Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Yêu người không yêu

16/02/201105:11(Xem: 4550)
Yêu người không yêu

SAN SẺ YÊU THƯƠNG
Thái Hồng Minh

Yêu người không yêu

Nếu như lòng yêu thương luôn giúp tâm hồn ta rộng mở, thì sự oán ghét hay thù hận luôn biến ta thành kẻ hẹp hòi, ích kỷ. Nhưng cho dù đó là một sự thật không ai phủ nhận, thì việc mở lòng ra để yêu thương tất cả mọi người quả thật không dễ dàng. Cứ cho là ta có thể sẵn lòng yêu thương tất cả những người mà ta có dịp tiếp xúc, quen biết, nhưng làm thế nào để có thể yêu thương được ngay cả những người không yêu thương ta, hoặc những người mà ta đang mang lòng thù hận, oán ghét?

Sự thật là, có một khuynh hướng vô lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải: Chúng ta thường không hiểu được lý do thực sự dẫn đến sự thù hận hay oán ghét của mình! Bạn có thể chống chế điều này, biện minh bằng cách đưa ra hàng loạt những lý do, những nguyên nhân dẫn đến sự hiềm khích của bạn đối với ai đó... Nhưng nếu bạn bình tâm suy nghĩ lại, phân tích vấn đề một cách khách quan, có thể là chính bạn cũng sẽ ngạc nhiên vì những nguyên nhân bạn đưa ra chưa bao giờ thực sự đầy đủ. Bạn có thể hỏi, vì sao tôi biết được điều đó? Bởi vì chính sự nuôi dưỡng lòng oán hận của bạn là biểu hiện cho thấy bạn chưa hề thấu hiểu nguyên nhân đích thực của vấn đề.

Khi có một sự mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh trong quan hệ giữa hai người, thường thì chúng ta nghĩ rằng mình có thể nói ngay được nguyên nhân. Đó có thể là một sự bất đồng ý kiến, hay một hành vi gây tổn thương, thiệt hại... Tuy nhiên, những gì mà chúng ta nhìn thấy được và nêu ra đó lại không phải là nguyên nhân thực sự. Bởi vì chúng ta chỉ ghét giận người khác thông qua cách biểu hiện những hành vi, ngôn ngữ của họ, chứ không phải là vì chính những hành vi, ngôn ngữ đó! Mặt khác, sự giận ghét của chúng ta là một cảm nhận hoàn toàn chủ quan phụ thuộc vào tâm trạng ta lúc đó.

Trong một chừng mực nào đó, chính ý thức chấp ngã, sự bảo vệ “cái tôi”, đã ngăn cản chúng ta mở rộng nhận thức để nhìn toàn bộ sự việc một cách khách quan và trung thực. Sự nhận thức của ta luôn xoay quanh ý niệm bảo vệ chính mình, chống lại mọi sự xúc phạm, phê phán, bất chấp những nhận xét, phê phán của người khác là đúng hay sai. Vì thế, sự chủ quan của ta rất ít khi đúng đắn.

Khi một người bất đồng ý kiến với chúng ta, nhưng nếu biết khéo léo bày tỏ ý kiến bất đồng đó một cách ôn hòa kèm theo sự tôn trọng cần thiết, chắc chắn sẽ không thể làm cho ta ghét giận. Nhưng đa số mọi người thường không làm như vậy. Khi đưa ra một ý kiến bất đồng, họ thường có khuynh hướng kèm theo đó một thái độ đối kháng, thậm chí còn là bác bỏ, phủ nhận người khác. Điều đó tạo một phản ứng tiêu cực trong sự tiếp thu của người đối diện. Và chính đây mới là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn, hiềm khích giữa đôi bên.

Ngay cả khi ai đó đã có hành vi gây ra sự tổn thương, thiệt hại cho bạn, nhưng nếu cách làm của họ cho thấy là họ đã không cố ý như vậy, hoặc có một sự hối tiếc chân thành, điều đó cũng thường không đáng để tạo ra sự mâu thuẫn, hiềm khích.

Vì thế, khi có một trường hợp mâu thuẫn nảy sinh thì có đến chín phần mười nguyên nhân thực sự nằm về phía bản thân chúng ta, và chỉ có một phần mười còn lại nằm về phía đối phương. Bởi vì sự giận ghét của ta là do nơi nhận thức chủ quan về đối tượng chứ không phải do nơi bản thân những hành vi, ngôn ngữ của người ấy. Như vậy, chính ta mới là người có khả năng kiểm soát và quyết định việc mâu thuẫn ấy có tồn tại và phát triển trong ta hay không. Ngay cả khi đối phương vẫn muốn đơn phương giữ lấy sự hiềm khích, thì sự buông xả của chúng ta bao giờ cũng có tác dụng hóa giải dần dần sự hiềm khích ấy.

Điều không may là hầu hết chúng ta không nhận biết như vậy, và luôn có khuynh hướng hành xử theo với thái độ của người đang nắm giữ chỉ có một phần mười khả năng kiểm soát sự việc! Và rồi chúng ta đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác... nhưng chẳng bao giờ nhận ra rằng phần quyết định luôn ở nơi chính mình.

Tính chất thụ động này biểu hiện rõ nét ở điểm là ta luôn phụ thuộc vào đối phương. Nếu đó là một người “biết điều”, xử xự một cách khéo léo, ta sẽ dễ dàng vui vẻ bỏ qua mọi việc, và sự mâu thuẫn sẽ bị dập tắt ngay từ đầu. Ngược lại, nếu gặp phải một người thô lỗ, thiếu tôn trọng, ta sẽ luôn có thái độ đối nghịch và có khuynh hướng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho mâu thuẫn tất yếu phải nảy sinh và phát triển. Điều này cho thấy là thật ra ta chẳng hề tự quyết được thái độ của mình, mà luôn hành xử theo cách phụ thuộc vào thái độ của người khác.

Nếu nhận hiểu được vấn đề, chúng ta sẽ có thể sẵn lòng làm một người “biết điều” để chủ động hóa giải sự việc, thay vì chờ đợi một thái độ ứng xử tốt đẹp từ người khác. Quyền kiểm soát thái độ của bản thân mình luôn nằm ở chính ta. Vì thế, nếu chúng ta thực sự không muốn cho mâu thuẫn phát sinh thì đối phương cũng không thể thay đổi được điều đó.

Những nguyên nhân gây ra sự oán ghét, thù hận của chúng ta đối với ai đó luôn nằm về phía ta nhiều hơn là người đó. Nếu ta thấy một người nào đó là “đáng ghét”, thì đó là sự nhận xét hoàn toàn chủ quan của ta, và vì thế ta hoàn toàn có khả năng thay đổi được nhận xét ấy. Nếu hiểu được như vậy, bạn sẽ thấy không còn có ai là người đáng ghét cả, bởi vì ghét một người bao giờ cũng có hại cho ta, trong khi yêu thương một người luôn mở rộng thêm khả năng đón nhận niềm vui vào cuộc sống.

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2020(Xem: 4578)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 6966)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7401)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 13833)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
06/11/2020(Xem: 11999)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây
06/11/2020(Xem: 10794)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9061)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 10900)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
05/11/2020(Xem: 5566)
Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.
04/11/2020(Xem: 5221)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]