Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Người tu Phật là người tìm về nguồn an lạc giải thoát

17/02/201114:54(Xem: 7472)
04. Người tu Phật là người tìm về nguồn an lạc giải thoát

NGUỒN AN LẠC
Hòa thượngThích Thanh Từ
Thường Chiếu,PL 2545 - TL 2001

04

NGƯỜI TU PHẬT LÀ NGƯỜI TÌM VỀ
NGUỒN AN LẠC GIẢITHOÁT

Giảng tại chùa Xá Lợi - 1998.

Ðề tài chúng tôi nhắc nhở quí vị hôm nay là:"Người tu Phật là tìm trở về nguồn an lạc giải thoát." Quí vị chú ýnghe, lãnh hội đầy đủ và ứng dụng tu hành thì mới tốt.

Ðức Phật sau khi thànhđạo dưới cội bồ-đề, Ngài tìm những người bạn đồng tu lúc trước là năm anh emông Kiều-trần-như để thuyết pháp. Bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế, trong đó đếthứ nhất là Khổ đế, nói cái khổ là lẽ thật của cuộc đời này. Ðức Phật nói khổ,tại sao chúng tôi lại nói người tu là tìm về nguồn an lạc giải thoát, tức làvui. Như vậy có trái với bản ý của đức Phật hay không?

Khi mới nhìn qua đạoPhật, người không hiểu thấy đạo Phật dường như bi quan, yếm thế. Nhưng đi sâu,thấm nhuần giáo lý của Phật rồi, chúng ta mới thấy ngược lại. Ðức Phật nói khổlà chỉ trên quả, vì quả dễ thấy, dễ biết. Khi biết được quả rồi, Ngài liền chỉđến nhân. Nguyên nhân nào tạo ra quả khổ ấy. Khi biết được nhân rồi, dẹp hếtnhân thì quả không còn.

Ngày nay các nhà khoahọc luôn phăng tìm manh mối của vạn tượng sum la, căn cứ trên quả mà phăng tớinhân, không bao giờ đi từ nhân tới cái quả. Vì quả là cái dễ thấy, thấy quả rồichúng ta tìm ra nhân dễ dàng, còn trước nói nhân sau đó mới chỉ quả thì khóhơn. Như bây giờ chúng ta có cây cam, được quả cam ăn, biết quả cam ngọt. Nhữngngười thưởng thức mùi vị quả cam hỏi rằng: Cam này từ đâu có? Tự nhiên chúng tasẽ giải thích từ hạt cam ươm lên, nẩy mầm, lên cây, có lá, đơm hoa, kết quả.Quả là cái hiện thấy, chứng minh được; còn nhân thì đã cũ, đã xưa rồi, chúng takhông thể nào chỉ cho người khác thấy tường tận. Cho nên tinh thần Phật dạy rấtthích hợp với khoa học hiện giờ.

Nếu người không hiểu,nghe đức Phật nói cuộc đời là khổ, mang thân này là khổ thì cho rằng đạo Phậtbi quan, đạo Phật chán đời, v.v... Khổ đó là quả, chúng ta biết rồi thì phảiphăng tìm nguyên nhân của nó. Nếu biết được nhân nào tạo ra quả khổ, chúng taliền dẹp bỏ, tự nhiên quả khổ không còn. Nếu quả khổ không còn, lúc đó đượcvui. Vui không riêng có mà chỉ khi nào hết khổ. Ðó là tinh thần của Phật dạy.

Phật nói khổ để chúngta tìm ra nguyên nhân gây đau khổ, biết rõ nguyên nhân rồi thì dứt bỏ nó. Dứtbỏ rồi chúng ta mới hết khổ, tức là được an lạc, giải thoát. Vậy mục đích củađức Phật dạy là muốn chúng ta hết khổ, được giải thoát, chớ không phải dạychúng ta chịu khổ. Phương pháp tu đó không hề bi quan. Quí vị nhìn những ngườitu hành hiểu sâu đạo lý, sống được với đạo, thường lắc đầu, chặc lưỡi, thở dàihay thường cười hoài? Bao nhiêu đó cũng tự trả lời cho những vấn đề chúng tacần hiểu rồi.

Người biết tu luônphăng tận nguồn gốc nguyên nhân gây ra đau khổ, dẹp bỏ chúng qua một bên thìđau khổ không còn. Khổ hết gọi là an vui. Nhưng thật đáng thương cho Phật tửchúng ta ngày nay, tu mà không tìm nguyên nhân của khổ để dẹp bỏ, lại cứ cầuPhật cho con hết khổ hoài. Gặp việc buồn, việc khổ liền vô chùa thắp hương, lạyPhật tha thiết, xin Phật ban cho con ân huệ để con hết khổ. Việc gì cũng dựavào quyền lực của đức Phật chớ không bỏ ra công phu tu hành.

Ðạo Phật là đạo rấtthực tế chớ không phải huyền bí, nhưng Phật tử chúng ta quen bệnh yếu đuối nênxem Phật giống như ông thần. Gặp việc gì khổ quá chỉ xin với Phật cho bớt khổ,chớ không biết tu cho bớt khổ. Ðó là điểm yếu đuối, sai lầm của Phật tử chúngta. Người tu Phật thì phải tìm về nguồn an lạc giải thoát. Tôi xin nêu vài điểmcăn bản cho quí vị thấy nguồn gốc của an lạc giải thoát.

Trong kinh Phật thườngnói: "Chúng sanh có tám điều khổ: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, tử khổ, áibiệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ. Ðó làbát khổ." Như vậy khổ nhiều hơn vui. Chúng ta xét kỹ xem, cái khổ đó làkhổ cho tất cả mọi người hay chỉ đối với những ai không biết đạo lý?

1. Sanh khổ.

Theo nhà Phật thì sanhgồm hai phần. Thứ nhất, sau khi ra khỏi lòng mẹ đau đớn nhọc nhằn. Thứ hai,trong cuộc sống của chúng ta, nếu không biết tu, không hiểu đạo thì cả cuộc đờichỉ toàn là đau khổ, không chút an vui. Như vậy khổ lúc sanh ra và khổ trongcuộc sống. Khi sanh ra có đứa bé nào cười không, hay đều khóc oa oa. Ðó là vìra đời khó khăn đau đớn quá, nên lọt lòng mẹ là khóc liền. Cái khóc ấy nói lênsanh là khổ.

Rồi từ bé đến già mấymươi năm, một cuộc đời khổ nhiều vui ít. Quí vị thử kiểm lại xem trong suốt mộtđời, những gì chúng ta mong muốn, đa phần được như ý hay chỉ thiểu phần như ý?Chắc rằng không ai nói đa phần như ý. Người thì gia đình ấm no có cơm ăn, áomặc nhưng con cháu khó dạy. Người thì con cháu dễ dạy nhưng gia đình lại chậtvật thiếu thốn v.v... đủ thứ thuận nghịch, không khi nào được thỏa mãn như ýcủa mình. Vì vậy đa số đều bất như ý.

Con người sanh ra aicũng mơ ước tràn đầy hạnh phúc, nhưng trải qua bốn, năm mươi tuổi nhìn lại cuộcđời không có hạnh phúc mà bất hạnh lại nhiều. Ít hôm nghe tin người thân mấthoặc phải đi xứ này xứ khác v.v... Hoặc có chuyện này chuyện nọ làm mình phảibuồn, phải khổ. Không ai được hạnh phúc trọn vẹn. Cả một đời người, ba phần tưlà đau khổ, chỉ một phần tư an vui thôi, thực tế là như vậy.

Chúng ta đã biết sanhlà khổ, bây giờ chúng ta phải làm sao cho hết khổ? Làm sao chúng ta sống trongcõi khổ mà vẫn luôn được an vui? Ðiều đó không có gì khó hết. Nếu sống trongcuộc đời này mà biết rõ ràng cuộc đời là tạm bợ, có rồi sẽ mất, không ai cònmãi. Như vậy ngày nào chúng ta còn sống thì ngày ấy còn tốt, còn có thì giờ chochúng ta tự tu, cho chúng ta làm những điều thiện, giúp ích mọi người. Một ngàysống là một ngày vàng, chúng ta phải sử dụng hết để lo cho mình, cho người, làmsao cho mình và người đều được an ổn. Làm một điều lành là chúng ta được mộtnguồn vui. Chúng ta chuyển cuộc sống khổ đau này bằng một cuộc sống tràn đầyhạnh phúc.

Nói như vậy sẽ có vịnghĩ, nếu người giàu có thì giúp đỡ người này, người kia dễ. Còn như ta nghèo,không có điều kiện giúp được ai, thì làm sao có niềm vui. Tôi xin nhắc rằngtrên đời có nhiều niềm vui lắm, chỉ sợ chúng ta không chịu làm thôi.

Thí dụ chúng ta khôngcó tiền cho người ăn xin hay đóng góp cứu trợ nạn lụt v.v..., nhưng đang đithấy đứa bé bị té, chúng ta đỡ lên, vỗ về, an ủi khuyên bảo nó, như vậy có vuikhông? Chúng ta không làm được việc cứu giúp bằng tiền thì chúng ta làm việccứu giúp bằng thân, bằng lời. Dùng thân và lời giúp đỡ người bớt khổ. Bớt khổlà họ được vui, người vui thì chúng ta cũng vui. Cái vui đó không tốn gì hết,chỉ tốn một chút công. Như vậy tìm nguồn vui đâu phải khó. Chỉ cần khi thấy mộtcon kiến rớt dưới vũng nước, chúng ta vớt nó lên để trên khô, thấy nó bò mừngrỡ là chúng ta cũng vui rồi.

Người biết tu nhìn lạibản thân mình ngày xưa nhiều nóng giận, nay đã giảm bớt liền cảm thấy vui. Gặpai đang có nguy khốn, mình ra tay cứu vớt, từ con người cho tới loài vật, giúpđược loài nào cũng có nguồn vui. Vậy chúng ta sống để làm lợi ích cho chúngsanh. Tuy rằng khả năng nhỏ bé, hạn hẹp, nhưng với lòng chân thành thì cũng cóvui rồi.

Nếu chúng ta biếtsống, thì dù đời là khổ hay sanh là khổ, nhưng ngày nào chúng ta cũng lượm cũngmót được nhiều niềm vui. Ðó là chúng ta khéo tu, khéo hiểu Phật pháp, chớ đừnglạy xin Phật cho con vui. Phật không cho được đâu, chúng ta phải tự tạo lấynguồn vui từ bản thân mình. Tuy sanh khổ, nhưng nếu chúng ta biết sống thì sanhtrở thành vui, chớ không phải khổ.

2. Già khổ.

Tại sao già khổ? Vìgià không biết làm gì cứ đi tới đi lui, nhớ con, nhớ cháu, buồn ủ rũ, hết tráchngười này tới trách người kia, thành ra thấy tuổi già lê thê, đen tối. Nên giàlà khổ.

Người già nên biếtdùng tuổi già trong công việc. Những vị không có trách nhiệm cứ ở tại nhà, tìmnhững gì hay, những gì đẹp dạy con, dạy cháu. Ðem bài kinh hay, đoạn sách tốtđể dạy con cháu, đó là vui rồi, đâu phải làm việc gì nhiều.

Cũng như chúng tôi,một ngày sống là một ngày phải làm được cái gì cho mình cho người. Lợi ích đượccho mình cho người thì vui chớ đâu có khổ. Như vậy nói già khổ hay vui? Già thếnào cũng có kinh nghiệm nhiều hơn người trẻ. Tại sao chúng ta không đem nhữngkinh nghiệm ấy dạy lại cho người sau. Vì vậy tuổi già không phải là thừa, khôngphải là bỏ. Mỗi ngày chúng ta sống đều có giá trị thì cuộc đời già là vui, chớkhông phải khổ.

3. Bệnh khổ.

Ðiều này đa số chấpnhận. Có người nào đau mà không rên đâu? Rên tức là khổ chớ gì! Nhiều ngườithan sao tôi bệnh hoạn lê thê, kéo dài năm này qua năm nọ, chán quá! Nên vị đóthấy bệnh là khổ.

Nhưng với con mắt nhàPhật, bệnh cũng không khổ. Vì sao không khổ? Vì Phật dạy thân này do nhân duyênhợp, trong đó có đất, nước, gió, lửa. Kinh Niết-bàn nói tứ đại là bốn con rắn,con rắn nước, con rắn lửa, con rắn đất, con rắn gió. Tôi xin nói cụ thể hơn,con rắn nước là rắn hổ ở dưới nước, con rắn lửa là rắn hổ lửa, con rắn đất làrắn hổ đất, con rắn gió là rắn hổ mây. Bốn con rắn hổ này nhốt trong một cáigiỏ thì chúng phải cắn nhau, chống chọi nhau thôi. Người nuôi rắn thấy bốn concứ chống nhau, làm cho con này con nọ cứ bất an hoài, thì phải can thiệp chochúng hòa với nhau mới yên được.

Chúng ta mang thân đấtnước gió lửa, bốn chất đó có hòa hợp với nhau không? Ít hôm thì lửa thắng nước,lúc đó nóng quá phải kiếm cái gì uống cho mát, đó là điều hòa rắn hổ lửa. Íthôm nước thắng lửa thì bị lạnh run rẩy, phải kiếm cái gì uống cho ấm, đó làđiều hòa con rắn nước. Ít hôm rắn đất bị hổ mây cắn, lúc đó chúng ta kêu trúnggió, phải đánh gió hay tìm cách này cách kia làm cho gió ra thì thân mới nhẹ,nên nói: "Gió thổi mạnh thì đất rung rinh." Chúng luôn luôn chốngchọi nhau. Chúng ta phải điều hòa chúng. Như vậy nhàn hạ hay khổ.

Ai cũng có bệnh. Nếukhông bệnh nặng thì cũng bệnh nhẹ, không bệnh nhiều cũng bệnh ít, chớ không aihoàn toàn không bệnh. Vì bệnh là khổ chung của tất cả mọi loài! Nhiều vị bệnhlăn lộn rên. Rên là khổ. Nhưng giờ đây biết tu, khi bệnh chúng ta phải làm sao?Chúng ta nhìn bốn con rắn này, xem đứa nào thắng, đứa nào bại. Biết rõ bốn conrắn độc đang chống chọi với nhau, chúng ta không chấp thân này là thật. Tứ đạitụ họp nên có thân, nhưng vì tụ họp trong sự chống chọi nên thân này khổ.

Chúng ta biết rõ nókhông chắc, không bền, không có gì quan trọng nên bớt khổ. Thường bệnh đau,chúng ta thấy khổ vì thấy thân là hơn hết, vì sợ chết. Nếu biết rõ nó là tướngduyên hợp thì hợp cũng tốt, mà tan cũng vui. Nếu nó còn thì chúng ta dùng vàoviệc hữu ích, nó mất thì chúng ta ra đi một cách thảnh thơi, có gì đâu mà sợ.Nếu không sợ chết thì đau mặc đau, nó đâu có thiệt.

Ngày xưa có một vịThiền sư bị bệnh, thầy Tri sự lên thưa: "Bạch Hòa thượng, Hòa thượng bệnhcó cái không bệnh chăng?" Ngài đáp: "Ôi da, ôi da!" Cái biết rênđó nó không có hình tướng nên không bị bệnh, còn bệnh là thân này bệnh. Như vậychúng ta biết ngay nơi thân này là duyên hợp tạm bợ. Có hợp thì phải có tan,không có gì quan trọng. Không quan trọng thì bớt khổ.

Ðồng thời chúng tacũng biết ngay trong thân này có cái chân thật, không hình tướng, nó chính làchủ trì của thân. Biết rõ cái đó thì thân có đau, có nhức là chuyện của thân,nhìn được cái đau tức là chúng ta không đau.

4. Chết khổ.

Ai cũng thấy người sắpchết thở hổn hển, trăn trở bứt rứt hết sức khổ nhọc, nên nói chết là khổ.

Người nếu khéo tu,nhất là tu thiền sẽ thấy khác. Khi ngồi thiền từ một giờ, lần lần tới một giờrưỡi, hai giờ, càng tiến lên chân đau vô kể. Nhưng ráng chịu đựng, thắng đượcnó rồi thì sẽ qua luôn, không còn đau nữa. Thắng được là có gan dạ. Vì có gandạ nên mới thắng được.

Khi chúng ta chết,thân tứ đại rã rời tan nát, làm sao không đau đớn. Trong khi đau đớn chúng tanhìn nó biết nó là bại hoại. Còn cái "biết" bại hoại đó không bạihoại, không đau đớn. Biết rõ như vậy thì chết không phải khổ nữa. Cho nên ngàyxưa Thiền sư Từ Minh ở Trung Hoa có nói câu kệ: Sanh như đắp chăn đông, tử nhưcởi áo hạ. Mùa đông lạnh lẽo được đắp chăn ấm là vui. Mùa hè nóng bức, mồ hôitươm ướt áo, được cởi áo đi chơi là khỏe. Với người biết tu thì sanh tử như tròchơi, không có gì quan trọng nên không có gì khổ hết.

Chỉ người không biếttu, sống lo bảo vệ, săn sóc, cung dưỡng thân này, nên khi thân này bại hoại,chới với không biết nương tựa vào đâu. Vì vậy mà khổ. Khổ hay vui là tại ngườibiết tu hay không biết tu mà thôi. Thân này tuy có hợp có tan nhưng ông chủkhông mất thì còn gì khổ. Vì vậy chết cũng không phải là khổ.

5. Ái biệt ly khổ.

Tức là người mìnhthương yêu mà phải xa lìa nên khổ. Nếu chúng ta biết thương yêu là gốc của đaukhổ nên bớt thương yêu đi thì bớt khổ.

Nói hết thương yêu,người ta lầm tưởng đạo Phật khô khan quá, không biết thương ai hết. Tôi thườngthí dụ, như một dòng suối nhỏ, nước từ đầu nguồn tuôn chảy rất mạnh, vì dòngsuối nhỏ mà nước nhiều nên nó chảy xiết. Còn biển cả mênh mông, thấy như khôngchảy mà thật ra nó chảy ngầm. Nếu không thì làm sao có nước ròng, nước lớn.

Cũng vậy, thế gian cộttrói mình trong tình thân thuộc, tình bè bạn, nên khi xa cách phải đau khổ. Cònngười tu thì mở rộng lòng thương hết chúng sanh, nên ai chúng ta cũng thương.Vì thương tất cả nên như biển, không chảy xiết nên không khổ. Tình thương cócột trói là khổ, còn lòng từ thương hết mọi người thì không khổ. Người này đivắng thì còn bao nhiêu người khác chúng ta phải lo cho, có rảnh đâu nhớ thươngmột người. Như vậy tâm từ bi là tâm tràn trề lai láng, không có hạn cuộc. Cònái kiến là cột trói, mà cột trói riêng biệt thì khổ. Vì vậy nên nói ái biệt lykhổ. Nếu chúng ta dứt được lòng ái thì tự nhiên khổ theo đó dứt hết, sẽ đượcvui ngay.

6. Cầu bất đắc khổ.

Cầu là mong cầu, bấtđắc là không được như ý nên khổ. Chúng ta mong muốn hoặc trông chờ điều gì màkhông được thì khổ. Nếu chúng ta không thèm mong cầu chi hết, ngày nay sống loviệc ngày nay, không trông đợi ngày mai thì tâm bình an. Ngày nào chúng ta cũnglàm tất cả việc tốt, việc lành, cứu người này giúp người kia; không giúp đượcngười thì giúp vật, không cần cầu việc gì cao xa mà chúng ta vẫn được an lành.Do đó chỉ cần dẹp lòng tham cầu thì tự nhiên hết khổ, nên nói hết tâm tham cầuliền được an vui.

7. Oán tắng hội khổ.

Thù oán mà gặp lạinhau thì khổ. Quí vị ghét ai đó cay đắng mà họ cứ ngồi trước mặt mình hoài, cókhổ không? Chắc khổ lắm. Bây giờ chúng ta đừng thèm ghét ai hết thì không cònkhổ. Không khổ tức là vui rồi. Như vậy vui từ đâu lại, khổ từ đâu ra? Tại mêmuội mà khổ, bỏ mê muội đi thì vui.

Chúng ta thật là đáng thương.Tôi thường nói, như có số người đang đi trên một chiếc thuyền qua biển, sónggió chòng chành làm thuyền muốn lật. Lúc ấy mọi người có rảnh rỗi để cãi vã,giận hờn nhau không, hay ai cũng lo làm sao cho khỏi chết? Cũng vậy, trên thếgian này ai ai cũng có bao nhiêu thứ hoạn nạn đang chực chờ, nên ai cũng làngười đáng thương. Mình đã đáng thương rồi, mọi người xung quanh lại càng đángthương hơn. Vì vậy thương nhau không hết, có đâu giận hờn làm khổ cho nhau. Aiưa giận hờn, người đó khôn hay dại?

Vậy mà thế gian khôngchịu khôn cứ giận hoài, có người còn nói: "Tôi giận người đó mấy chục nămrồi chưa hết!" Vị ấy đâu biết ôm ấp giận trong lòng là mình đang chứanhững hòn lửa than, nó sẽ thiêu đốt ta gầy mòn héo hon, vậy mà còn khoe tôi giậnmấy chục năm. Giận nhiều thì hại nhiều, không có lợi ích gì cả. Việc qua rồichúng ta nên xí xóa với nhau rồi cười vui, cuộc đời tạm bợ mà!

Thường trong lòngchúng ta luôn có hai hạng người khó quên: Một là những người mình thương; hailà những người mình ghét. Nên sau khi chết sẽ gặp lại hai nhóm này. Thương gặplại và ghét cũng gặp lại. Nên người biết tu phải xả hết giận hờn, không oán thùai hết.

Thật ra chúng ta cònlà phàm phu, bảo đừng giận thì chưa được, song có giận nên bỏ mau một chút.Kinh Phật có câu: "Tăng hận bất cách túc", tức Tăng giận không quámột đêm. Chúng ta cũng giận khi nghe lời trái tai, nhưng giận một chút rồi bỏđể mai kia không gặp trở lại. Nếu ai ôm ấp giận hoài, đó là nguyên nhân để maisau gặp lại. Chúng ta chấm dứt tâm oán hờn thì chúng ta được an vui.

8. Ngũ ấm xí thạnhkhổ.

Tức thân năm ấm nàymạnh mẽ, hưng thạnh quá thì khổ. Ngược lại nếu chúng ta biết dùng thân năm ấmđể tiến tu thì sẽ an vui. Tôi thường thí dụ như khi mình qua sông, không cóthuyền bè, nhờ khúc gỗ mục mình lội qua sông. Khúc gỗ khi đó là hữu ích. Nhưngđã qua sông rồi phải biết bỏ khúc gỗ đi không nên tiếc.

Thân này cũng vậy,bệnh hoạn đau ốm đủ thứ, chúng ta lỡ mang vào rồi, phải dùng nó cho có ý nghĩa.Dùng thân làm lợi cho mình, đánh thức cho người, chỉ vì việc tiến tu thì đó làhữu ích. Còn nếu cung dưỡng săn sóc thân cho lắm, tới ngày nó mất thì khổ đau.Vì thương thân quá nên mất thân này liền tìm thân khác. Nhiều khi chụp đượcthân tốt, cũng có khi chụp phải thân xấu. Vì vậy mà có sanh trong địa ngục, ngạquỉ, súc sanh. Chúng ta nhớ đừng quí thân, mà chỉ lợi dụng nó để lợi ích chochúng sanh, để mình tiến tu. Ðó là người biết dùng thân. Ðã biết dùng thân thìvui chớ không khổ.

* * *

Như vậy tám thứ khổnày không phải thật khổ. Chỉ khi chúng ta mê, chúng ta mới thấy thật khổ. Nếuchúng ta tỉnh giác thì không còn khổ nữa. Phật nói khổ để chúng ta thức tỉnh,thức tỉnh thì không còn khổ, mà là được vui. Trong kinh Niết-bàn, đức Phật códạy bài kệ:

Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp

Sanh diệt diệt dĩ

Tịch diệt vi lạc
.

Dịch:

Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt

Sanh diệt diệt rồi

Tịch diệt là vui.

Hành nghĩa là tất cảcác tướng có đi có lại, các sanh hoạt ở thế gian đều là vô thường, không bềnlâu, nó thuộc pháp sanh diệt. Từ thân hành cho tới ý hành, cả hai đều thuộc vềpháp sanh diệt. Tất cả các thứ sanh diệt lặng hết thì tịch diệt hiện tiền. Chỗlặng lẽ đó chính là an vui. Chúng ta hiểu đạo lý, phải khéo ứng dụng tu nhưvậy.

Một, đừng chấp thân vôthường là thật. Hai, phải lặng tâm vô thường sanh diệt xuống, lúc đó chúng tasẽ hết khổ được vui. Ðối với người tu niệm Phật, phải niệm Phật cho nhất tâm.Khi tâm sanh diệt hết mới được sanh sang cõi Cực lạc. Ðối với người tu thiền,nếu tâm sanh diệt lặng thì định, do định nên trí tuệ phát sanh, ấy là vui.

Phật dạy chúng ta biếtcác hành đều vô thường, đều là pháp sanh diệt. Chúng ta đừng cố chấp, đừngluyến tiếc, đừng quá thương yêu, mà phải làm sao cho tất cả những thứ sanh diệtđó lặng hết, thì tịch diệt là niềm vui an lạc sẽ đến với chúng ta. Trong nội tâmcủa mình, nếu cứ lo nghĩ chuyện này chuyện kia dồn dập, lúc đó gương mặt mìnhhéo xàu. Ngược lại, nếu tâm mình thơ thới, không có một niệm lo nghĩ nào hết,lúc đó gương mặt mình tự nhiên được tươi vui. Như vậy, cái sanh diệt lặng rồithì tịch diệt (nguồn vui) hiện tiền. Nên người khéo tu lúc nào cũng tìm cáchđưa tâm sanh diệt của mình đi đến chỗ lặng lẽ. Ðó là nguồn an lạc lớn lao nhấtcủa người tu.

* * *

Tóm lại, chúng ta tuPhật là vui hay khổ? Tu Phật là vui. Phật nói khổ để chúng ta tìm ra nguyên nhâncủa khổ và diệt khổ thì được an vui. Vậy đạo Phật bi quan hay lạc quan? Ngườikhông hiểu rõ đạo Phật nên đánh giá sai lầm, cho đạo Phật là bi quan, yếm thế.Người hiểu đạo Phật đúng đắn là người biết tìm về nguồn an vui, biết tìm vềnguồn giải thoát chớ không phải khổ đau như người ta tưởng.

Mong rằng tất cả chưTăng, Ni cũng như Phật tử sau khi nghe tôi giải thích, quí vị hiểu và ứng dụngtu được, thì xứng đáng là người xuất gia, xứng đáng là người cư sĩ chân chánh,không còn bị các thứ khổ làm cho buồn bã, sầu bi. Như vậy là quí vị biết nhổhết nhân đau khổ để rồi cùng nhau được an vui. Nhổ hết gốc đau khổ thì Ta-bàbiến thành Cực lạc, còn gì phải trông chờ xa xôi.

Một lần nữa tôi mongquí vị nghe, hiểu, cùng tu và cùng được an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6970)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8311)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16557)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8535)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6386)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5570)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7152)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7174)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7785)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6072)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]