Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11-15

09/02/201109:30(Xem: 6325)
11-15

XUÂN TRONG CỬA THIỀN TẬP: 1, 2, & 3

Thiền Viện Chơn Không
Hoà Thượng Thích Thanh Từ

11. Những Cái Vui Trong Đạo Phật (Xuân Canh Thân-1980)

12. Sanh Tử Sự Đại (Đêm trừ tịch cuối năm Canh Thân-1980)
13. Xuân Tinh Tấn.
14. Tùy Duyên Bất Biến.
15. Pháp Môn Không Hai (Xuân Giáp Tý-1984)

NHỮNG CÁI VUI TRONG ĐẠO PHẬT
XUÂN CANH THÂN 1980

Trong nhà Phật ngày mùng một là ngày vía đứcDi-lặc. Đức Di-lặc hiện tại là một vị Bồ-tát, nhưng mà tương lai sẽ là Phật. Cho nên khi nãy chúng ta lễ Ngài là “Đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật”. Chúng tôi gọi Ngài là Phật, vì là một vị Phật sẽ đến, sẽ thành, còn gọi Ngài là Bồ-tát vì là vị Bồ-tát hiện tại. Phần nhiều ở chùa đến ngày này đều cử lễ vía Ngài. Đó là một thông lệ nhưng mang nhiều ý nghĩaquan trọng. Người thế gian ai cũng quan trọng ngày đầu năm, cho đó là ngày chứa đựng đầy đủ ý nghĩa trong một năm. Vì vậy mọi hành động, ngôn ngữ ý niệm đều được dè dặt, dè dặt từ cử chỉ lời nói, việc làm, để giữ gìn một năm đầy tốt đẹp.

Ở đây trong nhà Phật, chúng ta gọi ngày đầu năm là ngày vía đức Di-lặc. Ngài là hình ảnh đẹp đẽ vui tươi mà ai cũng đều nhớ đều thấy. Nhìn gương mặt của Ngài, bao giờ cũng thấy Ngài nở mộtnụ cười, gọi là nụ cười Di-lặc. Nụ cười đó không bị thời gian giới hạn.Lúc nào quí vị nhìn thấy tượng Ngài đều là cười. Thuở bé quí vị thấy Ngài cười, đến già cũng thấy Ngài cười, cho đến chúng ta tắt thở cũng thấy Ngài cười. Nụ cười đó là nụ cười Di-lặc.

Đáng lý đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay lấy tên là “Nụ cười Di-lặc”, nhưng nói như vậy thì sợ e nó khuôn trong một hình thức nhỏ. Cho nên chúng tôi chọn đề tài tương xứng với ngày đầuXuân, tức là ngày vui của dân tộc, của mọi cá nhân, cũng là ngày vui trong đạo, tức là ngày đón mừng một vị Bồ-tát sắp thành Phật ở mai sau.

Đón mừng Bồ-tát Di-lặc, một vị sẽ thành Phật, đó là hình ảnh bên ngoài. Còn hình ảnh bên trong tức là đón mừng những người Phật tử, những người con Phật mai kia cũng sẽ thành Phật. Đólà hy vọng tràn trề chứa đựng bao nhiêu cái đẹp đẽ của tương lai. Cho nên ngày đầu Xuân cũng là ngày vui của chúng ta, cũng là một ngày hứa hẹn chúng ta sẽ toàn giác thành Phật. Vì vậy đề tài hôm nay là “Những cái vui trong đạo Phật”. Nó hơi tầm thường một chút, nhưng nó rộng rãi để quí vị nghe cho rõ.

Người đời có quan niệm rằng đạo Phật chán đời yếm thế làm gì có cái vui. Không ngờ trong đạo Phật chứa tràn trề niềm vui, những niềm vui đó phát xuất từ cạn đến sâu.

1- Cái vui của người Phật tử đến chùa là tậpcái vui “tùy hỷ”, hỷ là mừng, tùy là theo. Khi chúng ta nhìn thấy một người bạn hay một kẻ thân làm một điều lành, một việc phải thì chúng ta phát tâm vui theo. Người làm vui năm, chúng ta cũng vui được năm. Người làm vui mười chúng ta cũng vui mười. Vui theo việc làm lành làm phải củangười bạn người thân, cho đến những người đồng đạo của chúng ta. Chúng ta phát được niềm vui đó, thì công đức cũng bằng của người làm việc phải, việc thiện.

Nói như vậy quí vị không khỏi nghi ngờ. Thí dụ: Người ta đem mười đồng bạc tới chùa cúng tăng hay cúng Tam Bảo, mìnhkhông có đồng xu nào hết, thấy người ta cúng Tam Bảo họ vui, mình cũng vui theo, thì công đức của người cúng mười đồng với công đức của người vui theo bằng nhau. Mới nghe qua như bất công bằng vì mình không tốn mộtxu nào mà lại công đức bằng. Nhưng đức Phật nói công đức bằng nhau.

Cóngười hỏi: Bạch Thế Tôn, tại sao công đức tùy hỷ và công đức bố thí lạibằng nhau? Phật trả lời: Như một ngọn đèn, hay một cây đuốc đang cháy, có người cầm cây đuốc đến mồi. Khi mồi xong, cây đuốc này cháy, cây đuốckia cháy, thử hỏi ánh sáng hai cây đuốc có thua nhau không? Cây đuốc bịmồi có mất ánh sáng không? Phật nói: Cũng vậy, người làm việc lành việcthiện, chính họ đã có công đức rồi. Người kia phát tâm tùy hỷ vui theo việc lành, việc thiện đó, công đức cũng ngang bằng với người làm lành làm thiện. Như vậy tốt quá, nhẹ nhàng quá, lựa là chúng ta có nhiều tiềnmới làm việc công đức. Ai làm việc công đức chúng ta tùy hỷ tán dương thì chúng ta có công đức ngang bằng rồi.

Tại sao tùy hỷ có công đức lớn như vậy?

Người có của đem ra bố thí hay là có công đem ra giúp người, đó là họ xả được cái tâm ích kỷ, tham lam của họ để làm việc bố thí, làm việc cúng dường, làm việc cứu giúp. Còn người phát tâm tùy hỷ thì xả được cái tâm tật đố, vì thông thường thế gian thấy người ta làm cái gì hơn mình thì sanh tật đố.

Thí dụ hai huynh đệ đi chùa, người kia có mười đồng cúng, mình không có, thì cảm thấy buồn, rồi nói móc nói ngoéo,chớ không bao giờ có tâm tùy hỷ vui theo. Thấy người ta làm, mình làm không được thì có cái đố kỵ. Đó là tâm xấu. Bây giờ chúng ta phát tâm tùy hỷ là dẹp được cái tâm tật đố.

Người bố thí xả được cái tâm tham lam ích kỷ, người tùy hỷ xả được cái tâm tật đố, thì hai người công đức bằng nhau. Nhưng ở thế gian, chúng ta hằng thấy, cho đến em ruột trong nhà, khi thấy người anh làm được nhiều của giàu, còn mình không có của nghèo,thì tự nhiên có mặc cảm đố kỵ với anh rồi. Vì vậy tình anh em có hơi xacách. Vì sao? Bởi cái tâm tật đố không muốn ai hơn mình. Thấy người hơnmình là sanh tâm đố kỵ. Đó là thông bệnh của con người. Cho nên ở đây chúng ta học đạo phải tập cái tâm tùy hỷ. Không phải đợi làm việc công đức mới tùy hỷ, mà thấy ai làm được cái gì an vui, hạnh phúc tốt đẹp, chúng ta đều tùy hỷ hết.

Một thí dụ nữa. Chúng ta nghèo ăn cơm hẩm vớimuối hột, người bạn chúng ta giàu, ăn cơm gạo lúa thơm, thịt cá đầy bàn. Thấy như vậy chúng ta vẫn tùy hỷ bảo: “Anh sung sướng quá, tôi mừngcho anh được đầy đủ sung túc.” Thấy mình tùy hỷ người bạn giàu đó ghét mình không? Không ghét mà thương, có thể còn giúp đỡ mình nữa. Nhưng mà ởđời người ta chịu làm vậy không? Hay là nếu mình ăn cơm hẩm muối cục, bạn mình ăn cơm gạo lúa thơm, cá thịt đầy bàn, thì tự nhiên thấy không vui, rồi kiếm chuyện nói móc nói ngoéo. Do đó tình bạn bè tự nhiên xa cách. Mình đố kỵ người ta, người ta thương mình sao được. Từ cái đó mà sanh ra ngăn cách. Bạn trở thành thù, bởi đố kỵ mà ra. Từ hoàn cảnh ăn ở, cách xử sự, cho đến làm việc thiện v.v... Tất cả chúng ta đều nên tậpcái tâm tùy hỷ. Có người làm được việc mà chúng ta không đủ khả năng làm, chúng ta nên mừng theo.

Một thí dụ khác. Hồi thuở bé, chúng ta đi học ở trường, khi thầy giáo cô giáo kêu trả bài, hôm nào mình không thuộc bài bị điểm nhỏ, nếu bạn mình thuộc bài được điểm lớn thì mình có thương người được điểm lớn hay không? Mình lười biếng không học, nên thua người ta, người ta siêng học được điểm lớn, tại sao mình lại buồn ghét, lại đố kỵ.

Hoặc giả, trong đám học trò, đến cuối năm những đứa học giỏi được khen thưởng, được những món quà, còn mình là kẻ học dở đứng hạng chót, nhưng khi thấy người ta lãnh quà, thì mình có vuilây không? Hay là thấy ghét rồi kiếm chuyện này chuyện kia để thách đố.Cái tâm đó có từ thuở bé, chớ không phải bây giờ mới có. Chúng ta mang sẵn nó từ thơ ấu. Giờ đây biết tu chúng ta bỏ cái tật đó. Nó tương đươngvới tham lam. Tham lam có thì tật đố cũng có. Người biết làm lành làm phước, họ xả được lòng tham, chúng ta biết tùy hỷ, thì bỏ được tâm tật đố. Như vậy cả hai đều bỏ được một tật cho nên đức Phật nói: “Công đức ngang nhau.”

Như vậy, mai mốt đi chùa, hai huynh đệ, người này có món đồ cúng Phật, cúng tăng, mình không có mình cũng vui theo, mừng cho bạn có tiền để cúng chùa. Như vậy cả hai công đức đều nhưnhau. Đừng nghĩ mình nghèo không có gì cúng mà không muốn đi chung nữa.Đừng nghĩ như vậy. Đó là trái với đạo lý. Hiểu ứng dụng cho đúng thì chúng ta mới thấy Phật pháp công bằng, không thiên người giàu, không bỏ người nghèo. Ai cũng có phước hết, chỉ cần có tâm lành, tâm thiện là được. Đó là cái vui nhỏ đầu tiên của người vào đạo.

Trong gia đình, anh em chúng ta ai giàu ai khá, ai được cái gì tốt hạnh phúc, chúng ta đều vui mừng như chính chúngta được. Ngoài xã hội từ bạn bè cho đến mọi người, ai được cái gì hay cái gì tốt, cái gì sung sướng, chúng ta vui mừng như chính chúng ta được. Rồi đến trong đạo huynh đệ chúng ta có cái gì hay cái gì tốt, chúng ta vui mừng như chính chúng ta được. Nếu được như vậy chúng ta cònkhổ hay không? Tự nhiên là vui rồi, lúc nào cũng có niềm vui, vui theo cái vui của người.

Chúng ta không bị tật đố làm cho cách biệt, làm cho buồn bực, không để đố kỵ làm mất tình anh em ruột thịt trong nhà, mất cả bạn bè ngoài xã hội và mất cả tình đạo ở trong chùa. Được như vậy đi đến đâu chúng ta cũng có niềm vui, dù tay không, không giúp ai được cái gì. Trái lại mình nghèo mặc áo rách, thấy người ta mặc áo lành thì xụ mặt xuống rồi bươi móc. Như vậy làm gì có vui. Đi đâu cũng buồn hết vì thấy những người khác hơn mình.

Cái buồn đó nó tràn trề, vì ở đời làm sao mình bằng tất cả được. Bây giờ chúng ta biết tùy hỷ, thấy ai có cái gì đẹp cái gì hơn, chúng ta đều vui hết, mừng cho họ.Tâm niệm của người Phật tử phải là tâm niệm làm cho mọi người hết khổ. Phật là vị cứu khổ chúng sanh, chúng ta đã là Phật tử, tức con Phật chúng ta phải mang cái quan niệm làm cho chúng sanh hết khổ.

Nếuchưa hết khổ ít ra cũng bớt khổ. Thấy một người bớt khổ về sự ăn, sự mặc, hoặc bớt khổ về cái gì, miễn thấy họ bớt khổ là chúng ta mừng. Nếu chúng ta đố kỵ là không phải con Phật rồi. Vì vậy muốn được niềm vui đầutiên, chúng ta phải tập phát tâm tùy hỷ. Ai có điều gì hay, cái gì tốt mình đều vui theo chớ không đố kỵ. Đó là cái vui thứ nhất của người vào đạo.

2- Đến cái vui thứ hai sâu hơn, tế nhị hơn là cái vui “hỷ xả”. Hỷ là mừng, xả là buông bỏ.

Hỷ xả có hai mặt:

- Hỷ xả những tài vật bên ngoài.

- Hỷ xả những chấp chứa trong lòng.

Nếu chúng ta có tài vật dư dả, lúc nào cũng nên vui vẻ xả giúp cho những người thiếu đói bần cùng. Cái của mình làm do mồ hôi nước mắt mình tạo, mà mình cảm thấy no đủ hay dư rồi thì vui xả cho những người thiếu hay những người ít oi hơn. Đó là hỷ xả những vật bên ngoài. Cái đó chắc dễ, phải vậy không? Đó là cái xả bên ngoài. Tuy vậy cũng hơi khó làm, vì có nhiều người, kẻ khác thấy họ dư mà bản thân họ lại thấy thiếu.

Có một đồng muốn hai đồng, có hai đồng muốn mười đồng, có mười đồng muốn ba mươi đồng, muốn cho đến ngày tắt thở mà vẫn chưa đủ. Như vậy làm sao xả được. Cho nên muốn có cái xả đó chúng ta phải học Phật. Phật dạy chúng ta tri túc, tức biết đủ. Chúng tabiết đủ thì mới xả được. Trong nhà Phật nói “Người không biết đủ thì như cái túi không đáy.” Bỏ vào bao nhiêu nó tuột xuống hết bấy nhiêu. Dùbỏ bao nhiêu cũng không đầy vì cái bệnh không biết đủ, như vậy thì làm sao mà xả.

Thí dụ: Mỗi ngày buổi trưa chúng ta ăn ba chén cơm, dù bữa nào có đồ ăn ngon, chúng ta cũng ăn ba chén đủ rồi. Nếudư thì giúp cho người nào đó, hoặc nói dễ hiểu hơn cho một con vật nào đó. Dù đó là phần dư của mình, nhưng cũng là một lối xả. Chớ nên, khi ănba chén vừa no rồi, thấy có đồ ăn ngon, muốn ăn thêm nữa. Như vậy là phí phạm, vì cái lượng của mình chừng đó là đủ, mà mình không ưng dừng ngang đó. Đó là nói về cái ăn, còn bao nhiêu cái khác, chẳng hạn như cáimặc. Chúng ta có ba bộ đồ đủ để mặc, giả sử chúng ta có bộ thứ tư tức dư rồi nhưng mà có đủ chưa? Có bộ thứ tư thấy đủ chưa? Đến bộ thứ năm cũng chưa đủ nữa. Như vậy chừng nào mới xả được. Cho nên muốn xả thì phải biết đủ. Biết đủ mới xả được, còn không biết đủ thì không bao giờ xả được hết.

Như vậy quí vị muốn tập hỷ xả về tài sản thìquí vị phải thấy đủ và biết đủ. Cái dư đó dùng để giúp người này người nọ không một chút luyến tiếc. Đó gọi là tâm hỷ xả, vui vẻ mà giúp chớ không bị bắt buộc, không đợi ai bắt buộc hết.

Hỷ xả tuy khó nhưng còn dễ hơn cái hỷ xả này: Hỷ xả ở tâm. Nếu có người nào làm mình phiền, mình buồn nhất là người mình thường gặp mặt, mà lại làm mình buồn. Khi buồn mình có vui được không? Nếu buồn thì gương mặt lúc nào cũng dàu dàu hoặc thêm vẻ nhăn nhó nữa. Vậy, muốn cho mình hết khổ, thì tập xả, vui vẻ mà xả. Xả này là tha thứ, là bỏ qua. Mỗi khi những người chung quanh mình có làm gì phiền là mình buồn.

Phiền ở đây là phiền hận- phiền não và sân hận, hai cái đương chất trong lòng mình, mình phải buông xả nó đi. Người nào còn ôm lòng phiền hận, họ sẽ đau khổ, đau khổ từ hiện tại cho đến mai kia, chớ không phải ở một giai đoạn nào thôi. Vì vậy, khi biết rằng mình đang ôm lòng phiền hận người này kẻ khác, thì mình phải vui vẻbỏ hết, nghĩa là hỷ xả, tức là bao nhiêu cái phiền muộn đang chứa chấp trong lòng phải bỏ hết.

Tại sao chúng ta phải bỏ hết?

Muốn bỏ của cải thì chúng ta phải biết đủ. Bây giờ muốn bỏ phiền hận, phải làm sao đây? Phải có lý do gì mình mới bỏ được chứ. Chớ nói bỏ đại thì làm sao mà bỏ. Phải bỏ làm sao? Bỏ cách nào?

Muốn bỏ được sự phiền muộn trong lòng, chúngta phải thấy cuộc đời là vô thường, là ảo mộng. Nay chết, mai chết tới nơi, ôm hận mà làm gì. Đừng giận đừng hờn để lo tu hành. Do nghĩ cái chết sắp đến mà chúng ta buông xả được hết. Ai sống đời đây mà cứ giận hoài, buồn hoài. Cái buồn cái giận đó, chỉ làm khổ mình khổ người không lợi gì hết. Biết vậy chúng ta phải buông hết. Vì cái chết đến nơi, chúngta phải ráng để cho tâm an ổn, đừng có buồn giận ai. Nghĩ đến vô thườngmà hỷ xả.

Tiến hơn nữa, chúng ta thấy cuộc đời như ảo mộng, ngày nay có mặt đây, ngày mai đã mất rồi. Sống trong tạm bợ, mình tạm bợ, người tạm bợ, mọi người đều sống trong tạm bợ. Tại sao không thương nhau, nâng đỡ nhau.

Thí dụ: Nếu chúng ta biết rằng, chúng ta là người đang sắp bị kêu án tử hình, và những người chung quanh ta cũng bị kêu án tử hình hết, trong lúc mắc bận nghĩ đến cái chết, đâu ai có thì giờ để buồn giận nhau. Giả sử trong khi lẫn lộn chung chạ nhau đó, có dẫm lên nhau, hay có làm gì phiền toái nhau, cũng bỏ qua. Phải biết rằngcái chết là trên hết, chớ ở đó lo buồn giận làm gì.

Chính cái chết, nghĩ đến cái chết, chúng ta mới thấy cuộc đời là tạm bợ, sống không có cái gì bảo đảm hết. Như vậy chúng ta còn buồn giận nhau làm gì. Hãy buông xả hết những gì chứa chấp trong lòng. Ai ở đời đây mà giận với hờn.

Quí vị đã học Phật nhiều năm rồi, vậy có tậpđược cái tánh buông xả đó hay chưa? Đi chùa cúng Phật mà còn giận còn hờn bạn bè anh em huynh đệ hay không? Nếu ai còn chứa phiền giận gì đó, thì ngang đây hãy nguyện đức Phật chứng minh cho để xả hết, trong bụng trống rỗng không còn gì hết. Đừng thèm giận, đừng thèm buồn ai. Dù có cái giận cái buồn đó từ mười năm hay ba mươi năm rồi, ngày nay cũng xả. Dại gì chúng ta chứa rắn độc trong nhà.

Phiền hận là rắn độc, cóai muốn chứa rắn độc trong nhà đâu. Nếu chứa rắn độc trong nhà thì sớm muộn gì cũng bị nó cắn. Cho nên khi biết là rắn độc rồi, thì xả, đuổi rakhỏi nhà, không bao giờ dung nó. Đó là cái thiết yếu. Nếu quí vị biết như vậy là quí vị tu rồi đó. Quí vị thấy hai cái rõ ràng: - Nếu phiền hận thì không vui. - Người nào hết phiền hận, tâm hồn rỗng rang trống trải thì người đó vui vẻ. Muốn cho được vui vẻ chúng ta phải tập hỷ xả những sự vật bên ngoài, hỷ xả những phiền muộn trong lòng. Trong ngoài đều hỷ xả hết. Đó là cái vui tột độ của mình đó.

Sở dĩ đức Phật Ngài cười hoài, là vì Ngài hỷxả, còn chúng ta quạu hoài là vì chúng ta còn phiền hận, chúng ta cố chấp. Đó là nguyên nhân của đau khổ của bệnh tật, nguyên nhân của xấu xavà cũng là nguyên nhân của đê hèn.

Người nào phiền hận thì người đó đau khổ, mặt mày xấu xa, tâm hồn không bao giờ được thơ thới, tâm hồn sầu não thìsanh bệnh hoạn chứ gì.

Vậy ai muốn mình xấu, ai muốn mình bệnh, ai muốn mình đê hèn?

Ai cũng muốn mình là người tươi đẹp, ai cũngmuốn mình là người rất sung sướng. Mà tại sao mình lại chứa các nhân đau khổ như vậy? Có phải tự mình mâu thuẫn với mình hay không? Cho nên khi nào còn chút giận ai, buồn ai thì biết rằng mình muốn hại mình đó, muốn làm cho mình xấu, mình khổ, mình bệnh hoạn.

Như vậy quí vị có cần ngày mùng chín đi cúngsao hay không? Cúng sao là để cầu năm này mình khỏi tai nạn, mình được vui sướng. Bây giờ quí vị xả hết, không giận ai thì năm nay quí vị khỏi tai nạn, quí vị vui sướng rồi, cúng làm chi cho mất công. Nếu mình biết mình xả rồi, thì mình được an ổn, dù cho năm đó mình có gặp sao La Hầu, Kế Đô gì đó chẳng hạn, mình cũng an lành như thường. Mình không giận ai thì ai thù mình, không thù người thì ai hại mình. Đó là nguyên nhân an ổn thực tế. Còn cái kia là cái cầu mong huyền hoặc trên trời, chớ không chịu cái thực tế hiện tại.

Như vậy đức hỷ xả là cái hết sức quí báu chocuộc sống hiện tại của chúng ta. Quí vị muốn được vui, muốn được tươi đẹp, sống lâu thì quí vị phải tập hỷ xả. Ba điều ấy có được đều do hỷ xảhết. Còn người nào không muốn hỷ xả là người đó muốn chết yểu, bệnh hoạn xấu xa. Như vậy quí vị hãy chọn lấy một cái ngày đầu năm này, chọn cái nào cho trọn năm đều vui như đức Di-lặc. Đó là cái vui thứ hai.

3.- Cái vui thứ ba là vui “Pháp hỷ”.

Thông thường nhà Phật hay dùng: Đó là “Pháp hỷ thiền duyệt” nghĩa là chúng ta nghe chánh pháp trong lòng thấy nhẹ nhàng thư thới. Đó là vui pháp hỷ hay pháp lạc. Tại sao vậy? Vì chúng tanghe kinh học đạo, chúng ta tìm được lẽ thật, chúng ta tìm được một nguồn an ủi vui tươi. Chính do tìm được, thấy được lẽ thật đó mà lòng chúng ta nhẹ nhàng thư thới. Đó là cái vui của đạo. Người nào học đạo, nghe đạo mà thấy trong lòng vui tươi sung sướng, đó là người đã được pháp lạc hay pháp hỷ.

Còn người nào nghe đạo mà gục lên gục xuống, nghiêng qua ngả lại, thì người đó khó tìm được pháp lạc. Nếu không có cái vui nghe pháp, dù có đi chùa nhưng khó tinh tấn nổi. Có thích đâu mà tinh tấn. Bởi vì chúng ta cố gắng làm khi chúng ta thích thú làm, nếu không có sự thích thú thì không bao giờ có sự cố gắng nào hết. Người học đạo phải làm sao nghiền ngẫm thấy lẽ thật của đức Phật dạy tức là thấy được chân lý. Phật đã chỉ dạy trong kinh.

Nhận những lời chân thật cho rõ rồi, chúng ta mới thấy vui sướng, cái vui sướng đó gọi là pháp hỷ hay pháp lạc. Nhân nghe chánh pháp của Phật mà mình được vui thích, cái vui đó là cái vui chân thật. Có nhận được cái vui đó rồi thì tu hành mới tinh tấn được. Nếu không nhận được, có tu chăng, chẳng qua là cầu mong được cái này cái nọ, chớ không phải vui thích để mà tu. Người học đạo chân chánh là phải vui với đạo mà tu, chớ không phải là cầu mong cái gì khác. Như vậy khi nghe kinh hoặc đọc sách Phật phải ráng chịu khó đem tâm trí nghiền ngẫm tức là Chánh tư duy. Xétcho đúng đắn, cho tột cùng, thấy được lẽ thật trong đó thì mình vui thích lên. Cái vui thích đó làm cho mình có một sức mạnh tinh tấn trên con đường đạo.

Thí dụ: Ngoài đời, khi người ta vui quá người ta khóc, trong đạo cũng thế. Khi đọc kinh Phật, có một sự vui mừnglạ đời cảm động cũng rơi nước mắt. Đó là trường hợp của ngài Khuê Phong. Đi tu, được người tặng cho một quyển kinh Viên Giác, đọc qua Ngàivui mừng lạ đời, vui tới rơi nước mắt.

Cũng như vậy, chúng ta có thân nhân đi đâu xa hai mươi, ba mươi năm không gặp nhau, gặp lại mừng quá đến rơi nước mắt. Đó là cái vui sướng tột cùng khiến đến rơi nước mắt. Người học đạo mà vui đến mức đó thì không bao giờ thối chuyển. Khi nào đọc kinh mà thấy Phật nói hay quá cảm động sung sướng, rơi nước mắt, thì đó là duyênlành khá sâu rồi. Người được cái vui đó là người ít bị những sự khó khăn hay là chướng ngại làm cho họ phải lui sụt. Còn học đạo khi đọc kinh thì thấy buồn ngủ, tụng kinh ngáp lên ngáp xuống, thì đó là không tìm được cái vui trong đạo. Không có cái vui thì sự tu khó mà tiến bộ được. Đó là cái vui của Pháp hỷ hay là Pháp lạc.

4.- Đến cái vui sâu hơn nữa là “Thiền duyệt”.

Duyệt là vui, vui nhè nhẹ, chớ không phải vui mừng hớn hở. Thường thường ở trong nhà Thiền có tả: Trong khi tọa thiền, đến giai đoạn thân tâm an ổn, hơi thở nhẹ nhàng, đến lúc đó có giai đoạn khinh an, nhẹ nhàng, thơ thới khác hơn bình thường. Cái vui lần lần chớ không phải cái vui mạnh đó gọi là Thiền duyệt. Chỉ khi nào chúng ta tọa Thiền hay tu Thiền, lúc đi sâu trong đó tâm hồn an ổn, thânthể điều hòa, rồi tự nhiên có cái vui an lành mà nhà Phật gọi là “Thiềnduyệt vi thực” tức là lấy cái vui thiền định làm món ăn.

Quí Phật tử nào mới tập ngồi Thiền thì thấy ngồi Thiền vui hay khổ. Ngồi tay chân đau, thân thể mỏi mệt, mồ hôi chảyướt áo, không thấy vui chút nào hết: Ngồi mà khổ chớ không thấy vui. Như vậy tới giờ ngồi Thiền là tới giờ hình phạt hay là giờ an ổn?

Lúc đầu, tới giờ ngồi Thiền thấy như là một hình phạt nào đó, nhưng đến lúc tập quen rồi, ngồi Thiền thấy nhẹ nhàng an ổn. Tới giờ đó không ngồi thì thấy như thiếu cái gì?

Thí dụ: Như mỗi buổi sáng, chúng ta ăn cơm hay là trưa chúng ta ăn cơm, khi đến giờ đó mà không được ăn cơm, chúng ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta tu Thiền cũng phải như vậy. Đến giờ ngồi Thiền mà không ngồi được, chúng ta cảm thấy cái gì thiếu thốn, nó đòi hỏi không an. Đó là cái vui trong Thiền định. Nó như thức ăn rồi, thiếu nó như thiếu cơm. Tức là Thiền duyệt vi thực. Ít người lấy cái vui trongThiền định làm thức ăn, vì cần phải tu tập lâu dài mới tới trạng thái đó.

Tới được trạng thái đó rồi mới thấy an vui, nhưng phải công phu kha khá một chút mới được. Không phải ngồi năm tháng ba tháng mà được, nhất là ngồi buổi đầu, khổ chớ không phải vui, nhọc nhằn khổ sở lắm. Qua cái nhọc nhằn khổ sở rồi, mình điều phục được thân tâm lúc đó mình mới được an vui. Cái an vui đó gọi là Thiền duyệt. Bao giờ thấy cáivui Thiền định không thể thiếu được như là bữa cơm không thể thiếu được, gọi đó là “Thiền duyệt vi thực”. Đó là cái vui thứ tư.

5.- Đến cái vui thứ năm khó hơn, là vui “Tịch Lạc”. Cái vui này ít được nghe. Nó xuất xứ từ bốn câu kệ ở kinh Đại Bát Niết-bàn. Trong đó nói rằng:

Chư hành vô thường

Thị sanh diệt pháp

Sanh diệt diệt dĩ

Tịch diệt vi lạc

Tức là lấy chữ đầu Tịch và chữ cuối Lạc. Chonên gọi là vui Tịch Lạc. Cái vui đó là cái vui cứu kính của người tu. Hai cái vui đầu nó gần gũi với quí vị, nhưng mà người Phật tử làm chưa mấy được. Phải gắng từ cái vui thứ nhất đến cái vui thứ hai. Có được haicái vui đó rồi mới đến cái vui thứ ba thứ tư, cuối cùng là cái vui thứ năm. Vui trong Tịch Lạc. Tịch tức là tịch tịnh hay tịch diệt rồi được anlạc.

Cái vui này nó thế nào? Tôi dẫn mỗi câu của bài kệ để giải thích. Chư hành vô thường: Hành ở đây là hành động, tức là thân miệng ý hoạt động. Thân miệng ý hành động thì thành nghiệp. Mọi hoạt động của thân miệng ý đều thành nghiệp hoặc nghiệp thiện hoặc nghiệp ác. Mọi nghiệp đều gốc từ thân miệng ý mà ra. Ý nghĩ miệng nói thân làm. Mọi hành động đó còn mãi mãi hay không. Nó qua rồi mất, ý nghĩrồi mất, miệng nói rồi mất, thân hành động rồi mất.

Tất cả những cái đó là chỗ tạo nghiệp mà thuộc về vô thường. Qua rồi mất qua rồi mất. Nó không có lâu dài, nên nói: “Thị sanh diệt pháp” tức là pháp sanh diệt, nó không có bền. Như vậy tất cả cái hạnh trên thế gian này, mọi hành động mọi tạo tác đều gọi là vô thường, nó không lâu dài bền bỉ.“Sanh diệt diệt dĩ”, cái sanh đó mà lặng rồi thì “Tịch diệt vi lạc”. Cái lặng lẽ chân thật ấy mới là vui. Cái vui này quá sâu kín cũng gọi làcái vui Niết-bàn. Sau khi cái sanh diệt nó diệt hết rồi mới tới chỗ tịch diệt.

Nói sanh diệt là nói sanh diệt của ý, khẩu, và thân, nhưng chủ yếu là ý. Ý là chủ động cho nên ý lặng rồi dù có nói có làm cũng là tịch diệt. Như vậy sau khi vọng tưởng lặng hết rồi không còn dấy động nữa, đó là tịch diệt. Cái tịch diệt đó đi đến chỗ an ổn chân thật của cái bất sanh bất diệt. Cái bất sanh bất diệt đó là Niết-bàn. Đó là cái vui cứu kính chân thật ít người hưởng được.

Chúng ta học và tu Phật có cái vui gần, tới cái vui xa. Như cái vui Tùy hỷ thật là dễ làm không tốn công, chỉ xả tâmtật đố mình thì được rồi. Tới cái vui tốn công một chút, tức là của cảimình, mình xả và cái chứa chấp trong tâm niệm mình xả. Hai cái đó xả được là có cái vui Hỷ xả. Rồi cái vui thứ ba là Pháp hỷ hay Pháp lạc. Cái vui đó phải nghiền ngẫm, nghiên cứu có công phu với đạo lý, chúng tamới thấy được niềm an vui ở trong đạo lý.

Đến vui Thiền duyệt thì phải có công phu đậm nữa, phải nhiều năm nhiều tháng công phu tu hành mới được cái vui Thiền duyệt. Được cái vui Thiền duyệt rồi cuối cùng mới được cái vui Tịch lạc, tức là tâm lặng lẽ rỗng rang không còn một niệm dấy lên. Thấy tất cả sự vật cái gì cũng nên thơ, cái gì cũng đẹp đẽ. Không còn phân biệt đây là xấu, kia là tốt, đây là hay kia là dở, chỉ một niệm chân thật. Cho nên trong nhà thiền gọi là: “Xúc mục tứcBồ-đề”; tức là nhìn cái gì cũng là Bồ-đề, là giác ngộ hết. Không thấy có cái gì xấu, tất cả đều là vui, đều là đẹp. Tất cả là một mùa Xuân. Như vậy nếu chúng ta tới được chỗ vui đó, tức được một mùa Xuân vĩnh cửu, một mùa Xuân không bao giờ mất.

Tôi dẫn một Thiền sư đời nhà Tống, Thiền sư Phật Nhãn, một trong ba ông Phật: Phật Quả, Phật Nhãn, Phật Giám. Ba vị này là Thiền sư nổi tiếng đời Tống. Đây là Ngài Phật Nhãn hiệu là Thanh Viễn. Ngài có một bài thơ nói về Xuân như sau:

Xuân nhật xuân sơn lý

Xuân sự tận giai xuân

Xuân quang chiếu xuân thủy

Xuân khí kết xuân vân

Xuân khách xuân tình động

Xuân thi xuân cánh tân

Duy hữu thức xuân nhân

Vạn kiếp nguyên nhất xuân

Tạm dịch:

Ngày xuân xuân trong núi

Việc xuân thảy đều xuân

Hồ xuân ánh xuân chiếu

Khí xuân kết mây xuân

Khách xuân lòng xuân động

Thi xuân xuân càng tươi

Chỉ có người biết xuân

Muôn kiếp một mùa xuân

Tại sao câu nào cũng Xuân hết vậy?

Xuân nhật tức là ngày Xuân, Xuân sơn lý tức là Xuân trong núi. Ngày Xuân trong núi giống hệt như Xuân hôm nay. Tức là ngày vui, mà vui ở trong núi.

Xuân sự tận giai Xuân, tức là việc Xuân thảyđều Xuân, bởi vì thấy cái gì cũng là Xuân hết, đều là đẹp hết. Nếu trong lòng mình có nhẹ thênh thang không có buồn giận, hờn, phiền, khôngdấy niệm phân chia thì cái gì không phải là Xuân. Thấy ai cũng đẹp dễ thương hết. Sở dĩ chúng ta không vui được là vì thấy cái này xấu cái kiatốt, thấy người này dễ thương, người kia dễ ghét. Thấy người dễ ghét thì hết Xuân, mặt xụ xuống thì làm sao thấy Xuân được. Còn thấy ai cũng dễ thương, thì gặp ai mình cũng nở nụ cười, không phải Xuân là gì? Trên mặt mình luôn luôn là mùa Xuân, cho nên thấy cái gì cũng là Xuân, tất cảđều là Xuân.

Hồ Xuân ánh Xuân chiếu. Cái hồ thấy nó cũng tươi đẹp, thấy mặt trời soi sáng dưới đáy hồ cũng tươi đẹp luôn. Hồ Xuân, rồi ánh nắng mặt trời cũng Xuân cái gì cũng đẹp hết.

Khí Xuân kết mây Xuân. Nhìn thấy mây nó mơ hồ lưa thưa ở chung quanh mấy ngôi nhà, cụm vườn tức là những mây mờ gọilà Xuân khí, thấy cũng đẹp nên thơ. Rồi những cái đó kết thành những cụm mây. Những cụm mây đó cũng là mây Xuân luôn. Như vậy nhìn người cũnglà Xuân, nhìn vật cũng là Xuân, nhìn nước cũng là Xuân, nhìn trời cũng là Xuân. Xuân tất cả. Tại sao ta được Xuân như vậy? Tại trong lòng chứa đầy một mùa Xuân. Nếu trong lòng chứa đêm ba mươi, tức tối như mực thì cái gì cũng không Xuân hết, cái gì cũng đen như mực. Sở dĩ ở ngoài nó đẹp là do trong lòng mình đẹp.

Khách Xuân Xuân tình động. Tức là khách Xuânrồi khởi tình Xuân. Như người khách trong mùa Xuân, thấy cảnh đều vui theo nó, tức tình động theo mùa Xuân.

Xuân thi Xuân cánh tân. Tức là mùa Xuân đã tươi rồi, thi nhân còn tô điểm cạo gọt, vuốt ve nó làm cho nó tươi đẹp thêm nữa.

Hai câu chót mới là tối quan trọng.

Duy hữu thức Xuân nhân

Vạn kiếp nguyên nhất Xuân

Như vậy chỉ có người biết Xuân, muôn kiếp một mùa Xuân.

Cảnh Xuân, khách Xuân, tình Xuân v.v... đó là cái bên ngoài. Chỉ có người biết được Xuân đó, mới vui muôn kiếp Xuân. Mùa Xuân đó là mùa Xuân Di-lặc cười hoài muôn kiếp, không bao giờ có vẻ mày sầu mặt héo gì hết. Đó là một mùa Xuân tươi đẹp, đầy cả một bầu trời, tràn trề cả nhân thế.

Quí vị có muốn hưởng một mùa Xuân đó hay không? Như vậy cái cạn đến cái sâu, quí vị từ từ bước. Cạn nhất là từ từbỏ tật đố để phát tâm tùy hỷ vui theo tất cả việc tốt, việc lành của mọi người. Kế đó là cái vui hỷ xả tức là vui mừng bỏ hết tất cả những cái gì mình có thể bỏ được. Xả hết từ cái xả của cái bực bội, cố chấp, buông xả hết. Đó là tập Xuân. Rồi tới hiểu giáo lý một cách đúng đắn, cóniềm vui chân thật, tu hành tiến tới an ổn, đi đến cuối cùng mọi tâm niệm đều được an lành tự tại.

Không có một chút gì dấy lên làm biến đổi tất cả sự kiện bên ngoài. Chỉ một tâm thênh thang trong trẻo thì nhìn đời bằng một mùa Xuân không đổi thay, không còn di dịch gì nữa hết. Xuân như thế mới là Xuân Di-lặc. Xuân như vậy mới là Xuân muôn đời muôn kiếp. Nếu mùa Xuân chỉ có ba tháng hoặc chỉ có mấy ngày Tết là Xuânthì Xuân đó hữu hạn quá. Ngày nay ráng mà gượng cười; rồi ngày mai gặp nhau quạu quọ tức tối thì không còn Xuân đâu. Nên phải cởi bỏ từ từ trong lòng những chướng ngại cho mùa Xuân muôn kiếp đó. Nếu chúng ta loại nó ra được thì cuối cùng chúng ta sẽ hưởng được một mùa Xuân muôn kiếp.

Mong rằng mùa Xuân muôn kiếp sẽ đến với quí vị.

ĐÊM TRỪ TỊCH SANH TỬ SỰ ĐẠI
CUỐI NĂM CANH THÂN (1980)

Hỏi: Sanh tử sự đại. Vô thường tấn tốc.
Và: Sanh như đắp chăn đông. Tử như cổi áo hạ.
Là Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, chúng ta phải sống như thế nào đối với hai quan niệm trên?

Đáp: Thông thường có hai hạng người tu, hạng người chưa đạt đạo muốn tiến tu thì lúc nào cũng phải khắc trêntrán bốn chữ “Sanh tử sự đại”. Đó là chủ đích ngài Thích-ca lúc xuất gia. Khi đi tu là cốt giải quyết vấn đề sanh tử. Bao nhiêu người từ trước đến giờ đành bó tay đối với vấn đề sanh tử. Vì thế đức Phật quyết định giải quyết vấn đề sanh tử, chớ không chấp nhận cách bó tay đó. Ngàikhông thể đầu hàng sanh tử mà phải vượt ra khỏi sanh tử, cho nên Ngài mới xuất gia cầu đạo. Khi đạt đạo rồi, đó là Ngài thoát ly sanh tử.

Thếnên tất cả người tu sau này khi phát tâm xuất gia hay là quyết chí tu hành theo đạo Phật để giải thoát thì không ai coi thường vấn đề sanh tử.Khi chúng ta đi tu là đã quyết định chiến thắng cho được vấn đề sanh tử, phải thoát ly sanh tử. Đó là cái chủ yếu. Như vậy chủ yếu chúng ta đi tu là để thoát ly sanh tử. Cho nên chữ giải thoát nghĩa là không còn bị sanh tử lôi kéo nữa. Mọi người ai đi tu cũng phải quan trọng bốn chữ “Sanh tử sự đại” chớ không thể coi thường. Đó là bước đầu trên con đườngtu của chúng ta.

Nhưng khi đạt đạo thấy rõ mình có cái chân thật bất biến. Cái đó không bị sanh tử lôi cuốn và nó cũng không lệthuộc vào sanh tử. Như vậy sống với cái không sanh tử thì chẳng qua là tùy duyên. Đủ duyên hợp lại đó là sanh. Thiếu duyên ly tán đó là tử. Sanh tử là vấn đề của duyên. Đối với Pháp thân hay Chân tâm, nó không dính dáng gì hết. Vì vậy trên phương diện sống với Pháp thân, sanh tử như trò chơi như ảo mộng, như huyễn hóa không gì phải bận tâm. Cho nên có Thiền sư nói rằng “Đối với sanh tử bất quan hoài” nghĩa là đối với sanh tử không bận lòng.

Đối với sanh tử không bận lòng ở giai đoạn nào?

Ở giai đoạn đạt đạo? Thấy cái chân thậtbất biến của mình, thì lúc đó đối với sanh tử không còn bận lòng. Còn chưa thấy cái đó sanh tử là việc lớn. Như vậy chúng ta thấy hai câu trênđều đúng, đối với người tu. Người tu mà chưa đạt đạo thì sanh tử là việc lớn. Khi đạt đạo rồi thấy sanh tử là trò chơi. Cho nên ngài Từ Minhmới nói “Sanh như đắp chăn đông - Tử như cổi áo hạ”.

Bởi vì chúng ta đã thấy mình có cái không sanh tử, nhưng vì lợi ích chúng sanh, cần phải có cái sanh để độ họ. Lúc đó sanh cũng như mùa đông được chiếc chăn đắp lên che ấm. Có gì mà sợ. Còn khi mình giáo hóa làm Phật sự mỏi mệt rồi, bỏ cái thân tứ đạinày để trở về Pháp thân thanh tịnh cũng như mùa nực cổi chiếc áo, mát có gì mà lo. Như vậy trường hợp sanh đối với Ngài cũng như được đắp chăntrong mùa đông, tử coi như là cổi chiếc áo trong mùa hạ, không có gì phải bận lòng sợ sệt.

Đó là đối với người đã được Pháp thân vì lợi ích chúng sanh phải sanh. Khi duyên hết thì tử. Sanh tử đối với các Ngài không bận lòng. Nhưng đối với chúng ta vấn đề đầu tiên là sanh tử sự đại. Nếu chúng ta chưa đạt đạo thì “Sanh tử sự đại” có giá trị. Khi chúng ta sống thuần thục trong Pháp thân bất sanh bất diệt, thấy sanh tử như trò chơi, không còn gì phải bận lòng nữa.

Khoảng giữa năm tôi hứng có làm một bài kệ như sau:
Gá thân mộng, dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi, cười vỡ mộng
Ghi lời mộng, nhắn khách mộng
Biết được mộng, tỉnh cơn mộng
Lý do làm kệ:

Lúc đó tôi bắt đầu giảng Trung Quán Luận. Trong khi giảng Trung Quán, chúng tôi hứng thấy rõ cái gì mà chúngtôi muốn nói. Cho nên một đêm tôi ngồi ngoài trời nhớ lại lời của Tổ, hứng tôi làm ra bài kệ trên. Nhiều vị không biết, nói là tôi làm kệ là sắp từ giã. Có người đồn tôi sắp tịch nên mới để kệ lại. Nhưng sự thật không phải vậy. Khi dạy Trung Quán, tôi thấy cái lẽ trong đó quá rõ ràng, cho nên hứng làm ra như vậy. Kệ đó có hai ý:

1- Chúng tôi ước định lại đời sống và ngày cuối cùng của chúng tôi.

2- Mong mỏi những người sau nhận, hiểu như cái gì tôi đã hiểu.

Giờ đây tôi đi thẳng vào bài kệ để choquí vị nhớ. Đầu tiên chúng tôi nói “ Gá thân mộng, dạo cảnh mộng”. Quí vị nghĩ thế nào về câu “Gá thân mộng”.

Thân của chúng ta hiện giờ, như tôi thường giảng cho quí vị nghe, sự sống còn của nó, chúng ta thấy thật là quan trọng. Nhưng nếu dùng con mắt trí tuệ Bát-nhã mà thấy nó chẳng qua là một mớ nhân duyên hòa hợp lại thành sự sống. Sự sống do duyên mà có. Đủ duyên nó còn, thiếu duyên nó mất. Không có gì là bảo đảm lâu dài hết.Trong tứ đại chúng ta phần trong gọi là nội tứ đại, phần ngoài gọi là ngoại tứ đại. Hai cái hỗ tương nhau.

Có cái bên trong mà thiếu cái hỗ tương bên ngoài thì nó không còn. Có cái bên ngoài mà không có cái bên trong cũng không có. Vì vậy cuộc sống chúng ta sống hiện nay bằng cách tạm bợ vay mượn, tứ đại bên ngoài hòa hợp với tứ đại bên trong. Nếu không có sự vay mượn hòa hợp đó thì sự sống này mất. Vì vậy sống bằng cách tạm bợ không phải mộng là gì, không phải huyễn hóa là gì?Cho nên thân hiện giờ của chúng ta là thân tạm bợ như thân trong giấc mộng, không có gì lạ.

Như vậy đối với sự sống này nếu biết rõ nó là tạm bợ là huyễn hóa thì tự nhiên chúng ta còn có cái gì nữa? Chẳnglẽ có thân huyễn hóa tạm bợ này thôi sao? Cho nên chúng tôi dùng chữ “gá”. Ai “gá”? Thật ra có cái gì đó nó tựa vào thân tứ đại này. Do nó tựa vào thân tứ đại này thành ra có cuộc sống. Và cái mà tựa vào thân tứđại này không phải là huyễn hóa như tứ đại. Đó là để nói cho quí vị thấy không phải chỉ có thân tứ đại này là cứu kính là duy nhất mà nó còncó cái “chủ nhân ông” tựa vào nó.

Nói “chủ nhân ông” đó là khi nào chúng ta tỉnh giác. Nếu chưa tỉnh giác thì phải nói danh từ khác tứclà “nghiệp thức gá”. Như vậy cái gá đó là ông chủ chớ không phải là cáitầm thường. Chính cái thân tứ đại mới là cái tầm thường để cho ông chủ nương tựa. Khi gá vào thân tứ đại huyễn hóa hay mộng huyễn này thì cái cảnh mà thân tứ đại tới lui qua lại đó là cảnh thật hay không? Đó cũng là mộng. Thân tứ đại là mộng, cảnh của tứ đại tới lui qua lại cũng là mộng, nên nói rằng “dạo cảnh mộng”.

Như Tổ Qui Sơn đã thường nhắc nhở, Ngài nói rằng: Người xuất gia thì phải coi mình như khách qua lại trong tam giới. Như vậy tam giới chẳng qua là một cảnh mộng mà ngườikhách đó thường tới lui qua lại. Vì vậy người khách đó là người quan trọng, còn cái cảnh không phải là quan trọng. Ở đây tôi dùng câu dạo cảnh mộng vì đa số người đời chúng ta mắc kẹt trong cảnh, thấy cảnh này là thật, thấy cái này là của mình, thấy cái kia là của mình.

Thấytất cả cái gì cũng là của mình hết. Nhà của mình, đất của mình, tất cả cái gì cũng là của mình hết, cho nên được thì mừng mất thì khổ. Vì vậy mà chúng ta bị ngoại cảnh lôi cuốn, sống trong bất an, bất ổn. Nếu chúngta thấy cuộc đời là mộng, ngoại cảnh là mộng, thân và cảnh đều là mộng thì còn gì là ràng buộc, còn gì là lo sợ, được mất đối với chúng ta như trò chơi, không còn gì phải là khổ đau nữa hết.

Đó là tôi diễn tả lại thân này và cảnhnày mà chúng ta đang mang và đang ở. Khi cảnh này và thân này tan rồi thì thế nào? Đó là câu thứ ba “mộng tan rồi”. Đến câu thứ tư “cười vỡ mộng” tức là khi thân chúng ta thở cái khì ra và không hít lại. Một khi trả ra mà không mượn lại là thân tứ đại sắp hoại. Thở ra mà không hít lại là phong đại đã hết. Phong đại hết rồi thì hỏa đại do đó sẽ tan từ từ. Rồi tới thủy đại, địa đại, nó sẽ tan rã sau.

Như vậy một khithở ra không hít lại thì thân tứ đại chúng ta không còn hoạt động như trước nữa. Khi đôi mắt chúng ta nhắm nghiền lại thì cảnh ở ngoài còn vớichúng ta hay không? Vì khi hơi thở đã buông rồi thì con mắt cũng theo đó nhắm nghiền lại, lúc đó ngoại cảnh không còn gì với chúng ta nữa. Thân thiếu phong đại thì thân sắp tan, mắt không còn mở nhìn thấy nữa thì cảnh đời đối với chúng ta cũng vắng.

Cho nên thân và cảnh lúc đó là mộng đã tan hoại. Nên nói rằng “mộng tan rồi”. Khi thân và cảnh đi tới chỗ tan hoại đó, đối với người đời sẽ làm sao? Nào là khóc biệt ly, thương cha, thương mẹ, thương anh, thương em, thương tất cả người chung quanh. Coi đó như là một chuyến đi không bao giờ gặp lại. Bao nhiêu tiếng khóc nức nở để rồi đau khổ vì cảnh biệt ly. Hoặc giả bảnthân người đó họ sẽ khổ đau. Họ khổ đau vì cái gì? Như ngài Qui Sơn nói: “Tiền lộ mang mang vị tri hà vãng” nghĩa là đường trước mờ mờ khôngbiết về đâu.

Khi sắp tắt thở nhớ lại mình không có đức hạnh gì,không biết rồi sẽ ra sao? Đó là cái đau khổ nhất của con người. Khi sắpra đi không biết là mình đi đâu? Từ giã anh em, từ giã cha mẹ. Rồi đây mình sẽ không còn gặp lại tất cả mọi người, và bản thân mình sẽ ra sao? Đi đâu? Thật là đau khổ. Như vậy có hai cái khổ: cái khổ khóc vĩnh biệt và cái khổ không biết thân phận mình ra sao? Hai cái đó làm cho người sắp ra đi đau khổ tràn trề. Đó là thân phận những người không biết đạo.

Nhưngở đây tôi nói thế nào? “Mộng tan rồi, cười vỡ mộng.” Tại sao chúng ta lại cười vỡ mộng? Bởi vì mình biết đó là một giấc mộng. Đã biết là một giấc mộng thì khi hết mộng chúng ta trở về thật. Đang mê hết cơn mê chúng ta tỉnh. Vì biết đó là một cơn mê. Khi hết mê chúng ta còn sợ hay không? Khi biết đó là một cơn mê thì cơn mê dù đẹp, dù xấu, dù khổ, dù vui, chúng ta cũng thấy đó là một cơn mê. Và hết mê, là tỉnh biết rõ nhưvậy. Khi tỉnh còn có cái gì phải sợ nữa đâu.

Như vậy cho nên khi chúng ta biết rõ đây là một cơn mộng, khi mộng tan chúng ta nở một nụ cười từ biệt mọi người và chúng ta an lành trở về quê cũ, chớ không có gì sợ sệt hết. Đó là “cười vỡ mộng”. Chúng ta chỉ còn một nụ cười để trở về quê hương mà ngàn thuở không bao giờ phai mờ, không bao giờ mất. Chúng ta từ khi gá thân này, chúng ta mang nó, sống với nó mà thấy là mộng ảo. Cảnh mà chúng ta đang dạo, đang qua, đang lại cũng là cảnh mộngảo. Khi cái mộng ảo đó nó tan đi thì chúng ta chỉ là một nụ cười để trởvề cái chân thật chớ không có gì lạ. Như vậy đó là cái an ổn lành mạnh nhất của con người khi thoát khỏi được cơn mê, cơn mộng.

Nói như vậy mà chúng tôi đã được như vậy chưa? Đó là một vấn đề ước định. Nói như vậy để chúng tôi tự nhắc rằng chúng tôi phải sống thế nào về cuộc sống này? Trong khi, sống mang thân này với cảnh này chúng tôi phải luôn luôn thấy nó là mộng. Và khi thân này sắp hoại chúng tôi thấy đó là tan cơn mộng, chỉ là một nụ cười để cười vỡ mộng thôi, không có gì quan trọng hết. Đó là chúng tôi ước định ngày ra đi phải như vậy, chớ không phải là cái đang được như vậy. Đó cũng là một chương trình, một kế hoạch phác họa cho ngày ra đi phải như vậy đó. Chính cái phác họa đó là một ước định của chúng tôi nhắc nhởchúng tôi phải cố gắng làm sao khi ra đi được như vậy chớ không khác hơn. Nếu khác hơn là dở lắm rồi. Như vậy là phần của tôi, tôi đã định như vậy.

Phần quí vị thì sao? Chúng tôi nói thêm: “Ghi lời mộng, nhắn khách mộng” bây giờ vì nghĩ rằng chúng ta tự thấy mình sống trong cõi đời tạm bợ hư ảo nó không có gì thật, không lẽ mình biết nó hư ảo không thật rồi mình an ổn vui vẻ để cho người khác chìm lịm trong cơn mộng đó rồi khóc rồi khổ, đủ thứ đau đớn. Mình đâu cónỡ. Buộc lòng phải ghi lại ít lời nhắc lại những người khách cũng đồng hành với mình trong cơn mộng đó. Đó là với một tấm lòng nghĩ đến người sau thương xót người sau.

Muốn làm sao cho ai cũng được khi ra đi với một nụ cười, chớ không phải là rơi lệ tràn trề. Rồi “ghi lời mộng”, tới “nhắn khách mộng” cái gì đây? Tức là “Biết được mộng, tỉnh cơn mộng”. Nhắn quí vị rằng, nếu một khi biết rõ sự sống này là mộng thìquí vị tỉnh được cơn mộng. Đó là chủ yếu làm sao mỗi người chúng ta đềuphải thấy rõ lẽ thật của cuộc đời, chớ đừng có lầm lẫn trong cơn mê mộng mà mình tưởng nó là thật. Tưởng lầm nó là thật rồi chìm mãi trong cơn mê. Hết cơn mộng này đến cơn mộng khác.

Chúng ta biết nó là mộng rồi thì chúng ta có thể tỉnh được cơn mộng. Tỉnh được cơn mộng thì mọi cái khổ vui trong mộng không còn gì chi phối được chúng ta hết. Đó là điều thiết yếu trong cuộc sống. Cho nên tôi có nói với ít người chungquanh rằng sau khi tôi vỡ mộng rồi thì quí vị khỏi cần họa hình họa tượng gì hết, chỉ cần biên tám câu đó, tám câu một câu ba chữ, hoặc bốn câu một câu sáu chữ để lại trên chỗ mà quí vị nhớ tôi đó. Để chỗ nào đó trên vách cũng được hay nơi nào cũng được để quí vị đọc tới đọc lui câu đó, có lợi hơn là họa hình to thờ mà không nhớ tới mấy câu đó cũng vô ích. Đó là ý nghĩa mà tôi làm bài kệ. Do sự thấy rõ như vậy nên khi làm bài kệ bắt buộc tôi phải sống như vậy. Ngày ra đi phải như vậy. Đó là ước định của tôi, và mong mỏi những người chung quanh và kẻ đi sau này cũng được như vậy.

Đó là sở nguyện tôi ước mong, chớ không phải là sự thật. Nên nhớ như vậy. Ước mong đó có thể thật mà cũng có thể chưa được. Nếu được, đó là cái hài lòng của tôi. Nếu chưa được làcái tôi chưa hài lòng, chẳng qua là sở nguyện vậy thôi.

Nói như vậy tôi cần nhắc cho tất cả quí vị biết. Bao nhiêu năm tôi giảng dạy ở đây quí vị đều thấy mỗi lần giảng dạy kể cả tôi là người hay giảng quí vị là người nghe giảng, tronglúc ấy người giảng và người nghe hình như chúng ta đều là kẻ tỉnh hết. Nhưng mà, sau cơn giảng rồi thì có lẽ người giảng cũng hay quên, người nghe lại càng quên hơn nữa. Như vậy, tỉnh, tỉnh rồi mê. Mà tỉnh thì ít, một tháng chỉ có mấy tiếng đồng hồ, còn mê thì quá dài.

Nếu chúng ta gặp cơn ngủ mê quá mê, vừa mãn mộng thứ nhất, lúc đó chúng ta vừa hơi tỉnh. Tỉnh rồi mà chưa có sức ngồi dậy, rửa mặt mày hoặc đi ra và cũng còn ham ngủ nữa thì sao? Một cơn mộng thứ hai tiếp nối. Qua cơn mộng thứ hai hơi tỉnh một chút, thì tiếp tục cơn mộng thứ ba nếu chúng ta còn thấy mỏi mệt, còn ưng nằm dài thì mộng rồi tới mộng. Như vậy thì mộng không biết tới lúc nào mới hết. Chỉ khi nào chúng ta biết đó là mộng, hoặc là mộng vui mộng buồn, sau cơn mộng chúng ta nhất định trỗi dậy rửa mặt, rửa mày hoạt động bình thường, ra ngoài thì khả dĩ hết mộng. Còn cứ nằm dài đó mãi thì càng mộng chớ không thể hết được. Đó là ýnghĩa mộng.

Bây giờ tới việc tu chúng ta. Nếu chúng ta biết cái dở là cái dở, điều nào là điều tạo nghiệp khổ cho chúng ta, chúng ta biết cái này là giả cái kia là thật, cái biết đó chưađủ làm cho chúng ta giải thoát, chưa đủ làm cho chúng ta hết khổ. Biết rồi chúng ta còn phải hành. Cho nên trong nhà Phật dạy chúng ta học đạo là phải đủ văn tư tu. Văn là nghe, tư là suy nghĩ, nhận định đúng. Đó làphải, nhưng còn phải tu nữa. Có tu mới thật sự thoát ly sanh tử, mới rakhỏi bao nhiêu cái khổ đau.

Nếu thiếu cái tu thì không bao giờ chúng ta thoát ly sanh tử được. Vì vậy cho nên hiểu rồi phải hành. Cái hành đó mới là thiết yếu. Như chúng tôi thường nói với quí vị: Cái chủ động trong cuộc luân hồi, sanh tử là ba nghiệp, cái chủ động của ba nghiệp là ý nghiệp. Ý nghiệp trong nhà Thiền gọi là vọng tưởng. Vọng tưởng đó là động cơ chính yếu để đưa chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử.Bây giờ muốn thoát ly sanh tử không gì hơn là chận đứng hay là dừng lạivọng tưởng đó.

Nói chận nói dừng là một lối nói, đúng ra chúng ta nhè nhẹ buông nó. Biết rõ bộ mặt nó là không thật, buông nó rồi nó sẽhết. Như vậy cái công phu buông xả đó thấy nó nhẹ đơn giản mà thật là phải kiên trì bền bỉ lâu dài mới buông hết được, chớ không thể nào một, hai, năm, mười năm mà được. Cho nên các vị hồi xưa muốn buông hết nó phải trải qua mấy mươi năm. Người lanh lợi nhất trong nhà Thiền ở Trung Quốc, là ngài Triệu Châu mà Ngài còn nói: Ngót ba mươi năm phải buông hết mới thành một khối.

Huống là chúng ta ở đây mới nhấp nhem mấy năm trời, buông sơ sịa, bảo hết làm sao mà hết được. Cho nên cái đó là phải công phu dai dẳng, phải nỗ lực bền chí mới có thể thực hiện đượccông trình đó. Như vậy chúng tôi nói rằng người quyết chí tu đạt đến kết quả viên mãn thì phải khẳng định lập trường của mình và phải quyết chí không bao giờ lay chuyển trước mọi hoàn cảnh nhất là trong hoàn cảnh thuộc về tình cảm. Cái đó làm cho mình rất khổ đau.

Ở đây tôi chỉ đề cập đến tình cảm của người xuất gia. Người xuất gia trước nhất thấy tình cảm gia đình là nặng nhất. Tình cảm gia đình là cái làm chúng ta rối ren, lo sợ; thương cha, thương mẹ, thương anh, thương em. Bao nhiêu cái đó làm chúng ta bận bịu làm chúng ta khó xử. Nếu chúng ta không có thái độ dứt khoát không can đảm như đức Phật thì khó mà giải quyết nổi. Quí vị thấy đức Phật khi ra đi tu, lúc chưa thành đạo thì Ngài về thăm nhà được bao nhiêu lần? Một phen đi bao giờ thành đạo mới trở về.

Đó là hình ảnh con người dứt khoát làm được việc mới thôi, không có thái độ chần chờ nửa tới nửa lui. Nói đi tu mà ít bữa nhớnhà. Nói đi tu mà lo ở nhà có cơm ăn không, có áo mặc không? Làm như vậy thì không làm sao thực hiện được cái bản nguyện của mình. Vì vậy chúng tôi nhắc lại Ngài là cái đích để chúng ta nhắm, như một vị giáo chủ. Vì Ngài một khi cất bước ra đi, nguyện không trở lại nếu không đạt đạo. Khi Ngài trở về thăm vua cha, độ tất cả người thân quyến là sau khiđã đạt đạo. Nhờ thái độ khẳng định đó mà Ngài thành công.

Giờ đây tôi dẫn một Thiền sư Trung Hoa, Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động, khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa.
Lá thư thứ nhất tôi dịch từ bản chữ Hán:
“Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảynhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che.

Song mà, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Tuy ơn bú xú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, nếu đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền chắc. Trong Hiếu kinh nói: “Dù một ngày giết đôi ba con vật để cung hiến cha mẹ vẫn là bất hiếu. Vì sẽ lôi nhau vào vòng trầm luân chịu muôn kiếp luân hồi.” Muốn đền ơn sâu dầy của cha mẹ đâu bằng công đức xuất gia. Vì sẽ cắt đứtdòng sông ái sanh tử, vượt qua khỏi biển khổ, đáp ơn cha mẹ ngàn đời, đền công từ thân muôn kiếp, bốn ơn ba cõi thảy đều đền đáp. Kinh nói: “Một đứa con xuất gia chín họ đều sanh lên cõi trời.” Con thệ bỏ thân mạng đời này, chẳng trở về nhà, đem căn trần muôn kiếp chóng tỏ sáng Bát-nhã.

Cúi mong cha mẹ mở lòng hỉ xả, ý chớ trông mong, học theo gương Phụ vương Tịnh Phạn và Thánh mẫu Ma-da. Hẹn đến sau kia sẽ gặp nhau trong hội Phật, còn hiện nay cam chịu lìa nhau. Con chẳng phải quên ơn dưỡng dục, chỉ vì: “Thời giờ chẳng đợi người.” Cho nên nói “Thân này chẳng thẳng đời này độ, lại đợi đời nào độ thân này”.
Xin cha mẹ lòng chớ nhớ mong.”
Tụng rằng:
Vị liễu tâm nguyện độ số xuân
Phiên ta tịnh thế mạn thuân tuần
Cơ nhân đắc đạo không môn lý
Độc ngã yêm lưu tại thế trần
Cẩn cụ xích thơ từ quyến ái
Nguyện minh đại pháp báo từ thân
Bất tu sái lệ tần tương tức
Thí tợ đương sơ vô ngã thân
Dịch:
Chưa rõ nguồn tâm quá mấy năm
Thương nhau mê mải luống trì trầm
Cửa không đã lắm người đắc đạo
Riêng ta trì trệ ở trong trần
Xin viết lá thư từ cha mẹ
Nguyện thông đại pháp đáp từ thân
Không nên rơi lệ thường thương nhớ
Xem tợ buổi đầu con không thân

Như vậy lá thư này quí vị thấy Ngài cố tình nhắc cho cha mẹ đừng có buồn, đừng có khóc, mà coi như buổi đầu không có Ngài, không có thân Ngài. Đó là lá thư thứ nhất từ cha mẹ.
Lá thư thứ hai: “Con từ lìa cha mẹ chống tích trượng dạo phương Nam, tháng ngày trôi qua tính đã mười năm, trên đường con đã trải qua muôn dặm.
Cúi mong mẹ đem hết tâm ý hướng về Phật pháp, đừng ôm ấp tình ly biệt, chớ đứng tựa cửa trông con. Mọi việc trong nhà tùy thời sắp đặt, việc nhiều thì phiền não thêm nhiều. Phần A Huynh thì nên tận tâm hiếu thuận, học đòi gương Vương Tường nằm giá, cònTiểu đệ thì hết sức bắt chước theo Mạnh Tông khóc măng. Phàm người ở đời phải biết tu thân hiếu đễ mới hợp lòng trời. Kẻ làm tăng trong cửa không thì mộ đạo tham thiền để đáp ơn cha mẹ.
Ngày nay hai đường xa cách muôn sông ngàn núi, mượn giấy mực viết vài hàng để bày tỏ tấc dạ.”
Tụng rằng:
Bất cầu danh lợi bất cầu Nhu
Nguyện nhạo không môn xả tục đồ
Phiền não tận thời sầu hỏa diệt
Ân tình đoạn xứ ái hà khô
Lục căn giới định hương phong dẫn
Nhất niệm vô sanh huệ lực phù
Vị báo bắc đường hưu trướng vọng
Thí như tử liễu thí như vô
Dịch:
Chẳng cầu danh lợi chẳng cầu Nho
Ưa thích cửa không bỏ thế đồ
Phiền não hết rồi lửa sầu tắt
Ân tình dứt bặt, sông ái khô
Sáu căn giới định gió thơm cuốn
Một niệm vô sanh sức huệ phò
Xin nhắc mẹ già thôi đứng ngóng
Ví như đã chết, ví như không
Đây là lời thư của Ngài.

Bây giờ đến lá thư của bà mẹ gởi cho Ngài:

“Mẹ cùng con đời trước có nhân duyên mới kết thành tình mẹ con. Kể từ ôm thai trong lòng, sớm chiều cầu thần khấn Phật nguyện sanh được con trai. Thai bào đủ tháng mạng sống như chỉmành, sanh con được toại nguyện quí như châu bảo. Không nề sự hôi hám của phẩn uế, chẳng ngại sự bú xú nhọc nhằn. Con vừa thành người dắt đến trường lo học tập. Hoặc khi con đi chơi về trễ, mẹ đứng tựa cửa trông mong.

Con viết thư về quyết xin xuất gia. Cha đã mất, mẹ già, anh yếu, em nghèo nàn, mẹ trông cậy vào ai? Con có ýbỏ mẹ, chớ mẹ nào có tâm quên con. Từ khi con cất bước tha phương, ngàyđêm mẹ thường rơi lệ! Khổ thay! Khổ thay!

Nay con lại thệ chẳng về quê, mẹ cũng tùy chí nguyện của con. Mẹ không dám mong con như Vương Tường nằm giá, Đinh Lan khắc cây, chỉ mong con như Tôn-giả Mục-liên độ mẹ thoát khỏi trầm luân tiến lên Phật quả. Nếu mẹ không như vậy e phải có tội. Con cầnphải giải quyết cho xong.”

Người mẹ trả lời cho con như vậy, quí vị thấy tình cha mẹ đối với người đi tu, là kẻ quên ơn bội nghĩa không biết gì tới cha mẹ. Khi đi tu chúng ta đặt trọng trách chúng ta là làm sao đạt đạo để giải quyết vấn đề sanh tử cho mình và cho cha mẹ, cho những người chung quanh, cho tất cả chúng sanh. Chớ không phải vì muốn bỏ cha mẹ để tìm chỗ an ổn vui chơi qua ngày hết tháng. Cái cương quyết của chúng ta không phải là cái ý bất hiếu bỏ cha mẹ phiêu bạt để tìm chỗan ổn cho chính mình.

Chính vì quyết chí muốn cứu mình, cứu chamẹ và cứu tất cả chúng sanh cho nên chúng ta mới đi tu. Vì vậy khi thựchiện bản hoài cao cả đó chúng ta không thể nào chần chờ nửa tiến nửa lùi, nay thì quả quyết ngày mai thì yếu đuối. Nếu như vậy thì chúng ta không thể nào tiến xa được. Cho nên phải gan dạ ngay từ buổi đầu. Biết rằng việc làm đó là bất hiếu với hiện tại nhưng có thể đó là cái cứu chamẹ và mọi người ở ngày mai. Cho nên quí vị thấy ngài Động Sơn nhờ lòng cương quyết, nhất định thành đạo.

Ngài ngộ đạo rồi làm trụ trì ngót ba mươi năm có vị thần Thổ địa muốn gặp Ngài mà không biết làm sao gặp. Một hôm Ngài đi xuống nhà bếp, Ngài thấy những người trong nhà trù làm đổ bún, đổ gạo, đổ cơm ở ngoài lang lệ, Ngài mới rầy. Ngài nói: “Củađàn-na thí chủ không nên hủy hoại.” Ngài mới vừa nói như vậy thì thấy ông Thần quì ở trước mặt Ngài. Ngài hỏi: Ông là ai? - Tôi là thần Thổ địa, ba mươi năm rồi tìm yết kiến Ngài mà không gặp. Hôm nay tôi mới thấy Ngài.

Cái ý chí cương quyết đó mới làm được việc như vậy. Ngài là vị Tổ trong Tông Tào Động mãi cho đến bây giờ. Nếungười xưa mà chần chờ hay là yếu đuối thì không bao giờ có cái đạo hạnhđể bây giờ chúng ta bắt chước theo. Cho nên chính vì vậy mà tôi mong rằng tất cả những người dù xuất gia hay là cư sĩ chẳng hạn, nếu chúng taquyết chí tu thì phải có lập trường hết sức là vững chắc. Vì việc làm này không phải là việc làm tầm thường đơn giản, chính là một việc làm cảmột đời mình, phải làm sao đạt được.

Muốn đạt được cái đó phải hết sức công phu khó nhọc bền chí lâu dài. Nếu không bền vững, thì chúngta đang làm đang tiến, có chuyện gì bận bịu của gia đình chúng ta bị lùi. Như vậy sự tu không tiến được. Mà không tiến được chẳng những khôngcứu được mình, huống nữa là cứu được ai. Cho nên sự tu hành chánh yếu là để làm sao thoát ly sanh tử. Muốn thoát ly sanh tử phải bền chí dai dẳng mới làm được việc đó.

Tôi đã dẫn ngài Động Sơn qua những láthư của Ngài viết về cho mẹ và thư trả lời của bà mẹ cho quí vị thấy rõ. Người mẹ như bà thân của ngài Động Sơn rất là hiếm. Thương con tràn trề nhưng sợ ngăn ý chí xuất gia của con thì mẹ có tội, cho nên mẹ khôngdám ngăn cản. Nhưng bà mẹ hy vọng rằng một đời này con ráng làm cho xong. Không phải dặn con đi ít bữa về thăm mẹ mà nói rằng mẹ không dám ngăn cản con mà mong một đời này con giải quyết cho xong.

Lời nói đó chính là một sức mạnh để cho người con phải nỗ lực làm sao đạt được mới thôi. Vì vậy ngài Động Sơn đã làm tròn bổn phận của Ngài đối với sự tu hành cũng như đối với tất cả những người trong gia đình. Ngài quyết rằng Ngài phải đạt đạo để đền ơn cha mẹ, đền ơn tất cả. Do đó tất cả chúng ta khi đã phát tâm học đạo thì mọi người ai cũng như ai đều phải lo cố gắng nỗ lực và quyết chí không tu với tánh cách lưng chừng được.

Gần đây tôi thấy người phát tâm xuất gia không phải ít, mà người giữ được cái chí xuất gia thì không được nhiều. Nghĩa là sao? Phát tâm xuất gia thì đông, mà giữ được ý chí xuất gia thì quá ít. Nghĩa là đi chùa vào chùa tu thì tu, nhưng mà việc nhà cũng không buông được. Như vậy thì có tinh thần phát tâm xuất gia nếu không phát tâm thì làm sao cạo đầu ở chùa được. Nhưng cái chí người xuấtgia thì phải đạt đạo, làm một việc cho đến chỗ viên mãn mới thôi thì ítquá, rất là ít.

Vì vậy mong rằng tất cả những vị đã được cái phúc dầy sâu, nếu bây giờ mới xuất gia học đạo thì quí vị nên nhớ ý chí của người xuất gia, phải làm được cái việc của mình đã nguyện làm. Đừng nói rằng tôi tu để có phước tiếp tục đời sau tu nữa. Ngài Động Sơn đã nói: “Thân này chẳng thẳng đời này độ, lại đợi đời nào độ thân này.” (Ngay thân này thì phải đời này giải quyết cho xong chớ đừng để đời nào độ nó.) Nay được thân này rồi thì ngay đời này giải quyết cho xong nó đi, đừng có đợi đời khác, đời khác nữa.

Cái lối đợi đời khác là lối ỷ lại ngu si, để rồi tu một cách lơ mơ chớ không đi tới nơi tới chốn. Cho nên người xuất gia dù cho thời nào, nếu chúng ta nỗ lực thì đều có lợi ích như nhau hết. Đừng nói mình đây ở đời mạt pháp cố gắng cũng không tới đâu. Đừng nghĩ như vậy. Dù cho thời chánh pháp, thời tượng pháp, thời mạt pháp, nếu chúng ta nỗ lực, đều có kết quả tốt như nhau. Chỉ vì chúng ta không cố gắng cho nên rồi không giống như thời trước. Những bài thơ này là một sự cảnh tỉnh lớn lao cho tất cả chúng ta. Tôi nhắc lại những câu kết luận hai bài kệ của ngài Động Sơn.
Bài kệ trước Ngài nói rằng: (hai câu chót)
Bất tu sái lệ tần tương ức
Thí tợ đương sơ vô ngã thân.
Tạm dịch:
Không nên rơi lệ thường thương nhớ
Xem tợ buổi đầu con không thân.
Bài kệ sau:
Vị báo bắc đường hưu trướng vọng
Thí như tử liễu thí như vô.
Tạm dịch:
Xin nhắc mẹ già thôi đứng ngóng
Ví như đã chết ví như không.

Trong mấy lời đó thấy đầy đủ ý chí củacon người khẳng định: Xin thưa với cha mẹ coi con như đã chết, coi như không có con. Có thái độ dứt khoát như vậy mới mong làm tròn được nhiệm vụ của mình. Quí vị nên thấy, khi mình đã xuất gia đối với gia đình thì như mình đã chết. Có coi mình đã chết thì mới sống được, chớ còn thấy như mình còn sống như ở nhà thì không phải tinh thần người xuất gia. Đó là điều mà tôi thấy hết sức quan trọng đối với chúng ta. Còn như câu Ngài nói:
“Phiền não tận thời sầu hỏa diệt. Ân tình đoạn xứ ái hà khô”. Dịch: Phiền não hết rồi lửa sầu tắt. Ân tình dứt bặtsông ái khô.”

Nghĩa là khi nào mà chúng ta hết phiềnnão thì lúc đó lửa sầu mới dẹp tắt. Khi nào ân tình bặt rồi thì sông áimới khô. Như vậy, chúng ta thấy người đi tu, nếu để tình cảm gia đình nó ràng buộc không cắt nổi, thì sông ái không biết chừng nào mới khô được, nó cứ tràn đầy. Sông ái tràn đầy thì nó cuốn chúng ta trôi, không lúc nào dừng nổi. Đó là tôi nói tinh thần của ngài Động Sơn.

Còn tinh thần của người mẹ, tôi chỉ cần nhắc câu chót: “Nếu mẹ không như vậy e phải có tội. Con cần phải giải quyết cho xong.” Thật là bà mẹ biết dạy con. Còn cứ như: Sao con đilâu quá không về, hoặc giả làm cái gì ngon nhắn về đãi. Cứ như vậy hoàithì đi tu một trăm năm cũng chẳng được cái gì. Như vậy chúng ta thấy rằng người đi tu có hai điều kiện hệ trọng. Điều kiện thứ nhất là tinh thần dứt khoát của mình. Điều kiện thứ hai là sự giúp đỡ của cha mẹ bằngcách hiểu đạo khuyên con.

Có nhiều người thương con mà không hiểu đạo, thương con cho xuất gia mà không dạy nó ý chí xuất gia. Cần làm sao cho con xuất gia rồi cũng tập cho có ý chí xuất gia nữa. Cái đó mới là cái cao cả của người cha người mẹ. Thiếu cái đó cũng làm cho người xuất gia hơi khó khăn giải quyết. Cho nên bà chỉ nói rằng mẹ khôngmong con như Vương Tường nằm giá, Đinh Lan khắc cây mà chỉ mong con nhưTôn giả Mục-liên độ mẹ thoát khỏi trầm luân tiến lên Phật quả. Mong contu hành đắc đạo rồi độ mẹ, đó là điều mẹ mong mỏi chớ không mong gì khác hơn. Điều đó rất quan trọng cho tinh thần người xuất gia.

Tôi nghĩ rằng năm nay quí Phật tử học tương đối kỹ rồi. Đã học đạo kỹ mà thiếu ý chí thực hành thì cái đó chưađưa chúng ta đến giải thoát sanh tử. Vì vậy năm nay tôi đặt nặng là muốn tất cả quí vị ai ai cũng đều lập chí vững trên đường đạo. Nếu là người tại gia khi biết đạo rồi chúng ta cũng nỗ lực dùng mọi phương tiệnđể sống hợp với đạo. Còn người xuất gia thì làm sao phải ứng dụng cái hiểu của chúng ta cho đúng và tự chúng ta gỡ hết những cái ràng buộc củachính mình.

Gỡ cho hết những cái ràng buộc do bản ngã và ràng buộc do tình lưu luyến của gia đình để chúng ta mạnh dạn tiến tu. Làm sao cho đời tu chúng ta xứng đáng là của người xuất gia, không hổ thẹn khi mình nhắm mắt, tiếc một đời không đi tới đâu. Ngày nào mình còn tu thì xứng đáng là người xuất gia, đến khi nhắm mắt chỉ là một nụ cười: Một nụ cười từ biệt mọi người chớ không phải là một tiếng khóc nức nở hay là một hơi thở dài lo sợ. Chúng ta phải cười khi chúng ta tắt thở. Đó là cái mà chúng tôi mong mỏi nhất. Mong mỏi cho tôi và cho tất cả quívị, ai rồi cũng được như vậy. Có như thế sự tu hành của ta mới có ý nghĩa.

Quí vị đã nhận thấy rằng cuộc đời là ảo mộng. Đã là ảo mộng thì còn gì là quan trọng nữa mà cứ để cái mộng lôi cuốn mình rồi phải chìm trong mê muội mãi. Chúng ta phải gan dạ, phải mạnh dạn để vượt qua cái mộng. Đó mới là cái thiết yếu. Cái gá thânmộng có một sự tích tôi sẽ kể cho quí vị nghe để biết cái hay của ngườixưa. Như trường hợp một Thiền sư không nói tên, chỉ do một hành động màthành danh gọi là “Đả Táo Đọa” tức là một Thiền sư đập bể ông táo rơi xuống đất.

Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng. Một hôm Ngài dẫn chúng đi dạo trong núi. Khi đến gần thung lũng thấy có một cái miếu thờ gì Ngài không biết, nhưng thấy dân chúng làm thịt bò, trâu, heo, gà dâng cúng liên miên, tế tự liên miên. Hỏi thìdân chúng nói rằng vị thần Táo ở miếu đó linh lắm cho nên họ cúng để cầu xin cái này cái nọ. Nghe nói như vậy rồi, Ngài cầm gậy vô trong miếu, Ngài thấy trên chỗ bàn thờ có để một tượng ông Táo. Ngài lấy cây gậy gõ gõ vào tượng đó nói rằng: “Đây là do gạch đất hợp thành, linh từ đâu lại, thánh từ chỗ nào có.” Nói xong, Ngài đập xuống một cái, tượng ông Táo lảo đảo bể ra rồi rơi xuống đất. Khoảng một vài tiếng đồng hồ sau, Ngài đi ngoài đường, gặp một vị áo xanh đội mũ xanh quì trước Ngài. Ngài hỏi: Ông là ai? - Con là thần Táo trong miếu đến để tạ ơn Hòathượng.

Ngài nói: “Ta đã làm gì mà ngươi tạ ơn?”
- Nhờ ơn Hòa thượng nói lý vô sanh mà con ngộ được. Nhờ đó con sanh lên cõi trời, buông được cái thân bị đọa đày trong bao nhiêu đời ở tại cái miếu này.
Nói xong ông đảnh lễ rồi biến mất.
Ông thị giả thấy vậy mới thưa:
- “Bạch Hòa thượng, con đã hầu Hòa thượng lâu quá mà Hòa thượng không nói lý vô sanh cho con nghe. Ông thần Táo này có phước gì mà Hòa thượng mới nói có một câu ông ngộ?”
- Ta chỉ nói một câu đó, rồi Ngài lập lại cho ông thị giả nghe và hỏi: Ông hội không?
- Dạ con không hiểu.
Ngài nói: Bể rồi! Bể rồi! Rơi rồi! Rơi rồi! Ông thị giả liền ngộ.

Như vậy để quí vị hiểu cái chỗ chúng tôi dùng chữ gá. Thân Táo gá vào đất gạch mà phải ở đó bao nhiêu năm. Còn chúng ta gá vào cái gì? Gá vào đất nước gió lửa này. Gá rồi bám đó cho là mình. Có đau khổ chưa? Bám vào mình rồi thì giành hơn giành thua,chấp phải chấp quấy. Bao nhiêu tội nghiệp cũng do cái mình gá đó tạo rahết. Nếu bây giờ mình nhớ thân này là cái mình gá, không có gì là quan trọng hết, biết như vậy là biết được lý vô sanh.

Biết được thân này là giả tạm như tôi đã nói là mộng. Mà mộng thì có gì thật đâu? Trongkhi mộng, sanh cũng mộng, tử cũng mộng thì có gì thật không. Sanh khôngthật sanh, tử không thật tử. Mà sanh không thật sanh, đó là vô sanh. Nhận được như vậy thì lý vô sanh hiện tiền. Ngay thân này, nhận ra được lẽ thật thì thấy đạo. Thấy đạo thì thoát ly sanh tử. Còn nếu chúng ta cứbám vào thân này cho là thật, là quí cái khổ vui của nó, chúng ta cũng đều quan trọng, cái hơn thua của nó cũng đều cho là quí, tức nhiên đời mình bị nó chi phối.

Nó chi phối cuộc đời hiện tại, chi phối cả lúc thọ thân khác, chớ không bao giờ hết được. Cho nên ngay thân này mà chúng ta thức tỉnh, biết được nó là mộng thì tự nhiên chúng ta có thể lần lần thoát ly được nó, không bị nó cuốn lôi nữa. Vì vậy ông thần Táo chỉ nhờ nghe câu: “Đây là ngói gạch hợp thành linh từ đâu đến, thánh từ đâu có?” Nghe câu đó, ông giựt mình thức tỉnh liền buông được cái gạch ngói, và được sanh lên cõi trời.

Còn chúng ta, khi biết rõ được thân này là do đất nước gió lửa hợp thành, không phải thật mình thì sao? Coi như nhẹ nhàng biết mấy, nhưng mà không chịu buông, cứ bám vào đó hơn thua phải quấy đủ thứ hết. Nhiều khi ban đêm những tối không mưa tôi ngồi ở ngoài, đuổi muỗi cắn, tôi rờ thấy xương, thấy thịt, thấy một hồi tôi tức cười quá. Cái thân thật không ra gì. Mình gá vào nó cực quá. Cáinày là cái mình gá, gá từng khúc từng mảnh. Như vậy đó mà cứ cho là mình, rồi bao nhiêu cái dở theo đó phát sanh đủ thứ cái dở, đồ hôi thúi,dơ dáy, bẩn thỉu, kể ra không thể hết. Vậy mà cứ hài lòng, động đến nó có bao nhiêu thứ phản đối chống trả mãnh liệt.

Như vậy quí vị thấy chúng ta chỉ cần thức tỉnh được thân này của chúng ta tạm gá mượn lấy đó làm chiếc bè quasông, chớ đừng nghĩ nó là thật, cứ lo bồi bổ tô điểm đủ thứ mà chìm ngay dưới biển không qua sông được.

Đó là điều tôi nhắc cho tất cả quí vị kể cả Tăng Ni và cư sĩ. Nếu chúng ta thức tỉnh được điều đó thì chuyện thoát ly sanh tử không khó. Còn nếu chúng ta mê hoài thì không biết chừng nào ra khỏi bể sanh tử. Cho nên chủ yếu của Phật nói lý vô ngã là như vậy. Thấy rõ cái này không phải thật ngã thì tự nhiên mình thoát ly sanh tử. Nếu thấy thật ngã thì ngàn đời không bao giờ ra khỏi sanh tử, dù quí vị tu hạnh gì rồi cũng thế.

Đó là một lẽ thật. Vậy thì năm cũ sắp tàn qua năm mới, chúng tôi mong rằng quí vị tại gia nỗ lực làm đúng với tinh thần học hiểu của mình. Còn xuất gia ráng lập chí đúng với tinh thần người xuất gia, để rồi chúng ta chuẩn bị cho năm mới, cương quyết tiến tới mục đích mình đã định. Đừng để năm qua rồi lại năm qua, buông xuôi thì rất đáng tiếc cho đời tu của mình.
Mong quí vị chuẩn bị cho năm tới đẹp đẽ hơn, mạnh mẽ hơn, cứng cỏi hơn và đạt được sở nguyện của mình, chớ đừngđể lôi thôi nữa.
Đó là mong ước của tôi.

XUÂN TINH TẤN

Tất cả chúng ta, mọi người tin Phật đều tin đức Di-lặc là một vị Bồ-tát hiện giờ còn ở trên cung trời Đâu-suất . Khi đủ duyên thì Ngài sẽ xuống cõi Ta-bà. Khi đó Ngài ngồi dưới cội cây Long Hoa mà thành Phật hiệu là Di-lặc. Hội thuyết pháp đó gọi là hội Long Hoa. Khi nãy lạy Phật chúng ta có câu: Nam-mô Long Hoa Giáo Chủ tức là giáo chủ ở Long Hoa. Long Hoa là tên cây như cây Bồ-đề của Phật Thích-ca ngồi vậy.

Như vậy đức Phật Di-lặc chừng nào mới ra đời. Đó là câu hỏi mà Phật tử thắc mắc, vì thỉnh thoảng nghe người ta đồn đại hoặc ở nơi này có đức Phật Di-lặc hiện thân, ở nơi kia có đức Di-lặc hóa thân hoặc là sẽ ra đời làm Phật v.v... Những lời đồn đại đó nghe tưởng chừng như năm mười năm nữa Ngài ra đời. Nhưng trong kinh Phật nói thế nào? Điều đó tôi nhắc lại một lần nữa để cho quí vị nhớ kỹ để chúng ta khỏi lầm lẫn.

Kinh Di-lặc Thượng Sanh kể lại đức Di-lặc từ khi Ngài còn làm Bồ-tát ở thời Phật Thích-ca tu hành, nhậpdiệt sẽ sanh lên cung trời Đâu-suất ở trong nội điện. Đó là kinh kể lạihành tung công hạnh tu hành của Ngài. Trong kinh Di-lặc Hạ Sanh Phật Thích-ca nói rằng: Sau thời gian ở trên cung trời Đâu-suất tu hành đến khi mãn duyên thì được gọi là Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ tức là vị Bồ-tát chỉ còn một đời nữa thì được bổ làm Phật. Khi mãn duyên ở cung trời Đâu-suất Ngài mới giáng sanh nơi cõi Ta-bà để rồi tu hành như đức Thích-ca thành Phật hiệu là Di-lặc ở dưới cội Long Hoa.

Bao giờ Ngài ra đời? Đó là điều mà chúng tôi sẽ nhắc lại sau này. Theo trong kinh kể thì thế giới chúng ta đang ở trong thời kỳ giảm. Cứ một trăm năm, con người giảm đi một tuổi, giảm như vậy bao giờ tuổi thọ con người còn mười tuổi. Sau thời kỳ giảm đó rồi tới thời kỳ tăng, cứ mỗi một trăm năm thì tăng một tuổi. Bao giờ tuổi thọ khá cao thì đức Phật Di-lặc mới ra đời. Cho nên trong nhà Phật có câu quở chúng ta: Tu hành thế ấy cho tới đức Phật Di-lặc ra đời cũng chưa gặp được Ngài.

Ý nói thời gian xa xôi thật là xa xôi cũng chưa có thể tiến được. Như vậy mà người ta hẹn nay hẹn mai đức Phật Di-lặc ra đời thì sao? Quí vị thấy hẹn đó đúng hay sai? Chẳng qua người ta nghe danh từ trong nhà Phật rồi bắt chước hoặc lợi dụng đó để làm mộtcái tựa cho người ta tin rồi hướng người về mê tín. Vì vậy người Phật tử chân chánh phải hiểu rõ điều đó đức Di-lặc không ra đời sớm đâu. Ngàyấy còn xa lắm! Bởi vì Ngài còn sanh trên cung trời Đâu-suất, và trong nội điện Đâu-suất một ngày bằng một ngàn năm ở dưới mình.

Trên cung trời Đâu-suất, Ngài tu cho tới mãn đời thì biết là bao xa. Vì một ngày cung trời Đao-lợi bằng dưới mình năm trăm năm, một ngày cung trời Đâu-suất bằng một ngàn năm. Ngài tu hết cuộc đời của Ngài khoảng một trăm tuổi thì ở dưới này là bao xa? Khi sự tu hành của Ngài đầy đủ, Ngàimới sanh vào cõi Ta bà này. Như vậy tại sao chúng ta đến ngày mùng mộtTết, đi chùa lễ Phật cho đó là ngày vía đức Phật Di-lặc. Tại sao vậy?

Bồ-tát đâu phải sanh một đời thành Phật. Chưa thành Phật thì cứ chết rồi sanh đời khác tu nữa. Cứ như thế cho tới khi thành Phật, chẳng biết là bao nhiêu đời. Tại sao chúng ta lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía Bồ-tát Di-lặc? Việc ấy vẫn có ý nghĩa. Có lẽ rằng chư vị Tổ sư của chúng ta đã thông minh sáng suốt cho nên mới đặt ngày này là ngày vía đức Di-lặc. Bởi vì tất cả hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia ai cũng nghĩ rằng chúng ta tu để đạt đến cái kết quả cuối cùng là thành Phật. Nhưng chừng nào thì chưa biết. Nghĩa làhy vọng cuối cùng của chúng ta là sẽ thành Phật. Như vậy là nhắm tương lai về sau, đó là cái hy vọng về sau này chúng ta sẽ thành Phật.

Ngày Tết Nguyên Đán tức là ngày đầu của một năm. Cũng là ngày hy vọng của toàn dân Việt Nam. Ai cũng nghĩ rằng ngày Tết là ngày hệ trọng phải làm sao tạo điều kiện tốt, hành độngtốt, ngôn ngữ tốt, làm toàn việc tốt để rồi có một năm toàn vẹn tốt. Aicũng mơ ước như vậy. Người Phật tử chúng ta, cũng mong cái tốt đẹp ấy là mai sau sẽ thành Phật như Ngài đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật. Mỗiđầu năm chúng ta đều hy vọng tương lai sẽ thành Phật. Chúng ta mong nhưthế, từ năm này sang năm khác, từ đời này đến đời sau, tới bao giờ thành Phật mới thôi.

Cái mong đó là cái ước mơ chung của toàn thể. Vì vậy mà ngày đầu năm được coi như là ngày vía đức Di-lặc để chúng ta hy vọng, chúng ta tin tưởng ở mai sau chúng ta sẽ thành Phật. Lạy Ngài không phải cầu Ngài ban ơn cho chúng ta, mà với tất cả niềm tinrằng Ngài sẽ thành Phật và chúng ta sẽ thành Phật. Đó là niềm tin căn bản của tất cả người Phật tử vào ngày đầu năm. Giờ đây tôi đi qua đề tàinhư đã nói là, năm nay dành buổi chúc Xuân cho tất cả quí vị Tăng Ni vàPhật tử tức là chúc “Một mùa Xuân Tinh Tấn”.

Tại sao tôi nói một mùa Xuân Tinh Tấn?

Đây tôi kể sơ ảnh hưởng về đức Di-lặc cho quí vị nghe. Trong kinh có một đoạn Phật Thích-ca Ngài kể lại rằng: Bồ-tát Di-lặc và đức Thích-ca hai vị đồng phát tâm Bồ-đề một lượt, nhưngkhi phát tâm rồi thì Phật Thích-ca chuyên cần tinh tấn tiến tu cho nên Ngài thành Phật đến giờ đã hơn hai ngàn năm trăm năm rồi. Còn đức Di-lặcdù đã phát Bồ-đề tâm Ngài lại thích đi viếng thăm những nhà quyền quí, thích đi chơi chỗ này chỗ kia, thăm người này viếng người nọ, cho nên trong kinh gọi Ngài là Cầu Danh.

Bởi Ngài thích rong Nam tẩu Bắc, nên đức Phật đã thành Phật hơn hai ngàn năm trăm năm rồi mà tới sauthăm thẳm kia Ngài mới thành Phật. Mình nghĩ rằng đồng thời tu mà ngườibạn mình thành Phật trước mình mười năm, mình còn buồn huống nữa là thành Phật đã lâu xa như thế. Cái lỗi đó do đâu? Tại thiếu tinh tấn. Bởithiếu tinh tấn cho nên phát tâm thì đồng thời mà thành quả thì sai biệt, kẻ trước người sau quá xa. Cho nên trên phương diện tu hành chúng ta đừng có đặt thời gian.

Cứ nghĩ rằng tôi tu ba năm người kia tu bốn năm, người nọ tu hai năm thì người tu bốn năm coi như nhiều hơn người ba năm, người ba năm coi như tu nhiều hơn người hai năm. Đặt thời gian như vậy e không đúng. Người tinh tấn tu một năm bằng người thiếu tinh tấn tu hai năm, bằng người giải đãi tu ba năm. Người giải đãi là người làm biếng. Chỉ tu cho có chừng thì người đó chắc phải chừng gấp hai gấp ba. Như vậy thời gian không phải là cố định cho người tu là phảimấy mươi năm, mà chỉ giá trị ở sự tinh tấn.

Cho nên trong kinh đức Phật Thích-ca nhiều lần Ngài nói rằng: Có những kiếp Ngài tu hạnh Bồ-tát chỉ một đời tinh tấn mà vượt qua bao nhiêu kiếp. Vì vậy tinh tấn là yếu tố then chốt trên đường tu hành. Tôi xin tổng kê những phương pháp tu của đạo Phật để quí vị thấy cái hạnh tinh tấn quan trọng như thếnào.

Nếu nói về giáo lý Thanh văn tiểu thừathì Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là yếu tố then chốt tu hành thành A-la-hán. Bắt đầu là Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi hay Thất bồ-đề phần, Bát chánh đạo. Tứ niệm xứ thì không có chữ tinh tấn, nhưng qua Tứ chánh cần là bốn điều chuyên cầntức là phải tinh tấn. Tôi nói trong ba mươi bảy pháp tu thì trước hết là Tứ niệm xứ, kế đến pháp thứ hai là Tứ chánh cần.

Như vậy cái thứ hai là cái tinh tấn. Đó là nói chung cho ba mươi bảy pháp. Còn nói riêng thì tới Tứ như ý túc tức là bốn cái làm cho mình được như ý, trongđó có Dục như ý túc kế là Tinh tấn như ý túc. Rồi Ngũ căn, trước là Tíncăn, kế là Tấn căn (tinh tấn). Ngũ lực cũng vậy, Tín lực rồi đến Tinh tấn lực. Thất giác chi hay Thất bồ-đề phần thì Niệm giác chi, Trạch phápgiác chi rồi đến Tinh tấn giác chi. Còn Bát chánh đạo thì sau Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng rồi tới Chánh tinh tấn.

Như vậy quí vị thấy trong pháp tu không thể thiếu tinhtấn được. Thiếu tinh tấn thì không thành công. Đó là tôi nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo, chỗ nào cũng có tinh tấn đó hết, thiếu thì không đạt kết quả. Rồi đến pháp Bồ-tát thì sao?

Bồ-tát thì tu pháp Lục độ. Lục độ gồm có: 1- Bố thí, 2- Trì giới, 3- Nhẫn nhục, 4- Tinh tấn. Như vậy cũng có tinh tấn. Do có tinh tấn rồi Thiền định mới tới Trí tuệ.

Như vậy trong pháp tu của Phật, tinh tấn không thể thiếu được. Nhờ trí tuệ nhận xét, chúng ta biết được giáo lý của đức Phật dạy, nói theo danh từ chuyên môn là chân lý. Biết được chân lý rồi thì phải nỗ lực tiến hành. Chớ không phải biết rồi thả trôi rề rề được, mà phải nỗ lực. Nỗ lực đó gọi là tinh tấn. Tinh tấn là một đức tánh rất là thiết yếu trên phương diện tu hành. Vì vậy đức Thích-ca nhờ tinh tấn mà thành đạo được sớm, còn ngài Di-lặc vì thiếu tinh tấn cho nên phải kéo dài đến mấy muôn năm so với thời gian trong cõi mình. Đó là điều mà chúng tôi thấy mọi người chúng ta cần phải tu tinh tấn. Như vậy hạnh tinh tấn phải tu cách nào? Chia tổng quát ra làm bốn giai đoạn tu tinh tấn.

1- Lấy tứ chánh cần.

2- Để trừ tam độc.

3- Tinh tấn để trừ hai con quỉ tán loạn và hôn trầm.

4- Đại tinh tấn.

Đó là đường lối tôi phác họa ra nói về đề tài tinh tấn.

I. Tứ chánh cần, nghĩa là bốn cái siêng năng.
Có nhiều người nghe nói siêng năng tưởng là cuốc rẫy trồng khoai hay siêng năng cái gì? Nhưng không phải. Siêng năng của nhà Phật chia ra làm bốn thứ.
1- Điều ác chưa sanh thì cố gắng đừng cho nó sanh.
2- Điều ác đã sanh thì nỗ lực bỏ nó làm cho nó tiêu diệt đi.
3- Điều thiện chưa sanh phải kích phát cho nó sanh.
4- Điều thiện đã sanh phải làm sao cho nó tăng trưởng.

Như vậy quí vị thấy chúng ta phải tinh tấn chuyên cần: Chuyên cần ngăn chận những điều ác, chuyên cần phá hoại cái ác đã lỡ làm, chuyên cần gây dựng cho điều thiện phát sanh, chuyên cần làm cho điều thiện được tăng trưởng. Đó là tôi kể tên của Tứ chánh cần để quí vị nhớ bốn điều chuyên cần chân chánh của người Phật tử.
Người nào là Phật tử phải nhớ như vậy.

1- Điều ác chưa sanh.
Thí dụ mình chưa biết cờ bạc tức là điều ác chưa sanh.Có người rủ thì mình phải làm sao? Nhất định từ chối. Không làm để khỏimắc kẹt trong tội lỗi đó. Như vậy điều ác chưa có thì phải giữ trọn vẹncho nó được tốt luôn. Còn như mình chưa biết uống rượu, nhưng có ai mời, bạn bè rủ mình, mình cũng ráng đừng cho nhiễm trong đường đó. Có nhiều người không biết uống rượu, bị người ta rủ thì uống liền. Như vậy chưa có điều xấu, lại tạo thành điều xấu, chưa có tội lỗi gây thành tội lỗi chưa phải là chánh cần.

Cho nên ngăn ngừa là một sức cố gắng, phải nỗ lực chớ không phải là ngừa suông. Ở thế gian có những cái khổ, mình không có những tật xấu, người có tật xấu họ muốn mình giống họ. Nghĩa là mình không có say rượu, không bị ngã bờ ngã bụi họ muốn làmsao cho mình giống họ. Nếu mình không chịu ngồi chung bàn với họ thì họsẽ nói làm sao? Hoặc giả họ nói mình keo kiệt sợ tốn tiền, hoặc giả sợ về bà xã rầy, làm cho mình tức lên. Họ làm nhiều cái làm cho mình tức, rồi nghĩ trong bụng nếu mình không làm như vậy nó khi dễ mình đi. Đó là họ làm cách thả câu.

Nếu mình đớp mồi là mắc câu. Cho nên mình phải gan dạ, dù cho họ nói xấu mình, họ nói nhục mình, mình vẫn gan dạ, không bao giờ sợ. Không bao giờ để bị kích động mà sanh ra cái dở. Đó làmột sức cố gắng chớ không phải thường, phải gan dạ lắm mới được. Có một người Phật tử kể câu chuyện sau khiến tôi rơi nước mắt.

“Một ông Phật tử quê cách Cai Lậy năm,sáu cây số, ông qui y tại chùa Thiên Phước. Mấy năm khoảng một ngàn chín trăm năm mươi mấy, đồn bót còn nhiều lắm, thuộc về Pháp, cho nên mấy chú lính là oai lắm. Muốn giết là giết, muốn bắn ai là bắn. Người Phật tử đó đã qui y thọ năm giới rồi. Ông khoảng năm mươi tuổi. Khi đó nhằm chiều mười bốn, hay rằm gì đó, ông đi chùa sám hối. Ông đi về ngangbót, trong bót có một người lính cũng quen ở gần nhà.

Chú lính quen chào và hỏi ông đi đâu? Ông trả lời tôi đi chùa về. Chú xếp bót uống rượu ngà ngà, chú thấy mới kêu vô ngồi uống rượu. Kêu không vô sợ bắt lỗi, đã lỡ rồi ông Phật tử đành bước lại. Mấy người trong tiệc bảo uống rượu. Ông từ chối, thưa: “Dạ tôi không biết uống rượu.” - “Cứ uống đi, chết tôi chịu cho.” Ông túng quá phải nói thật: “Thưa ông xếp tôi đãqui y thọ năm giới, tôi giữ giới không uống rượu.” - “Uống đại đi, Phậtquở tôi chịu cho.” Cùng quá ông nói thầm trong bụng, giả sử bắn thì bắnchớ không uống rượu.

Ông tìm cách năn nỉ: “Tôi đã lỡ thọ giới rồi xếp thương tha cho tôi. Tôi uống phạm tội nghiệp.” Chúng nó ép uống nếu không uống thì nó bắn. Năn nỉ quá mà nó cũng không chịu, nó đòi bắn.Bảo uống chớ không uống thì bắn, nó không cho đi. Có một người quen ở gần lối xóm biết ông là người lương thiện, mới xô bảo: “Anh đi đi, anh này dốt lắm. Thôi xếp đừng ép ảnh. Ảnh ngu không biết ăn chơi gì hết.”

Ông đi rồi, ông nghĩ giả sử bị bắn thì chịu bắn chớ nhất định không uống.”
Mình thấy người Phật tử gan dạ như vậy thật là hiếm có. Chớ còn đa số thì làm sao? - Thôi uống để nó cho đi chorồi. Cái lối say ba ngầu có biết gì phải quấy.
Một câu chuyện khác cũng nói về giới uống rượu.

“Ngày xưa có một vị làm quan lớn biết Phật pháp. Có người phạm tội. Ông nói: “Bây giờ tôi bắt anh làm ba việc,anh xem coi anh nên làm việc nào? Một là anh uống rượu. Hai là anh đốt nhà. Ba là anh giết người. Trong ba tội ác ấy, anh thích tội nào và chọntội nào anh cho rằng nhẹ nhất. Anh chàng suy nghĩ một hồi rồi nói: “Thôi tôi xin lãnh uống rượu.” Không ngờ anh uống rượu say, anh nổi điênđốt nhà người ta, người ta cự anh, anh giết người ta luôn.”

Như vậy tội hết sức nhẹ mà nó trùm luôn tất cả tội nặng. Cho nên hiểu rằng uống rượu mà Phật cấm không phảilà vô lý. Chính nó làm cho người ta cuồng dại. Khi cuồng dại rồi thì tội nào cũng dám làm hết. Vì vậy người Phật tử chân chánh, phải ngừa phải đón đừng để cho mình mắc kẹt vào cái lỗi đó. Phải có ý chí như vậy,sự tu mới tiến được. Đó là tôi nói về điều ác chưa sanh. Trong những buổi tiệc nhất là tuổi trẻ, phải nỗ lực lắm, chiến đấu ghê gớm. Chỗ đó chính là Chánh cần vậy. Nỗ lực lắm mới chận được tội lỗi chưa sanh. Nếu không cố gắng thì cái chưa sanh dễ phát sanh lắm.

2- Điều ác đã sanh.

Người Phật tử đã thọ giới qui y, mà giới thứ năm lỡ ghiền rượu rồi bây giờ không thể bỏ được, nên chỉ thọ bốn giới, còn chừa một giới. Vì lỡ ghiền rượu rồi, bỏ thì bỏ không nổi. Bây giờ mình cần giữ bốn giới suốt đời sao? Năm nay thọ bốn giới, năm tới nhất định phải giữ năm giới. Như vậy là điều ác đã sanh rồi, mà phảiráng bỏ dù ghiền mà bỏ có phải ụa thì ụa, mửa thì mửa. Chừng nào bỏ được thì thọ thêm một giới.

Như vậy điều ác đã sanh mình phải nỗlực tiêu diệt, chớ đừng để nó kéo dài mãi. Đó là một cố gắng phi thường. Thí dụ như người quen uống rượu, những người quen làm tổn thươngngười, họ quen làm rồi, bây giờ bỏ cái đó thì họ coi như khó sống hay là khó chung chạ với bạn bè. Cần phải nỗ lực can đảm mới làm được. Vì vậy mà nói là “cần”. Cần là cố gắng. Đó là điểm thứ hai, điều ác đã sanhchúng ta phải nỗ lực cố gắng mà tiêu diệt nó.

3- Điều thiện chưa sanh.

Con người thông thường vô tình. Thấy một người đi đường vấp té, mình cứ tỉnh bơ mà đi. Đáng lẽ mình phải tới đỡ người ta lên xem họ có thương tích gì không, băng bó cho họ. Nếu cần thì đưa họ về nhà. Đó là điều thiện mà mình không chịu làm. Điều đó làm được đâu đến nỗi nào, mà chưa có trong lòng mình. Mình quen lơ là vô tình, vô nghĩa như vậy. Bây giờ mình biết đạo lý, mình phải có lòng từ bi, phải thương phải giúp những người khổ hoạn nạn. Đó là tôi nói người gặp tai nạn té, còn những trường hợp khác cũng vậy. Nếu gặp ai khổ, nhiều khi mình ngó lơ, không thèm để ý gì tới. Bây giờ trong cảnh đó mình có thể làm được mình ráng kích động cho lòng mình thương xót để cố gắng mà làm. Cái thói quen lơ là, là một điều tiêu cực. Muốn cho tích cực thì phải cố gắng thúc đẩy thì nó mới phát lên, vì vậy cần phải nỗ lực mới có thể làm điều thiện được.

4- Điều thiện đã sanh.

Như tôi thường nói với quí vị, tất cả chúng ta chưa thành Phật thì chúng ta chưa bao giờ hài lòng với việc tu hành của mình. Ngày nào thành Phật ngày đó mình mới thỏa mãn. Nếu chưa thành Phật thì trên đường tu mình chưa bao giờ hài lòng. Cũng như vậy, những phước đức mà mình đã tạo hoặc nhiều hoặc ít mình cũng không bao giờ hài lòng. Như trong kinh Tăng Nhất A-hàm, đức Phật có nói rằng: “Đừng bao giờ chúng ta sợ phước mà chúng ta luôn luôn sợ tội.” Tội là cái phải sợ phải tránh.

Phước thì luôn lúc nào cũng phải làm. Tại sao vậy? Phước là cái duyên tốt giúp ta tiến tu dễ dàng. Còn tội là cái chướng cái khổ làm cho chúng ta bị lui sụt. Vì vậy chúng ta không nên thỏa mãn với việc làm phước. Chính vì thế mà đức Phật bòn mót từ cáiphước xỏ kim: “Một hôm đức Phật đang ở trong Tịnh xá, lúc đó ngài A-na-luật-đà do tinh tấn tu hành mà mù cả hai mắt. Đức Phật dạy Ngài pháp tu “Nhạo kiến nhãn quang chiếu minh tam-muội”.

Do chứng nhãn quang tam-muội Ngài thấy cả đại thiên thế giới, mà cây kim trước mắt Ngài không thấy rõ. Hôm đó Ngài muốn vá lại chiếc y, mà xỏ kim hoài không được. Ngài mới than: Ai làm phước tới xỏ kim giùm tôi. Đức Phật nghe, Ngài đi tới hỏi: A-na-luật-đà, đưa kim ta xỏ để ta làm phước. Ngàinghe giựt mình thưa: Bạch Thế Tôn, Ngài đầy đủ phước đức trên tất cả rồi mà còn làm phước chi nhỏ xíu vậy? Phật dạy: Chính ta đã đầy đủ phướcđức mà còn bòn mót từ cái phước xỏ kim.” Biết chừng nào chúng ta mới đầy đủ phước đức.

Có người mới làm chút chút phước lại cho là cóphước rồi không cần làm nữa. Đó là người tự hài lòng tự thỏa mãn, chuyện đáng làm mà không chịu làm. Chúng ta nhớ hình ảnh đó để khi nào làm điều gì tốt không nên hài lòng, phải nỗ lực nữa cho đến không còn chút khả năng nào mới thôi. Đối với phước đức đừng bao giờ thấy đủ. Nhưvậy chúng ta mới viên mãn công đức được. Muốn như vậy phải nỗ lực lắm. Tại sao vậy?

Lúc trước tôi có quen một số Phật tử thường hay làm việc từ thiện. Có những người nói những điều thật là khó làm. Ví dụ như ban tổ chức đem theo một trăm gói gạo mỗi gói một kí lô để cứu giúp những người bị lụt lội. Đem một trăm gói, chỉ báo tin chỉ cứu trợ một trăm người, thế mà họ tới một trăm mười người. Rồi mười người không được quà họ lại chửi mình. Khả năng làm việc từ thiện của mình có chừng đó, họ đòi hơi quá khả năng của mình.

Không cung ứng đủ họ chửi mình, như vậy làm sao mà mình làm phước. Muốn làm không chán cần phải nỗ lực lắm mới được. Trong khi làm những điều lành, điều tốt, vẫn có những cái chướng nó ngăn trở mình, làm cho mình chán nản. Dođó mình phải bền chí, nỗ lực mới viên mãn được việc làm phước đó. Đó làcái sơ cơ nhất của sự tinh tấn.

Tôi nhắc lại tinh tấn sơ cơ có bốn điều:
- Tinh tấn ngừa những tội ác chưa có đừng cho nó có.
- Tinh tấn tiêu diệt những điều tội ác đã làm cho nó tiêu mòn.
- Tinh tấn kích động những điều lành chưa có khiến cho nó có.
- Tinh tấn làm tăng trưởng những điều lành đã có.

Đó là bốn cái tinh tấn căn bản của người Phật tử kể cả tăng ni cũng phải làm bốn điều đó nữa. Đó là cái tinh tấn thứ nhất.

II. Tinh tấn để tiêu diệt tam độc tức là tham, sân, si.
Muốn tiêu diệt tam độc đó phải làm thế nào?

Tham và sân, muốn tiêu diệt nó phải làm sao? Tức là tập hạnh từ để diệt lòng tham, bi để diệt lòng sân. Bởi vì tham là muốn đem những cái gì của thiên hạ gồm về mình. Vì tham cho nên mình láo khoét, gian dối để thỏa mãn cái tham của mình. Khi mình dùng mọi thủ đoạn để thỏa mãn lòng tham của mình đó tức là đã làm cho kẻkhác khổ rồi. Lòng từ tức là lòng thương, ban vui cho mọi người, thấy ai chúng ta đều thương xót muốn cho họ được vui. Khi mà ai chúng ta cũngmuốn cho họ vui thì lòng tham chúng ta không thể khởi được. Đó là dùng từ để diệt tham.

Muốn trừ sân phải dùng lòng bi, bi là nhổ hết gốc khổ của chúng sanh. Bởi có lòng bi cho nên không nỡ làm cho ai đau khổ. Sợ người đau khổ, khi nổi giận mình có dám mắng họ không? Dám chửi dám đánh họ hay không? Chính vì không nỡ làm khổ ai, tự nhiên khi nổi giận không dám nói bậy. Nói bậy làm khổ người ta tội nghiệp. Đánh người ta thì người ta khổ, cho nên vừa dấy niềm giận nhớ không dám làm khổ người thì cái giận chìm xuống.

Như vậy do từ mà diệt được lòng tham, do bi mà diệt được sân hận. Cho nên cái căn bản tu hành là chúng ta tập có lòng từ bi. Làm sao đối với mọi người, chúng ta thương họ như thương người thân của chúng ta vậy. Không nỡ làm người thân mình khổ tức nhiên không nỡ làm cho tất cả chúng sanh khổ. Đó là lòng từ bi. Lòng từ bi giúp cho chúng ta dẹp dần cái tâm tham lam và sân hận.

Quí vị thấy người nào mình thương thật là thương, người đó có làm gì hơi bực một chút thì mình có đánh chửi hay không? Còn người nào mình ghét, ghét sẵn trong bụng rồi, hơi chọc tức một chút thì miệng chửi tay đánh liền. Thấy hai điều đó rõ ràng như vậy. Nếu có thương thì lỗi mười giảm xuống còn hai, ba, còn ghét hai, ba tăng lên bảy, tám. Cho nên lòng thương giúp cho chúng ta bớt nóng giận, bớt tham lam, bỏn xẻn. Vì vậy chúng ta cần phải tập có lòng thương.

Nếu người nào mình thật thương là mình muốn cho họ có ăn có mặc. Những cái mình có mình muốn chia cho họ hết. Ngược lại người mình ghét, họ có bằng mình mình cũng không chịu, mình muốn cho họ thua họ thấp hơn mình. Như vậy rõ ràng từ bi là cái làmcho ta buông xả lòng tham. Lòng từ bi đó cũng giúp ta giảm nóng giận. Vì vậy mà phải tập từ bi đối với mọi người. Ai chúng ta cũng thấy đều làthân quyến, vì lý luân hồi của đạo Phật giúp chúng ta có tinh thần dễ khởi từ bi.

Tại sao vậy? Bởi vì biết tất cả chúng sanh, ai sanh ra đây cũng không phải mới một lần này, mà đã có vô số đời rồi. Một đời sanh ra thì gần nhất là cha mẹ, kế đó là ông bà rồi sau là anh em, con cháu. Bà con quyến thuộc trong một đời để mình thương, ít nhất cũng đượcvài chục người. Thầy bạn anh em cha mẹ đáng cho mình lo, ít nhất cũng vài chục người. Mà vô số đời như vậy thì thế gian này có ai còn xa lạ với mình nữa hay không? Vì nghĩ đến cuộc luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, cho nên tất cả chúng sanh đều là thân thuộc của mình.

Tỷ như haigia đình bà con chú bác ruột, ở xa nhau, mười năm không gặp mặt nhau thì những đứa cháu mới ra đời sau, mình đâu biết được. Hoặc giả những đứa cháu hồi ở gần mình mới năm, ba tuổi, bây giờ gặp lại sau mười năm xa cách, thì mình có biết được nó hay không? Như vậy bà con trong một đời lâu ngày không gặp còn quên thay, huống là bà con nhiều đời. Cho nênchúng ta dùng tâm quán tất cả người thế gian nếu không phải là bà con ruột thịt đời này, cũng là bà con ruột thịt đời trước hoặc ở đời trước nữa.

Nếu mình thương bà con ruột thịt bây giờ, tại sao mình không thương bà con ruột thịt trước kia? Vì ai cũng là bà con ruột thịt hết, ai nỡ hại ai. Do đó khởi tâm từ bi. Muốn có từ bi phải quán xét như thế. Do trí quán xét đó mà lòng thương mới tràn ra. Kể như ai có mặtở đây đều là quyến thuộc mình hết, hoặc là quyến thuộc đời này, hoặc làquyến thuộc đời trước. Không ai đáng ghét cả. Như vậy hai cái tham và sân giảm dần đi, khi từ bi tăng trưởng.

Kế đến là si. Si mê thì dùng trí tuệ tức là ứng dụng Bát-nhã quán phá dẹp si mê. Si mê có hai: si mê về thân,si mê về cảnh. Ngay nơi thân này do duyên hợp mà tưởng là thân thiệt, cố định. Do tưởng lầm như vậy cho nên mình mới ngã mạn chấp trước, hơn thua phải quấy. Lúc nào cũng thấy mình là trung tâm xã hội. Ở gia đình, mình là trung tâm của gia đình. Vào trong đạo cũng thấy mình là trung tâm trong đạo nữa.

Bởi thấy mình là trung tâm cho nên, nếu cha mẹ, anh em không để ý tới mình thì mình buồn mình giận. Rồi ở xã hội, nếu xã hội không ngó ngàng gì mình thì mình cũng tức tối. Mình là trung tâm trong đạo mà ai cho mình tu lơ là không ra gì mình cũng giận. Vì cáibản ngã đó mà mình tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Cái bản ngã đó có, là tại mình lầm nhận không đúng lẽ thật, cái thân duyên hợp tạm bợ mà tưởng là thân thật cố định.

Nếu thân thật cố định thì ông bà mình đâu có chết và cha mẹ mình cũng còn hoài. Ông bà mình đã mất, cha mẹ mình đã chết hoặc sẽ chết, còn mình thì cũng sẽ hoại. Như vậy tất cả chúng ta đều là tướng duyên hợp khi còn khi mất tùy duyên. Tùy theo duyên, tại sao mình thấy nó thật. Dùng trí Bát-nhã quán xét như vậy thì phá được si mê. Phá được si mê thì, dứt được ngã mạn. Tâm ngã mạn, sở dĩcó là do si mê mà ra. Cái ngã nguyên nó là không thật, mình chấp nó là thật nên đâm ra ngã mạn.

Mà ngã mạn thì sanh ra giận hờn tật đố đủ thứ xấu xa. Người học Phật cần tập hai hạnh căn bản đó, tức từ bi và trí tuệ. Trong nhà Phật gọi là phước trí. Muốn thành Phật phước và trí không thể thiếu. Cho nên Phật được gọi là “Lưỡng túc tôn” (lưỡng là hai,túc là đủ, lưỡng túc tôn là hai cái đủ) tức là hai cái đủ: Phước túc vàTuệ túc. Phước là từ bi, tuệ là trí tuệ. Nếu thành Phật phải đủ hai cáiđó, thiếu một trong hai cái đó thì không bao giờ thành Phật được.

Vìvậy chúng ta tu phải nỗ lực tinh tấn, mỗi ngày cần cố gắng để lòng từ bi càng ngày càng rộng ra. Chúng ta cố gắng dùng trí tuệ quán sát lại, thân này đừng lầm nó. Không lầm thân đối cảnh chúng ta cũng hết lầm. Thân là duyên hợp, cảnh cũng là tướng duyên hợp. Khi thấy rõ thân cảnh là duyên hợp, thì tất cả sanh tử được mất, cả thế gian không còn chi phối chúng ta được nữa. Chúng ta vượt qua nó. Đó là điều căn bản trong sự tu hành cũng là cái tinh tấn thứ hai.

III. Tinh tấn để trừ hai con quỉ tán loạn và hôn trầm.

Giờ đến cái tinh tấn thứ ba là cái tinh tấn của người tu chuyên môn, để trừ hai con quỉ mà nhà thiền gọi làhôn tán, tức là hôn trầm và tán loạn. Khi ngồi thiền nếu tâm không nghĩchuyện này chuyện nọ thì, một lúc gục lên gục xuống. Đó là con quỉ hôn trầm nhập rồi. Phật không nói chuyện mà ngồi trước bàn Phật gật đầu hoài. Nếu chấn chỉnh qua hôn trầm rồi thì tới tán loạn. Tán loạn dẫn nhớchuyện này chuyện nọ, cái gì hay cái gì dở. Hết nói chuyện thì hình ảnh, hết hình ảnh tới nói chuyện. Ngồi một mình mà nói chuyện hoài. Nói hết thế này rồi tới thế kia. Hoặc nhớ người này nhớ người nọ. Không cho một niệm dừng. Hai con quỉ nhập rồi thì nó dẫn chạy hoài. Một giờ ngồi thiền rốt cuộc không còn được nửa giờ.

Bây giờ hôn trầm thì phải làm sao trị?Con quỉ hôn trầm nguy hiểm lắm! Người mới tu thì ít sợ hôn trầm mà sợ tán loạn. Người tu kha khá thì ít sợ tán loạn mà sợ hôn trầm. Khi, tâm hơi định rồi thì hơi buồn ngủ. Còn người mới tu, ngồi lại thì lo đau chân, rồi nhớ những gì xảy ra trong ngày, nhớ hoài không bỏ được, nên bịtán loạn dẫn đi. Đau chân cũng làm tán loạn nữa. Vì vậy cho nên mới tu thì bị tán loạn dẫn, tu khá khá thì bị hôn trầm dẫn. Nếu người tu thiền tránh khỏi được hai con quỉ đó thì thành Thánh liền.

Con quỉ tánloạn thấy nó khó mà dễ. Dễ là sao? Bởi vì tán loạn là tâm chạy đầu này đầu nọ. Khi mình tu hơi thuần thục, dùng trí quán biết tất cả cái dẫn chạy đó là cái bóng dáng không thật, mình buông lần lần, có thể nó lặng được. Nhưng mà tới nó lặng, chống với con quỉ hôn trầm thật cay đắng. Bởi vì con quỉ hôn trầm tới mà không thấy nó. Mới ngồi yên yên nó gục hồi nào không hay. Tới chừng gục rồi mới giật mình thì việc đã rồi.

Nhưvậy chống không được, không biết đâu mà chống, mà cũng không chuẩn bị trước được. Con quỉ tán loạn mình quán nó thì nó dừng được, còn cái này không biết đâu mà ngừa. Vì vậy mà hồi xưa, trong kinh A-hàm có một bài kinh, gọi là Trưởng Lão Thùy Miên. Trưởng lão rồi mà ngồi vẫn gục. Hồi đức Phật còn tại thế, Trưởng lão là người đã đắc đạo mà ngồi vẫn gục nhưthường, huống là mình, phàm phu này làm sao khỏi gục. Tu mà gục là khó trị chớ không phải thường. Muốn trị phải làm sao? Đây tôi dẫn nhiều vị Thiền sư.

Có vị Thiền sư ngồi thiền, ngồi lại làgục, cho tới ngày không còn cách nào chịu nổi được nữa. Ngài mới nghĩ nếu như vầy thà chết còn hơn. Tu mà cứ gục hoài tu gì được. Ở trên núi, Ngài thấy một cây gie ra ngoài vực thẳm, có cháng hai. Ngài mới nghĩ kế,leo lên bẻ ít nhánh cột lại lên ngồi thiền trên đó cho mầy gục. Mầy gụccắm đầu rơi xuống dưới nát thây cho rồi. Chính nhờ sự nát thây nên quêngục. Hết gục Ngài được chứng đạo. Đó là một phương tiện làm cho hết gục. Phương tiện đó phải gan dạ lắm mới làm được, gan vừa không làm nổi đâu.

Quí vị thấy người xưa cũng khổ sở như mình, chớ không phải bây giờ mình mới gục thôi. Người xưa gục nhưng nhờ sự cố gắng nên các ngài thắng được. Còn trường hợp chúng ta bây giờ nếu có gục thì phải làmsao? Thật ra trong kinh có dạy nhiều cách lắm, mà thấy có cách làm được, có cách làm không thấy kết quả. Ngồi thiền, con mắt mình nhìn hơi xuống, bởi nhìn xuống cho nên yên yên dễ ngủ gục. Khi lỡ gục một cái thìphải chấn chỉnh, mở mắt to lên.

Cho nên khi ngồi thiền không nên để tối. Để tối dễ buồn ngủ, cần để đèn sáng vừa phải. Không cho nhắmmắt, nhắm mắt dễ buồn ngủ. Vì mở mắt lớn bị tán loạn cho nên mở vừa chừng. Mở vừa chừng mà gục thì mở lớn, trợn mắt, chấn chỉnh lại. Mở mắt lớn làm tan được cơn gục. Nếu gục nữa thì đứng dậy đi kinh hành, nếu kinh hành mà chưa hết nữa thì rửa mặt. Rửa mặt mà không hết nữa thì đến trước bàn Phật lạy sám hối.

Phải đổi luôn luôn như vậy khả dĩ mới thắng nó. Không còn cách nào khác hơn được. Đó là phương tiện để trịngủ gục. Hoặc giả trong nhà Thiền nói rằng: Sở dĩ chúng ta tu mà tán loạn và hôn trầm là tại thiếu sức tinh tấn. Muốn tinh tấn thì lúc nào cũng khắc chử “tử” trên trán. Chết chớ không có lôi thôi, để cho tán loạn lẫn hôn trầm nhập. Thà chết chớ không có hai cái đó. Do sức tinh tấn cương quyết đó mà qua được cơn ngủ và cơn tán loạn. Quí vị nào có kinh nghiệm thì biết, ngồi thiền mà hay mơ mơ thì dễ buồn ngủ lắm. Khi nào chấn chỉnh, cương quyết nhắm một cái gì đó thì lúc đó tan được cơn buồn ngủ. Vì vậy muốn thắng được buồn ngủ phải dùng sức mạnh tinh tấn màtrong nhà Thiền gọi là phát tâm tha thiết, nhất định chết chớ không để cho ma nó dẫn. Đó là lối tu thiền để trị con ma buồn ngủ bằng cách tinh tấn.

IV. Đại tinh tấn.

Đến cái tinh tấn thứ tư, không phải ngồi thiền mà đây là cái chuyên môn trong Thiền Tông. Mình tập làm sao trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng là tu hết, nghĩa là đi đứng nằm ngồi luôn luôn là tỉnh là giác. Một niệm dấy lên liền biết. Không cho một niệm nào dẫn đi xa hết. Như vậy cả ngày đi đứng nằm ngồi trong bốn oai nghi đều làm chủ không để vọng tưởng dẫn đi. Không mất mộtphút giây nào, đó là đại tinh tấn.

Người được như vậy đối với đạo không còn xa nữa. Nếu chúng ta tinh tấn tới mức đó, thì không còn dụng công bằng hình thức lễ bái, mà luôn luôn trong bốn oai nghi đi đứngngồi nằm, dù hoạt động cái gì, cũng vẫn làm chủ được mình, không để mộtniệm nào dẫn mình đi hết. Người được như vậy, nhà Thiền gọi là đại tinhtấn. Người đó là người thoát ly sanh tử.
Để kết thúc mùa Xuân tinh tấn này, tôi đọclại bài kệ của Thiền sư Hoàng Bá để nhắc tất cả quí vị. Ngài Hoàng Bá có bài kệ rằng:
Trần lao quýnh thoát sự phi thường
Hệ bả thằng đầu tố nhất trường
Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương

Câu đầu: Người mà thoát khỏi trần lao này là kẻ phi thường.

Câu hai: Như người kéo dây, nắm chặt đầu dây cho thật vững mới kéo được cái gì mình muốn kéo. Tỷ dụ dây cột một cái cây hay một vật nặng, muốn lôi thì chân đứng cho vững, tay nắm dây cho thật chắc thì mới kéo được. Đây cũng vậy, muốn thoát khỏi trần lao phải nắm chặt đầu mối dây. Mối dây ở đây là mối dây buông hết vọng tưởng. Phải tỉnh, phải hằng tỉnh giác. Giữ lập trường không lay chuyển, dù gặp hoàn cảnh nào, trường hợp nào. Đó là đức tinh tấn.

Câu ba: Không phải một phen mà bị cái lạnh thấu xương.

Câu bốn: Thì làm sao ngửi được mùi hương ngạt ngào của hoa mai trong ba ngày Tết.

Nếu chúng ta không trải qua cái lạnh thấu xương của mùa đông thì làm gì chúng ta hưởng được hoa mai thơm ngátđầu mùa xuân. Như vậy muốn hưởng được mùa xuân, ngửi mùa thơm của hoa mai thì chúng ta phải chịu cái lạnh của mùa đông. Chúng ta muốn đạt đượckết quả viên mãn của người tu, thì phải hết sức nỗ lực, cam chịu mọi khó khăn nguy hiểm thì mới được kết quả tốt. Không ai tu hành có kết quảtốt mà không trải qua khó khăn.

Có chịu khó khăn thì mới được kết quả viên mãn. Vì vậy người nào muốn hưởng được, ngửi được mùi thơm ngát của hoa mai thì phải chịu cái lạnh thấu xương của mùa đông. Tất cả chúng ta tu hành muốn đạt được bản nguyện phải chịu những cái cực khổ, những cái nhọc nhằn. Như vậy phải nỗ lực tinh tấn không lúc nào dám lườibiếng, không lúc nào dám giải đãi thì sự tu hành của chúng ta sẽ được như nguyện, đúng theo cái gì lúc chúng ta phát tâm mong cầu.

Kết thúc lại năm nay, tức là năm Tân Dậu, đầu năm chúng tôi mong rằng tất cả Tăng Ni và toàn thể Phật tử khởiđầu năm tinh tấn này, trọn năm này sẽ là ngày Xuân tinh tấn. Phải cố gắng như chúng tôi đã nói, cố gắng tùy trường hợp thấp cao khác nhau, nhưng lúc nào cũng phải cố gắng. Như vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân chánh. Như vậy chúng ta mới mong thoát ly sanh tử được.
NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.

TÙY DUYÊN BẤT BIẾN

TẤT NIÊN NĂM QUÍ HỢI 1984

Sáng mai là ngày Tết Nguyên Đán, chúng ta bắt đầu vào ngày mùng một của năm Giáp Tý, đêm nay chúng ta chờ đón Giaothừa. Đầu tiên tôi đọc và giải thích cho quí vị nghe hai bài kệ của Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương (đời thứ năm dòng Lâm Tế) vì hai bài kệ này có liên hệ đến năm Giáp Tý. Nhưng trước khi đọc hai bài kệ, tôi muốn thuật lại vài điểm đặc sắc của ngài Thiện Chiêu.

Thuở ấy Ngài là một vị đặc sắc nên người đờigọi Ngài là sư tử Phần Dương và cũng vì thế nên hành động của Ngài có những điểm mà thiên hạ không chấp nhận nổi. Dưới hội Ngài cả thảy là nămtrăm chúng, đến ngày giỗ mẹ, Ngài sai đệ tử đi mua một ít thịt cá và một chai rượu về cúng giỗ. Cúng xong, Ngài mời chúng: “Thôi các huynh đệcùng tôi lên ăn.” Toàn chúng đều ngẩn ngơ, họ nghe Ngài là một vị đức hạnh nổi tiếng, nay Ngài lại mời ăn thịt, uống rượu nên không ai dám lên, chỉ có một mình Ngài lên ngồi ăn uống đường hoàng.

Sau bữa giỗ thịt rượu đó, năm trăm chúng đi gần hết, chỉ còn lại có tám người, trong đó có ngài Từ Minh. Khi chúng đi hết, Ngài bảo: “Ta chỉ tốn có mộtbữa rượu thịt mà tống hết mấy trăm người!” Sau này nối pháp ngài Từ Minh có hai vị lỗi lạc, là ngài Dương Kỳ và ngài Hoàng Long Huệ Nam và tông Lâm Tế chia làm hai nhánh Hoàng Long và Dương Kỳ tức là Lâm Tế chánh tông và Lâm Tế gia phổ. Như vậy chúng ta thấy Ngài là một nhân vậtkỳ đặc, Ngài biết chúng nghe danh Ngài mà đến, chớ không hiểu Ngài, nênNgài thí nghiệm một lần thử xem, vừa thí nghiệm là chúng bỏ đi hết, chỉcó Từ Minh biết ở lại và những người biết như vậy sau mới kế thừa được.

Triều Tống có một vị thuộc hàng Vương tước mời Ngài về kinh đô trụ trì, Ngài từ chối không đi, Sứ nói rằng: “Ngài không đi thì con ở đây luôn vì con về sẽ bị tội.” Ngài bảo: “Chi mà khổ vậy! Thôi về trước ta có đường đi sau.”

Sứ vừa đi, Ngài họp chúng lại bảo: “Nay ta phải đi, trong chúng có ai theo ta được không?” Có một vị tăng đứng ra thưa: “Con theo Hòa thượng được.”

Ngài hỏi: Con đi một ngày mấy dặm?

Thưa: Con đi một ngày năm mươi dặm.

Ngài nói: Chưa theo ta được.

Người thứ hai đứng ra thưa: Con xin theo Hòa thượng.

Hỏi: Ngươi đi ngày mấy dặm?

Thưa: Con đi ngày bảy mươi dặm.

Ngài bảo: Ngươi cũng chưa đủ sức theo ta.

Cuối cùng thị giả đứng ra thưa: Con xin theo Hòa thượng.

Hỏi: Ngươi đi ngày được mấy dặm?

Thị giả thưa: Hòa thượng đến đâu con đến đó.

Ngài ngồi kiết già trước chúng nói: “Ta đi đây nghe”, rồi Ngài tịch, thị giả đứng khoanh tay tịch theo.

Đấy là tôi nói vài chuyện đặc biệt của ngài Phần Dương. Hôm nay tôi đọc lại hai bài kệ của Ngài làm trong ngày Tết Nguyên Đán năm Giáp Tý.

Bài thứ nhất

Như kim châu Giáp Tý,

Thục khả tri sanh tử,

Tứ đại mộng trung âu,

Nhất thân diệp thượng thủy,

Phù vân bất cửu đình,

Cam giá khởi trường mỹ,

Duy hữu nhất linh quang,

Khoáng kiếp hà tằng trụy.

Bài thứ hai

Như kim lục thập nhất,

Bạch phát tương thôi xuất,

Huyễn chất tỉ phù vân,

Không tâm đồng Tổ Phật,

Xuân lai bất tiện hoa,

Thu khứ khởi hiềm vật,

Cánh dữ tam thập niên,

Miết nhiên như điện phất.

Tôi giải thích từng câu, từng đoạn cho quí vị thấy. Như kim châu Giáp Tý là tôi nay giáp một vòng Giáp Tý. Giáp mộtvòng Giáp Tý là bao nhiêu năm? Sáu mươi năm. Thục khả tri sanh tử: Ai có thể biết được sanh tử.

Tứ đại mộng trung âu: Thân tứ đại này chẳng khác bọt nước trong giấc mơ. Mơ đã là dối rồi, bọt nước trong giấc mơ còn dối tới bực nào! Quí vị nghĩ như chúng ta đang thức, thấy bọt nước, chạm tới nó vỡ ngay phải không? Thế mà Ngài nói thân tứ đại này như là bọt nước trong giấc mơ thì nó như thế nào? Vậy mà chúng ta chấp nó, xem nó như là tối thượng!

Nhất thân diệp thượng thủy: Một thân này nhưchiếc lá trôi trên dòng nước. Quí vị đi qua những dòng sông, hoặc suối nước chảy, có chiếc lá vàng theo gió đưa rơi trên mặt nước, chiếc lá trên mặt nước như thế nào? Nó trôi gịat tấp vào nơi này, nơi kia rồi rã ngoài cồn, ngoài bãi, không có nghĩa lý gì cả. Thân này như chiếc lá trôi trên mặt nước chẳng ra gì.

Phù vân bất cửu đình: Thân này chẳng khác nào đám mây nổi, không có dừng lâu, nó chỉ tạm bợ lúc hợp, lúc tan.

Cam giá khởi trường mỹ: Cam giá nghĩa là míanhưng cũng có nghĩa là đường. Đường đâu có ngon hay ngọt mãi, tỉ dụ nhưquí vị ngậm một viên kẹo hay nhai một miếng mứt, nó ngọt trong vòng nămba phút thôi, nó không còn mãi.

Duy hữu nhất linh quang, khoáng kiếp hà tằngtrụy: Linh là linh tri, quang là sáng suốt, khoáng kiếp là muôn kiếp. Chỉ có một linh tri sáng suốt nhiều kiếp đâu từng bị rơi mất.

Nhìn qua bài kệ, quí vị thấy gì? Đầu tiên Ngài tả thân của Ngài hiện được giáp vòng Giáp Tý tức là được sáu mươi hay sáu mươi mốt tuổi, như vậy mà ai biết được rõ ràng lẽ sanh tử. Thân tứ đại này thật như hòn bọt trong giấc mơ, như chiếc lá trôi giữa dòng sông không có nghĩa lý gì, như một đám mây nổi trong hư không, như một miếng đường nhai nuốt rồi mất chớ không có gì bền lâu.

Để thấy cuộc sanh tử là vô thường, là tạm bợ như mây nổi, như bọt nước, như chiếc lá rơi trên dòng sông không có gì lâu bền, không có gì quí báu, nhưng chúng ta lại thấy nó quí, thấy nó bền nên sân si chấp ngã đủ thứ ... Vậy cái quí báu lâu bền là cái gì? Đây Ngài dạy: Chỉ có một linh trisáng suốt, tức là cái biết rất thanh tịnh sáng suốt, muôn kiếp chưa baogiờ bị mất, bị tan hoại. Như vậy trong hai cái chúng ta chọn cái nào? Một cái như hòn bọt trong giấc mơ hay như chiếc lá rơi trên mặt nước và một cái sáng suốt muôn đời, muôn kiếp chưa từng hoại, chưa từng mất, chúng ta chọn cái nào? Nếu ôm giữ một hòn bọt trong giấc mơ thì thật là khôn hay thật là không khôn? Thế chúng ta cần thấy rõ việc sanh tử như Ngài dạy.

Việc sanh tử tạm bợ như hòn bọt trong giấc mơ, như chiếc lá rơi trên mặt nước, như đám mây trên bầu trời, như một miếng ngon nuốt qua rồi mất không có bền, không có lâu; cái không bền lâu mà bám vào đó để sân si, để tạo nghiệp, thật không biết phải nói sao? Trongkhi ấy chúng ta lại có một cái linh tri hằng sáng suốt muôn đời không bao giờ hao mất, tại sao không sống với cái đó mà lại bám vào cái kia? Xét kỹ nếu khôn chúng ta sẽ chọn cái nào? Thế nên giữ gìn thân tứ đại cho là quí báu, Phật gọi đó là vô minh.

Biết rõ thân tứ đại như bọt nước, như chiếc lá rơi v.v... đó là tỉnh, là giác và sống được với cái không bao giờ bị suy hao, không bao giờ bị tan rã, đó mới là người được thoát khỏi sanh tử. Vậy mục đích chúng ta tu là để làm gì? Có ngườinào nói: Tôi vào chùa tu để có cơm ăn, áo mặc, ấm no khỏi cực, có như thế không? Chúng ta tu là cốt để giác ngộ, để thoát ly sanh tử. Nhưng giác ngộ điều gì? Tức là phải thấy rõ thân này như hòn bọt, như chiếc lárơi, như áng mây nổi không bền, không trường cửu và phải thấy rõ nơi mình có một cái trường cửu bất sanh bất diệt, sống với cái đó, đừng chấplấy cái kia. Trái lại nếu quên cái đó mà chấp lấy thân bọt nước này đó thật là chưa thoát khỏi vô minh!

Tóm lại bài kệ này chúng ta thấy rõ Ngài dạy chúng ta phải tỉnh giác biết cái nào tạm bợ, cái nào lâu dài để chọn lấy mà sống. Biết chọn như thế, sống như thế là chúng tatu. Việc tu không có gì lạ, nó rất đơn giản. Xưa nay chúng ta cứ nghĩ tu là tụng kinh nhiều, bái sám lắm, niệm Phật phải đủ mấy trăm chuỗi v.v... nhưng sự thật tu là có trí tuệ thấy rõ cái giả đừng lầm, biết cáithật để sống, đó là tu. Cái thật không hoại, không hoại tức là không sanh tử; trái lại cái giả thì nát, giờ này nát rồi tụ lại giờ sau, giờ kia nát tụ lại giờ khác, cứ như thế mà tụ tán ... bám vào cái tụ tán đó thì luân hồi muôn kiếp không cùng. Thế nên bài kệ này là một lời nhắc nhở quí giá của Ngài vào đầu năm.

Đến bài thứ hai, “Như kim lục thập nhất” là nay tôi sáu mươi mốt, sáu mươi mốt là tính theo âm lịch. “Bạch phát tương thôi xuất” là tóc bạc đẩy nhau trồi ra. Chúng ta thấy Ngài dùng chữ cũng hay, chữ thôi là đẩy, xuất là trồi ra. Ngày hôm qua chúng ta cạo tóc sạch rồi, hôm nay chúng đẩy nhau trồi ra nữa, cũng bạc trắng!

“Huyễn chất tỷ phù vân, không tâm đồng Tổ Phật”, thân huyễn chất này giống như mây nổi, không có gì thật cả, nếu được không tâm thì đồng với Tổ Phật. Ngài luôn luôn nêu cho chúng ta thấy cái giả rồi đưa đến cái thật. Nếu chúng ta bám vào thân huyễn chất thì thân huyễn chất như mây nổi không có gì là lâu bền. Không tâm tức làkhông tất cả những tâm thị phi, thiện ác, hay dở, tốt xấu v.v..., được như thế thì đồng với Tổ Phật.

“Xuân lai bất tiện hoa, thu khứ khởi hiềm vật”. Nếu được không tâm rồi thì mùa xuân đến chúng ta không chê hoa nàyđẹp, hoa kia xấu, mùa thu về cũng không khởi niệm trách cây này lá vàng, cây kia khô héo...

“Cánh dữ tam thập niên, miết nhiên như điện phất”, lại so sánh với năm ba mươi tuổi, nhớ lại bỗng dưng như điện chớp. Sáu mươi mốt tuổi nhớ lại thuở ba mươi tuổi như là điện chớp, không có gì lâu dài. Quí vị thấy Ngài nhắc cho chúng ta thấy hiện tượng già của Ngài, khi Ngài sáu mươi mốt tuổi, bao nhiêu tóc bạc ở trong đẩy ra từ từ. Tóc bạc đã trồi ra tức nhiên biết thân này không bền nên nói thân chất huyễn như mây nổi. Nay phải làm sao? Phải không tâm mới đồng với Phật Tổ.

Không tâm là bao nhiêu vọng tưởng đều buông sạch, khi ấy chúng ta đồng với Phật Tổ, chớ không có gì khác. Nếu không tâm rồi thì không còn thích vật này, ghét vật kia nữa, nếu còn ưa ghét thì chưa phải là không tâm. Chợt nhớ lại thuở nào ba mươi tuổi và hiện nay sáu mươi môát tuổi, thật ra như một luồng điện chớp. Quí vị thử ôn lại xem, nếu người năm mươi tuổi thì nhớ lại thuở hai mươi lăm tuổi đến nay,lâu hay là mau? Trên quãng đường sống thì thấy dài, nhưng qua rồi nhớ lại thì rất ngắn, thế nên biết nó không lâu bền. Tôi tạm dịch hai bài tụng:

Bài thứ nhất: Sáng Tết

Nay tôi vòng Giáp Tý,

Ai biết được sanh tử,

Bốn đại bọt trong mơ,

Một thân lá trên nước,

Mây nổi chẳng dừng lâu,

Cây mía nào ngọt mãi,

Chỉ có một linh quang,

Nhiều kiếp đâu từng mất.

Bài thứ hai:

Nay tôi sáu mươi mốt,

Tóc bạc đuổi nhau điểm,

Chất huyễn dường mây trôi,

Tâm không đồng Tổ Phật,

Xuân đến chẳng chê hoa,

Thu về nào ghét vật,

Lại cùng năm ba mươi,

Bỗng nhiên như điện chớp.

Tóm lại hai bài kệ của ngài Phần Dương nhắc cho chúng ta ý nghĩa của năm Giáp Tý và cho chúng ta thấy rõ mục đích của người học đạo là thoát khỏi sanh tử luân hồi. Mỗi khi năm cũ qua, năm mới đến thiên hạ vui mừng chào xuân, còn chúng ta vui mừng chào cái gì? Chào cái sắp chết phải không? Mỗi một năm đến là cái chết đến gần, cái chết đến gần thì vui mừng chào ta sắp chết! Vậy thì vui mừng chào sắp chết chúng ta phải làm gì cho có ý nghĩa thâm trầm hơn?

Nếu chúng ta biết rõ thời gian trôi mau, năm cũ qua năm mới đến cứ thế mà chồng chất đến một ngày chúng ta phải ra đi, thân tứ đại phải tan nát thì đối với người tu chân chánh không phải là mừng xuân mà phải mừng điều gì? Nếu là người thấy đạo thì mừng mình được thấy đạo, nếu người chưa thấy đạo thì tủi rằng một năm trôi qua suông mà cái chết gần kề. Người xưa một ngày qua chưa thấy đạo còn khóc thay, huống nữa là chúng ta một năm qua chưa thấy đạo lại mừng cái gì?

Thế nên nhìn trên phương diện đạo lý, một năm qua nhưng công phu tu hành của mình chưa ra gì thì thật là một điều đáng hổ thẹn buồn tủi. Song không lẽ vì thế vào cuối năm chúng ta lại khóc phải không? Chúng ta cũng gượng vui, vui với một niềm hứa hẹn: Thôi năm qua đã lỡ, có hối cũng không làm gì được, hãychuẩn bị cho năm tới, phải hứa hẹn rằng trong năm tới mọi việc sẽ đẹp hơn, sáng sủa hơn.

Chúng ta đặt mục đích: Thứ nhất là chúng ta sẽ tiến hơn năm cũ về đạo đức, thứ hai là chúng ta phải nỗ lực hơn năm cũ, thứ ba là có thể chúng ta sẽ sáng được đạo. Đó là nguồn vui, là hy vọng của năm mới; đừng nghĩ rằng năm tới cũng như năm nay vì như thế thìthật là đáng buồn. Nếu cứ nghĩ năm tới cũng như năm nay và năm tới nữa cũng như thế thì cuộc đời là một con số không, thật là uổng một kiếp!

Thếnên chúng tôi thấy quí vị cũng như chúng tôi, lý đáng chúng ta phải buồn vì chúng ta đã mất một năm rồi mà công phu chưa đến đâu, song chúngta hy vọng để tự an ủi, hy vọng năm tới chúng ta sẽ tiến bộ hơn, nỗ lựchơn và thành công hơn trên đường tu. Đó là ý nghĩa thâm trầm của cuộc tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Nếu không như thế thì tiễn năm cũ trở thành vô nghĩa, chào đón năm mới cũng không lợi ích gì. Đấy là tôi nhắc để quí vị cùng chúng tôi đồng tu đồng tiến.

*

Đến phần thứ hai là phần tôi đã từng nói chuyện với một số ít Tăng Ni và cư sĩ trong những ngày trước, hôm nay tôi nói rộng cho tất cả nghe để chúng ta có một lối đi, hay một con đường tu hành, khiến năm tới chúng ta được nhiều an vui. Đề mục chúng tôi sẽ nói với quí vị là y cứ vào hai câu thơ của ngài Lâm Tế:

“Tùy duyên tiêu cựu nghiệp,

Nhậm vận trước y xiêm.”

Khi Ngài thấy đạo rồi, trên đường tu Ngài không tu lăng xăng như chúng ta, Ngài chỉ nói rằng: “Tùy duyên tiêu cựu nghiệp”, tức là tùy duyên để những nghiệp cũ hết; “Nhậm vận trước y xiêm”, tôi tạm dịch là hồn nhiên mặc áo xiêm, nghĩa là trong khi ăn cơm,mặc áo tâm vẫn rỗng rang hồn nhiên, không có một niệm lự lăng xăng. Nhưvậy suốt đời Ngài chỉ tu chừng ấy. Tôi nhắc thêm: Một hôm Vương Thường Thị tức như quận trưởng ở địa phương Ngài, cũng là một Phật tử thấm nhuần giáo lý của Ngài, đến thăm Thiền viện. Thấy Tăng chúng đông quá, Vương Thường Thị mới hỏi: “Bạch Hòa thượng, Tăng chúng đông như vậy có tọa thiền không?”

Ngài đáp: Không.

Hỏi: Có xem kinh không?

Đáp: Không.

Vương Thường Thị hỏi: Không xem kinh, không tọa thiền, vậy làm gì?

Ngài đáp: Làm Phật, làm Tổ!

Như thế quí vị mới thấy chủ yếu của Ngài là “tùy duyên tiêu cựu nghiệp, hồn nhiên mặc áo xiêm” tức là sống tùy duyênvà hồn nhiên. Hai điểm đó là then chốt. Tại sao tùy duyên? Tại sao hồn nhiên? Giáo lý đại thừa luôn nhắc nhở chúng ta “tùy duyên mà bất biến”. Lý tùy duyên bất biến nằm trong hai câu của Tổ Lâm Tế. “Tùy duyên” thì Ngài nói thêm “tùy duyên tiêu cựu nghiệp”. “Bất biến” thì Ngài nói là “nhậm vận trước y xiêm”. Nay tôi nói trước về lý tùy duyên. Đó là một thuật sống và cũng là lẽ thật của con người và vũ trụ.

Trong cuộc sống tất cả chúng ta nhìn đời, nhìn sự vật với đôi mắt tùy duyên hay chấp nê? Tỉ dụ có một tách nước lã để trên bàn, tôi đặt câu hỏi táchnước này sẽ thế nào thì quí vị đáp làm sao? Nếu có người nói tách nước này sẽ thành hơi hay có người nói tách nước này sẽ thành thuốc v.v... thì những câu nói đó đúng chưa? Vậy câu nói khôn ngoan nhất phải như thếnào? - Tách nước này tùy duyên.

Tùy duyên là nếu tách nước này để trong thau, nồi nấu thì nó bốc thành hơi, nếu để trong tủ lạnh thì nóthành khối, nếu vắt một miếng chanh, để chút đường vào thì nó thành nước chanh, hoặc hòa tan vào đó một ít thuốc thì nó thành thuốc v.v... Như vậy cùng một tách nước tùy duyên sử dụng, không cố định. Nếu chúng ta nói trước nó thành cái gì cũng đều sai cả, phải không? “Tùy duyên” làmột lẽ thật, còn nói cố định là cái gì, đều sai.

Cuộc sống của chúng ta liên hệ đến lẽ “tùy duyên” đó phải không? Vì tùy duyên nên tất cả sự vật chuyển biến theo duyên, nghĩa là duyên tụ tán hoặc nóng lạnh v.v... sự vật cũng chuyển biến theo duyên chớ không dừng trụ một chỗ nào. Từ cổ chí kim không một sự vật nào an ở mãi một chỗ mà luôn luôn chuyển theo duyên, vì chuyển theo duyên nên sự vật là một dòng linh độngchuyển biến, thế mà chúng ta nhìn sự vật bằng đôi mắt chấp nê thì đúng hay sai?

Thế nên muốn nhìn đúng lẽ thật thì phải thấy tất cả sự vật là một dòng biến chuyển tùy duyên; trong dòng biến chuyển tùy duyên đó, chúng ta phải sống cách nào cho phù hợp, đó là điều cần phải biết. Đã nói tùy duyên thì sự vật là tùy duyên, tất cả pháp là tùy duyên, đó là một lẽ thật; nếu nhìn với con mắt khoa học thì thấy lý tùy duyên hợp với khoa học, vì sự vật là một dòng biến chuyển đổi thay.

Tuy nhiên với nhà Phật trong tùy duyên có bất biến, chính bất biến mới quan trọng. Tôi dùng ví dụ nước để quí vị thấy đâu là tùy duyên, đâu là bất biến. Như từ nước lã có thể biến thành hơi, thành khối v.v..., đó là lý tùy duyên. Nhưng dù biến thành hơi, thành khối, thành chi đi nữa, nước cũng vẫn là nước. Nước đá cũng ướt, hơi nước cũng ướt, nước gì cũng ướt ... thành ra hình dáng đổi thay nhưng tánh ướt không đổi, đó là “bất biến”. Tánh ướt không đổi nhưng trên hình tướng, tùy theo cách sử dụng mà hình tướng nước có đổi thay, đó là tùy duyên. Tùy duyên mà bất biến.

Tấtcả sự vật đều luôn luôn về hình tướng là tùy duyên, về bản tánh là bất biến. Hiểu như thế chúng ta mới thấy lý tùy duyên của đạo Phật, nghĩa làkhông phải tùy duyên rồi như ngọn cỏ, gió thổi phía nào ngả phía ấy, không có chủ đích, hay như những cánh bèo trôi sông, gió thổi tấp bên này, tấp bên kia... Tùy duyên của đạo Phật khác hơn, vì có cái bất biến ởtrong. Tùy duyên giống như cây tre, gió thổi nó ngả nghiêng, gió dừng nó đứng lại như cũ, chớ không ngả nghiêng mãi.

Cũng như thế, người biết tu trong lý tùy duyên phải ứng dụng cả bất biến, chớ chỉ nói tùy duyên là thiếu sót. Phần bất biến tôi sẽ giải thích sau, nay nói “tùy duyên” để quí vị thấy trong cuộc sống nếu ứng dụng lý tùy duyên thìchúng ta có gì định trước! Chúng ta có nói sang năm tôi sẽ thế này, tôisẽ thế kia v.v... không? Nếu định trước thì không tùy duyên rồi, tùy duyên thì không định trước. Như thế cuộc sống của chúng ta ra sao? Chúngta không cố chấp cuộc sống của chúng ta phải thế này, phải thế kia, tuynhiên bước tiến của chúng ta phải có một lối, chớ không phải không ngơ.

Đứng về mặt tùy duyên chúng ta nhìn sự vật, nhìn cuộc sống tùy duyên linh động, nay thế này, mai thế kia, theo duyên để thấy sự vật không bị chấp chặt vào một nơi, một việc. Quí vị thấy chúng ta có nhiều bệnh, bệnh chấp theo phong tục tập quán, bệnh chấp những ý kiến riêng tư, bệnh chấp của mình, của người v.v... đủ thứ chấp phải không? Vì bệnh chấp mà chúng ta khổ mãi. Về tập quán, ông bà chúng ta làm thế nào,chúng ta quen sống như thế ấy, nay ai làm khác đi, chúng ta không chấp nhận, nhưng sự vật luôn chuyển biến, mỗi thời mỗi khác, do đó chúng ta khổ.

Tôi dẫn vài việc cho quí vị thấy. Ví dụ như sự trang sức, quí vị nhìn xem người thế gian giữ mãi một kiểu hay luôn luôn đổi kiểu? Năm trước kiểu này, năm sau đổi kiểu khác, luôn luôn thay đổi, người thợphải học những kiểu mới lạ, mới theo kịp thời đại. Chữ thời trang là chỉ cho mỗi thời có mỗi trang sức khác nhau. Trang sức thời ông bà chúngta khác, trang sức thời cha mẹ chúng ta khác, trang sức của chúng ta hiện nay cũng khác, đến trang sức của con cháu chúng ta sau này lại sẽ khác nữa, phải không?

Nếu chúng ta giữ theo nếp cũ, ông bà chúngta làm thế nào, chúng ta làm thế ấy thì cuộc sống sẽ ra sao? Chúng ta làm thế nào thì bắt con cháu làm thế ấy, cuộc sống của chúng nó sẽ ra sao? Nếu chúng ta sống như ông bà của chúng ta, thì người đồng thời chúng ta sẽ cho chúng ta là lạc hậu. Nếu chúng ta lại bắt con cháu mình sống như mình thì chúng nó sẽ bị bạn bè chê lạc hậu! Như vậy chúng ta phải nhìn theo đúng thời trang, tức là chúng ta tùy duyên.

Thời chúng ta như thế nào, chúng ta phải sống như thế ấy, thời con cháu chúngta đổi khác thì nó phải sống khác, tại sao mình bắt nó sống như mình? Nếu ông bà chúng ta bắt chúng ta sống như ông bà, chúng ta chấp nhận không? Vậy tại sao chúng ta lại bắt con cháu mình sống như mình? Như vậyquí vị thấy lý tùy duyên là để cho chúng ta cởi mở những cố chấp về phong tục, về tập quán, về những tư kiến v.v... Không còn những cố chấp đó nữa, chúng ta còn khổ hay không? Sở dĩ chúng ta buồn con không giống mình, vì mình làm thế này mà nó làm thế khác, đến con mình sẽ buồn, vì con nó không giống nó. Cái buồn của chúng ta là tại chúng ta cố chấp, muốn những gì mình đang làm người khác cũng làm theo mình, khi người ta không giống mình thì buồn giận.

Tóm lại sự đau khổ do cố chấp mà ra. Nếu cố chấp là không hiểu lý tùy duyên, nếu biết tùy duyên thì không cố chấp, không cố chấp thì còn gì phải khổ? Như thế lý tùy duyên giúp chúng ta cómột cuộc sống vui tươi, thích ứng với mọi hoàn cảnh. Trái lại nếu chúngta cố chấp, điều gì cũng giữ nguyên tình trạng cũ là chúng ta đau khổ mãi không bao giờ dứt. Nếu không hết khổ, chúng ta tu không tiến gì cả; tu trong phiền não, buồn giận làm sao tiến?

Lý tùy duyên là tinhthần Bát-nhã cho chúng ta thấy rằng sự vật luôn luôn là một dòng chuyểnbiến, đừng bám chặt vào một cái gì, bám chặt là khổ đau vì đó là trái sự thật. Thí dụ như chúng ta ngồi trên chiếc xe đang chạy, xe chạy ngangcây số bảy mươi, chúng ta nói đây là cây số bảy mươi, khi ấy người khácnhìn theo tay mình thì thấy xe đã qua khỏi mấy trăm thước rồi. Nếu chúng ta cho mình chỉ đúng cây số bảy mươi là sai, vì xe đang chạy nên chúng ta không thể chỉ đúng chỗ.

Nó không dừng thì chúng ta phảinhìn theo sự không dừng. Thế nên cuộc sống tùy duyên là cuộc sống nhìn đến trước, chớ không nhìn lại phía sau. Nhìn đến trước để hoàn cảnh thế nào chúng ta tùy theo đó mà sống, còn nhìn lui lại chúng ta sẽ thở dài hối tiếc vì thấy cái này mất, cái kia mất... Như xe đang chạy ngang thành phố, người người xe cộ đông đảo vui vẻ, xe chạy đến ngọn đồi, ngọnđồi cao đẹp, xe xuống dốc v.v... lúc nào chúng ta cũng có những niềm vui mới, đó là nguồn vui của mình phải không?

Nhìn lui lại là những việc buồn, ví dụ như nhìn trở lại ngày xưa, ông nội, bà nội mình đã mất, rồi nhớ buồn. Ba má mình cũng đã mất rồi buồn, anh em mình cũng rất buồn... nhìn lui là buồn, là khổ. Như vậy lý tùy duyên đem lại một nguồn vui và một cuộc sống linh động, vì chúng ta phải chuẩn bị cho việcsắp tới luôn luôn, chúng ta không có gì phải luyến tiếc. Biết sự vật lànhư vậy, nó đâu có dừng một chỗ mà luyến tiếc. Hiểu được điều đó thì cuộc sống của chúng ta là linh động, là vui tươi trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẻ đẹp của thành phố khác vẻ đẹp của đồng quê, xe ra khỏi thành phốđến đồng quê, chúng ta ngắm đồng quê, đến đồi núi, lúc nào chúng ta cũng thấy đẹp cả.

Như vậy cuộc sống của chúng ta là linh động, là vui tươi chớ không có sầu não, bi quan. Trái lại người nhìn lui là người bi quan, sầu não. Ở một chỗ, nhìn một cảnh mãi cũng chán tức nhiênbuồn, vì thế phải có sự đổi thay. Mỗi lần đổi không khí là mỗi lần vui,dù chỗ mới không được vui đi nữa, phải không? Quí vị thấy người ở thànhphố thích ra đồng quê chơi, vậy là ở thành phố chán nên thích trở về đồng quê; người ở đồng quê lại thích trở về thành phố. Thế nên đổi thay là một nguồn vui chớ không phải buồn. Giả sử không công việc đi nữa, lâulâu quí vị cũng xách túi đi nơi này, nơi kia, tôi cứ rầy mãi, tôi nói đi mất thì giờ tu học, nhưng quí vị đâu có bằng lòng ở một chỗ.

Tôi nhắc lại, chúng ta phải cởi mở hết nhữngcố chấp, những ràng buộc với những gì cổ hủ, vì những cái cũ là lỗi thời. Những gì mới đều tươi đẹp dù chúng không giống những cái tươi đẹp xưa, nhưng mới cũng là tươi hơn cũ. Hiểu được lẽ đó rồi, chúng ta chuẩn bị những niềm vui mới. Chúng ta cứ nhớ rõ cuộc sống là tùy duyên, đã là tùy duyên thì cái gì đến đều là mới, là đẹp, là tươi. Đó là chuẩn bị nhìn những cái mới với niềm vui tươi, chớ không có gì là buồn khổ. Đừng nhìn lại quá khứ, vì chúng ta luôn luôn đổi mới từ con người trẻ đến người già, luôn luôn mới, ngày hôm qua đến ngày hôm nay cũng mới, chúng ta giữ cái cũ làm sao được. Tất cả đều mới thì cuộc sống phải mới. Vậy tất cả chúng ta phải hiểu được lý tùy duyên để cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng vui tươi. Thế nên đạo lý đem lại nguồn vui là ở điểm đó.

Tuy nhiên có người nói rằng: nếu tùy duyên như thế mãi thì mất mình làm sao, nên trong đoạn này tôi nói đến “bất biến”. Như tôi vừa nói: tuy nước đổi ra thiên hình vạn trạng, nhưng tánhướt của nước không mất; cũng thế chúng ta tùy duyên khi ở trên núi, khixuống đồng bằng, khi vào thành phố v.v..., cảnh đổi thay nhưng việc tu hành thì ở núi cũng tu, xuống đồng bằng cũng tu, vào thành thị cũng tu... lúc nào cũng vẫn tu. Như vậy tu là bất biến, nhưng chỗ ở là tùy duyên. Đó là tùy duyên nhưng bất biến.

Vậy dù ở cảnh nào cũng anvui để tu hành. Biết lý tùy duyên quí vị mới an vui, có an vui thì việctu mới tiến. Trái lại quí vị không biết lý tùy duyên, khi ở nơi này thìnhớ chỗ kia, đến chỗ kia lại mong nơi khác, làm sao an vui? Không an vui thì phiền não, phiền não thì tu sao được? Thế nên phải hiểu được lý tùy duyên, tùy duyên nhưng bất biến, nghĩa là trường hợp nào, hoàn cảnh nào cũng là trường hợp, hoàn cảnh để tu, chớ không vì lẽ ở nơi này mới tu được, ở nơi khác không tu được, đó là sai, là không hiểu nghĩa bất biến.

Tùy duyên nhưng bất biến thì chúng ta thấy cuộc sống hiện tại lợi ích vô cùng. Vì tùy duyên nên chúng ta linh động chúng ta không chết khô, không cằn cỗi. Khô khan, cằn cỗi là bám vào một cái sắp chết. Nếu quí vị biết lý tùy duyên thì vui mãi, dù thế nào cũng vui cười, có vui tươi thì tu mới được. Như vậy quí vị thấy chính lý tùy duyên mới giữđược sự bất biến, nếu không biết tùy duyên thì không tiến, không tiến thì tu đâu có được. Thế nên người học đạo biết tu lúc nào cũng thấy rõ lý tùy duyên, nhưng bất biến để sử dụng trong cuộc sống của mình.

Biếtlý tùy duyên là tinh thần Bát-nhã còn giữ được bất biến là đạo lý mình sống hằng ngày. Như trong đoạn trước tôi nói: “không tâm đồng Tổ Phật” thì hoàn cảnh nào mình cũng vẫn “hồn nhiên mặc áo xiêm”, có gì là khổ phải không? “Hồn nhiên mặc áo xiêm” là chỉ cho không tâm; còn tùy duyên là biết linh động, trong hoàn cảnh nào cũng an ổn, cũng đặt mình trong thế an vui tự tại. Thí dụ nếu bữa cơm nào cũng mâm cao cỗ đầy toàn là xào chiên, quí vị có ngán không? Thỉnh thoảng đổi một bữa rau luộc, muốitiêu, muối ớt quí vị có thấy ngon miệng không? Như vậy sự đổi thay làm cho mình cho mùi vị mới, ngon, phải không? Vậy lý tùy duyên có một nguồnvui làm cho chúng ta thấy thích thú, chớ ở một vị trí mãi thì không có gì vui.

Quí vị nhớ thuở xưa cuộc sống của đức Phật là một dòng nước trôi, nay khất thực xóm này, mai dời đến làng kia, chớ đâu có ở mộtchỗ, như một dòng suối chảy nhưng đi nơi nào Phật cũng vẫn là Phật, chớkhông phải đi nơi này Ngài là Phật, nơi kia Ngài không phải là Phật. Khi đến cung vua thọ trai, khi đi trong xóm làng khất thực, khi được cáctrưởng giả dâng cúng, khi lại ăn lúa mạch v.v... nhưng Ngài vẫn không đổi thay, Phật vẫn là Phật. Phật như vậy thì chúng ta hiện nay cũng như vậy, có gì mà buồn.

Chúng ta cũng là một dòng sông trôi chảy, chúng ta không bằng được Phật nhưng cũng phải tương tợ một chút. Cuộc sống của chúng ta là một dòng linh động để mình thấy lòng vui tươi, có như thế việc tu mới tiến. Cảnh nào cũng là cảnh vui, nghĩa là trong cảnhsung túc thì vui với cảnh sung túc, trong cảnh chật vật thì vui với cảnh chật vật, hôm nay mâm cao cỗ đầy thì vui với mâm cao cỗ đầy, ngày mai muối tiêu muối ớt thì vui với muối tiêu muối ớt, cảnh nào cũng vui, không thấy có gì là đau khổ, như thế chúng ta mới tiến được, tu được.

Tráilại, nếu không biết tùy duyên, ngồi ăn muối tiêu, muối ớt lại nhớ mâm cao cỗ đầy nên nuốt không trôi, khi ăn mâm cao cỗ đầy lại nhớ những ngàyăn muối tiêu, muối ớt rồi cảm thấy buồn tủi cho những ngày đã qua nên ăn cũng không ngon. Tôi nói rằng: Chúng ta phải nói theo thế gian là “hưởng cho hết những ngày trời”. Những ngày trời là những ngày gì? Là ngày nào đến với chúng ta, chúng ta hưởng hết ngày ấy không có phí mất, phút giây nào cũng là phút giây an vui của chúng ta. Chuyện sang năm chưa biết ra sao mà nay cứ ngồi lo chuyện sang năm; chuyện năm qua trôi đâu mất, nay ngồi nhớ lại mặt ủ mày châu.

Việc đã qua để nó qua,việc sắp đến tự nó đến, hiện tại cứ vui với hiện tại, như thế cuộc sốngcủa chúng ta không phí mất thì giờ vô ích. Quí vị nhớ như vậy thì cuộc sống của chúng ta là một cuộc sống an vui tự tại; tuy chưa làm Phật nhưng cũng được an nhàn, được bớt khổ rồi. Còn những người cứ mơ ước vị lại, hối tiếc quá khứ thì họ đau khổ mãi, không bao giờ an ổn được. Chúng ta phải hiểu rõ như vậy, tất cả là tùy duyên, duyên đến thì chúng ta chấp nhận để tùy đó mà tiến tu. Thế nên Tổ Lâm Tế dạy: “Tùy duyên tiêu cựu nghiệp.” Đố quí vị tiêu bằng cách nào? Nếu không biết tùy duyênthì oán hờn, buồn trách nên tạo thêm nghiệp mới.

Lại nữa, ngườikhông biết tùy duyên gặp cảnh vui thì cho ta là người hơn thiên hạ, sanh kiêu căng, do đó những cái thói cũ thuở xưa sống dậy, vì thế nghiệpcũ chưa dứt lại tạo thêm nghiệp mới. Trái lại biết tùy duyên thì cảnh đến an nhiên với cảnh đến, cảnh đi cũng an nhiên với cảnh đi, duyên đến vui hay buồn cũng vẫn an ổn, không thấy vui mà tự hào, không thấy buồn mà sầu thảm, không tự hào tức không có bản ngã, không sầu thảm tức khôngoán hờn, tức nhiên lòng an nhiên, do đó bao nhiêu nghiệp cũ lần lần tiêu sạch. Ví như người bệnh hoặc bệnh bao tử, hoặc bệnh tim, bệnh phổi v.v... nếu có bệnh cũ rồi nay giữ mình không để cho bị cảm, tức là thời tiết xấu đến, khéo linh động không cho xâm nhập vào mình thì bệnh cũ lầnlần hết, phải không?

Trái lại nếu bị cảm, người bệnh phổi thì ho, người đau tim thì mệt, người đau bao tử thì đau bụng. Đó là gốc tại thời tiết xấu hiện nay làm cho bệnh cũ phát lại, nếu cũng thời tiết đó mà chúng ta khéo vượt qua được thì bệnh cũ cũng lành. Vì thế biết được lẽ tùy duyên thì nghiệp cũ lần lần sạch, còn không biết được lẽ tùy duyên thì nghiệp cũ cũng khó tiêu mòn. Chúng ta tu là phải làm thế nào nghiệp mới không tạo, nghiệp cũ dứt sạch, mới thoát ly sanh tử được. Đấylà nghĩa “tùy duyên tiêu cựu nghiệp”.

“Nhậm vận trước y xiêm” là ở trong cảnh nào tâm chúng ta cũng rỗng rang tự tại, không phiền muộn, không có những niệm lăng xăng suy tưởng, như ngài Thiện Chiêu nói: “tâm không đồng Tổ Phật”. Tâm rỗng rang tự tại là chúng ta sống một cách hồn nhiên, sống hồn nhiên nên chúng ta đồng Phật, Tổ; đồng với Phật, Tổ là thoát ly sanhtử, đó là mục đích của người tu. Như vậy quí vị mới thấy cuộc sống chúng ta hiện nay đang và sẽ sống là một cuộc sống linh động; đừng cố chấp, đừng bám chặt vào bất cứ một điều gì thì tự nhiên chúng ta an lành, tâm chúng ta lần lần thảnh thơi, sự tu hành được tiến, do đó mới thoát được những phiền não đang quấy nhiễu chúng ta. Chúng ta tu là cốt thoát ly sanh tử, nếu còn phiền não thì không thể nào ra khỏi sanh tử. Muốn dứt phiền não thì phải có trí tuệ sáng suốt như tôi vừa nói, có như thế trên đường tu chúng ta mới vui, vui đó là cái vui chân thật giảithoát sanh tử.

Tóm lại tất cả quí vị, trong khi năm cũ sắp hết, ôn lại xem có điều gì dở thì ráng đập cho nát, chuẩn bị qua năm mớichúng ta sẽ sống “tùy duyên tiêu cựu nghiệp”. Nhớ “tùy duyên tiêu cựu nghiệp”, đừng để nghiệp cũ dấy lên lôi chúng ta trở lại những điều hư dởcủa năm cũ nữa. Quí vị phải tập sống hồn nhiên để “tâm không đồng Phật Tổ”, nghĩa là làm thế nào càng ngày tâm chúng ta càng rỗng nhẹ, đến khi rỗng trơn không còn chi cả để đồng với Phật Tổ, như vậy mới khỏi uổng một đời tu. Nếu để chứa ăm ắp, nặng trình trịch trong tâm thì rất nguy, dễ bị rơi chìm tận đáy biển.

Thế nên chúng ta phải cố gột rửa cho sạch những cố chấp, những phiền não cho tâm hồn thảnh thơi nhàn hạ. Muốn được như thế thì phải biết tùy duyên, nhưng tùy duyên mà bất biến, đừng nói ở cảnh cũ tôi tu hay quá, nay đến cảnh này tôi tu không được, thôi không tu nữa. Đó là tùy duyên rồi tan biến, mất mình. Vì thế nên nhớ tùy duyên mà bất biến mới thật là người hiểu đạo, còn tùy duyên mà tan biến thì đó là người không tiến tu được và phải bị trầm luân.

Tôi nhắc lại: Hôm nay là buổi Tất niên tức là từ biệt năm cũ, chúng ta phải nhìn như thế nào? Nhìn lại những điều dở, chúng ta phải đập tan hết để chuẩn bị cho năm mới không còn dở nữa. Sang năm mới quí vị tập sống tùy duyên phải không? Tùy duyên mà bất biến, đó là điều tôi mong tất cả quí vị ứng dụng ngay từ năm mới này.

PHÁP MÔN KHÔNG HAI
XUÂN GIÁP TÝ NĂM 1984

Năm nay là năm Giáp Tý, dương lịch 1984, tất cả quí vị đã đến đây chúc mừng năm mới, tôi sẽ có nhiều lời nói chuyện cùng quí vị, gọi là nhắc nhở nhau trên con đường tu hành, để mỗi người sang năm mới này có đầy đủ những tư liệu tiến tu cho được sớm giác ngộ và giải thoát.

Điều căn bản mà chúng tôi muốn nói hômnay là “PHÁP MÔN KHÔNG HAI” hay nói cách khác là “BẤT NHỊ PHÁP MÔN”. Nói không hai đây, tôi sẽ dẫn từ kinh cho đến thiền, để quí vị nghiệm vànghiền ngẫm thấy lý đạo rõ ràng, khiến trên đường tu chúng ta khỏi ngờ vực, và khỏi mắc phải những bệnh thiên chấp hoặc bên này hoặc bên nọ. Tất cả người tu, muốn thoát khổ được vui không gì hơn, phải dùng trí tuệBát-nhã soi sáng phá tan mọi chấp nê của mình.

Nhờ phá được cáichấp mình mới hết khổ. Vì vậy mở đầu là kinh Bát-nhã. Quí vị nhớ trong kinh Bát-nhã nói về Pháp Môn Không Hai thế nào? Đây tôi dẫn như câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Như vậy sắc và không là hai, phải vậy không? Mà ở đây tinh thần Bát-nhã cho chúng ta thấy sắc chính là không, không chính là sắc; thì như vậy có hai không? Ngay cái sắc đã là không, ngay cái không đã là sắc, thì làm gì có hai? Đó là tinh thần Bát-nhã. Tại sao sắc tức là không, không tức là sắc? Đây tôi nói hai mặt.

Mặt thứ nhất là trong cái sắc có không, tức là cái không và cái sắc tương đối. Trong cái sắc này có không, trong cái không này có cái sắc. Trong cái sắc có không là thế nào? Chắc rằng quí vị cũng nghe rõ với tinh thần khoa học, gần đây nhất có những nhà khoa học nói rằng dùng kính hiển vi khuếch đại tối đa nhìn thấy trong cái sắc này phần không nhiều hơn phần sắc. Như vậy, chính trong cái có đó, trong cái sắc đó đã chan chứa cái không ở trong rồi.

Cũngnhư về thân chúng ta, quí vị thấy cái sắc chất này cái không nhiều hay cái sắc nhiều? Mỗi lỗ chân lông là thưa hở, là trống, rồi lỗ mũi, lỗ tai, cái miệng, tất cả đều là trống hở cho nên mới có không khí ra vào, mới có thức ăn lưu chuyển ở trong v.v... Chính cái thân sắc chất này, đãmang đầy tính chất không ở trong. Cũng chính cái không mà chúng ta thấyđó, mang đầy đủ hình sắc, nhưng vì tế vi nhỏ nhít mà chúng ta không thấy được.

Mắt thấy dường như không mà thật ra nếu dùng kính hiển vi nhìn thì nó hoàn toàn có tất cả thứ ở trong đó chớ không phải làkhông? Như vậy không, không hẳn là không, sắc không hẳn là sắc. Trong sắc có không, trong không có sắc. Lối nói sắc là không đó là lối nói tương đối không đúng lẽ thật; mà trên lẽ thật nó không hẳn là không, không hẳn là sắc mà ngay cái này đã có cái kia, ngay cái kia đã có cái này.

Như vậy thấy rõ không và sắc là hai cái đối đãi, cho đến thị phi, hữu vô v.v... đều nằm trong cái đối đãi đó hết. Tất cả cái đối đãi đó đều là không thật, chỉ là gượng nói, tạm nói, chớ không có cái thật của nó. Vì vậy, với trí tuệ Bát-nhã thấy không có cái không ngoài cái sắc và không có cái sắc ngoài cái không. Đó là tôi nói cái “Không đối đãi”. Nếu nói cái không của bản tánh, thì sắc chất có là do duyên hợp mà có. Bởi duyên hợp mà có, nên nó có mà không phải tự có, do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân hợp lại thành.

Do nhiều thứ hợp thành,nên nó không có cái thể cố định của nó. Không có thể cố định của nó mà tùy duyên. Đủ duyên thì hợp, hợp gọi là có, thiếu duyên thì tan, tan gọilà không. Vậy thì cái hiện có của nó là cái hiện có của duyên, chớ không có cái tự tánh, bởi không có tự tánh nên nói là không. Tuy mắt thấy nó hiện có mà tự tánh nó là không. Cũng như cái không, tuy không màkhông cố định là không, tại sao? Vì đủ duyên hợp thành sắc. Đang trống không mà nếu có một cái gì tụ họp lại hoặc là đất, là đá, là nhà cửa v.v... thì ngay trong không biến thành sắc, ngay trong sắc đổi thành không.

Đứng về mặt thứ hai nói, cái sắc và không đều là do tướng của duyên. Đã là tướng của duyên nên nó không bị tự tánh. Bởi không có tự tánh nên có cũng vẫn là không. Đó là trí Bát-nhã thấy tường tận như vậy. Cái có đã là không, thì không chấp cái có thật có, cũng như cái không là có, thì không chấp cái không thật không. Không chấp cái có thật có, không chấp cái không thật không, khi mình nói cái đó là có mà có người khác nói là không thì mình nói làm sao, mình nên cãi không? Bởi mình đã thấy có không thật có, không không thật không thì có cần cãi làm gì? Bởi thấy có là thật có, không là thật không, nên mình nói có, mà người ta nói không, mình không chịu, vì khôngchịu nên sanh cãi.

Như vậy, quí vị thấy rõ rằng khi thấy sắc không, không hai thì chúng ta mất hết những niệm tranh hơn tranh thua, tranh phải tranh quấy. Nếu chúng ta không tranh hơn thua phải quấy thì tâm chúng ta có phiền não hay không? Sở dĩ chúng ta giận người này buồn người kia là tại sao, tại mình nói cái này phải, mà họ nói quấy. Mình nói cái này quấy họ nói phải. Hai cái khác nhau nên có sự chống đối, chống đối thì bực bội. Mình nói có mà họ nói không, thì mình bực bội không chấp nhận. Đó là sanh phiền não.

Bấy giờ chúng ta thấy rõ tường tận: Sắc và không, không hai. Sắc không, không hai, thì có không cũng không hai, phải quấy cũng không hai, tốt xấu cũng không hai. Tất cảđối đãi đều không có thật. Bởi không có thật, hay không cố định, nên chúng ta đừng chấp. Chúng ta không chấp thì cái khổ không còn. Đó là mộtlối tu rất là dễ, rất là gần. Cho nên lý sắc không của Bát-nhã cho chúng ta thấy rõ tất cả sự vật ở thế gian này, trên phương diện ngôn ngữthì tạm đặt, hoặc là có hoặc là không, hoặc là thiện, hoặc là ác, hoặc là phải, hoặc là quấy.

Tạm đặt để dùng thôi, không phải là cứu kính, không phải là chân lý. Hiểu như vậy chúng ta đừng chấp. Nếu không chấp thì chúng ta sẽ tự tại trước mọi hình tượng đổi thay, trước mọi ngôn ngữ sai biệt, không còn gì phiền não hết. Vì vậy, quí vị nhớ trong nhà Phật luôn luôn nói phiền não tức bồ-đề, phải vậy không? Không phải rời phiền não mà có bồ-đề riêng, như thế gian nói: “tôi phiền não quá”, phiền não là tâm điên đảo rối rắm, bồ-đề là tâm giác ngộ. Người ta nói phiền não là khác với giác ngộ, giác ngộ là khác với phiền não, nhưng với tinh thần Đại thừa thấy ngay phiền não tức là bồ-đề, ngay bồ-đề không khéo thì thành phiền não. Như vậy phiền não tức bồ-đề là sao? Bồ-đề tức phiền não là sao?

Tôi thí dụ, mình lên chùa tụng kinh làbồ-đề, mà tụng kinh người đánh mõ cứ đánh chậm, lùi lùi lại hoài, lúc đó bồ-đề dấy phiền não. Mình lên chánh điện tụng kinh là phát tâm bồ-đề,tâm giác ngộ, mà người đánh mõ không vừa ý, mình bực mình muốn sân lên,như vậy bồ-đề dấy phiền não rồi. Sao là phiền não tức bồ-đề? Ví dụ: Mình đang giận một huynh đệ nào đó, giận đỏ mặt. Đang giận đỏ mặt là phiền não. Khi ấy bất thần có một sư huynh đi ngang thấy nói: “Đã tu mà giận sao?” Mình xấu hổ hết giận, tâm lặng lẽ thanh tịnh lại.

Vậyphiền não thành bồ-đề, khỏi tìm kiếm đâu xa hết. Quí vị thấy phiền não,bồ-đề đâu có xa, tâm dấy lên điên đảo là phiền não, lặng xuống thanh tịnh là bồ-đề. Ngay trong bồ-đề không khéo thành phiền não. Đâu có cái thứ hai ở ngoài chạy vô. Chúng ta khéo tu biết rõ hai cái không có rời nhau, ngay phiền não chuyển thành bồ-đề, không khéo bồ-đề biến thành phiền não, hiếm gì người từ bồ-đề biến thành phiền não. Đây là tôi nói một chút ít để quí vị hiểu. Lý sắc tức thị không, không tức thị sắc cũngtương tợ như vậy. Đó là dẫn đại khái kinh Bát-nhã cho quí vị thấy lý không hai.

Đến kinh Pháp Hoa.

Kinh Pháp Hoa nếu quí vị tụng phẩm Tự tức là phẩm mở đầu, quí vị thấy Phật dạy điều gì trong ấy? Phật không nói câu nào hết. Thấy Ngài ngồi kiết già nhập định, lông trắng giữa chânmày phóng một luồng hào quang soi thấu đến cõi trời Hữu Đảnh, nên nươngtheo hào quang đó, người ta thấy trong đó các vị Bồ-tát tu nhân gì đượcthành đạo, tu nhân thế nào thành đạo thế nào, thành quả thế nào đều rõ ràng. Luồng hào quang đó soi thấu xuống địa ngục A-tỳ, đại chúng nương hào quang thấy người nào tạo nhân gì, tạo nghiệp gì đọa địa ngục thứ mấy, thấy rõ hết.

Nhân nào cũng biết, từ nhân địa ngục, ngạ quỉ,súc sanh thấy rõ, còn nhìn lên thì nhân sanh các cõi trời cho tới nhân của các vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát đều thấy tu nhân nào được quả nào thấy rõ ràng hết. Như vậy Phật muốn nói cái gì? Chân mày là hai bên,phải vậy không? Ở giữa là sao? Là không hai bên, hào quang là tượng trưng cho trí tuệ, giữa chân mày là không kẹt hai bên. Cái trí tuệ khôngmắc kẹt hai bên đó mới thấy được tột cùng lý sanh tử luân hồi, tột cùnglẽ giải thoát thành Phật.

Trí không mắc kẹt hai bên đó, trong kinh Pháp Hoa gọi là Tri kiến Phật. Nếu quí vị đọc lại thấy rõ ràng, bởiTri kiến Phật (trí không mắc kẹt hai bên) là cái trí thấy rõ nhân sanh tử luân hồi, cũng như thấy rõ cái nhân và quả của Bồ-đề Niết-bàn giải thoát. Như vậy người nào sống với trí đó, người đó sẽ thành Phật. Vì Phật là thấy rõ con đường luân hồi sanh tử của chúng sanh, nhân thế nào,quả thế nào đều biết rõ Phật mới dạy. Và Ngài cũng biết rõ nhân thế nào, quả thế nào trên con đường giải thoát, Ngài mới dạy.

Như vậy, thấy rõ hai manh mối đó và kết quả của hai con đường đó, thấy rõ không nghi ngờ nữa đó tức là Phật. Vì vậy Tri kiến Phật là trí tuệ khôngdính mắc hai bên, mới thấy rõ lý luân hồi sanh tử và lý giải thoát sanhtử, không còn nghi ngờ mà đạt tới chỗ viên mãn, đó là Phật. Đến phẩm thứ mười hai là phẩm Đề-bà-đạt-đa. Quí vị nhớ bà Long Nữ bao nhiêu tuổi?Người ta kêu nàng Long Nữ, nhưng tôi kêu bà Long Nữ, vì Phật nói kinh trên hai ngàn năm rồi, thì kêu bà gì mới vừa? Vì trong hội Pháp Hoa là nàng Long Nữ tám tuổi, nay trên hai ngàn năm rồi thì kêu bà gì mới được?Tôi kêu bà cũng là chưa xứng đó.

Bà Long Nữ do ngài Văn-thù giáo hóa nhận ra Tri kiến Phật. Tri kiến Phật không có hai bên thì có mắc kẹt nam nữ hay không? Không mắc kẹt nam nữ, vì nam nữ là hai bên mà Tri kiến Phật là không kẹt hai bên (nam nữ). Than ôi! Gần đây người ta tu hành lại cầu chuyển nữ thành nam để tu hành tinh tấn giáo hóa chúng sanh, chớ mang thân nữ nghiệp chướng ê chề tu hành không tiến. Cứ nghĩ như thế thật là xa xôi quanh co. Ngay nơi Tri kiến Phật không có nam nữ,mình cứ sống với cái Tri kiến Phật đó. Không có nam nữ thật, chuyển nữ thành nam làm gì cho mất công. Bà Long Nữ khi nhận ra Tri kiến Phật, Bồ-tát Trí Tích hỏi Bồ-tát Văn-thù, ngài Văn-thù giáo hóa ở Long cung cóvị nào ngộ đạo chưa, ngài Văn-thù nói, có.

Giây lát bà Long Nữ xuất hiện, ngài Trí Tích và ngài Xá-lợi-phất nghi. Vì Phật nói người nữ có chín điều chướng tu hành không thành Phật. Thành ma vương còn không được, huống nữa là thành Phật. Bà Long Nữ mới tám tuổi, còn là con nít, trẻ con đã là tệ, lại là nữ nữa, cộng thêm là rồng, rồng tức là súc sanh. Ba thứ tệ như vậy, mà ngài Văn-thù nói đó là nguời đã ngộ đạo thì làm sao ngài Xá-lợi-phất tin nổi. Cho nên, ngài Xá-lợi-phất không tin, làm sao con người như vậy mà thành Phật, ngộ đạo tức sẽ thành Phật. Bà Long Nữ biết hai ngài không tin mình, nên đến trước Phật lấy hạt châu trong áo dâng lên Phật, Phật nhận để lên bàn, bà xoay lại hỏi hai ngài Trí Tích và Xá-lợi-phất:
- “Các ngài thấy Thế Tôn nhận hạt châu của tôi dâng, lâu hay là mau?”
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Mau lắm!”
Bà Long Nữ nói: “Tôi thành Phật cũng nhanh như vậy.”

Liền đó thấy bà sang phương Nam ở nướcVô Cấu chuyển thân thành Bồ-tát, thành Phật liền. Nhờ cái gì mau thành Phật lắm vậy? Nhờ bà nhận ra Tri kiến Phật, là cái trí không mắc kẹt haibên. Trí đó không nam không nữ nên không bị chướng, còn cái thân nghiệpchướng sâu dầy của người nữ (tôi nói đây không phải chê) theo trong kinh nói là đứng trên nghiệp tướng mà nói, còn cái Tri kiến Phật là đứngtrên Phật tánh mà nói hay trên pháp thân mà nói.

Nhìn trên Phậttánh hay pháp thân thì không có nam nữ. Bởi không có hai làm gì có nam nữ, còn thấy nam thấy nữ , là nhìn ở trên nghiệp tướng tương đối. Nghiệptướng là tương đối, là hư giả đâu có thật. Vậy tại sao mình khư khư chấp cái giả rồi khổ sở mong chuyển cái giả này qua cái giả kia, chi cho cực, phải vậy không? Biết rõ cái giả này giả rồi, thì cái giả nữ giả, cái giả nam cũng giả, ngay đó mình sống với cái thật không nam không nữ cho khỏe. Quí vị thấy rõ nhớ không thấy hai, là trí tuệ siêu thoát cái chấp tương đối. Trí tuệ đó là Tri kiến Phật, cho nên bà Long Nữ thành Phật chỉ trong chớp mắt. Quí vị tu theo đường lối này cũng vậy.Làm sao thành Phật trong chớp mắt, khỏi chuyển nữ thành nam gì hết. Đó là kinh Pháp Hoa.

Đến kinh Duy-ma-cật.

Trong kinh Duy-ma-cật về phẩm “Bất NhịPháp Môn”, trong phẩm này có cả thảy ba mươi hai vị Bồ-tát giải thích về Pháp môn bất nhị. Tôi kể vị Bồ-tát thứ nhất là Bồ-tát Pháp Tự Tại giải thích về Pháp môn bất nhị như vầy: “Sanh diệt là hai, pháp xưa chẳng sanh nay chẳng diệt, được vô sanh pháp nhẫn, gọi là nhập Pháp môn bất nhị (vào pháp môn không hai).”

Sanh diệt là hai, đây là sanh, kia là diệt, thấy hai cái đó là hai bên, giờ cái sanh không thật sanh, cái diệtkhông thật diệt thì không hai, thấy được cái lẽ không hai đó là nhập, là được vô sanh pháp nhẫn, là nhập Pháp môn bất nhị.

Pháp môn bất nhị là không mắc kẹt hai bên. Không mắc kẹt hai bên là nhập Pháp môn bất nhị. Kế đó mỗi vị Bồ-tátđều trình bày từng cặp như vậy, tức là hai cái, nào là động tịnh v.v...cũng giống hệt như vậy, ở đây chúng tôi không kể. Cuối cùng ngài Văn-thù cũng trình bày về Pháp môn không hai. Nghĩa là dùng ngôn ngữ để dẹp ngôn ngữ. Ngài Văn-thù trình bày xong, Ngài nói với ông Duy-ma-cật: Chúng tôi đã trình bày về lý Pháp môn bất nhị xong, tới phiên nhân giả, nhân giả nên nói về Pháp môn bất nhị cho chúng tôi nghe. Ngài Duy-ma-cậtlên tòa ngồi kiết già rồi làm thinh. Khi ông Duy-ma-cật lặng thinh thì ngài Văn-thù khen: “Hay thay, hay thay, cho đến không có văn tự ngữ ngôn, mới là chân thật nhập Pháp môn không hai.” Chân thật nhập Pháp mônbất nhị là không có ngôn ngữ.

Tại sao vậy? Vì mở miệng là thànhhai mất rồi, bởi vì ngôn ngữ luôn luôn lập trong đối đãi. Nói phải thì có quấy, nói có rồi có không, nói hơn thì có thua, nói đen rồi có trắng,nói tốt thì có xấu, luôn luôn như vậy, mở miệng là nằm trong cái hai. Vì vậy ngài Duy-ma-cật ngồi lặng thinh, được Bồ-tát Văn-thù khen. Đó là chỗ không còn ngôn ngữ, chỗ đó mới thật là nhập Pháp môn bất nhị. Tôi đãdẫn phần kinh rồi, bây giờ tới Thiền sư.

Trước là Tổ Tăng Xán. Tổ Tăng Xán là Tổ thứ ba ở Trung Hoa. Bài “Tín Tâm Minh” của Ngài tôi đọc vài đoạn cho quí vị nghe để thấy:
“Chí đạo vô nan, Duy hiềm giản trạch
Đản mạc tắng ái, Đổng nhiên minh bạch
Hào ly hữu sai, Thiên địa huyển cách
Đạo đắc hiện tiền, Mạc tồn thuận nghịch.”

Tôi chỉ dẫn hai đoạn thôi. Bốn câu trên Ngài nhấn mạnh hai chữ tắng ái. “Đản mạc tắng ái”, nghĩa là chỉ chớyêu ghét thì “đổng nhiên minh bạch” là rõ ràng sáng suốt. Tiếp theo “đạo đắc hiện tiền” nghĩa là muốn thấy cái chân thật hiện tiền (trước mắt), thì “mạc tồn thuận nghịch” là chớ còn thuận nghịch. Nếu còn thuận nghịch thì không có hiện tiền, nếu còn yêu ghét thì không thể rõ ràng minh bạch. Ngài chỉ cho chúng ta thấy người còn thấy hai, là còn ở trongcái kẹt. Tôi giải thích từ đầu:

“Chí đạo vô nan”: Chí đạo là cái đạo tột cùng, cái đạo đó không khó, mà tại sao khó? “Duy hiềm giản trạch”: Chỉ bởi mình giản trạch. Giản trạch là sao? Là chọn lựa, có một có hai, có tốt có xấu, có phải có quấy đó. Bởi giản trạch nên chí đạo trở thành nan. Chớ chí đạo thì vô nan, vì giản trạch mà trở thành nan mất rồi. Nhưvậy, Ngài mới chỉ cái lỗi, bởi giản trạch nên mới có yêu ghét. Nếu dứt được yêu ghét thì rõ ràng minh bạch, chí đạo hiện tiền rõ ràng minh bạch, chớ không có gì hết. Sau đó Ngài bảo, nếu mình còn có một mảy may sai biệt, thì xa cách với đạo như trời với đất. Vậy muốn được thấy chí đạo hiện tiền, thì đừng còn thuận nghịch. Yêu ghét, thuận nghịch là những vế chỉ về hai; cái hai mà mất rồi, thì chí đạo hiện tiền; cái hai mà mất rồi, thì rõ ràng minh bạch không nghi ngờ nữa.

Đây Tổ Tăng Xán ngài chỉ cho chúng ta rõ ràng, cái cứu kính thấy đạo phải rời cái chấp hai phải không?

Bây giờ đến Lục Tổ. Lục Tổ ngài dạy chúng ta sao? Đây trong phẩm “Phó Chúc”, ở kinh Pháp Bảo Đàn, Ngài nói:Nay tôi dạy các ông nói pháp chẳng mất bản tông, nếu người hỏi “có” đem“không” đối, hỏi “không” đem “có” đối; hỏi “phàm” lấy “thánh” đối, hỏi “thánh” lấy “phàm” đối. Như hỏi thế nào là có? Phải nói bởi không mà có.Hỏi thế nào là không? Bởi có thành không. Nói vậy là giải thích có và không là đối đãi, có và không nương nhau.

Nhân cái không mà nói có, có không không có thật. Nếu thấy có không không thật thì phàm thánh không thật, tốt xấu cũng không thật, hơn thua cũng không thật, phải quấycũng không thật. Nhưng mà mình có chịu chấp nhận sống với phải quấy không thật đó không? Hơn thua không thật không? Chắc không chịu, nếu chịu sống với cái không thật là Thánh mất rồi. Tại sợ làm Thánh buồn, nên ưng làm phàm, rồi chấp nhận phải quấy, cho nên gặp nhau thì ngồi nóichuyện phải quấy.

Bởi muốn làm phàm cho nên chấp nhận hơn thua,tốt xấu, vì vậy gặp nhau thì nói chuyện hơn thua, tốt xấu, nói người này tốt người kia xấu, người này phải người kia quấy, người này hơn người kia thua, cái này hay cái nọ dở. Cứ như vậy nói hoài, nói không cùng, do đó làm phàm mãi không thôi. Bây giờ muốn làm Thánh thì sao? Chỉlần bỏ hai cái đó, đừng nói phải nói quấy, đừng nói hơn nói thua, đừng nói tốt nói xấu v.v... Những cái đó thấy đều không thật.

Thấy không thật thì không chấp, mà không chấp thì phiền não từ đâu mà sanh, mà bỏ những cái đó dễ không? Người xưa đã nói: “điểm thiết hóa thành kimngọc dị, khuyến nhân trừ khước thị phi nan”, nghĩa là chỉ sắt biến thành vàng ngọc dễ, khuyên người dẹp bỏ phải quấy khó. Bỏ được phải quấykhó lắm. Tại sao khó lắm vậy? Tại vì cái nghiệp chủng chúng sanh nó sâudầy quá phải không? Quí vị nhớ nói phải nói quấy, nói hơn nói thua, nóitốt nói xấu đều là cái nói của phàm phu.

Cái chủng nghiệp phàm phu nó sâu quá nên ngồi lại thì cứ như vậy mà tiếp tục. Bây giờ bỏ hết những cái đó, dừng hết đừng thấy phải quấy thật, đừng thấy tốt xấu thật,đừng thấy hơn thua thật, đừng thấy có không thật v.v..., tất cả những cái hai bên mình không chấp nữa, đó là trí tuệ của thánh nhân, là Tri kiến Phật, dễ hay khó. Bảo quí vị làm cái gì? Chỉ cần đừng mắc kẹt hai bên là Thánh mất rồi, tìm đâu cho xa.

Đừng chấp như vậy là Thánh, cho nên người tu muốn thoát khỏi những cái phàm tục thì phải ứng dụng triệt để cái thấy không hai bên đó, phải thoát khỏi cái thấy hai bên. Nếu chúng ta thoát được cái thấy hai bên là chúng ta đã thoát ly được sanh tử, còn mắc kẹt trong cái hai bên, là chúng ta đi trong vòng sanh tử. Bởi vì không thấy hai bên là trí tuệ siêu sanh tử, gọi là Tri kiến Phật hay Phật tuệ, còn nếu thấy hai bên là trí tuệ của phàm phu là sanh tử.

Cho nên các Thiền sư ứng dụng triệt để lối phá chấp hai bên. Bây giờ tới Hòa thượng Thạch Đầu.
Có vị Tăng hỏi: Thế nào là giải thoát?
Ngài trả lời: Ai trói ngươi?
Hỏi: Thế nào là Tịnh độ?
Ngài trả lời: Cái gì làm nhơ ngươi?
Hỏi: Thế nào là Niết-bàn?
Ngài trả lời: Ai đem sanh tử đến cho ngươi?

Như vậy ngài Thạch Đầu có trung thực với Lục Tổ dạy không? Ngài Thạch Đầu trả lời có mắc kẹt hai bên không? Hỏi giải thoát thì Ngài dùng triền phược tức trói buộc để đáp giải thoát, hỏi Tịnh độ thì Ngài dùng cái uế mà đáp, hỏi Niết-bàn thì Ngài dùng sanh tử mà đáp, phải vậy không? Như vậy để chúng ta thấy rằng, nếu sanh tử không thật thì Niết-bàn cũng không thật, tịnh không thật thì uế cũng không thật, giải thoát không thật thì triền phược cũng không thật.

Haicái đều là đối đãi tạm có không thật. Bởi không thật mà chấp tức là ngusi. Vì chấp là thấy có thật. Cái gì mình chấp đều là do thấy nó thật. Nếu thấy nó giả thì hết chấp. Quí vị xét thấy phải không? Thí dụ có người chửi mình là con chó, mà mình biết lời nói đó giả dối không thật, thì mình có giận không? Nếu họ nói mình là con chó, mình giận đùng đùng lên, là mình thấy lời nói đó có thật. Bởi thấy thật nên mới giận. Như vậy, thấy không thật thì mọi cái chấp hết. Cái chấp hết thì khổ đau mới hết hay không? Tu để thoát khổ đau. Chấp là nguồn gốc của khổ đau. Tu làđể giải thoát, mà chấp là cái triền phược không giải thoát nổi. Cho nêncác Thiền sư ứng dụng triệt để lối phá chấp hai bên đó. Đó là ngài Thạch Đầu.

Đây tới ngài Mục Châu.
Thiền sư Mục Châu là sư huynh của Tổ Lâm Tế.
Có vị Tăng hỏi: Lấy một lớp dẹp một lớp thì chẳng hỏi, khi chẳng lấy chẳng dẹp thì thế nào?
Ngài đáp: Hôm qua trồng trà, ngày nay trồng dưa.
Là thế nào? Nói lấy một lớp dẹp một lớp thì không hỏi, nghĩa là tôi không hỏi cái lấy cái dẹp, tôi không hỏi cáihai bên. Bây giờ chẳng lấy chẳng dẹp, tức bỏ cả cái hai bên thì lúc đó làm sao? Ngài nói: hôm qua trồng cà, hôm nay trồng dưa là sao? Nếu tôi nói ra thì hết đi tức là dành phần của quí vị hết rồi. Đó là hình ảnh của người xưa vậy.
Đến một hình ảnh nữa, là câu chuyện gần đây tôi kể cho quí vị nghe. Đó là chuyện ngài Sơ Sơn hỏi đạo ngài Qui Sơn. Ngài Sơ Sơn là một Thiền khách đến chỗ ngài Qui Sơn để hỏi đạo. Khiđến nơi, ngài Sơ Sơn thưa rằng:
- Con được nghe Hòa thượng nói: “Câu có câu không như bìm leo cây.” Bỗng dưng cây ngã bìm khô thì câu về chỗ nào?

Câu hỏi này giống như câu hỏi ở trên không? Giống hệt, bởi vì “câu có câu không như bìm leo cây”, tức là có và không Tổ Qui Sơn ý nói có không giống như cây và dây bìm. Dây bìm và cây là hai, phải vậy không? Nó nương nhau. Có và không cũng nương nhau là hai. Bây giờ, con không hỏi cái hai nữa; khi cây ngã bìm khô thì câu về chỗ nào? Là khi hết hai rồi thì lúc đó sao? Ngài Qui Sơn cười hả! hả!Mà không nói thêm câu nào hết. Ngài Sơ Sơn thấy ngài Qui Sơn cười hả hảthì tức mình quá, thưa: Con từ bốn nghìn dặm mang khăn gói đến đây hỏi đạo, mà Hòa thượng đùa như vậy. Khi đó, ngài Qui Sơn kêu: Thị giả! Đem tiền hoàn lại cho Thượng tọa này. Thôi bây giờ tôi hoàn tiền lại, công ông đi xa đó. Rồi Ngài dặn: Sau sẽ có con rồng một mắt vì ông mà điểm phá.

Ngài Sơ Sơn từ giã ra đi. Ngài đi một thời gian lâu xa, đến một Thiền sư là ngài Huệ Chiêu. Huệ Chiêu là một Thiền sư có một con mắt. Khi đến ngài Huệ Chiêu, ngài Sơ Sơn đảnh lễ thưa hỏi. Ngài Huệ Chiêu hỏi:
- Ông từ đâu đến?
Ngài Sơ Sơn đáp:
- Từ Qui Sơn đến.
Ngài Huệ Chiêu hỏi:
- Có những gì ở Qui Sơn, kể lại nghe.
Ngài Sơ Sơn thuật lại, đến đó hỏi như vậy, Tổ Qui Sơn cười như vậy.
Ngài Huệ Chiêu nói:
- Qui Sơn đầu chánh, đuôi chánh, chỉ vì không gặp tri âm.
Ngài Sơ Sơn nghe, không hiểu gì hết, nên đặt câu hỏi lại với ngài Huệ Chiêu.
- Khi cây ngã bìm khô rồi câu về chỗ nào?
Ngài Huệ Chiêu liền nói:
- Nụ cười của Qui Sơn lại thêm tươi.
Ngay đó, ngài Sơ Sơn ngộ đạo. Khi ngộ đạo rồi, Ngài nói, nguyên lai trong tiếng cười của Qui Sơn có đao.
Ngang đó xong. Có một Thiền sư sau này là ngài Hoằng Trí làm bài tụng bốn câu:
“Thọ đảo đằng khô vấn Qui Sơn,
Đại tiếu ha ha khởi đẳng nhàn.
Tiểu lý hữu đao huy đắc phá,
Ngôn tư vô lộ tuyệt cơ quan.”
Tôi tạm dịch:
Bìm khô cây ngã hỏi Qui Sơn,
Ha hả cười to há rỗng trơn,
Đao sẵn trong cười xem được thấu,
Không đường bàn nghĩ bặt mối mang.”
Đó là bài tụng. Qua bài tụng quí vị thấy Ngài nói gì?
“Bìm khô cây ngã hỏi Qui Sơn”, là lập lại câu hỏi của ngài Sơ Sơn.
“Ha hả cười to há rỗng trơn”, cười ha hả đó không phải là cười suông đâu, nên nói:
“Đao sẵn trong cười xem được thấu”, là biết trong tiếng cười có đao là đã ngộ rồi, chừng đó mới thấy sao?
“Không đường bàn nghĩ bặt mối mang”, chỗ đó không có đường nói năng, suy nghĩ bặt hết, mọi mối mang, manh mối không còn. Quí vị thấy chỗ đó không?

Bây giờ, tôi có thể đổi lại câu nói rằng trong tiếng cười của Qui Sơn có đao, tôi nói trong nụ cười của Qui Sơn có cam lồ được không? Quí vị thấy được không? Được. Tại sao nói đao,lại nói cam lồ mà được? Quí vị mới thấy, lý đạo sâu kín mà nó lại hiện tiền. Ngài Qui Sơn cười, đối với ngài Sơ Sơn lúc đó tưởng Ngài đùa với mình, khi mình đang khao khát, băn khoăn tới để hỏi đạo, mà hỏi rồi Ngàichỉ cười mà không nói một lời, không tức sao được, phải vậy không?

Vìthế, Sơ Sơn nói: Con từ ngàn dặm mang khăn gói đến mà Hòa thượng đùa như vậy. Nhưng ngài Qui Sơn bình tĩnh nói thôi lấy tiền trả thù lao cho công ông đi xa, chớ không nói gì hết. Mặc Sơ Sơn tức tối, ngài Qui Sơn không nói thêm một câu. Như vậy, tiếng cười của ngài Qui Sơn cười để mà cười hay cười để làm gì? Như vậy cái cười của Qui Sơn và cái im lặng củaDuy-ma-cật có giống nhau không? Tại sao cười và im lặng mà giống nhau? Nếu cái cười của Qui Sơn và cái im lặng của Duy-ma-cật giống, thì trong tiếng cười có đao hay trong tiếng cười có cam lồ cũng giống, phải vậy không? Mà thấy được như vậy đó là sao? Nếu thấy trong tiếng cười có đao,là người đó xem được thấu, còn nếu thấy trong tiếng cười có cam lồ thì xem cũng được thấu.

Tại sao cười và im lặng mà giống? Câu chót của bài tụng: “Ngôn tư vô lộ tuyệt cơ quan.” Vì chỗ đó không còn hai bênrồi, đâu còn lời để nói, đâu còn chỗ để nghĩ, cho nên bặt hết mối mang.Chỗ bặt hết mối mang chỉ còn một tiếng cười, chỉ còn cái im lặng. Vì vậy hiểu được rồi, thấy cười, hoặc thấy im lặng, là thấy được chỗ cuối cùng đó. Còn nổi tức tối như ngài Sơ Sơn thì mang gói đi nữa.

Quí vị thấy cái chỗ tột cùng của ngườixưa muốn cho người ta thấy, mà không dùng lời. Vì dùng lời đã trật, nênNgài chỉ cười thôi. Còn bên kia nói chỗ hai bên mà đã cuối cùng rồi thìchỉ còn im lặng thôi. Một bên thì im lặng, một bên thì cười, như vậy quí vị thấy, ngài Duy-ma-cật là kinh, Tổ Qui Sơn là Thiền, hai bên có giống nhau không? Đâu có hai, phải vậy không? Như vậy, chúng ta mới thấy, Thiền là cốt tủy của kinh, kinh là nguồn gốc của Thiền, chớ không có gì lạ hết.

Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy, sự tu hành của chúng ta muốn đạt đạo, muốn đến chỗ không còn bị trầm luân sanh tử nữa thì phải làm sao? Đừng mắc kẹt ở hai bên. Cho nên các vị Thiền sư khi nói câu gì, hỏi cái gì thì luôn luôn gài Thiền khách bằng cái hai bên, hoặc là có, hoặc là không v.v... Nếu mình y đó mà trả lời hoặc bên này hoặc bên kia thì Ngài đưa hai ngón tay, để cho mình biết rõ rằng vừa cònkẹt bên này hay bên kia, là người chưa thấy đạo. Người thấy đạo là cườihoặc im lặng. Chỗ đó là chỗ thấy đạo đó, quí vị thấy chưa?

Đây là kết luận của tôi: Sang năm GiápTý này, tôi chúc quí vị được “nụ cười của Qui Sơn lại thêm tươi”. Đó làcâu chúc đầu năm của tôi.

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2017(Xem: 5565)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
30/01/2017(Xem: 11044)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 6987)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9055)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14031)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7084)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7792)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9655)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5506)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9480)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]