Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-09

09/02/201109:48(Xem: 5405)
07-09

XUÂN TRONG CỬA THIỀN TẬP: 4

Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu
7. Đời tu của tôi (Tất niên Tân Mùi 1992)
8. Hòn ngọc quí trong núi lửa (Tết Nhâm Thân 1992, Tăng Ni)

9. Xuân Nhâm Thân nói chuyện con khỉ (chúc Tết Phật tử ,1992)

ĐỜI TU CỦA TÔI
TẤT NIÊN TÂN MÙI (1992)

Đêm nay là đêm Tất niên. Trong đêm này chúng ta kiểm lạinhững tư tưởng và việc làm của chúng ta trong năm qua để tìm một lối đitrong sáng cho đời tu của mình mỗi năm mỗi được tăng tiến. Nhưng đêm Phổ trà hôm nay lại đặc biệt hơn những năm qua vì nó mang một ý nghĩa rất quan trọng, không phải của toàn chúng, mà quan trọng trong đời tu của tôi.

Kiểm điểm lại từ khi đi tu cho đến ngày nay,chúng tôi đã làm được những gì và đã có những thất bại nào. Đây không có nghĩa là tôi kể lại một dòng lịch sử, mà chúng tôi muốn nói lên nhữngcái ưu cái khuyết của bản thân tôi trong cuộc hành đạo, để quí vị lấy đó làm kinh nghiệm sau này khi đứng ra lãnh chúng dạy người. Có được kinh nghiệm, quí vị sẽ giáo hóa rộng rãi như tôi hoặc hơn tôi.

Trong đời tôi ngang đây phần giáo hóa coi như dừng lại, nếu không phải là chấm dứt. Nếu có thêm thắt chút ít, không đáng kể, còn phần chánh đến đây là đã xong trách nhiệm của tôi. Cho nên chữ Tất niên hôm nay là Tất một đời hoằng pháp của tôi (Nhưng chưa đầy ba năm sau Hòa thượng trở lại hoằng hóa độ sanh và thành lập Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt để làm sống dậy Thiền tông đời Trần và cũng là khôi phục Thiền tông Việt Nam). Chắc rằng có nhiều người muốn nghe, nên tôi không ngại mất thời giờ tuần tự kể chuyện, quí vị vừa uốngtrà vừa nghe.

Trước hết tôi kể về phần ưu trong đời tu của tôi.

Tôi thường tự mừng và khoe với đại chúng rằng tôi được Tam Bảo ưu đãi trên đường tu, ưu đãi rất là trọng hậu. Những ưu đãi đó tôi xin kể theo thứ tự:

Điểm ưu thứ nhất:

Tôi gốc là người ngoại đạo, không biết gì về đạo Phật cả, cha mẹ tôi không biết đạo Phật, bản thân tôi cũng không biết đạo Phật, mà ham tu. Như vậy ham tu là một chủng tử trong quá khứ, chớ khôngphải ở hiện tại. Tôi nghe ông thân bà thân tôi kể lại: Khi được sanh rathì tôi đau yếu luôn, các chị gái của tôi cũng vậy, chỉ sống được năm, bảy tháng thôi. Đến phiên tôi thì èo uột, nên trong nhà sợ lắm. Có một số đạo hữu biết tụng kinh nên mới rủ cha mẹ tôi nhập môn. Muốn bảo đảm cho tôi được sống nên ông thân tôi mới nhập môn theo đạo Cao Đài.

Coinhư tôi là nhân tố đưa gia đình theo đạo Cao Đài. Như vậy tôi theo đạo khi mới lọt lòng mẹ, nhưng điều đặt biệt là sao tôi lại thích đạo Phật. Tuy thích đạo Phật nhưng không biết làm sao đến chùa, cũng không biết thưa hỏi với ai. Chỉ biết là lúc nào tôi cũng muốn tu Phật thôi. Tôi nghĩ đó là chủng tử quá khứ chớ không phải mới. Vì thế khi phát tâm đi tu, thật tình tôi không biết chọn lựa, vì có từng vào chùa đâu mà biết nơi nào hay nơi nào dở, nơi nào đáng học, nơi nào không.

Việc đitu của tôi đối với đạo Phật là một việc đánh liều, vì ham tu nên đi tu,không lựa chọn nơi chốn để tu, cũng không nghĩ có thể làm lợi ích cho Phật pháp mai sau. Song nhờ Tam Bảo gia hộ tôi đi đúng chỗ. Vừa bước chân vào đạo là tôi đi thẳng vào Phật học đường, nơi Hòa thượng Viện trưởng đang dạy học. Hòa thượng đang dạy Sơ đẳng Phật học năm thứ ba thìtôi vào chùa. Ngài chấp nhận cho tôi tu và cho học năm thứ ba Sơ đẳng mà thật tình tôi chưa biết “chữ nhất”, vì tôi đã mất hai năm học đầu. Như vậy tôi học đạo thật là không có thứ tự lớp lang chi hết.

Nhưngtôi được Hòa thượng thương, đưa cho tôi những kinh sách in sẵn của Ngàiđể theo đó mà dò. Nhất là lúc ấy tôi lại có một chú Thiện hữu tri thức còn nhỏ, là anh chú bác với Đắc Huyền, hiệu là Thanh Đức. Tuy còn nhỏ đểchóp, nhưng chú rất thông minh, giỏi chữ Hán, chú tiểu gọi tôi bằng chú. Hai chú cháu học chung với nhau, chú tiểu đọc chữ Hán tôi giải nghĩa. Tôi không thuộc mặt chữ nhưng đọc đến đâu tôi biết giải nghĩa đếnđó, hai chú cháu hợp tác với nhau học được một năm đến cuối lớp Sơ đẳngbước lên Trung đẳng.

Khi tôi bắt đầu vào đạo năm 1949, ở dưới quêđược vài ba năm, đến năm 1953 thì Hòa thượng Viện trưởng cho tôi và mộtsố huynh đệ về nhập học tại Phật học đường Nam Việt, chùa Ấn Quang. Thếlà chúng tôi bắt đầu vào lớp Trung đẳng Phật học. Khi còn ở quê, mấy năm sau lớp học Hòa thượng dạy chỉ còn có hai người: bên Tăng là tôi, bên Ni là cô Trí Định, mà Hòa thượng vẫn giảng dạy đều, nên khi lên Ấn Quang học chúng tôi theo kịp huynh đệ không có gì gọi là khó khăn. Như vậy Tam Bảo đã ưu đãi tôi nên xui khiến tôi đi trúng chỗ, nếu không tôi sẽ đi vào các chùa làm thầy cúng, cứ lo đi cúng kính hoài, không biết rồi đời tu của tôi sẽ ra sao?

Tôi thuộc về loại người cứng đầu, coi hiền nhưng cứng đầu. Tu theo đạo Cao Đài tôi không thỏa mãn, vì có những điềutôi thấy dường như không thật nên tôi từ chối không theo. Khi đến với đạo Phật, nếu tôi vào chùa chỉ lo cúng kính, chắc tôi sẽ bỏ cuộc, hoặc là hoàn tục, hoặc lên núi non tu theo ngoại đạo không biết chừng.

Kiểm điểm lại, tôi thấy Tam Bảo đã ủng hộ tôi, hậu đãi tôi. Không biết lựa chọn, cũng không quen với ai mà khi tôi bước vào chùa lại trúng ngay Phật học đường, lại được Hòa thượng Viện trưởng chỉ dạy. Ngài là một vị giáo thọ đầy đủ đức và tài, sau này được mời lên chùa Ấn Quang (Phật học đường Nam Việt) làm Đốc giáo, tức là Hiệu trưởng. Theo thế gian nói, tôi như chuột rơi vào hũ nếp! Tôi chỉ biết ham tu, và đi vào chỗ đúng như sở nguyện. Có nhiều người xuất gia trước tôi năm mười năm, bây giờ là trụ trì, chỉ lo cúng kính thôi, chớ không thông hiểu đạo lý bao nhiêu, thật là đáng thương.

Điểm ưu thứ hai:

Tôi là con người có tật không chịu dừng, cũng không biết đủ trong khi tìm kiếm một cái gì. Vì thế khi học lớp Trung học Phật giáo, tôi được đọc các quyển kinh mà những dịch giả nào là ngài Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập, nào là ngài Tam tạng Huyền Trang..., các Ngài đều thông suốt Tam tạng giáo điển, còn riêng tôi không biết gì, chỉ được học năm, ba quyển kinh, thì làm sao có đủ tư cách là người sau này lãnh trách nhiệm làm lợi ích cho nhiều người! Chonên tôi ước mơ làm sao mình có được Tạng Kinh để tìm xem trong ấy dạy những gì? Nếu không có Tạng Kinh thì coi như đời tu của mình chỉ có mộthai mảnh vụn của Phật pháp thôi. Cái mơ ước đó của tôi rồi cũng được toại nguyện.

Tức là khoảng năm 1961 đạo hữu Minh Đạo và gia đìnhphát tâm thỉnh cho tôi Tạng Kinh. Cũng năm đó tôi bị bệnh phổi phải nằmbệnh viện, và sau đó tôi lên Phương Bối ở Bảo Lộc cất thất tên là ThiềnDuyệt thất để dưỡng bệnh. Nói đi dưỡng bệnh mà thật tình tôi đọc kinh. Khai Tạng Kinh ra đọc, tôi mới biết còn bao nhiêu quyển kinh tôi chưa từng biết. Nhất là mấy bộ A-hàm, càng đọc tôi thấy càng hay. Nhớ lại cácbộ kinh Đại thừa tôi thấy làm như tôi mất lòng tin. Tại sao vậy? Vì kinh A-hàm thực tế và cụ thể quá, kể những câu chuyện rõ ràng, còn các kinh Đại thừa kể chuyện đâu đâu.

Ví dụ như trong kinh Kim Cang ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm sao hàng phục được tâm mình? Phật bảo: Muốn hàng phục tâm mình thì phải độ tất cảchúng sanh, nào là có sắc, không sắc, cho đến có tưởng, không tưởng v.v..., độ tất cả vào Vô dư Niết-bàn. Đọc đến đây tôi nản quá: Vô dư Niết-bàn tức là Niết-bàn của hàng A-la-hán, sau khi chứng quả nhập Niết-bàn. Mình bây giờ là phàm Tăng chưa có cái gì hết, làm sao độ ngườivào Vô dư Niết-bàn? Chẳng những độ người mà phải độ tất cả chúng sanh... tính chừng bao nhiêu? Vô biên vô số thì làm sao độ. Độ tất cả vào Vô dư Niết-bàn mà mình chưa được Niết-bàn thì làm sao độ được! Đến đây tôi cứ thở dài, rồi nói: Mình học kinh mà không có thực hành gì được, Phật nói chuyện cao xa trên trời trên mây đâu không.

Rồi tôi đọc thêm kinh Pháp Hoa, lại khổ nữa.Nhất là trong phẩm “Hiện Bửu Tháp” Phật đang nói pháp bỗng dưng có cái tháp dưới đất chui lên lững lờ trên hư không v.v..., chuyện không sao tin nổi. Đến phẩm “Tùng Địa Dũng Xuất” cũng vậy, Phật đang nói kinh, rồiđất rung động nứt ra, Bồ-tát ở dưới đất vọt lên vô số..., sao kỳ lạ quákhông thể tin được. Tự nhiên tôi thấy như mất lòng tin nơi kinh điển Đại thừa. Lúc ấy khi dạy Tăng Ni tôi có nói một câu mà sau này tôi sám hối, tôi nói rằng: “Kinh điển Đại thừa phải để trên trang mà thờ, chớ không có ứng dụng được, vì dạy chuyện đâu đâu, làm sao ứng dụng.” Tôi nói như vậy là thấy tôi mất lòng tin đến mức nào!

Lúc ấy tôi chỉ tin các kinh A-hàm, cụ thể vàthực tế. Nên khi nằm ở Thiền Duyệt thất trên Phương Bối, tôi soạn dịch ra những bài kinh A-hàm có đủ tính cách cần thiết để dạy cho Tăng Ni. Mỗi bộ A-hàm tôi đều trích dịch một quyển và thầm nguyện để đền ơn Thầy Tổ và đàn-na thí chủ thì mình phải dạy dỗ lại một số Tăng Ni. Tôi soạn dịch chương trình đó xong và có ý ngầm sau khi hết bệnh tôi sẽ mở lớp dạy chư Tăng. Đó là một chương trình chuyên khoa, chư Tăng chuyên học Kinh điển để sau này ra làm trụ trì hoặc làm Phật sự.

Điểm ưu thứ ba:

Đến cuối năm 1962, tôi trở về thành phố ở trong An Dưỡng Địa. Tôi cất một cái thất lá ở riêng, vì có mặc cảm bị bệnh phổi mà ở chung sợï lây bệnh cho chúng tội nghiệp (mặc dù lúc ấy tôi đã hết bệnh).

Khi ấy Hòa thượng Giám đốc Ấn Quang và Hòa thượng Đốc giáo tức là Thầy tôi bảo: “Thanh Từ hết bệnh về Ấn Quang tiếpdạy.” Tôi thưa: “Vì bệnh con là bệnh phổi ở chung trong chúng không được tốt, hơn nữa ở Ấn Quang ồn quá. Quí Hòa thượng bảo con dạy, xin mở trường tại An Dưỡng Địa này, con mới có thể làm việc được.” Chính Hòa thượng Giám đốc đứng ra lo cất trường Huệ Nghiêm năm 1963. Tôi mới nghĩ ra chương trình chuyên khoa dạy Tăng Ni trong vòng ba năm để đền ơn ThầyTổ và đàn-na thí chủ.

Tôi mới mời Hòa thượng Bửu Huệ và Hòa thượng Thiền Tâm cùng về hợp tác mở trường chuyên khoa và chỉ nuôi ba mươi Tăng sinh. Chúng tôi vận động thì có cư sĩ ủng hộ nuôi từng vị trong vòng ba năm. Lớp học đó bây giờ còn có mặt ở đây là Phước Hảo, Thiện Phát, Nhật Quang. Tôi nghĩ rằng chúng Tăng học trong ba năm có thểhiểu vững được căn bản Phật pháp. Lúc ấy chư Ni bên Dược Sư cũng phát tâm xin mở một lớp chuyên khoa như vậy, có các vị Ni lớn dự học, lớp ấy cũng do chúng tôi chịu trách nhiệm.

Như vậy chúng tôi thay phiênnhau giảng dạy một lớp Tăng ở An Dưỡng Địa và một lớp Ni ở Dược Sư, dự định ba năm là tròn bản nguyện của chúng tôi. Nhưng vừa được một năm rưỡi tức là khoảng cuối năm 1964 thì Viện Hóa Đạo cho ba trăm Tăng vào ởtại Huệ Nghiêm. Thành thử chúng tôi phải lo cai quản luôn tất cả và mở thêm các lớp phụ vừa học đời vừa học đạo. Chúng tôi lãnh trách nhiệm vừalớp chuyên khoa và các lớp phụ cho đến năm 1966, là xong bản nguyện ba năm giảng dạy của chúng tôi.

Thế là Tam Bảo đã ưu đãi tôi rồi, phải không? Ước mơ có Tạng Kinh để mò mẫm nghiên cứu thì có Tạng Kinh. Dự định dạy ba mươi Tăng thôi, thì có thêm một lớp Ni số học chúng cũng tương đương. Sau đó lại trông coi thêm ba trăm Tăng nữa... muốn một mà thành ba thành bốn. Như vậy có phải là Tam Bảo đã ưu đãi tôi không? Muốnít mà được nhiều.

Điểm ưu thứ tư:

Sau ba năm giảng dạy tuy biết việc ở Học viện còn bề bộn, và biết rằng Thầy tôi sẽ buồn, nhưng tôi cũng xin rút lui ra Vũng Tàu cất thất ở và đặt tên là Pháp Lạc thất. Thật ra tôi ham tu Thiền. Khi vào đạo tôi đọc lịch sử đức Phật thấy Ngài ngồi thiền dướicội Bồ-đề và thành Phật. Còn tôi bây giờ niệm Phật hoài, buồn quá, Phậtđâu có niệm Phật mà Ngài thành Phật, tại sao mình không tu giống Phật, mình không phải đệ tử Phật sao? Vì thế tôi quyết định tu Thiền.

Tôiham tu thiền mà không thầy dạy, nên tôi mò trong tạng Kinh đọc những bài nói về Thiền. Về Thiền nguyên thủy tôi còn hiểu được, về Thiền tông tôi cứ lắc đầu không hiểu nổi, các Thiền sư nói như đùa vậy, hỏi một đường đáp một ngả đâu đâu, nhiều khi còn hung hăng đánh nạt, làm nhiều chuyện quái gở không chịu nổi. Vì vậy tôi không tin Thiền tông mà chỉ ứng dụng tu theo Thiền Lục Diệu Pháp Môn, môn Thiền này gồm cả Nguyên thủy và Đại thừa do ngài Trí Khải Đại sư dạy.

Tôi thật tình ham tu Thiền mà tiến thì khôngtiến được vì không người chỉ bảo hướng dẫn, phải tự mò mẫm. Trong Lục Diệu Pháp Môn, đầu tiên là Sổ tức, kế đó là Tùy tức, rồi Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh. Sổ tức là đếm hơi thở, tôi làm tốt, qua Tùy tức là theo hơi thở vô ra tôi làm cũng được. Nhưng đến Chỉ, chỉ là dừng, trong đó dạy phải dừng ở trán hoặc ở đầu mũi, hoặc dừng chỗ quả tim nơi ngực, hoặc dừng ở rún. Khi tôi dùng pháp “Chỉ”, tôi dừng ở trán thì nhức đầu, tôi dừng ở ngực thì nghe nhói tim, tôi dừng ở rún thì buồn ngủ.

Dừngchỗ nào cũng không được, thành ra tới Chỉ thì tôi bế tắc không làm sao tu được. Thật là khổ! Tôi quyết tu, mà chặng một chặng hai tôi bước qua được nhưng đến chặng ba thì bị bế tắc. Không biết làm sao, tôi bèn chuyển qua Ngũ Đình Tâm Quán tức là năm pháp quán để dừng vọng tâm, gồm có: Quán bất tịnh, quán từ bi v.v... tôi sử dụng pháp quán thân bất tịnh, quán cho đến nó hoại ra. Sách dạy quán thân bất tịnh đến khi nào nhớ tới thân, mình cảm thấy rợn người, chịu không nổi muốn ụa mửa, là thành công quán bất tịnh. Nếu ngay đó mà tiếp tục quán nữa thì chịu không nổi, chán quá rồi có thể tự tử hoặc mượn người khác cắt cổ giùm, chớ không mang nổi cái thây ma này nữa.

Khi xưa có một lần đức Phật dạy một số Tỳ-kheo quán bất tịnh. Các ngài tu quán bất tịnh đến thuần thục, gớm thân chịu không nổi, nên mượn người khác làm ơn chặt đầu giùm, bao nhiêuy bát xin cúng dường lại. Ông đó giết giùm một lúc mấy mươi thầy Tỳ-kheo. Sau đó, đến ngày tụng giới, họp chúng lại, Phật thấy số thầy Tỳ-kheo sao thưa thớt, còn ít quá, mới hỏi lý do. Khi biết các thầy mượnngười ta chặt đầu giùm, Phật mới quở: Ta dạy các ông quán bất tịnh để trị bệnh tham dục, chớ không phải quán bất tịnh để mà tự tử, như vậy là sai rồi. Phật bảo sau khi quán bất tịnh thành tựu rồi, tức là nhớ tới thân mình thì gớm đến rởn óc, thì phải trở qua quán tịnh. Pháp quán tịnhdạy: Tưởng như mình xẻ da thịt ra một lằn thấy xương trắng (chớ không phải lấy dao xẻ) mình tưởng nó từ là xương trắng mờ mờ, rồi lần lần nó trắng ra cho đến chừng nào nó phát quang là thành tựu quán tịnh.

Sau khi quán bất tịnh rồi, tôi áp dụng pháp quán tịnh. Tôi tưởng xẻ da thịt ra, rồi tôi quán, sao đau đầu quá, chịu không nổi tôi ngừng. Kế tôi chẻ thêm chỗ khác và quán nữa, đầu tôi nóng và nhức, chịu không nổi. Tôi lại chẻ dưới ngực để quán, nhưng quán đến đâu thì đau đến đó, chịu không được, nên ngang đó tôi bị bế tắc. Bế tắc từ Lục Diệu Pháp Môn đến quán bất tịnh, tôi khi ấy cứ lòng vòng loanh quanh, không biết đường mà đi, tiến không được, thối cũng không xong. Đời tu của tôi cảm thấy gần như cùng đường rồi.

Tôi mới đọc qua “Tham Thiền Yếu Chỉ” của ngài Hư Vân, trong ấy có nói về Tu Thoại Đầu. Tôi liền áp dụng ngay quánthoại đầu, tôi dùng câu: “Trước khi cha mẹ chưa sanh mình là gì?” và quán mãi câu này. Ban đầu đề lên được, một hôm tôi đề, đề hoài nó không lên, tôi không biết làm sao, tiến tới cũng không được mà lui lại cũng không xong. Như vậy mới thấy đời tu mình không có thầy, không có người hướng dẫn thật là khổ vô cùng. Có thể nói gần như tôi bị tới chỗ bế tắc.

Tôi chỉ mong ước làm sao biết tu Thiền, pháp Thiền nào cũng được miễn là biết tu Thiền là được rồi. Nhưng tôi tu pháp Thiền nào cũngkhông xong, coi như đời tu của mình không có kết quả! Xoay qua trở lại từ pháp này sang pháp kia chạy vòng quanh mãi, nhưng tôi gan, nói tu là tu, tất cả ba tạng Kinh đều để trong tủ khoá lại không giở ra đọc cũng không coi một cái gì, chỉ còn một chuyện tu thôi, tôi cắm đầu miệt mài tu, mà sao cứ lúng túng loanh quanh mãi.

Buồn quá tôi lạy sám hối và khóc với Phật: “Kiếp trước không biết con bị nghiệp chướng gì mà sao tu hành không ra gì hết!” Mỗi khi buồn là tôi lạy Phật sám hối. Tôi sám hối đơn giản lắm không có bài bản gì. Tôi quì xuống lạy Phật: “Con bị nghiệp chướng sâu dày nên việc tu hành thối chuyển, xin Phật thương gia hộ cho con, có nghiệp chướng gì con xin sám hối.” Lạy Phật và khóc với Phật, trong bụng nghĩ sao tôi thật thà thưa như vậy. Vì thế mà Phật thương, bất thần một đêm tôi ngồi thiền bỗng dưng tự tôi sáng được lý Thiền.

Khi sáng được lý Thiền thì tất cả những câu trong kinh Kim Cang hay kinh Pháp Hoa hồi xưa học tôi bị bế tắc, bỗng dưng tôi hiểuhết, hiểu một cách dễ dàng như có ai dạy sẵn mình vậy. Tôi lấy làm lạ quá, tôi chưa tin tôi, tôi mới mở tạng Kinh ra đọc, đến những bộ nói về Thiền khi xưa tôi không hiểu, bây giờ đọc tới đâu tôi hiểu tới đó, hiểu một cách say sưa thích thú. Tôi mới thấy thật là chuyện bất ngờ cho nên tôi cười, cười tới ba bữa, cười hoài, cười một mình thôi.

Điều mình thật khổ công tìm, tìm không ra, bây giờ bất thần tìm thấy được quámừng nên đi đứng nằm ngồi gì tôi cũng cười, cười hoài đến ba hôm. Mở Tạng Kinh ra tôi đọc lại sử các Thiền sư tôi hiểu được ngay. Thế là Tam Bảo đã ưu đãi tôi quá rồi, nếu không thì tôi đã chết trong thất không làm được gì. Đây là một sự ưu đãi rất trọng hậu chưa bao giờ có ai được cơ hội tốt như tôi. Không thầy không bạn, mò mẫm không ra rồi ráng tu, tự nó sáng ra, hiểu được những điều mà trước kia tôi chưa từng hiểu.

Tôi thuộc người không kín đáo nên biết cái gì thì phải nói không có giấu giếm, việc này hay quá tại sao mình để nghi ngờ hoài cho uổng, mình phải nói ra cho mọi người cùng hiểu mới được. Lẽ ra tôi phải để năm năm mười năm để nuôi dưỡng thánh thai thì mới tới chỗ diệu dụng. Nhưng vì hiểu được, mừng quá nên tôi chuẩn bị mở cửa thất, rồi mở lớp dạy thiền...

Nói tóm lại đời tu của tôi gặp được nhiều ưuđãi: Ưu đãi số một là tôi vào chùa đúng chỗ, ưu đãi số hai là tôi muốn có Tạng Kinh liền đượïc Tạng Kinh, ưu đãi số ba là tôi muốn dạy Tăng Ni để đền ơn giáo dục của Thầy Tổ thì tôi được dạy. Đến cái ưu đãi thứ tư này tôi muốn tu thiền mà không có người chỉ dạy, chỉ biết mò mẫm một mình, bỗng dưng sáng đạo, như vậy nếu không phải Tam Bảo gia hộ ưu đãi tôi, thì là ai?

Từ khi tôi thấy được cái hay (ánh sáng đạo) tôi bắt đầu dịch những quyển Kinh và Sử, mà khi xưa tôi đọc tôi không hiểu gì. Dịch ra thì phải dạy, nếu chỉ đưa sách đã dịch ra cho người đọc, thì chắc không ai hiểu gì. Vì thế tôi mới tuyên bố chuẩn bị mở khoáthứ nhất dạy thiền. Tuy vậy tôi lại dè dặt, nghe người ta nói tu thiền điên, tôi chưa điên là may, nếu chỉ người khác tu mà điên thì làm sao? Tôi rất quí trọng mạng người, nếu việc làm nào của tôi không có lợi đượccho người thì thôi, chớ tôi không dám làm gì hại người, đó là câu thệ nguyện của tôi ngay lúc còn là cư sĩ chưa biết đạo.

Tôi tự phát nguyện như thế này: “Đời tôi nếu không có thể làm được một viên linh đơncứu tất cả mạng sống của người, thì ít ra cũng làm một viên thuốc bổ đểcho người bớt khổ.” Có lời nguyện như vậy, nên tôi không bao giờ nỡ để cho ai khổ vì tôi, cho nên khi thấy được cái hay tôi không thể nào giấu được, không thể im lặng được nên mới mở khoá dạy tu thiền. Để ngừa việc điên có thể xảy ra, trong khoá đầu tôi chỉ chọn mười người thôi.

Quaba năm thấy không có ai điên, nên khoá thứ hai tôi mở ra ba chỗ: Chân Không, Linh Quang (ở Cát Lở - Vũng Tàu), và Bát-nhã trên núi, dành cho bên Ni. Tôi dạy một lượt ba nơi, qua ba năm trả nợ xong thì tôi nghỉ. Dạy ba nơi, ít ra cũng được sáu mươi người hiểu, họ nói thay cho mình thì tôi nghỉ. Vì vậy tôi tuyên bố dạy hết khoá hai là tôi nghỉ. Nhưng không biết đây là họa hay là phước, khoá hai bắt đầu năm 1974, đến năm 1975 mới được nửa khóa thì bất an.

Mấy năm trước, khi tu trên núi thì có thí chủ lo, nay phải tự túc thì đất núi khô cằn, làm sao tự túc? Bây giờ phải làm sao? - À, phải xuống núi. Thầy trò mới dắt nhau xuống núi làm ruộng làm rẫy. Đa số trong chúng đây không biết làm đất, nên tôi phải đứng ra hướng dẫn làm ruộng làm rẫy cho có ăn. Vì hoàn cảnhđã lỡ bày ra tôi phải làm sao cho trọn vẹn đến nơi đến chốn, tôi phải ăn ở có thủy có chung cho tròn bản nguyện. Gặp việc khó khăn tôi không đành bỏ mặc, ai làm gì thì làm.

Lẽ ra tôi được nghỉ năm 1976, nhưng đến bây giờ là năm 1992, mười mấy năm qua rồi tôi vẫn cưu mang buông không được.Vì buông ra thì chắc rằng kẻ chạy ngược người chạy xuôi, kẻ đi Đông người đi Tây, không làm sao ngồi một chỗ để yên tu, cho nên tôi phải cưumang. Tăng thì ở Thường Chiếu, Ni thì vào Viên Chiếu, cuốc rẫy trồng khoai. Lần lượt ngày qua ngày, việc làm thấy như là thiệt thòi, nhưng nhờ cực khổ nên chư Tăng Ni lúc đó có kinh nghiệm, trong việc tu hành ítcó thối Bồ-đề tâm. Gần đây được nhàn hạ một chút, đa số người tu hơi lôi thôi, có điều gì buồn hay khó thì muốn khăn gói ra đi. Khi trước nhờcảnh khó nên ai nấy luyện được ý chí chịu cực chịu khổ, không có nản lòng, gặp cảnh khó không thối tâm, gặp điều gì buồn cũng cố gắng chết sống với con đường tu của mình.

Đến khi xuống núi, tức năm 1986, tôi thầm nghĩ dạy thêm một khoá độ năm mươi Tăng rồi nghỉ là đủ trả nợ rồi. Bên Ni thì dư số đó. Khi xưa chương trình tu là ba năm, bây giờ kéo dài từ 1986 đến nay (1992) là sáu năm, thời gian gấp đôi. Vì ở trên núi học nhiều hành nhiều mà lao động ít, còn về đây thì lao động nhiều mà học ít, hành ít nên thời gian phải gấp đôi. Như vậy tôi mơ ước bên Tăng đượcchừng năm mươi vị, còn bên Ni nhiều lắm là một trăm, mà nay bên Tăng đến một trăm và bên Ni đến ba, bốn trăm, tôi mong muốn một mà thành hai thành ba. Thế thì nếu không phải Tam Bảo gia hộ, làm sao tôi làm được việc này.

Như vậy những điều gì tôi mong muốn, Tam Bảo đều cho tôi mãn nguyện trội gấp mấy lần điều tôi ước muốn.

Ngoài ra trong đời tu, tôi còn những sở nguyện nhỏ nữa cũng được thành tựu. Như khi học kinh Phật và học Sử, tôithấy hiện tại ở bên Nam tông thì Phật giáo Tích Lan là ròng rặc nhất vàtiến bộ hơn các nước khác, ở bên Bắc tông thì Phật giáo Nhật Bản là thịnh hành và vững vàng hơn cả. Vì vậy tôi mơ ước có cơ hội được qua Ấn Độ chiêm bái những thánh tích của Phật, biết rõ nơi đức Phật sanh ra, thành đạo và nhập Niết-bàn, biết rõ không nghi để hướng dẫn Tăng Ni sau này.

Và tôi mơ ước được đi Tích Lan và Nhật Bản để học hỏi nhữngđiều hay của các nước đó. Thế là đến năm 1966, tôi được đi Ấn Độ hai mươi ngày, qua Tích Lan một tuần, rồi sau đó tôi qua Nhật Bản ở được haimươi ngày... thành thử những điều tôi ước muốn đều được toại nguyện. Nếu sau này tôi có đi viếng thêm nơi này nơi khác đó là quá ý muốn của tôi. Tôi luôn luôn được phước, muốn ít mà được nhiều. Bây giờ tôi chưa dám nghĩ sẽ đi đâu vì tôi chưa nguyện trước, đến lúc đó thì sẽ tùy duyên.

Hiện giờ quí vị có biết tôi muốn cái gì nữa hay không? Tôi không muốn gì hơn là làm Người Vô Sự. Vì thế tôi giao hếtmọi việc lại cho quí vị kể từ ngày mồng hai Tết về sau. Tôi làm người vô sự, đi đâu thì đi, ở đâu thì ở, ưng đi thì đi, ưng về thì về, không có hẹn trước ngày nào đi ngày nào về, đột ngột bất ngờ, cho có tự do mộtchút. Tỉ dụ như đi từ thất đến chánh điện, có người bưng cái khay đi trước, mình phải đi ngay thẳng đường lối, không dám đi quanh co, mất hếttự do.

Nếu có tự do, muốn đi thì đi, muốn ghé đâu thì ghé, mệt ngồi xuống lề nghỉ, khỏe đứng dậy đi. Đó là điều tôi mơ ước hiện giờ, mơước được làm người vô sự thảnh thơi, mà tôi chưa biết làm được bao lâu.Thật là Tam Bảo đã gia hộ tôi quá nhiều. Chính ngày xưa tôi không tin được giáo lý Đại thừa, nhưng bây giờ tôi lại tin sâu hơn ai hết, tôi tinmột cách chắc chắn rằng: Giáo lý Đại thừa là những hòn ngọc quí mà người ta không thấy được.

Tại sao tôi tin được giáo lý Đại thừa? Tại sao tôi tin được Thiền tông?

Sau khi nhận hiểu rồi, tôi mới cảm thông được chỗ đức Phật ngồi dưới cội bồ-đề. Trước kia Ngài đã từng đi học vớinhững tu sĩ nổi tiếng đương thời đã chứng đạo quả. Tuy nhiên, khi học Ngài thấy chỗ sở đắc của những vị đó chưa thỏa mãn sở nguyện của Ngài, tức là chưa có giải thoát sanh tử. Vì thế Ngài bỏ đi, cuối cùng Ngài ngồi tọa thiền dưới cội bồ-đề. Toạ thiền tức là lóng lặng nội tâm, nghĩalà tâm không còn xao động, không còn dấy niệm thì mới được định.

Từkhi Ngài tọa thiền được định rồi, bỗng dưng đêm mùng tám tháng chạp Ngài giác ngộ. Giác ngộ tức là thấy rõ được manh mối nào khiến con ngườiphải đi vào đường sanh tử, và làm cách gì cắt đứt được dòng sanh tử để giải thoát, gọi là giải thoát sanh tử. Thấy rõ ràng không còn nghi ngờ, và thấy luôn cả những gì gần xa nhỏ lớn Ngài đều thấy hết biết hết. Ngàituyên bố rằng: Ngài giác ngộ thành đạo là tự Ngài phát ra chớ không có ai dạy, cho nên Ngài nói Ngài học đạo không có thầy.

Nói học đạokhông thầy, thật khó hiểu quá, người ta học có thầy, tại sao Ngài học không thầy? Nhưng chính sự thật là Ngài học đạo không thầy, chỉ tâm Ngàian định rồi trí tuệ phát sáng. Từ chỗ đó tôi nhớ lại trong khi tôi đangloanh quanh lẩn quẩn không ai khai sáng giùm tôi, rồi tự tôi ráng ngồi thiền, tâm tôi được phần nào yên tĩnh, tự nó sáng ra. Như vậy tôi tu có thầy không? Cũng không có thầy.

Tôi mới thấy rõ chỗ đức Phật giác ngộ không thầy, mà mình bây giờ cũng tự sáng lên được. Vì thế tôi tin được Kinh điển Đại thừa, Kinh điển Đại thừa luôn luôn nói rằng: Tất cả chúng ta đều có tánh giác, tức là Phật tánh. Tánh giác đó đang bị vô minh che phủ, nếu màn vô minh thưa mỏng thì tánh giác hiện ra. Nếu khôngcó tánh giác thì làm sao ngộ? Nếu không có tánh giác thì làm sao bỗng dưng sáng được lẽ đó.

Trong nhà Thiền gọi đó là Vô sư trí, tức là trí không có thầy. Hiểu được Vô sư trí hay là Tánh giác rồi thì thấy tất cả Kinh điển Đại thừa đều chỉ cái đó, bao nhiêu Kinh điển Đại thừa cũng đều xoay quanh trọng tâm đó. Cho nên trong kinh thường nói: nhất thật tướng ấn, tức là chỉ có tâm thể chân thật là duy nhất, như trong kinh Pháp Hoa nói: Chỉ có một Phật thừa, nếu nói có hai có ba là không đúng. Thế nên nếu chúng ta nhận được lẽ đó rồi thì đọc bao nhiêu Kinh điển Đại thừa chúng ta đều thấy trùng hợp không sai khác. Rồi từ đó tôi mới tin sâu Kinh điển Đại thừa và tôi thấy thật là hay đáo để, tôi mới đem Kinh điển Đại thừa ra giảng dạy. Thật ra khi xưa tôi học tôi không tin, thì làm sao tôi hiểu, nếu hiểu được tức tôi đã tin rồi.

Như vậy kinh Đại thừa tôi không hiểu, thiền tôi cũng không biết nhưng tôi cố gắng tu cố gắng học, rồi tự nó sáng ra được, hiểu được kinh, biết được thiền, tất cả đều do tâm yên tịnh rồi nóphát ra. Nếu không có trí vô sư làm gì có được điều đó. Như vậy chúng ta mới hiểu được đức Phật ngồi yên tịnh, Ngài giác ngộ. Hiểu được điều đó rồi thì mọi việc chung quanh mình hiểu hết không còn nghi ngờ.

Giáo lý Đại thừa ngày xưa không hiểu mà ngàynay chúng tôi hiểu được, cũng không phải là do thầy dạy. Nếu thầy dạy thì khi xưa tôi hiểu tôi tin rồi, mà khi xưa tôi không tin, tức là thầy dạy cũng dạy văn tựï thôi, còn chỗ thật tôi cũng chưa nhận được. Sau nàyqua kinh nghiệm bản thân, qua cái thấy được, cái nhận được nơi mình, tôi mới tin được Kinh điển Đại thừa. Qua kinh nghiệm bản thân tôi mới tin đức Phật ngồi dưới cội bồ-đề thành Phật.

Tôi tin được điều đó thật là rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa. Cho nên sau này tôi giảng kinh tôi cười hoài vì tôi thấy hay quá, thật là thích thú. Khi xưa tôi có làm bài thơ “Người Mù”, (rất tiếc là tôi đã quên) tả hoàn cảnh người quờ quạng đụng tấm vách này, đụng tấm vách kia, u đầu xể trán mà không biết đường ra, vì không thấy đường. Khi mình thấy được rồi, thật là mừng, mới thấy Phật pháp thật là hay đáo để và chúng ta là đại phước đứcmới được ở trong nhà Phật pháp.

Những điều Phật nói là một lẽ thật, không có chỗ nào là không thật, nhưng vì mình không biết nên mới nghi ngờ. Thí dụ kinh nói: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, thì quí vị có nghi ngờ không? Mình thấy Phật tánh bao giờ đâu, nói mình có mà mình không thấy cũng như không có. Nhưng khi có tu rồi, chúng ta mới thấy rõ ràng mình có, cho nên mới phát ra, nếu không có làm sao phát ra?Thế rồi tôi tin lời Phật nói tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Tại sao tôi dám khẳng định như vậy? Vì đức Phật cũng là chúng sanh.

Khi xưa tôi học Kinh điển Đại thừa nói đức Phật mười chín tuổi xuất gia tôi chấp nhận. Kinh Nguyên thủy nói đức Phật hai mươi chín tuổi xuất gia tôi không đồng ý, vì sao? Vì Ngài ở trong cung lâu quá, hưởng dục lạc rất nhiều, thấy Ngài sao tầm thường quá mà đi xuất gia mau thành Phật, nên tôi không chấp nhận. Nhưng bây giờ tôi lại khen Ngài. Hai mươi chín tuổi xuất gia tức là hợp lý, Ngài có đến mấy người con.

Tại sao tôi khen Ngài? Vì Ngài là con người, khi còn ở trong cảnh thế gian Ngài cũng như mọi người thế gian không hơn không kém, Ngài cũng hưởng dục lạc, có nhiều vợ có nhiều con. Mới nhìn qua thấy Ngài sống hết sức là tầm thường. Nhưng chính từ cái tầm thường đó Ngài tu Ngài giác ngộ. Từ một con người rất là bình thườngnhư chúng ta, Ngài giác ngộ và thành Phật, cũng như mầm sen ở dưới bùn,trồi lên thành một đóa hoa nên luôn luôn để Ngài ngự trên tòa sen là hết sức hợp lý. Từ một con người như chúng ta, Ngài tu thành Phật thì chúng ta hiện giờ cũng là những con người tầm thường nếu chúng ta ráng tu như Ngài thì nhất định cũng thành. Nếu đức Phật từ trên trời rơi xuống, thanh tịnh sáng suốt hơn tất cả thiên hạ, thì chúng ta mới vô phần.

Đức Phật là con người ban đầu rất là bình thường, nhưng vì có Phật tánh, Ngài khéo dẹp trừ vô minh để Phật tánh sáng ra thì Ngài thành Phật. Chúng ta cũng có Phật tánh, tuy ở trong cảnh phàm tục, nhưng nếu biết tu thì chúng ta cũng giác ngộ, điều đó không nghi ngờ. Vì chúng ta có sẵn tánh giác nên khui trúng chỗ thì nó phát sáng ra. Nếu không có sẵn tánh giác, khui mấy cũng không sáng nổi. Vì có sẵn tánh giác, nên ai khéo tu thì cũng có thể giác ngộ được; nhìn lại Kinh điển Đại thừa, tôi thấy điều này rất là rõ ràng.

Tuy nhiên trong kinh A-hàm đức Phật nói rằngngài Đề-bà-đạt-đa không có một chút thiện cho nên nhất định phải đọa địa ngục. Rồi sau này tôi cũng đọc kinh A-hàm trong một bài đức Phật nóirằng: Đềø-bà-đạt-đa tuy bây giờ đọa địa ngục nhưng sau này sẽ hết nghiệp chướng, được tu, rồi cũng sẽ được chứng quả thành Phật. Thế nên chúng ta thấy một người làm tội lỗi tuy rằng hiện tại rất khổ, nhưng vì có sẵn hạt giống lành nên sau khi trả hết nghiệp, cũng có duyên trở lại tu, rồi sẽ thành Phật.

Vì vậy bây giờ tôi cởi mở hơn khi xưa nhiều. Khi xưa ai tu nửa chừng rồi ra đời, tôi ghét lắm vì không làm đếnnơi đến chốn uổng một đời tu. Nhưng bây giờ tôi lại cảm thông, vì khi ra đời trả hết nghiệp, họ trở lại tu nữa, rồi có ngày cũng thành Phật, tuy hơi muộn hơi lâu một chút. Chỉ cần cho họ tu, họ cần xuất gia thọ giới thì cho xuất gia thọ giới. Nếu bị trần duyên trói buộc thì họ trở lại đời. Nếu giẫy giụa thoát khỏi thì họ trở lại tu. Hột giống gieo rồi thì không có mất, Phật dạy rất rõ như vậy.

Qua những điều tôi vừa kể, quí vị thấy nhữngước nguyện của tôi đều thành tựu mà thành gấp bội phần. Như vậy Tam Bảođã gia hộ và ưu đãi tôi tối đa. Tôi tin sâu rằng Tam Bảo không bao giờ bỏ những người quyết chí tu hành. Tôi thường nói với chư Tăng: Chỉ sợ không tu chớ đừng lo Tam Bảo không gia hộ mình. Trong kinh thường nói: Chúng sanh bỏ Phật, chớ Phật không bỏ chúng sanh. Vì chúng ta không chịutu nên bỏ Phật, chớ Phật không lúc nào bỏ chúng ta. Chúng ta tin sâu Tam Bảo, rồi tất cả Phật sự sẽ được viên mãn. Những người không có lòng tin mới bị Tam Bảo bỏ rơi. Chữ “tin” ở đây là do mình nhận chân được lẽ thật rồi mình tin, chớ không phải tin bằng cách cúng lạy rồi Tam Bảo giahộ. Chúng ta có nhiệt tình đối với đạo, chúng ta có nhiệt tình trên đường tu hành thì chúng ta sẽ được Tam Bảo gia hộ chớ không có bỏ sót.

Đến những cái khó của tôi trong khi làm Phật sự.

Khóa thứ nhất ở Chân Không chúng tôi có đượcmười Tăng sinh, con số khiêm nhường như vậy tưởng đâu dạy trọn ba năm ít ra cũng được đủ mười người. Không ngờ dạy mới có ba tháng thì có ba vị: Thiện Ấn, Thiện Năng và Thông Lạc rủ nhau ra đi. Rồi đến Đắc Huyền cũng bắt chước chạy theo. Khóa học mười người mới có ba tháng mà rút đi hết bốn người, nếu không có can đảm thì cũng mất tinh thần nhiều lắm. Tuy nhiên tôi đã học được ở Hòa thượng Viện trưởng Thầy tôi, Ngài nói: Tôi dạy lớp học ba mươi, bốn mươi người, dù lớp học còn một, hai người, tôi cũng dạy.

Theo gương đó, tôi nói còn mấy chú tôi dạy mấy chú, nhất định mãn ba năm mới thôi. Kế một, hai tuần sau Đắc Huyền trở về sám hối, đến Thiện Năng vài ba tháng sau cũng về sám hối. Bốn người ra đi thì hai người trở về, còn hai người thì đi luôn, một người về Trảng Bàng tu, một người thì ra đời có hai, ba đứa con. Quí vị thấy làm Phật sự đâu phải lúc nào cũng đều như nguyện, có những trục trặc mà mìnhphải lập chí, phải cương quyết làm đến nơi cho tròn.

Khóa học thứ hai thì có những khó khăn ở nộibộ. Cuộc sống đang lỉnh kỉnh bất ổn, Tăng Ni sinh phải lo tự túc thì Định Huệ bất thần kiếm chuyện rút lui làm rộn cho tôi. Đến chuyến chót này, năm ngoái đây Như Thủy làm rối ren một lúc. Như vậy cái gì thành công đâu phải có một chiều, có những trục trặc bên trong chớ không phải lúc nào cũng xuôi thuận. Đó là ba chặng khó trong nội bộ mà tôi phải trải qua.

Song chủ trương của tôi là định làm việc gì thì phải làm đến nơi đến chốn, khi nào xong mới thôi. Gặp khó khăn tôi lại cương quyết phải duy trì, tôi phải trải thân ra lo. Khi nào thấy dễ tôi mới buông, buông mà vẫn tu được, tôi không ngại, tôi dám buông. Vì vậy mà qua những cái khó.

Còn có cái khó của ngoại cảnh. Thiền viện ở trên núi nhờ quí Phật tử ủng hộ nên Tăng sinh làm công tác mỗi ngày hai tiếng đồng hồ tượng trưng thôi cho có sức khỏe, chớ không đặt thành vấn đề tự túc. Trong bản Thanh qui ban đầu, tôi nói chủ trương của chúng tôi là nhờ Phật tử giúp đỡ để cho Tăng Ni tu hành chớ không có làm kinh tế tự túc. Nhưng rồi hoàn cảnh đổi thay, tức nhiên Thanh qui cũng phải đổi thay. Tăng Ni không thể trông cậy vào Phật tử nữa, mà phải chuyển qua tự túc, đó là vấn đề cay đắng chớ không phải đơn giản.

Làm sao nuôi dưỡng được tinh thần hăng hái tu, hăng hái lao động của Tăng Ni? Cho nên lúc đó tôi mới cho họ dùng những bài ca bài hát ở ngoài đồngđể họ đỡ buồn, nếu bắt làm việc cực quá chai tay rồi ai cũng chán. Vì vậy có nhiều người nói tôi sao dễ quá, Thiền viện gì mà ca hát om sòm. Nếu bắt Tăng Ni đi cuốc cả ngày mà không cho vui một chút thì làm sao làm nổi, nhưng ca hát những bài đạo lý chớ không phải nói việc tầm thường thế gian. Bây giờ thì tôi cấm ca hát, vì hiện nay phương tiện sống cũng tương đối đủ, Tăng Ni làm cũng vừa phải, không có cực lắm thì đâu cần vui, vừa làm vừa tu trong yên lặng, đâu cần gì phải ca hát.

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nóigì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết. Điều quan trọng của người tu không phải ở chỗ khôn lanh xảo trá, mà ở chỗ chân thật biết tu.Chúng ta khôn trong đạo đức chớ không nên khôn trong mưu mẹo thế gian.

Thếnên tôi mong rằng tất cả quí vị cố gắng tập làm sao giữ được tư cách một người tu là một người chân thật. Trong kinh Duy-ma-cật có câu: “trựctâm thị đạo tràng” nghĩa là tâm ngay thẳng là đạo tràng. Đừng nghĩ rằngmình phải dùng nhiều xảo thuật để có phương tiện, có tiền, hay để thu hút nhân tâm, chỉ cần mình chân thành đối với tất cả Tăng Ni và Phật tử. Tôi thường nói với lòng chân thành: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nhưngai đòi thì tôi trả, ai chưa đòi thì tôi hẹn.” Bởi sức mình hữu hạn, trảnợ một lượt không kham, ai đòi sớm thì trả sớm, ai chưa đòi thì để dành đó sẽ trả sau. Tôi thấy tôi là kẻ nợ, chớ không phải là người ban ơn ban phúc cho ai hết.

Mắc nợ, bổn phận tôi phải trả, tôi khôngnghĩ tôi ban ơn cho người này, giúp đỡ người kia rồi bắt họ nhớ ơn tôi. Tôi nói như vậy với tất cả lòng chân thành của tôi. Và nhân lòng chân thành đó Tăng Ni cảm thông và thương mến tôi, chớ tôi không có xảo thuật riêng để thu hút người. Ai tới cũng vậy, đạo lý thế nào tôi nói thế ấy, không có ý riêng tư hoặc dỗ dành riêng ai.

Thành thật mà nói, tôi là một người khó. Vì sao? Vì tôi đặt trách nhiệm cho tôi quá nặng. Tôi làm hàng rào phía sau Thiền viện, có nhiều vị mỉa mai nói: tôi giữ mấy ông thầy còn hơn là giữcon gái nữa. Tôi đặt trạm phía trước tại nhà khách, có thầy Tri khách trông coi, nếu có ai đi ra thì báo cáo. Ở phía sau có cửa hậu để ra ruộng, cửa có chìa khóa do Trụ trì hay Tri sự giữ không cho lơi lỏng. Chung quanh chùa một bên có rào, một bên có các bà xuất gia lớn tuổi, nếu có ai trong Thiền viện đi lông bông bị các bà báo cáo. Như vậy tôi bố trí đâu đó nghiêm mật, nếu có điều gì tôi liền biết không giấu giếm tôi được.

Tại sao tôi phải khó? Tại vì tôi ở nhiều chùa, nhiều trường Phật học, tôi thấy, tôi biết. Có nhiều người phát tâmtu rất tốt, nhưng khi vào chùa gặp hoàn cảnh không thuận lợi, họ nhiễm lần lần rồi trở thành xấu! Lỗi đó tại ai? Có phải tại người hướng dẫn không khéo bảo hộ để cho họ phải thối tâm? Vì vậy tôi đặt trách nhiệäm là tôi phải bảo hộ, nếu ai còn ở với tôi ngày nào là tôi phải bảo hộ họ ngày ấy. Dù tu không được giải thoát ngay trong hiện tại, ít ra họ cũng là một vị Tăng thanh tịnh có đức hạnh, đó là bổn phận của tôi. Khi nào họ ra ngoài tầm tay tôi thì tôi hết bổn phận. Thành ra có nhiều vị ở đâycũng hơi buồn, sao mà đi đâu cũng bị rầy hoài! Cái khó của tôi là do trách nhiệm, do bổn phận của tôi phải làm như vậy. Nếu quí vị ra khỏi đây rồi thôi, làm gì thì làm tôi không có nói gì hết, vì nó quá tầm tay của tôi.

Chư Tăng ở đây giả sử như tu không có tiến một trăm phần trăm như ý mình muốn, chỉ được chừng hai mươi, ba mươi phần trăm thôi, tôi cũng bảo đảm rằng mấy chú cũng sẽ là Tăng sĩ tốt xứng đáng. Nếu các chú bỏ đây ra đi thì có thể tưởng tượng rằng mình sẽ được một trăm phần trăm, nhưng thật ra tôi chưa dám tin điều đó, có thể được mà cũng có thể sẩy chân bất cứ lúc nào, vì bên ngoài trơn trợt lắm,có đủ điều kiện để cho mình sẩy chân.

Vì thế ở đây có ai xin đi, nếu tôi khuyên đừng đi thì ngại người khác hiểu lầm rằng tôi lợi dụng giữ chúng cho đông để Phật tử cúng dường nhiều, nên ai xin đi thì tôi sẵn sàng cho, nhưng đến thì khó.Vì sao tôi lại đặt như vậy? Vì tôi cảm thông với đức Phật. Khi Phật nói kinh Pháp Hoa, rồi có năm trăm vị Tỳ-kheo thối tịch, Phật bảo: Thôi hột lép gió bay, còn lại hột chắc. Có chỗ khác Phật nói: ‘‘Thà một ngày hoàn tục cả năm trăm vị Tăng, còn hơn là ở trong đạo mà phá giới.” Như vậy Phật chấp nhận cho ra đời chớ khôngmuốn mình ở trong đạo mà hư hỏng.

Cũng thế những vị đến với tôithì rất khó, phải có điều kiện tôi mới nhận, nhưng khi không muốn ở thìtôi sẵn sàng cho đi chớ không có năn nỉ. Có nhiều chú từ bi hơn tôi, thấy huynh đệ muốn đi thì theo khuyên lơn, còn tôi thì gật đầu cho đi. Như vậy người lớn từ bi hơn hay người nhỏ từ bi hơn? Mới nhìn hình như người nhỏ từ bi hơn vì năn nỉ khuyên lơn đừng đi. Còn tôi khi thấy một người không muốn ở, mình cố khuyên, họ có ở lại cũng không được vui, nếuhọ làm điều gì sai mình rầy, họ nói:

“tôi không muốn ở, tại quí vị xúi giục hay bắt buộc tôi ở”, cho nên mình rầy không được. Còn người phát nguyện ở để tu thì mình có bổn phận bảo vệ họ kỳ cùng đến nơi đến chốn.

Như vậy quí vị mới thấy người lớn là người mang một trọng trách nặng nề đối với người nhỏ, trọng trách đó mình tự thấy tự đặt ra chớ không có ai bắt buộc. Tự tôi thấy mình đã tu thì mìnhphải lo cho những người tu, mình đã biết thì phải giúp cho những người chưa biết, mình thấy cái hay thì nói cho người ta cùng thấy. Như vậy trên đường đạo chúng ta cùng dìu dắt nhau, chớ không thể âm thầm hưởng cái vui riêng mà không chia sớt cho người. Lập trường của tôi là rõ ràngnhư vậy, nghĩa là muốn làm sao cho tất cả đều được an ổn vui tươi.

Đức Phật là bậc Đạo sư tức là người thầy dẫnđường, biết đường và đi trước, chớ không bao giờ thầy dẫn đường lại đi sau. Bây giờ quí vị cảm thông cho tôi, khi còn ở trên Chân Không, tôi hứa dạy xong khóa thứ nhì từ năm 1974 đến năm 1976, thì tôi sẽ nghỉ để chuyên tu, vì tôi thấy nhưng tôi chưa hành đến nơi đến chốn. Tôi định nghỉ để tôi hành. Nhưng duyên không cho phép tôi nghỉ, nên tôi tiếp tục dạy cho đến ngày nay, thì trên đầu tôi không còn sợi tóc đen nào, lại thêm bệnh hoạn.

Như vậy ngang đây tôi nghỉ có vừa chưa? - Vừa quá rồi! Tôi nghỉ không phải để nhàn hạ thảnh thơi, mà chính là để làm việc khác. Tôi nghỉ việc giảng dạy giáo hóa Tăng Ni bằng ngôn ngữ văn tự, nhưng tôi phải làm những việc bằng hành động và tư cách. Những ngày nghỉ của tôi là những ngày chuyên tu, tôi phải cắm đầu làm việc đó để ítra khi nhắm mắt tôi được tự chủ năm bảy mươi phần trăm, nếu chưa được hoàn toàn. Tôi không thể chỉ nói cho hay rồi tự mãn, mà phải làm cho được những gì tôi nói.

Đó là trách nhiệm của người dẫn đường, dẫn đường là phải đi trước. Tôi khuyên quí vị tu mà tôi không tu thì làmsao? Những gì tôi thấy tôi đã nói hết để quí vị ứng dụng tu. Bây giờ tôi phải thực hành được, để thấy rằng những điều tôi nói là lẽ thật, nếuquí vị ứng dụng như vậy thì sẽ có lợi ích lớn. Đây là điều thiết yếu chúng tôi cần phải nêu lên cho quí vị thấy rõ.

Trên đường tu thời gian rất là quí báu, nếu tôi còn sống thêm năm bảy năm nữa, thời gian đó tôi ứng dụng thực hành. Khi chưa thấy đường thì công phu mình đi cứ loanh quanh lẩn quẩn vì không biết đâu là mục đích. Nếu thấy đường rồi thì công phu của mình dù không tới đích ít ra cũng tiến được khá dài. Thế nên khi tôi buông mọi việc coi như tôi thảnh thơi, nhưng thật ra muốn làm người vô sự không phải là dễ, làm người đa sự thấy khó mà dễ, làm người vô sự mới thật là khó.

Vì vậy tôi mong rằng thời gian tôi làm người vô sự, quí vị đừng mang những điều đa sự đến thưa kiện khiếu nại hay than van: Từ ngàyThầy đi, Thiền viện chúng con bơ vơ đói thiếu v.v... Quí vị phải gan dạchịu đựng để cho tôi được vô sự, thì có lợi cho tôi mà cũng có lợi cho quí vị, đừng níu kéo làm mất thì giờ của tôi vô ích. Tôi buông là buông dứt khoát chớ không có buông nửa chừng, níu kéo tôi chỉ thêm nhọc nhằn thôi, không có lợi gì cho cả hai bên. Đó là ý tôi muốn nhắc nhở trong đêm hôm nay.

Đây là buổi Tất niên chót tôi dự tại Thiền viện Thường Chiếu. Từ đây về sau tôi không có dự nữa, dù có mặt ở đây tôi cũng im lặng, vô sự mà! Tôi chỉ mong sao thời gian làm người vô sự của tôi kéo dài một chút để tôi đủ thời giờ làm được kha khá. Trước khi im lặng, tôi mong rằng tất cả quí vị biết rõ ý và việc làm của tôi từ thủy chí chung như thế nào, quí vị rút kinh nghiệm và cảm thông để cho tôi được yên mà làm một việc rất cầøn thiết cho đời tu của tôi.

Khi trao gánh nặng lại cho quí vị lãnh đạo các Thiền viện, điều mong mỏi duy nhất của tôi là tất cả chúng ta đều thành thật lo cho Phật pháp, và chân thành thương những người sau chúng ta, đặt mình là kẻ có trách nhiệm có bổn phận chớ không phải mình là người ban ơn ban phúc. Nếu có ai không nghĩ nhớ tới mình thì thôi, biết ơn hay không cũng được. Họ đi ngang mình không chào cũng thôi, không nênbắt lỗi làm chi, cứ làm hết bổn phận mình là vui.

Vì là người mang nợ, mình trả được nợ là khoẻ thôi, trả xong nợ là yên lòng mình. Mong rằng quí vị hiểu chủ trương này của tôi, và phải nhớ rõ khi làm Phật sự gặp lúc khó khăn chính là lúc mình phải giữ vững trách nhiệm. Khi nào dễ, có người thay mình được khi ấy mới buông. Đừng thấy khó rồi quăng đi, đó là người vô trách nhiệm. Hãy chân thành lo cho đạo, quyết chí tu thì khó cũng thành dễ, phải có thiện tâm thiện chí tối đa thì mọiviệc đều tốt đẹp.

Những điều hay dở trong cuộc sống của tôi, tôi đã kể ra cho quí vị nghe, mong rằng tất cả hãy cố gắng thực hiện được những điều hay và lợi ích với tinh thần trách nhiệm và lòng chân thành lo cho đạo pháp.

HÒN NGỌC QUÍ TRONG NÚI LỬA
TẾT NHÂM THÂN (1992)
(Tăng Ni)

Ngày đầu Xuân tất cả Tăng Ni và Phật tử về đây để chúc mừng năm mới, nhân đây chúng tôi nhắc nhở đôi lời để quí vị có đủ tư lương tiến tu trên đường giải thoát.

Đầu Xuân trong đạo cũng như ngoài đời,chúng ta đều đến chúc mừng những vị lớn tuổi được thêm một tuổi thọ. Quí vị đến mừng tuổi, song tôi lại có cái buồn, mừng thêm một tuổi, nhưng buồn giảm mạng sống hết một năm. Mỗi năm tuổi thọ tăng thêm, nhưngmạng sống chúng ta lại giảm, cứ như thế mà giảm dần cho đến một ngày nào hết chúc thọ nữa, thì chừng đó tới ngày húy kỵ, nhắc đến ngày ấy là sợ, là buồn. Như thế tất cả người đi trước, người theo sau, và những người sau này ai ai cũng đều lũ lượt đi trên con đường mỗi ngày mỗi giảmmạng sống. Vì thế người học đạo phải nhận thức đúng ý nghĩa thời gian, thì chúng ta sống mới có giá trị.

Ý nghĩa thời gian là thế nào?

Thời gian trôi qua không dừng một chỗ.Thời gian trôi, vô thường đuổi gấp, vô thường tức là hoại diệt. Vì vậy mỗi một năm qua vô thường hoại diệt đang hoành hành tàn phá thân chúng ta làm cho thân phải mòn mỏi hư hao rồi hủy diệt. Chính vì thế đức Phật dùng chữ “Con Quỉ Vô Thường”. Vô thường là con quỉ, nó phá hoại, không để chúng ta được an ổn. Song thời gian cũng rất quí giá, nó cho chúng talàm được những việc lợi ích cho mình và cho người.
Tóm lại khi nói tới thời gian, chúng ta phải nhớ hai đặc điểm:

-Đặc điểm thứ nhất:

Thời gian qua rồi không trở lại. Thế nên ngày nào còn được khỏe mạnh, ngày nào còn khả năng làm được nhiều điều lợi ích, thì chúng ta phải tận dụng hết khả năng của mình, đừng để thời gian trôi qua rồi tìm lại không được; cũng đừng để chúng ta trở thành một con người vô ích tuy có mặt trong xã hội mà chỉ là một vật thừa, thật uổng cho thời gian quí báu của một đời người.

-Đặc điểm thứ hai:

Thời gian là những nhát búa, là những ngọn lửa thiêu đốt, phá hoại thân thể chúng ta. Nó thật là đáng sợ, không cho chúng ta an ổn. Chúng ta phải ráng làm sao đừng để thời gian chi phối đời chúng ta, rồi chúng ta trở thành cát bụi vô ích. Nhất là tuổi già từ năm mươi sáu mươi về sau, chúng ta cảm thấy đã yếu mòn đi rất nhiều, nên mỗi ngày qua là mỗi ngày khổ thôi, chớ có vui gì!

Biết rõ được ý nghĩa thời gian chúng ta phải làm sao? Chẳng lẽ để thời gian thiêu đốt mình đến bại hoại khôngcòn gì nữa. Nếu chỉ biết thân bị vô thường thiêu đốt là chủ yếu, là thật thì rất uổng cho một đời. Có mặt rồi trở về không, thật là giá trị không ra gì. Vì vậy người tu khi biết thời gian làm tiêu mòn con người, chúng ta phải làm sao tìm ra trong cái tiêu mòn đó một cái gì mãi mãi không tiêu mòn.

Dù thời gian có hủy hoại thân này, chúng ta cũngcảm thấy không buồn, không sợ. Vì sao? Vì trong cái bại hoại, có cái không bại hoại, trong cái tiêu tan mất mát có cái không tiêu tan mất mát. Nói một cách khác là còn có cái trường cửu, bất sanh bất diệt. Đượcvậy đối với thời gian chúng ta không còn sợ nữa. Con quỉ vô thường chỉ có thể phá hoại được thân xác giả tạm thôi, chớ không thể nào sờ mó đến cái chân thật của chúng ta. Người biết tu là tìm tới cái chân thật đó, rồi mới thấy cuộc đời mấy mươi năm chỉ là tạm bợ giả dối. Thấy được cái thật rồi, chúng ta không còn lo âu sợ hãi trước những biến hoại của luậtvô thường.

Một Thiền sư Việt Nam đời Lý, ngài Ngộ Ấn có diễn tả điều đó qua hai câu thơ:
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.
Dịch:
Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy
Lò lửa hoa sen nở thật xinh.

Hòn ngọc trên ngọn núi cháy sắc vẫn tươi nhuần. Đóa hoa sen nở trong lò lửa vẫn thắm tươi.
Qua hai câu thơ, Ngài muốn diễn tả điều gì?

Hình ảnh thứ nhất: Trong cái vô thườnghoại diệt, có cái chưa từng bị hoại diệt, giống như hòn ngọc quí trong ngọn núi cháy hừng hực mà vẫn tươi nhuần. Lửa cháy trên ngọn núi là dụ cho lửa vô thường thiêu đốt ngọn núi ngũ uẩn. Trên thân ngũ uẩn bị vô thường thiêu đốt, chúng ta có một hòn ngọc quí đẹp đẽ không đổi thay màusắc. Chúng ta không mắc kẹt trong ngọn núi ngũ uẩn và không chịu thua ngọn lửa vô thường là vì chúng ta có được hòn ngọc quí.

Hình ảnh thứ hai: Trong lò lửa cháy rực, cómột đóa hoa sen mọc lên, nở tròn, sắc hương thanh khiết. Trong lò lửa làm gì có hoa sen mọc? Đây để diễn tả: Chính trong thân bị lửa vô thườngthiêu đốt từng giây từng phút, lại có cái chân thường nằm sẵn trong đó,không bị tất cả cái vô thường động đến được. Một đóa sen nở trong lò lửa là chuyện phi thường mà thế gian không bao giờ tưởng tượng được. Thếnhưng tất cả chúng ta ai ai cũng có đóa hoa sen đó. Biết sống với nó, thì chúng ta hết sợ lò lửa vô thường. Cũng như khi nắm được hòn ngọc quítrong núi cháy rực, thì chúng ta hết sợ ngọn lửa cháy rực đó, chúng ta vẫn tươi cười vì nó không làm gì được hòn ngọc quí của chúng ta.

Điều chúng tôi muốn nói với tất cả quívị: Tuy thời gian là vô thường, biến đổi, thân này cũng bại hoại theo cái vô thường biến đổi của thời gian, nhưng trong thân bại hoại này vẫn còn có cái không bại hoại, trong thân vô thường này vẫn còn có cái Chân Thường Vĩnh Cửu. Cho nên chúng ta phải khéo, phải sáng suốt tìm cho ra, thấy cho được cái chân thường vĩnh cửu ấy. Được vậy chúng ta mới an nhiên tự tại, mới hằng được vui tươi không bao giờ có những niệm buồn khổ khi thấy thân bệnh hoạn, chết chóc. Chúng ta vẫn cười mãi, vì tất cảvô thường là trò ảo mộng, không đáng để chúng ta bận tâm.

Chúng ta còn có cái chân thật đang hiện hữu và mãi mãi hiện hữu, đó mới thật là Mùa Xuân Miên Viễn. Ngày nào cũng là xuân, tám mươi tuổi cũng thấy xuân, ngày mai thân hoại cũng vẫn thấy xuân. Nếu chỉ biết xuân là lúc hoa nở, khí trời ấm áp, gió phương đông thổi về, mọi người vui vẻ, thì khi hết xuân, qua hạ nóng bức, đến đông lạnh lẽo, chúng ta sẽ buồn khổ chớ không an ổn. Nếu tìm được cái chân thật, không đổi dời, thì chúng ta không bao giờ còn có gì đáng buồn đáng sợ trên cuộc đời này nữa.

Tuy chưa hoàn toàn sống được mùa xuân ấy, nhưng tôi tự hứa: Tôi sẽ là người sống được mùa xuân miên viễn đó. Tôi hy vọng rằng ngày mai thân tôi có hoại đi tôi vẫn cười, vì tôi còn có mùa xuân mãi mãi không hoại. Nếu không thì khi thân hoại chúng ta sẽ khổ đau, vì không biết chúng ta sẽ mang thân nào khác! Nếu biết thân nàychỉ là giả tướng tạm bợ hợp rồi tan, còn cái chân thật kia chưa bao giờhợp cũng chưa bao giờ tan, thì chúng ta sẽ yên lòng sống trong mọi hoàncảnh, yên lòng trong tất cả thời gian tuổi thọ ngắn dài của chúng ta.

Được diễm phúc bước vào con đường đạo,chúng ta phải đi tìm mùa xuân miên viễn ấy, chớ không phải vào đạo để được những tạm bợ thế gian. Nào là chùa to, Phật lớn, chúng đông, tất cảđều bị lửa vô thường đốt hết. Chỉ có một cái không bị đốt đó là cái chân thật của mình. Sự thành công của người tu không phải là cất được một trăm ngôi chùa, không phải là giáo hóa mấy ngàn đệ tử, mà sự thành công của chúng ta là tìm được mùa xuân miên viễn. Đời người tu chúng ta là một đời tự tại, an vui trong cái khổ đau vô thường. Được như thế mới gọi là phi thường, mới gọi là giải thoát.
Chúng ta giải thoát cái gì?

Giải thoát được vô thường sanh tử. Nếukhông được cái chân thường vĩnh cửu thì chúng ta không bao giờ được giải thoát. Vì hiểu được điều này nên tôi mong rằng: Tăng Ni và Phật tử,quí vị ráng nhìn cho kỹ, thấy cho sâu chỗ chân thật này mà tôi đã qua bao nhiêu năm cố gắng chỉ cho quí vị. Thật ra tôi đã đem hết tâm can để nói lên lẽ thật đó. Quí vị chịu khó đọc tới đọc lui, nghe đi nghe lại những lời nhắc nhở của chúng tôi, thì quí vị thấy được cái miên viễn đó,và sẽ được tự tại trong cuộc đời vô thường biến hoại này.

Bằng không thì quí vị tu chỉ được cái nhân lành rồi cũng bị vô thường, nhưng vô thường trong cái tốt một chút vậy thôi. Thí dụ như một khúc gỗ mục mỗi ngày qua mỗi rã nát và một cái nhà sang trọng mỗi ngày qua mỗi cũ dần. Hai cái đó tuy giá trị khác nhau nhưng rốt cuộc rồi cũng đi tới bạihoại, chỉ có hoại trước, hoại sau mà thôi. Cái nhà đẹp rồi cũng bị cũ hư từ từ, chớ không phải là cái đẹp miên viễn. Thế nên chúng ta làm sao đừng kẹt trong cái vô thường, dù nó đẹp đến đâu, chúng ta cũng không thích, không vui. Chúng ta chỉ vui thật sự khi thoát khỏi luật vô thường.

Song tâm con người lại thích cái vô thường đẹp. Cho nên năm cũ gần tàn lại mong năm mới, rồi năm này hơi chán lại mong năm tới, chỉ mong cái mới tốt hơn cái cũ, mà không ngờ mong mãi rồi đến cái bại hoại. Vì thế người học đạo phải sáng suốt, không mong năm mới tốt hơn năm cũ mà chỉ mong thoát khỏi vô thường. Chính khi đó thì tất cả ngày, tháng, năm đều là một mùa xuân. Bằng khôngthì thiếu gì người ngày xuân vẫn khóc, đâu phải ngày xuân là đẹp là vuihết đâu. Thiếu gì người ngay mùa đông ảm đạm mà vẫn cười. Đây không phải là luật chung mà là việc riêng của mỗi người chúng ta. Nhưng dù khóc dù cười ở mùa xuân hay mùa đông cũng đều không có giá trị gì. Ở tấtcả mùa chúng ta vẫn cười luôn, đó mới là chân giá trị.

Chúng ta cố gắng làm sao, trong một kiếp này, đào cho được hòn ngọc quí đang chôn sâu dưới lòng đất vô minh.Bới nó lên, nắm nó trong tay rồi chúng ta mới vui cười. Có người hỏi: “Không biết Bồ-tát Địa Tạng cầm hòn ngọc trong tay để làm chi?” Tu thànhBồ-tát rồi, phải xả hết, chớ còn cầm hòn ngọc để làm gì? Nhưng đó là một ý nghĩa hết sức thâm trầm. Địa là đất, Tạng là chôn giấu. Hòn ngọc quí đó đang chôn giấu ở dưới đất vô minh phiền não. Chúng ta chịu khó bươi móc những vô minh phiền não ra rồi chúng ta sẽ có hòn ngọc quí, giống như ngài Địa Tạng đang nắm nó ở trong tay vậy.

Là người học đạo chúng ta không nên buồn, không nên lo thân này già chết, chúng ta chỉ buồn lo: Tại sao chúng ta cứ dung dưỡng vô minh? Tại sao chúng ta cứ chứa chấp phiền não?Vô minh phiền não còn dầy thì không bao giờ chúng ta thấy được hòn ngọcquí. Thế nên chúng ta phải phá dẹp vô minh để cho hòn ngọc quí hiện tiền, như vậy mới là một đời tu xứng đáng. Không làm được việc đó thì đừng mong chúng ta được an vui.

Bao nhiêu năm rồi chúng tôi giảng đônggiảng tây, giải Kinh giải Luận chỉ cốt làm sao cho quí vị nhận ra mình có hòn ngọc quí. Ngang đây khi tôi nghỉ giảng dạy rồi, quí vị ráng dùng cây kiếm trí tuệ bươi xới miếng đất phiền não vô minh cho nó nát ra để lấy cho được hòn ngọc quí, đây là thời gian quí vị phải làm. Khi trước quí vị chưa tin mình có hòn ngọc quí nên tôi cố gắng nói cho quí vị tin.Ngày nay quí vị tin rồi, không phải ngang đây là đủ mà quí vị phải ra công đào xới mảnh đất vô minh cho tan nát để thấy hòn ngọc quí của mình.Như vậy mới khỏi uổng công chúng tôi giảng dạy bao nhiêu năm. Nếu quí vị cứ hài lòng biết mình có hòn ngọc quí rồi lo gì, cứ để đó, đi lo chuyện phải quấy hơn thua, thì hòn ngọc cứ bị chôn vùi, tuy quí vị có nómà không sử dụng được, rồi vẫn chịu khổ đau mãi.

Nỗ lực dẹp hết những chướng ngại để thấy được hòn ngọc là quí vị thành công trên đường tu. Khi ấy quanh năm suốt tháng đều là mùa xuân, tất cả đều là mùa xuân, mùa xuân chân thật. Không còn nữa mùa xuân tạm bợ, xuân trong cái bị thiêu đốt cháy mòn cho đến ngày bại hoại. Chỉ một mùa xuân miên viễn bất sanh bất diệt, xuân đólà thoát khỏi vô thường, xuân đó là vô minh phiền não không còn có mặt nữa.

Mong rằng sang năm mới qua lời nhắc nhở của chúng tôi, tất cả Tăng Ni và Phật tử cố gắng thực hiện sống được mùaxuân miên viễn. Tất cả chúng ta sẽ cười mãi, đến phút tắt thở vẫn còn cười. Đó mới thật là người nhận được hòn ngọc quí nơi mình, đó mới thật là người tu đạo giải thoát.

XUÂN NHÂM THÂN NÓI CHUYỆN CON KHỈ

CHÚC TẾT PHẬT TỬ (1992)

Ngày Xuân năm nay có hai ý nghĩa, ý nghĩa thứ nhấtlà chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành, ý nghĩa thứ hai là một ngày Xuân chúng tôi tạm biệt tất cả quí Phật tử, xem như là trong những ngày Xuân từ đây về sau ít có cơ hộichúng ta gặp lại. Không phải tôi từ giã để đi theo Phật mà để tôi có thì giờ tu, tôi nói rõ để nhiều vị tưởng lầm là tôi trối trăng.

Từkhi khởi sự dạy Tăng Ni cũng như Phật tử đến nay, mỗi năm chúng tôi đềudự những buổi lễ đầu Xuân và có những lời nhắc nhở quí Phật tử, nhưng từ năm này tôi không tiếp tục nữa nên xem như là lần Xuân cuối để tôi vàquí Phật tử gặp gỡ nhau. Lần này tôi không nói nhiều nhưng tôi tin rằngquí Phật tử nhớ nó là một kỷ niệm sau cùng, quí vị nhớ kỹ ứng dụng tu để đời tu hành của người Phật tử tại gia có kết quả tốt. Thông thường mỗi năm tôi có một đề tài Xuân, năm nay đề tài Xuân nói về con khỉ, vì Nhâm Thân là năm con khỉ. Con khỉ có những ý nghĩa thâm trầm trong đạo Phật nên tôi dùng đề tài này để nói chuyện với quí vị.

Tôi sẽ kể về hai con khỉ, một trong kinh A-hàm và một thuộc về các Thiền sư. Trước hết tôi nói chuyện con khỉ trong kinh A-hàm. Đức Phật kể lại thế này: Có một bầy khỉ khi đi ăn,con khỉ chúa luôn luôn kêu gọi các con khỉ trong đàn phải theo đàn đừngđi riêng lẻ rồi bị nguy hiểm. Nhưng có một con khỉ do đi theo đàn kiếm ăn không được nhiều nên nó buồn và nghĩ rằng: Thôi mình tách đàn đi riêng, biết đâu kiếm được mồi nhiều, ăn ngon hơn, theo đàn không đủ chia.

Do đó nó tách đàn đi riêng, nó đi đến đúng chỗ thợ săn đặtmồi, mồi thật là ngon nhưng bên cạnh có mấy cây nhựa làm bẫy. Con khỉ thấy mồi, vì còn nhỏ chưa kinh nghiệm nên nhảy vào chụp mồi. Tay thứ nhất vừa đưa vào liền trúng bẫy nên dính nhựa, nó lúng túng lấy tay thứ hai gỡ (nói tay chớ thật là hai chân trước), nhưng vừa đưa vào liền dínhluôn, còn lại hai chân sau, nó lấy chân thứ ba quào cho tróc không ngờ cũng dính vào bẫy, còn chân sau cùng nó nghĩ là còn có thể cứu được nên đưa chân đạp mạnh cho bẫy rớt ra, không ngờ lại dính sâu hơn nữa.

Bốnchân đều dính vào bẫy, chỉ còn hy vọng dùng miệng gỡ nên nó hả miệng cạp để gỡ mấy cái chân, nhưng miệng lại dính luôn. Không biết làm sao, chỉ còn có cái đuôi ngúc ngoắc, nó vận dụng hết sức lấy đuôi giựt ra không ngờ dính luôn cái đuôi. Như vậy sáu bộ phận của con khỉ đều dính chặt vào bẫy nhựa, người thợ săn đến cột chân nó lại quảy về. Đó là ví dụ, qua hợp pháp, Phật dạy các thầy Tỳ-kheo và Phật tử phải khéo tu sáu căn. Sáu bộ phận của con khỉ là ví dụ cho sáu căn của chúng ta: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý.

Sáu căn nếu an trú trong phạm vi củanó tức là giống như con khỉ theo bầy không bị nguy hiểm. Trái lại nếu sáu căn phóng ra ngoài thì sẽ bị nguy hiểm. Thí dụ như mắt vừa thấy sắc đẹp, chạy theo liền nhiễm trước, đến tai thích tiếng hay, mũi thích mùi thơm, lưỡi thích vị ngon, thân thích xúc chạm, ý chạy theo pháp trần. Sáu bộ phận đó đuổi theo sáu trần gọi là dính mắc, giống như con khỉ dính hết sáu bộ phận vào bẫy. Con khỉ dính hết sáu bộ phận thì thợ săn cột nó quảy về, còn chúng ta sáu căn dính với sáu trần rồi thì ma vương sẽ lôi chúng ta đi.

Chúng ta tu để thành Phật chớ không phải tu để thành ma, nếu ma lôi chúng ta thì chúng ta theo ai? - Theo ma! Nhưng ma là gì? Ai cũng tưởng ma có nanh có vuốt, mặt mày rằn ri nhưng không phải, ma khôn lắm, nó trá hình. Những gì đẹp làm cho chúng ta bị lôi cuốn, đó là ma, đừng tưởng là đẹp thật. Nghe tiếng hay tai chúng ta nhiễm, đó cũng là ma. Như vậy sáu trần hấp dẫn lôi cuốn chúng ta, đó là sáu con ma, theo nó thì bị ma dẫn. Trái lại sáu trần dù đẹp dù xấu thế nào chúng ta cũng không màng, không dính, đó là chúng ta làm chủ được thì ma không tài nào lôi kéo chúng ta.

Thế là chúng ta thoát được đường ma, thoát đường ma là đi đường Phật, là tu theo Phật. Như vậyquí vị thấy hai con đường, một bên là ma, một bên là Phật, nhưng đường nào dễ đi hơn? Thành thật mà nói thì đường ma hấp dẫn quá. Vì hấp dẫn nên tất cả chúng ta ai cũng thích đi đường ma, nghĩa là thấy cái gì đẹp là muốn được, muốn được tức là bị ma dẫn, bị nó cột hết một chân, vì để được sắc đẹp đó nên việc gì dù tội lỗi cũng vẫn làm, mọi điều xấu ác theo đó mà sanh. Thế nên chúng ta vừa buông lung sáu căn theo sáu trần là chúng ta đã đi theo đường ma, theo đường ma là khó trông cầu giải thoát. Chúng ta bị ma dẫn đi tức là nô lệ nó, trở thành ma em, ma con, ma cháu... Tóm lại hai đường: một bên dính mắc thì bị lôi đi, một bên không dính mắc được tự do tự tại, mà đạo Phật là đạo giải thoát, tự do là nhân của giải thoát.

Chúng ta là người thích tu. Tại sao thích tu? Phải giải thích cho rõ. Thích tu có nghĩa là mong giải thoát, khỏi bị trói buộc. Thí dụ như một cô gái mười tám, mười chín tuổi lại thích đi tu. Người ta hỏi đi tu là thích điều gì? Không lẽ nói nghe tụngkinh hay nên thích, hoặc vào chùa được bánh kẹo nhiều nên thích. Thích đi tu là vì thấy tình cảm ở thế gian cột trói con người trong vòng tài sắc không còn lối thoát. Vì muốn thoát những cột trói đó nên đi tu.

Thí dụ một cô Ni mười bảy, mười tám tuổi ở chùa, khi có việc cần đi đâu thì nói “nay tôi đi chợ mua đồ”, rồivào mặc áo tràng đi liền không có gì trói buộc cả. Trái lại một cô gái ởngoài đời cũng khoảng tuổi đó, có gia đình rồi có một đứa bé chừng năm bảy tháng... muốn đi chợ có dễ không? Mượn ai giữ giùm bé đây? Đó là điều thứ nhất, lại không biết mình đi rồi bé có khóc không? Tức nhiên từđó chúng ta thấy có trói buộc, lại thêm những trói buộc nhỏ nhỏ nữa như trước khi đi phải sửa soạn mặt mày cho kỹ một chút v.v... Trong khi cô Ni thì rất đơn giản, chỉ mặc chiếc áo tràng vào đàng hoàng là đi, không có điều gì bận lòng. Giải thoát là như thế, tức là không bị ràng buộc, mà không buộc ràng đó là vì mình tôn trọng mình, muốn được giải thoát nên mình tu.

Như vậy ý nghĩa tu của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát. Giác ngộ là biết lẽ thật. Những gì trói buộc, những gì không trói buộc, chúng ta đều biết rõ, chúng ta không dùng cái trói buộc để tự buộc ràng, chúng ta phải theo cái gì có thể giải thoát khỏi sự buộc ràng nên nói giải thoát là nói tự do. Vả lại hiện tại chúngta được tự do thì khi nhắm mắt chúng ta cũng tự tại nhắm mắt.

Nếuquí Phật tử có gia đình, có con, có cháu, khi gần nhắm mắt thì thế nào?Con khóc: Ba ơi Ba! Ba đi bỏ con sao? Cháu gọi: Ông nội ơi! Ông nội chết rồi ai dẫn cháu đi chơi v.v… nghĩa là kẻ này gọi, người kia khóc, xót xa đi không đành, tức là lẩn quẩn trở lại. Còn những thầy tu đi, đệ tử có thương cũng chỉ rưng rưng nước mắt chớ không kêu khóc là bỏ con v.v... Thầy đi rồi, nhưng những gì Thầy dạy y theo tu thì được, thế nên mới nhẹ nhàng thảnh thơi đi.

Đó là tôi nói thí dụ cụ thể cho quívị thấy mục đích của người tu là giải thoát, tức là không bao giờ chấp nhận sự trói buộc. Nếu sáu căn dính sáu trần là trói buộc! Nếu dính là đi đường trầm luân, không dính là đi đường giải thoát. Đức Phật vạch chochúng ta thấy rõ hai con đường, quí thầy nhắc quí Phật tử nhớ hai con đường đó, phải chọn mà đi, chớ đức Phật cũng như quí thầy không lôi quí Phật tử được, chỉ quí vị phải tự nhớ.

Từ trọng tâm đó, chúng ta thấy thời đức Phật tại thế, các Tỳ-kheo đi khất thực phải nhìn xuống đất không quába thước. Các ngài sợ điều gì? Sợ bị dính, bị nhiễm nên không dám nhìn để giữ mắt. Đến ai nói hay nói dở gì cũng không để ý, giữ tai không dính, nghĩa là cố làm sao tránh dính nhiễm vì biết rằng dính nhiễm là khổ đau trầm luân. Không dính căn nào là đỡ khổ căn ấy, còn nếu dính hết thì hết cứu. Tỉ dụ như hai tay hai chân dính mà còn miệng thì còn kêu bạn bè cứu được, nếu dính luôn miệng thì hết nhúc nhích.

Nhưvậy con đường tu chúng tôi thấy hết sức rõ ràng là ở nơi sáu căn tức làmắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thế nên trong kinh Lăng Nghiêm khi đức Phật muốn chỉ điểm quan trọng, căn bản luân hồi sanh tử và căn bản giải thoát Niết-bàn thì không phải chỉ một mình đức Phật mà cả mười phương chư Phật cùng hưởng ứng, đồng thời nói với ngài A-nan: “Sáu căn của ông là cội gốc của luân hồi sanh tử và sáu căn của ông cũng là cội gốc giải thoát Niết-bàn.” Tóm lại trọng tâm của đạo Phật là chỉ chúng ta biết thếnào là giải thoát, thế nào là trầm luân, con đường đó từ đâu có? Phật chỉ cho chúng ta, quí thầy cũng chỉ cho quí Phật tử, nhưng gỡ được, tránh được hay không là quyền của quí Phật tử.

Nghĩa là bị nhiễmthì trầm luân, không dính mắc thì giải thoát, đó là cội gốc tu hành. Dầu ai nói có thần thông biến hóa gì mà mắt còn nhiễm sắc, tai còn nhiễmtiếng thì người đó chưa phải giải thoát, chưa phải là người tu chân chánh. Người tu chân chánh là gỡ được sáu căn không nhiễm sáu trần.

Như vậy ý nghĩa con khỉ hết sức là quan trọng. Phải nhớ con khỉ dính hết sáu bộ phận, người thợ săn lôi đâuđi đó không giẫy giụa gì được, còn nếu dính vài bộ phận thì còn giãy giụa được chút ít nhưng cũng phải đi theo. Chỉ không dính mới thật tự do tự tại. Vậy hẳn quí vị biết rõ con đường tu rồi!

Đến con khỉ thứ hai, con khỉ trong nhàThiền. Một hôm ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đến Thiền sư Trung Ấp, Ngài hỏi: “Bạch Hòa thượng, thế nào là nghĩa Phật tánh?” Thiền sư Trung Ấp đáp: “Ta nói thí dụ cho ông nghe, như có con khỉ trong cái lồng có sáu cửa, bên ngoài có con khỉ kêu chéo chéo, con khỉ ở trong đáp lại chéo chéo, con khỉ ở ngoài đến phía nào kêu, con khỉ ở trong cũng hưởng ứng lại liền.” Ngài nói như thế thôi.

Ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đã cảm thông được điều đó, Ngài liền nói: “Bạch Hòa thượng nếu con khỉ ở trong ngủ thì sao?”

Ngài Trung Ấp liền từ trên toà bước xuống nắm tay ngài Huệ Tịch nói: “Chúng ta thấy nhau rồi, chúng ta thấy nhau rồi!” Hỏi nghĩa Phật tánh mà ngài Trung Ấp lại nói chuyện con khỉ ởtrong và con khỉ ở ngoài. Đây tôi giảng rộng, con khỉ trong là con khỉ ýthức của chúng ta, con khỉ ngoài là con khỉ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bên ngoài có sắc đẹp, vừa chợt thấy thì bên trong ý thức phânbiệt liền chạy theo, thế nên ngoài kêu thì trong hưởng ứng.

Nhưvậy sáu cửa, cửa nào ngoại cảnh vừa hiện ra, bên trong đều hưởng ứng cả. Chúng ta có giống như vậy không? Nghĩa là tai vừa nghe tiếng nói, liền dấy niệm phân biệt rồi xét lời nói đó là khen mình hay chê mình. Nếu khen thì vui, chê thì giận, vậy là vừa có âm thanh ý thức liền duyêntheo phân biệt, rồi giận, buồn, thương, ghét tiếp theo. Ở mắt, mũi, lưỡi, thân đều như vậy.

Trái lại nếu sáu căn không chạy theo sáu trần thì thế nào? Tức là trường hợp con khỉ ở trong ngủ, bên ngoài kêu chéo chéo cũng mặc, ngủ thì không phản ứng, không phản ứng là nghĩa Phật tánh hiện tiền. Vì nếu sáu căn không chạy theo sáu trần thì ở mắt có ánh sáng của tánh giác hiện ra nơi mắt, ở tai có ánh sáng của tánh giác hiện ra nơi tai, nơi sáu căn đều có ánh sáng trí tuệ giác ngộ hiện ra.

Nếu ý thức vừa dấy khởi chạy theo sáu trần, dính mắc thì tánh giác ẩn khuất. Thế nên Phật tánh không rời sáu căn, hiển lộ ngay nơi sáu căn. Như tôi hay thí dụ cái nhà vào ban đêm, chung quanh đều tối, muốn biết trong nhà có đèn hay không thì phải làm sao? Phải nhìn qua các cửa, nếu nơi cửa có ánh sáng phát ra thì biết bên trong có đèn. Như chùa này ban đêm chúng ta mở một ngọn đèn néon lớn và mở toang các cửa, người bên ngoài đứng phía trước thì thấy ánh sáng ra cửa trước, đứng bên hông thì thấy ánh sáng ra các cửa hông, đứng phía sau thì thấy ánh sáng ra cửa sau, mỗi cửa đều có ánh sáng phát ra... Cái nhà có thể là sáu cửa, năm cửa... Ngọn đèn chỉ có một, ánh sáng phát ra đến năm, sáu. Ánh sáng của cửa cái với ánh sáng của cửa sau thấy như khác nhưng thật không khác, ánh sáng cửa hông, cửa sổ với ánh sáng cửa sau cũng không khác. Tóm lại tất cả ánh sáng đều không có hai.

Cũng thế nơi sáu căn của chúng ta đã sẵn có tánh giác hiển lộ, nhưng vì có sự nhạy cảm nên vừa gặp cảnh, ý thức liền chạy ra hưởng ứng nên che khuất tánh giác hiêïn có của chúng ta, chúng ta chỉ nhớ phân biệt mà không nhớ cái hằng thấy, hằng nghe. Vậy tu Thiền là gì? Tức là chúng ta luôn luôn dụ dỗ hay là cột con khỉ ởtrong lồng lại cho nó nằm yên, nó ngủ thì con khỉ ở ngoài chạy đến sáu cửa kêu gì cũng mặc, con khỉ ở trong vẫn ngủ yên và như thế mọi việc đềuan. Đừng để nó thức, nó chạy thì khó mà tu được.

Hiện nay quí vị thấy con khỉ của quí vị thức hay ngủ? - Thức, lại có vẻ rất tỉnh chớ không phải thức kiểu mơ mơ màng màng, thế nên bên ngoài vừa “chéo chéo” là nó hưởng ứng liền. Vìthế chúng ta dễ quên tánh giác của mình và cứ sống mãi với cái loạn động, cái lăng xăng, đó là nhân của trầm luân. Nếu muốn tu thì không gì hơn là tất cả quí vị phải coi chừng con khỉ của mình, dụ nó bằng những lời êm ái khuyên lơn, ru cho nó ngủ, ngủ được thì tốt, nếu không được thì lấy dây cột nó lại cho nó khỏi nhảy, khỏi chạy. Không nhảy, không chạy, một lúc mỏi mệt nó cũng phải ngủ, chớ để nó thức nó lanh lẹ quá thì nguy hiểm.

Tóm lại chuyện tu hành của chúng ta nói nghe dài dòng mênh mông, nhưng thật ra không ngoài canh giữ con khỉ của mình, hay nói cách khác là canh giữ sáu căn của mình đừng để vọng thức chạy theo phân biệt, nói theo tinh thần kinh A-hàm là chúng ta đượcgiải thoát, nói theo Thiền là chúng ta có tánh giác hiển lộ nơi sáu căn. Bên Kinh chỉ nói mình giải thoát mà không biết cái gì giải thoát, còn bên Thiền nói mình giải thoát là vì có sẵn cái không sanh không diệtbên trong, nếu không bị lôi cuốn thì thường hiển lộ.

Vậy giải thoát là chúng ta sống được với cái chân thật hằng giác hằng tri của chúng ta. Còn vọng thức phân biệt là không thật nhưng nó nhạy quá, khôn lanh quá nên cả ngày chúng tabị nó dẫn dụ, chạy ngược chạy xuôi không ngừng. Bao nhiêu người tu đều sợ dừng không nổi vọng tưởng, nay chúng ta biết sự nguy hiểm của nó, mong tất cả quí Phật tử ý thức dừng nó bằng đủ mọi phương tiện. Dùng mộtpháp để dừng nó thì đó là sợi dây trói. Nếu không dùng một pháp thì mỗikhi nó muốn chạy, muốn nhảy ra tiếp xúc với cảnh ngoài thì nạt nộ nó một chút, nạt nó im thì thôi, không cột dây làm chi cho cực, lại phải tốn công mở. Nếu nạt nó, nó nằm im tức nhiên chúng ta im luôn không cần nạt thêm nữa. Như vậy quí vị thấy được ý nghĩa tu chưa? Tu Phật là như vậy.

Hôm nay là ngày đầu Xuân cũng là buổi cuối tôi nói chuyện với quí vị Phật tử, nên tôi lấy nền tảng, cội gốc của đạo Phật ra nhắc cho quí vị biết để ứng dụng tu. Vì trăm ngàn pháp môn tu cũng đều qui về cội gốc đó, không có pháp nào khác hơn. Nắm vững cội gốc thì tất cả quí vị sẽ tu tiến và chắc chắn sẽ biết rõ mình còn trầm luân hay giải thoát, biết rõ không nghi. Đừng đến chỗ này hỏi, đến chỗ kia cầu, nhất là đừng đi soi căn.

Chính tôi đã bị nhiều người đến thưa: Thầy coi căn con tu được không? Ai cũng có tánh giác, chỉ chịu khó đừng cho con khỉ làm lộng thì tánh giác hiện ra, ai cũng cóquyền làm việc đó, thế mà không tự tin, cứ đi hỏi đầu này đầu kia, mất thì giờ, tốn tiền vô ích. Quí Phật tử phải biết rõ ý nghĩa tu, nguồn cộitu là như vậy, đừng để bị người ta gạt. Chúng ta đã bị con khỉ gạt rồi,nó làm rối loạn tơi bời, lại chạy ra ngoài bị người ta gạt một lớp nữa thì không còn chỗ nào cứu nổi. Quí vị ráng tỉnh táo sáng suốt, biết đượcgốc của việc tu, từ đó về sau quí vị tự mình cởi, tự mình mở, mở được cái nào là yên lành được cái đó.

Thí dụ lưỡi của chúng ta từ lâu ăn thịt cá quen nên nghe ngon, nay đổi lại ăn chay, ăn rau thì nghe lợt lạt, vậy lưỡi của chúng ta có dính chưa? - Dính vị ngon của cá thịt. Nhưng tôi hỏi quí vị ăn rau có chết không? - Đâu có chết! Ăn rau cũng khỏe, cũng mạnh, cũng hồng hào vậy. Chúng ta biết ăn cá thịt thì lưỡi nghe ngon nhưng rồi cũng chết, nhưng ăn rau không hại loài vật còn ăn cáthịt là hại chúng nó. Bữa ăn nào không có thịt gà, thịt vịt v.v... là buồn, vậy là vì lưỡi mà chúng ta giết hại chúng sanh.

Nếu gỡ được lưỡi tức là ăn cá cũng được, ăn rau cũng được, ăn để mà sống là quívị gỡ được một chút, gỡ được một chút là được tự do một chút. Đến chùa dọn rau thì ăn rau, về nhà dọn gì ăn nấy không buồn, không bực. Quí vị hiểu cho thật rõ, gỡ một cái là yên một việc, tự do được một việc. Gỡ lưỡi tuy khó nhưng dễ hơn gỡ mắt và tai, hai căn này dính nhiều lắm, nếugỡ được xem như gỡ được nửa phần, những căn khác tuy khó mà dễ, như mũilâu lâu mới thoảng mùi một chút, lưỡi thì đến bữa ăn mới nếm nên có chừng mực, chỉ mắt và tai luôn hiện hữu, thấy việc này việc kia, nghe chuyện này chuyện nọ luôn, nên Phật dạy phải tu hai căn đó trước.

Hiệnnay Phật tử chúng ta đa số tu cái lưỡi nhiều, tập ăn chay... Ăn chay nhưng ai nói tức cũng giận muốn cãi lại, đó là chưa biết tu lỗ tai. Đến mắt thấy cái gì đẹp cũng thích, như vậy mắt cũng chưa tu, chỉ tu cái lưỡi một chút. Tuy nhiên được chút nào cũng đỡ chút ấy, vẫn hơn không tu. Nhưng điều hay nhất là phải tiến chớ đừng giậm chân một chỗ, từ tu được lưỡi rồi lần lần đến mũi, tai, mắt, tu thế nào mà không dính mắc gìcả, con khỉ của chúng ta nằm ngủ yên lành ở trong thì khi ấy chúng ta tự do tự tại, không còn gì sợ sệt.

Như vậy là đường lối tu hành tôi đã nhắc cho quí vị nghe, hiểu, mong rằng tất cả nhớ để ứng dụng tu. Nói nhiều nghe rồi quên hết không lợi bằng nói ít mà quí vị nhớ và tu được. Năm nay là năm con khỉ, quí vị nhớ hai con khỉ tôi vừa kể, ráng giữ đúngnhư lời Phật, lời chư Tổ dạy thì quí vị sẽ an lành tự tại ngay trong đời này, không cần đến đời sau, đời sau nữa. Con khỉ bên trong ngủ rồi, con khỉ bên ngoài có làm lộng gì mình cũng không nhúc nhích, đó là giải thoát tự tại ngay trong đời này. Đó là lời nhắc nhở cuối của tôi.

Vậy hôm nay nhân quí Phật tử đến chúc mừng ngày đầu Xuân, tôi nhắc nhở tất cả quí vị ứng dụng tu và tôi cũng xin ngày nay coi như là tạm biệt quí vị. Quí vị nhớ lời tôi dạy, y như thế tu là đủ rồi, cũng như tôi có mặt. Nếu tìm tôi mà không chịu gỡ các căn thì cũng không lợi gì. Quí vị phải gỡ từ từ để cho mình được tự do tự tại, đó là biết ứng dụng lời tôi dạy, là đền ơn tôi rồi. Mong tất cả quí vị cố gắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 9517)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
16/10/2010(Xem: 6389)
Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.
16/10/2010(Xem: 7654)
PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh
15/10/2010(Xem: 8119)
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không phải vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng, đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không không hoàn toàn xấu xa.
14/10/2010(Xem: 7644)
Những tài liệu hữu ích về SỨC KHOẺ/ BỆNH TẬT (phần 1)
11/10/2010(Xem: 12295)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 7908)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11084)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7151)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 10611)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]