Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Thời gian là vốn quý

18/02/201109:27(Xem: 6089)
1. Thời gian là vốn quý

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Thời gian là vốn quý

Chúng ta thường cảm thấy mình thiếu thốn về món này, món khác... nhưng rất ít khi cảm thấy mình thiếu thốn thời gian. Nói một cách chính xác hơn, sự quan tâm đến tính chất hạn chế của thời gian thật ra chỉ là vì chúng ta cảm thấy không có đủ để cho chúng ta làm được điều này điều nọ... Chúng ta rất hiếm khi hoặc không bao giờ thấy tiếc nuối thời gian chỉ vì đó là thời gian, là vốn liếng quý báu rất hạn chế mà cuộc đời ta có được.

Khi ta sinh ra, điều chắc chắn duy nhất mà ta có thể biết được về tương lai của mình đó là ta sẽ chết. Dù là yểu mạng ở tuổi đôi mươi, hay sống thọ đến khi trăm tuổi như mong ước của nhiều người, thì cuối cùng chúng ta đều phải chết. Và mỗi ngày chúng ta trải qua trong cuộc sống, có thể hiểu một cách hoàn toàn chính xác là mỗi một bước tiến gần hơn về điểm cuối cuộc đời.

Chúng ta không hề bi quan khi thừa nhận điều này, vì đó là sự thật! Chính thái độ tránh né không đề cập đến sự thật này mới là thái độ hèn nhát, bi quan. Chúng ta thừa nhận sự thật này để thấy rõ một điều thực tế: thời gian được sống trên cõi đời này là đáng quý biết bao!

Chúng ta sẽ càng ý thức rõ hơn sự quý giá này khi nhớ rằng chúng ta không hề được đảm bảo là mình sẽ còn sống được bao lâu nữa. Tôi đã có lần chia tay với một người bạn thân, để rồi chỉ vài hôm sau nghe tin anh ta không còn nữa. Thật vậy, mạng sống quý giá này của ta có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. Nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ... Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có những giới hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.

Nhiều người cho rằng nhờ sức lao động điên cuồng trong những xã hội công nghiệp mà loài người chúng ta mới có được ngày hôm nay, với những chiếc xe gắn máy hiện đại, máy điều hòa không khí, máy giặt quần áo... và cho rằng những thành tựu vật chất ấy là có ý nghĩa to lớn nhất. Tôi không hoàn toàn phủ nhận điều ấy, nhưng nếu đánh đổi sự quý giá của thời gian trong một đời người chỉ để vật lộn trong các nhà máy nhằm tạo ra các tiện nghi vật chất ấy thì tôi cho là không đáng. Thật tội nghiệp cho những người có suy nghĩ như thế, và tôi sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống đơn sơ để có được thời gian cho một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Chúng ta điên cuồng lao động quên ngày giờ để làm ra của cải vật chất, nhưng cũng chỉ vì không biết nghệ thuật sống, chúng ta sẵn sàng thiêu hủy những thành tựu vật chất ấy chỉ trong chốc lát. Một quả tên lửa mà quân đội viễn chinh Mỹ bắn vào thủ đô Irak trị giá đến một triệu hai trăm ngàn đô-la, và sức tàn phá của nó hẳn cũng hủy diệt đi một giá trị vật chất tương tự hoặc nhiều lần hơn thế nữa.

Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình. Chúng ta còn được bao nhiêu thời gian trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không ai có thể trả lời được. Có thể là mười năm, hai mươi năm, có thể là một năm, có thể là vài ba tháng... nhưng cũng có thể chỉ là trong chốc lát nữa thôi. Vấn đề này sẽ bộc lộ hoàn toàn ý nghĩa thiết thực của nó khi chúng ta thử hình dung mình mắc phải một chứng bệnh nan y nào đó, ung thư chẳng hạn. Và phán quyết của bác sĩ cho chúng ta là một hoặc hai tháng nữa sẽ từ bỏ cuộc đời này. Thật kinh hoàng biết bao! Và khi ấy, chúng ta mới thấy tiếc nuối cuộc sống này biết bao! Thế nhưng, một thực tế là có biết bao người không hề mắc bệnh ung thư, cũng không hề được ai dự báo trước, vẫn có thể đột ngột từ bỏ cõi đời này mà không theo một quy luật nào cả. Làm sao dám chắc rằng chúng ta lại không là một trong số đó? Nếu chúng ta có đủ can đảm chấp nhận sự thật ấy, chúng ta mới có thể sống thật trọn vẹn những giây phút hiện đang có được trong cuộc sống tươi đẹp này.

Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

Cuộc sống luôn diễn ra quanh ta, nhưng rất nhiều khi ta quên đi điều ấy. Chúng ta lo toan chuyện này chuyện khác, chúng ta vất vả để có được món này món nọ... Những thứ ấy không phải là không quan trọng, nhưng chúng đều là những gì thuộc về tương lai, mà tương lai thì không thể cảm nhận được một cách cụ thể, chắc thật như giây phút hiện tại mà ta đang sống.

Khi hiểu được như vậy, chúng ta vẫn làm việc không kém phần tích cực cho những mục tiêu mà mình nhắm đến, nhưng trên cả những điều ấy là chúng ta luôn ý thức được giây phút sống hiện tại của mình.

Chúng ta đào một cái hố trong vườn để đặt cây xoài con. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục vun bón để một ngày mai sẽ có quả xoài thơm ngọt cho chính chúng ta hoặc con cháu của chúng ta. Nhưng quả xoài hãy còn trong tương lai. Niềm vui thật sự của chúng ta không nằm ở tương lai mà là ngay trong giây phút hiện tại này, trong từng nhát cuốc chúng ta đào, trong việc bón phân lót và đặt cây xoài con, trong việc tưới nước và che mát cho cây con... Chúng ta cần phải biết tận hưởng được niềm vui trong đó. Nếu chúng ta nghĩ đến một ngày mai con cháu chúng ta sẽ có những quả xoài thơm ngọt để ăn, thì thật ra động lực mang lại niềm vui cho chúng ta là tình thương ta dành cho con cháu, không phải bản thân việc có được quả xoài. Khi chúng ta hiểu được như thế, thì dù nhiều năm sau đó cây xoài không sống được để cho trái – và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra – chúng ta sẽ không đau khổ. Chúng ta đã tận hưởng niềm vui ngay trong hiện tại và không có gì phải phụ thuộc vào một kết quả trong tương lai. Chúng ta đã làm hết sức mình để có những giây phút đẹp trong đời sống, và vì thế chúng ta không có gì phải tiếc nuối hay đau khổ vì những hoàn cảnh không mong muốn.

Chúng ta cũng có thể tận hưởng niềm vui cuộc sống ngay trong khi đi bộ đến trạm xe buýt hay khi đang chờ xe... Mỗi một khung cảnh mà ta được nhìn thấy quanh ta đều là những quà tặng vô giá của cuộc sống mà rất có thể ta sẽ không còn có dịp để nhìn thấy nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi rất mê nghe nhạc cổ điển. Nhưng máy hát đĩa trong nhà là thuộc quyền sử dụng của anh tôi, vì tôi vẫn còn quá nhỏ. Anh tôi lại rất ít khi nghe nhạc cổ điển, vì anh thích các ca khúc tiền chiến hơn. Như vậy là, cứ mỗi dịp hiếm hoi mà anh mở đĩa nhạc cổ điển, tôi liền tập trung hết cả tâm hồn mình để chú ý lắng nghe, vì tôi biết là sẽ rất hiếm khi lại được nghe lần nữa. Những lúc như thế, tôi thấy những nốt nhạc không chỉ còn là âm nhạc, mà chúng như một dòng suối tuôn chảy niềm vui về cho tôi. Quả thật là khi nghe nhạc theo cách ấy, tôi đã tận hưởng được tất cả những nét đẹp kỳ diệu trong âm nhạc.

Chúng ta cũng sẽ không phung phí thời gian để mơ mộng về tương lai hay nuối tiếc quá khứ. Từng giây phút ta đang sống trong bầu không khí trong lành quanh ta đều quý giá. Từng con người mà ta có may mắn được tiếp xúc cũng đều quý giá. Ta không thể ngồi cạnh một con người mà tâm hồn để mãi tận đâu đâu. Khi ấy, ta không cảm nhận được sự hiện hữu của người ấy, mà người ấy cũng sẽ không hề cảm thấy thật sự có ta. Niềm vui của ta chỉ có được trong một sự tiếp xúc thật lòng mà không nằm trong những mơ mộng viễn vông. Đến một bông hoa, một cành lá... chúng ta cũng cần phải tiếp xúc thật lòng như vậy mới có thể cảm nhận được sự hiện hữu và vẻ đẹp của chúng.

Thời gian quý giá vẫn liên tục trôi qua không dừng nghỉ. Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng sông, một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó. Chỉ như thế chúng ta mới không bỏ phí đi giá trị của thời gian, và mới nhận ra được hạnh phúc là một điều hoàn toàn có thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2020(Xem: 4877)
Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.
31/10/2020(Xem: 4633)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo. Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.
31/10/2020(Xem: 17493)
Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa Sư Bị (835-908) Vị Thiền Sư đặt nền móng cho Thiền Phái Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/10/2020 (15/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phật pháp trụ trì Huyền lão gia Tây thiên Đông độ diễn ma-ha Thường ngồi hành đạo Hiếp tôn giả Ít muốn khiêm cung lão thượng tòa Nghìn dặm mang thư toàn giấy trắng Vạn thiên hùng biện vẫn không ngoa Tài ba xuất chúng hàng long tượng Pháp hội nương nhờ đạo mật-la (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
31/10/2020(Xem: 4409)
Hội thảo Học thuật sẽ được tổ chức để Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Đại sư Tây Sơn (서산대사-西山大師, 1520-1604), người sẵn sàng quên mình vì nước, khi tổ quốc lâm nguy san hà nguy biến, khi triều đình liên tục bị đánh bại trong Chiến tranh Nhật-Hàn năm Nhâm Thìn (1592). Sự thiệt hại khủng khiếp trong cuộc chiến tranh này:
31/10/2020(Xem: 5561)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
31/10/2020(Xem: 7557)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Chưa lúc nào bản thân chúng tôi thấm thía Lý Duyên Sinh Phật dạy như lúc này. Quả thật..''Cái này sinh thì cái kia sinh'', chân lý này vận hành trong mọi sự vật và mọi sự kiện, bởi vậy một khi Dịch Covid còn kéo dài là nạn đói xứ Ấn còn tiếp tục lê thê..
29/10/2020(Xem: 4621)
Dharamshala: Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông báo Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn là Honduras, cho phép “văn bản lịch sử” bắt đầu có hiệu lực sau 90 ngày. Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, là người ủng hộ suốt đời cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Đức Đạt Lai Lạt Ma hoan nghênh thông tin, ca ngợi hiệp ước “một bước đi đúng hướng để tìm ra những thỏa thuận sáng suốt và văn minh hơn để giải quyết xung đột”.
29/10/2020(Xem: 4780)
Cư sĩ Phan Cơ Văn (Ban Ki-moon-반기문-潘基文, hậu duệ cụ Phan Huy Chú, Việt Nam), cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đương nhiệm Chủ tịch “Hội đồng quốc gia về khí hậu và chất lượng không khí” đã đến viếng cố Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山), Đại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung tại nhà Tang lễ Bệnh viện Samsung, Ilwon-dong, Gangnam-gu, Seoul lúc 3:06 chiều ngày 26 tháng 10 năm 2020. Khoảng 15 phút phúng viếng và chia buồn cùng tang môn hiếu quyến. Ngay sau khi lễ viếng và chia buồn, Chủ tịch Samsung Electronics Cư sĩ Lee In-yong đã đưa tiễn Ngài cựu Tổng Thư ký LHQ ra về. Ảnh: Jeong Ye-rin
27/10/2020(Xem: 5789)
Thấm thoát mà hôm nay ngày 11.8. Canh Tý, nhằm chủ nhật 27.9 đã thất tuần rồi. Dì dâng hương hoa cúng Mười Phương Chư Phật cũng như cơm canh để cúng cửu huyền thất tổ, hương hồn con linh thiêng về đây cùng ngồi tụng kinh Địa Tạng với dì, dì cháu mình cùng đảnh lễ xưng danh hiệu chư Phật phẩm thứ chín hầu mong đem lại lợi ích được cho tất cả những loài hữu hình hay vô hình nếu ai đó hữu duyên để lắng nghe lời Phật dạy:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]