếu anh ngắm hoa vì muốn thấy hết vẻ đẹp của nó, anh sẽ không bao giờ đạt được ý nguyện. Thay vì vậy, anh hãy tiếp xúc với bông hoa.”

Cuộc sống cũng là một bông hoa, và là một bông hoa rất tuyệt vời. Nếu chúng ta viết ra hàng năm mười chương sách để mô tả vẻ đẹp của cuộc sống, chúng ta cũng sẽ không bao giờ có thể nói hết, và vì thế mà người đọc cũng sẽ chẳng thể cảm nhận hết những gì mà chúng ta muốn mô tả.

Khi tôi ngắm hoa, tôi không nghĩ là mình đang tìm kiếm vẻ đẹp của bông hoa. Bông hoa là một thực thể trong cuộc sống. Tôi cũng là một thực thể trong cuộc sống. Tôi và hoa cùng hiện hữu. Tôi có mặt nơi đây là vì bông hoa và bông hoa cũng hiện hữu nơi đây là vì tôi. Từ đó, tôi cảm nhận được vẻ đẹp của bông hoa, màu sắc và hương thơm, những đường nét tinh tế... Tôi không hề có ý niệm muốn chiếm hữu bông hoa hay vẻ đẹp của nó. Tôi hiện hữu cùng bông hoa và vì thế tôi tiếp xúc được với nó.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu xa nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Nhưng nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi mời bạn hãy tiếp xúc cùng bông hoa.

Vẻ đẹp của bông hoa cuộc sống cũng vậy. Chỉ có một số rất ít nghệ sĩ lớn của nhân loại mới có đủ tài năng để miêu tả lại phần nào vẻ đẹp ấy trong các tác phẩm của họ. Nhưng bất cứ ai cũng có thể có khả năng tiếp xúc với đời sống để cảm nhận những vẻ đẹp ấy.

Chúng ta quay cuồng trong cuộc sống bận rộn, lo toan việc này, tính toán việc kia... Trong thời gian biểu hàng ngày của chúng ta không có khoảng thời gian nào dành cho một bông hoa, càng không có thời gian nào để thật sự tiếp xúc cùng cuộc sống. Ta trải qua bao nhiêu năm trong cuộc đời nhưng có khi chưa một lần thảnh thơi tiếp xúc cùng cuộc sống.

Cũng như việc tiếp xúc với một bông hoa, ta chỉ bắt đầu tiếp xúc cùng cuộc sống khi nào ta chịu dừng lại và buông bỏ tất cả những lo toan, tính toán của mình.

Khi chúng ta thật sự tiếp xúc cùng cuộc sống, ta nhìn thấy sự vật với chiều sâu và bản chất của nó. Ta thấy dòng sông không chỉ là dòng sông, mà còn là sự luân lưu mầu nhiệm muôn đời của nước. Ta thấy hơi nước bốc lên không trung, đọng thành những đám mây mát mẻ, và đổ xuống thành những cơn mưa làm tươi xanh vạn vật. Không có sự luân lưu mầu nhiệm ấy, dòng sông không thể tồn tại qua bao đời mà vẫn là dòng sông...

Ta cũng nhìn thấy chồi non đâm ra từ một cây xanh đã hàm chứa cả những cây xanh ngày mai trong nó. Cây sinh ra chồi là để còn có một ngày chồi lớn lên thành cây, nối tiếp việc đơm hoa kết trái và trở thành những thế hệ cây xanh nối nhau không dứt...

Ta cũng nhìn thấy quanh ta là những con người rất tuyệt vời, mầu nhiệm. Trong em bé ta nhìn thấy cha mẹ của em. Ta cũng nhìn thấy cả ông bà và nhiều thế hệ tổ tiên của em đã từng sống trước em từ xa xưa nữa... Tất cả họ đều hiện diện trong em vì em đang sống. Dòng máu em, xương thịt em... đều do họ mà có và cũng vì sự nối tiếp của họ mà có. Những gì em biểu hiện hôm nay, ngày xưa họ đã từng biểu hiện. Và một mai khi em không còn nữa, vẫn sẽ có ở đâu đó những con người nối tiếp sự hiện hữu của em.

Ta cũng nhìn thấy tất cả quanh ta là một thực thể thống nhất nhiệm mầu. Từ không khí trong lành ta đang hít thở, ánh nắng mai ấm áp trên những bụi cây xanh... cho đến những áng mây đang vờn bay xa tít tắp cuối chân trời... Tất cả đều quan hệ chặt chẽ với ta, đều vì ta mà có và cũng do ta mà có. Ta biết rằng cuộc sống bao hàm tất cả những thực thể hiện hữu luôn gắn bó chặt chẽ, tương tác lẫn nhau. Nhìn vào bát cơm, ta thấy có bông lúa trĩu hạt, có bác nông dân cày bừa khuya sớm, có ánh nắng, cơn mưa, dòng nước mát đã nuôi lớn đồng lúa xanh... Nếu không có bác nông dân cày bừa khuya sớm, không có ánh nắng, cơn mưa., làm sao có đồng lúa trĩu bông? Không có đồng lúa, làm sao có bát cơm ta đang nhìn thấy?

Nhưng bác nông dân, ánh nắng, cơn mưa... lại tồn tại nhờ vào nhiều yếu tố khác nữa. Bác nông dân đã lớn lên nhờ khoai sắn ruộng vườn, nhưng cũng cần có quần áo để mặc, thuốc men khi bệnh tật, đèn dầu để thắp lúc về đêm... Vì thế sự sống của bác lại liên quan đến nhiều người khác nữa.

Ánh nắng ấm trên đồng lúa cũng cần những điều kiện tương quan chặt chẽ để tồn tại vai trò tích cực của mình. Người ta đang phá hỏng tầng ozone ở đâu đó. Nếu tiến trình này không bị ngăn chặn lại, một mai kia ánh nắng sẽ không tồn tại được như ngày nay. Cả đến những cơn mưa cũng vậy. Trên thế giới đã có nhiều nơi hứng chịu những cơn mưa acid độc hại. Nắng mưa không chỉ hoàn toàn là “chuyện của trời” như ngày xưa người ta vẫn nói. Nắng mưa giờ đây đã chịu ảnh hưởng bởi con người chúng ta.

Tiếp xúc thật sự với đời sống, ta mới cảm nhận được vai trò của bà mẹ thiên nhiên. Cư dân những thành phố đông đúc ngày nay mắc phải rất nhiều chứng bệnh lạ kỳ. Đôi khi người ta không thể chỉ ra được là bệnh gì, chỉ biết là họ không thể sống được hoàn toàn tự nhiên, khỏe mạnh. Điều đó chẳng qua là vì họ xa mẹ quá lâu – bà mẹ thiên nhiên không sao đến gần cùng họ được trong những khối nhà bê-tông cốt thép. Họ sống trong những khối bê-tông, làm việc trong những khối bê-tông, đi mua sắm cũng trong những khối bê-tông... Không mấy khi họ được tiếp xúc cùng thiên nhiên tươi mát.

Ngay cả việc tiếp xúc bằng mắt thôi cũng đã hạn chế lắm rồi. Thử ngước nhìn lên bầu trời đô thị, dây điện chằng chịt qua lại và những tòa nhà cao ngất trời, có còn lại bao nhiêu khoảng không để ngắm nhìn? Ban đêm, những đêm có trăng, ánh trăng như nhợt nhạt, biến sắc hẳn đi vì những ánh điện sáng rực đủ màu hắt cả lên bầu trời đêm chói lọi. Thế nên ngay cả ánh trăng thành phố cũng không còn là ánh trăng thiên nhiên nữa.

Việc kiến thiết những đô thị mới ngày nay đang dành nhiều diện tích thích hợp cho cây xanh. Đó là tin tốt lành. Và nếu giữa thành phố nơi bạn sống còn có những cây xanh, những khoảng không thoáng mát, bạn hãy tranh thủ mà tận hưởng nó mỗi ngày. Hãy nhớ rằng, thiên nhiên là một phần trong cuộc sống của bạn. Dù bạn có chối từ hay chấp nhận điều đó, cuối cùng bạn vẫn phải cần đến thiên nhiên để có được một cuộc sống khỏe mạnh, yên vui.

Tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố trong cuộc sống không chỉ là sự tác động tương hỗ cùng tồn tại với nhau. Đó còn là mối tương quan chuyển hóa từ yếu tố này thành yếu tố khác. Dưới ánh mặt trời, mỗi ngày có một khối lượng vật chất khổng lồ được chuyển hóa trên toàn thế giới mà bạn sẽ không sao tưởng tượng nổi. Mỗi một lá cây xanh bé xíu đều tham gia tích cực trong quá trình này, và có vô số những lá cây xanh như thế...

Mỗi ngày cũng có một lượng lớn phân rác hoai mục đi, và chúng được cây xanh hấp thụ để chuyển hóa thành hoa trái, rau củ... Hiểu được điều này, chúng ta có thể nhìn vào một giỏ rác và thấy được những hoa trái, rau củ của ngày mai. Chúng ta cũng nhìn thấy bình hoa tươi đẹp trong phòng khách hôm nay rồi sẽ héo rũ và đi vào giỏ rác. Trong cái đẹp của hoa đã hàm chứa cái không đẹp của rác, và trong cái xấu xí, hôi hám của rác đã hàm chứa cái xinh đẹp, thơm tho của hoa.

Chuỗi tiếp nối nhiệm mầu của cuộc sống ngày đêm liên tục diễn ra, bất kể ta có nhận thức được điều đó hay không. Những tinh cầu xa xôi vẫn đi đúng quỹ đạo của mình, cho dù viễn vọng kính của con người có nhìn thấy chúng hay không. Nhưng chỉ cần một trong các tinh cầu đi sai quỹ đạo, tai họa khủng khiếp sẽ đến ngay cho cả thiên hà... Cuộc sống được vận hành kỳ diệu như thế.

Tôi có người bác dâu, vừa mất cách đây không lâu. Trước khi mất, bà có lần nói với các con mình: “Cuộc sống quanh ta còn rất nhiều người thiếu thốn, khổ sở. Các con nên làm điều gì đó để chia sẻ khi có dịp.” Một trong những người con trai của bà đã tiếp nhận lời khuyên đó và bỏ tiền mua một tấn gạo để tham gia vào công tác cứu trợ người nghèo.

Bà là người buôn bán rất thành công và để lại cho các con một sản nghiệp to lớn. Nhưng tôi cho rằng lời khuyên của bà có giá trị còn hơn cả sản nghiệp ấy. Mặc dù bà không được học hành nhiều lắm, nhưng chính bằng vào trực giác và bằng vào tấm lòng, bà đã nhận ra mối tương quan giữa tất cả mọi người trong xã hội. Chúng ta không thể có hạnh phúc nếu không biết chân thành chia sẻ khó khăn cùng đồng loại.

Vì thế, khi tiếp xúc thật sự với đời sống, ta thấy lòng mình rộng mở hơn. Ta cũng thấy mình sống có trách nhiệm hơn vì không có một con người nào trong cuộc sống có thể nói là không liên quan đến ta. Ở Thái Lan người ta vừa phá một ổ mại dâm và cứu thoát được những người bị bán vào đó để làm việc bán dâm. Có cả những em bé gái chỉ mới từ 6 đến 10 tuổi. Ta cảm nhận đó là nỗi đau của cả nhân loại, trong đó có chính ta. Ta phải nhận một phần trách nhiệm về mình. Tội ác xảy ra với các em một phần nào đó cũng do nơi tất cả chúng ta, những người lương thiện, đã không làm một điều gì đó đủ sức để ngăn ngừa tội ác hoặc để cứu giúp các em...

Ta cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống qua sự tiếp xúc sâu xa cùng mọi sự việc. Khi đó ta sẽ thấy không chỉ những nét hoa mỹ, những biểu tượng thành công, giàu sang, khỏe mạnh... mới là tiêu biểu cho nét đẹp trong cuộc sống. Ngay cả những gì không đẹp, khó khăn, nghèo khổ, tội lỗi... cũng là những yếu tố của cuộc sống, và đều liên quan chặt chẽ đến ta. Xây dựng một đời sống đẹp là biết hòa nhập và thương yêu chia sẻ cùng tất cả, không phải là việc lựa chọn lấy những gì tốt đẹp để tôn thờ, theo đuổi. Chúng ta sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn khi ý thức được rằng chính bản thân mình đang góp phần làm đẹp hơn cho cuộc sống.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7801)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11555)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10183)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10500)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9972)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29492)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102147)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8695)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7960)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11598)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]