Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-10

09/02/201109:30(Xem: 6016)
06-10

XUÂN TRONG CỬA THIỀN TẬP: 1, 2, & 3

Thiền Viện Chơn Không
Hoà Thượng Thích Thanh Từ

6. Đức Di-lặc Và Ý Nghĩa Sáu Đứa Bé (Xuân Đinh Tỵ-1977)

7. Con Người Hạnh Phúc - Đức hỉ xả (Xuân Mậu Ngọ-1978)
8. Hòn Ngọc Họ Hòa (Tất niên 1979)
9. Một Mùa Xuân Hạnh Phúc.
10. Cái Gì Rồi Cũng Đến, Đến Rồi Qua, Qua Rồi Mất.
ĐỨC DI-LẶC VÀ Ý NGHĨA SÁU ĐỨA BÉ
XUÂN ĐINH TỴ 1977

Trước hết tôi nói về danh hiệu của Ngài, kế đến sẽ nói đến ý nghĩa sáu đứa bé chọc phá Ngài.

Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầuhết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc hay là một mùa Xuân hạnh phúc quanh năm. Như vậy đức Phật có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầuchúc một mùa Xuân Di-lặc. Có nhiều người đã nghiên cứu lịch sử, họ cho rằng ngày mùng một Tết là ngày đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đólà ngày đản sanh của một hóa thân nào hay là hóa thân của tiền kiếp baoxa. Chúng tôi chỉ biết rằng ngày mùng một tháng giêng là ngày vía đức PHẬT DI-LẶC.

Tại sao chúng tôi chỉ cần biết bao nhiêu đó,mà không cần coi ngày đản sanh này phát xuất từ đâu? Bởi vì lịch sử củaBồ-tát ứng thân vô lượng, làm sao chúng ta căn cứ một bề, lấy đó làm tiêu chuẩn. Cho nên chúng tôi thấy rằng dù có thiếu cũng không sao. Nó không đem lại kết quả như ý, vì lẽ đó cho nên chúng tôi không thiết tha xem có phải là đản sanh ở Ấn Độ hay ở Trung Hoa. Chúng tôi chỉ biết một điều thật là quan trọng trên danh nghĩa Di-lặc mà chúng ta thường tụng thường nguyện.

Khi nãy chúng ta đã tụng lên rằng: Nam-mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Di-lặc Tôn Phật. Đó là chúng ta thể theo lời huyền ký của đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni. Ngài đã huyền ký rằng sau này Bồ-tát Di-lặc sanh lên cung trời Đâu-suất. Khi mãn công hạnh trên đó sẽ đến thế giới Ta-bà này thuyết giảng. Bao giờ tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi là chót. Con người khi đó ăn hiền ở lành tức là trải qua một cuộc biến động về những tai nạn gươm đao v.v... chết chỉ còn một số trên non trên núi.

Những người đó mới thấy rằng do mình ăn ở hiền lành nên bây giờ mới sống sót. Họ mới phát tâm tu hành, gìn giữ thập thiện. Tuổi thọ những người ấy tăng lên cho đến bốn mươi tám ngàn tuổi, chừng đó đức Phật Di-lặc ra đời. Quí vị thấy theo lời huyền ký đó thì bao lâu nữa Ngài mới ra đời? Có lẽ chúng ta sanh đi tử lại chừng một trăm một ngàn lần, biết gặp được Ngài hay chưa? Vậy mà hiện tại có lắm người vỗ ngực xưng rằng ta là Di-lặc.

Như vậy họxưng đó là mạo danh, lợi dụng lời huyền ký ở trong kinh để làm cho người ta lầm tưởng. Sự thật người học Phật chân chánh nghe nói đức PhậtDi-lặc ra đời thì cứ nhớ hiện giờ là thời kỳ giảm của chúng ta, vì chúng ta làm ác nhiều. Đối với thập ác đa số đều thực hiện, vì đa số làmác nên tuổi thọ càng ngày càng giảm. Cứ một trăm năm giảm một tuổi, giảm cho đến mười tuổi là bao nhiêu năm? Bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn từ sáu mươi đến tám mươi tuổi thọ, tạm nói là sáu mươi tuổi đi.

Trămnăm giảm một tuổi, thì chừng nào đến mười tuổi. Rồi từ mười tuổi tăng lên bốn mươi tám ngàn tuổi, thì còn bao lâu nữa. Như vậy thời gian Ngài ra đời còn xa lắm. Tôi đã từng nói mỗi đức Phật ra đời không làm việc trùng lập nhau. Cho đến bao giờ giáo lý của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, danh từ Tam Bảo không còn biết tới nữa thì, mới có một đức Phật khác rađời là đức Phật Di-lặc. Hiện nay người ta còn nhớ vanh vách danh từ Tam Bảo, còn thờ Phật đầy chùa, Tăng Ni còn đầy đường, làm sao nói giáo lý Phật hết được? Các ngài đâu có làm việc trùng lập với nhau. Đó là chúng tôi nói phóng ra về ý nghĩa ngày Xuân.

Tại sao chúng ta gọi đức Di-lặc là Long Hoa giáo chủ? Bởi vì đức Phật Thích-ca gọi là Ta-bà giáo chủ, vị giáo chủ trong cõi Ta-bà này. Còn đức Phật Di-lặc sẽ thành đạo dưới cội cây LongHoa trong thời đó, cho nên gọi là Long Hoa giáo chủ. Ngài là đức Phật sẽ thành trong tương lai, và tương lai đó bao xa khó mà tính hết thời gian được. Nhưng chúng ta tin rằng tương lai sẽ có đức Phật ra đời. Nếuđức Phật ra đời, đó là một diễm phúc cho chúng sanh, là một cây đuốc sáng cho nhân loại. Vì vậy cho nên khi nghĩ đến đức Phật ra đời là chúng ta cảm thấy cả một nguồn hạnh phúc an lành.

Đối với tất cả chúng ta ngày mùng một Tết làngày đầu của một năm, ngày mở màn cho năm tới. Mà năm tới với người Phật tử thì tràn trề hứa hẹn. Hứa hẹn cái gì? - Hứa hẹn mình sẽ thành Phật. Đó là hứa hẹn rất cao siêu rất quí báu. Tất cả chúng ta hứa hẹn rằng ngày mai sẽ thành Phật chắc chắn như vậy. Cho nên ngày mùng một Tếtnày là ngày vía đức Phật Di-lặc, cũng là ngày hứa hẹn hạnh phúc cho chúng sanh.

Hạnh phúc bằng cách giải thoát nạn khổ đau, ra khỏi vòng luân hồi, chớ không phải hạnh phúc trong ngũ dục tầm thường của nhân gian. Thế nên mỗi năm đến ngày mùng một Tết, toàn thể Tăng Ni cùng chư Phật tử đến chùa lễ Phật gọi là ngày đầu năm, nhưng thật tình là ngày vía đức Phật Di-lặc, ngày vía của vị Phật sẽ thành. Đức Phật Di-lặc là hình ảnh ở bên ngoài mà cũng là sự hứa hẹn ở nội tâm chúng ta.Chúng ta nhớ đến đức Phật sẽ thành ở ngày mai thì, chúng ta cũng nhớ luôn mai kia chúng ta sẽ thành Phật.

Vì vậy cho nên ngày mùng một Tết không chỉ lạy đức Phật với lòng thành kính mà thôi, chúng ta còn mong rằng ngày mai chúng ta cũng sẽ thành Phật như Ngài. Thế nên mọingười Phật tử chúng ta cầu chúc cho nhau một mùa Xuân Di-lặc tức là mộtmùa Xuân hứa hẹn sẽ thành Phật. Chính cho bản thân mình, chớ không phảichỉ có mùa Xuân của đức Di-lặc ở bên ngoài. Đó là ý nghĩa thâm sâu của ngày vía đức Phật Di-lặc vào ngày mùng một Tết. Tất cả chúng ta nhớ đến ngày vía đức Phật Di-lặc tức là nhớ đến cái hy vọng tươi đẹp của ngày mai, chớ không phải chúng ta chỉ nhớ đức Phật Di-lặc mà quên hẳn nơi mình. Đó là tôi nói ý nghĩa Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh.

Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa hình tượng của Ngài. Chắc rằng chúng ta ai cũng từng thấy hình tượng đức Di-lặc ở các ngôi chùa. Có khi người ta thờ Ngài với vẻ mập mạp; cười toe toét. Có chỗ khác cũng thờ hình tượng như vậy mà có sáu đứa nhỏ. Đứa thì chọc ngón tay vô rún, đứa thì móc lỗ mũi, đứa thì móc miệng, đứa thì dùi lỗ tai v.v... mà Ngài cứ cười hề hề không phiền, hoặc bị chướng ngại gì hết.

Tại sao như vậy? Hình ảnh đó nói lên cái gì?Đó là điều thiết yếu, chúng ta nên chú tâm vào chỗ đó. Chắc rằng quí vịkhông quên khi học kinh Lăng Nghiêm lúc mười phương chư Phật dị khẩu đồng âm tuyên bố cho ngài A-nan và đại chúng nghe: “Khiến ông phải luân hồi sanh tử, chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác... khiến ông chóng chớng Vô thượng Bồ-đề, cũng chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác.” Như vậy cội gốc sanh tử cũng là sáu căn củachúng ta: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của chúng ta. Như vậy con đường để trở về giác ngộ hay là con đường sanh tử luân hồi có một hay là hai? Sanh tử luân hồi cũng đi con đường đó mà Bồ-đề Niết-bàn cũng đi con đường đó, nhưng mà có khácnhau. Một người thì đi theo chiều thuận của nó gọi là thuận lưu, một người đi theo chiều nghịch, cũng trên con đường đó mà đi ngược trở về gọi là nghịch lưu. Đi theo chiều thuận đó là sanh tử luân hồi.

Đitheo chiều nghịch đó là giải thoát sanh tử. Như vậy thì không có hai đường. Ví dụ chúng ta về Sài Gòn, cũng đi trên đường Vũng Tàu - Sài Gòn.Sài Gòn - Vũng Tàu cũng đi đường đó thôi. Nhưng nói về Sài Gòn là đi trở về, nói đi Vũng Tàu là đi trở ngược ra. Chỉ khác một người đi trở ra, một người đi trở vô thôi. Khác nhau ở chỗ đó. Đường thì một mà hai người đi nghịch hoặc thuận chiều, kết quả sẽ có hai ngả khác nhau, và hai địa điểm khác nhau. Cũng như vậy, nơi sáu căn của chúng ta nếu ta thuận chiều với nó, đó là chúng ta đi trong luân hồi sanh tử.

Chúngta đi ngược chiều với nó là chúng ta trở về Niết-bàn, Bồ-đề, giải thoátv.v... Như vậy để thấy rõ trên con đường tu, tuy nói nó rất nhiều, nhưng sự tu căn bản chỉ đừng cho sáu căn chạy theo sáu trần bên ngoài. Nếu sáu căn đi theo sáu trần gọi là thuận lưu, đi theo chiều luân hồi. Nếu sáu căn không chạy theo sáu trần, không nhiễm, không dính, không mắc, đó là người trở về Bồ-đề Niết-bàn không đâu xa lạ. Đức Phật Di-lặc là một vị Phật sẽ thành ở ngày mai do Ngài tu cái gì? Chính cái hình ảnhlà câu trả lời cụ thể nhất. Mỗi đứa bé soi lỗ tai móc lỗ mũi của Ngài mà Ngài vẫn cười không tỏ vẻ bực dọc, không tỏ vẻ chướng ngại buồn bã. Vì vậy Ngài sẽ thành Phật chắc chắn.

Còn chúng ta thì sao? Có ai móc lỗ tai thì thế nào? Nếu ai móc lỗ tai mình thì không đánh cũng đá, không đập thì la. Phải vậy không? Móc lỗ mũi mình cũng thế. Như vậy đối sáu căn của chúng ta, có ai động tới thì không chịu nổi. Chỗ không chịu nổi đó làm chướng ngại chúng ta. Sáu đứa bé đó theo danh từ chuyên môn gọi là lục tặc, tức là sáu đứa cướp. Nó phá phách. Nhưng thật tình nó có phá mình hay không? Nếu bị móc lỗ tai mà mình không cảm thấy khó chịu lại thấy đãngứa thêm thì không bị chướng ngại.

Hiện tại chúng ta có thể nói gần như một trăm phần trăm đều bị chướng ngại bởi những lời nói bên ngoài. Những lời chửi mắng dèm pha, nguyền rủa, tất cả những cái đó tới lỗ tai mình, mà mình coi như gió thổi lá dương hay gió thổi cành liễu bên ngoài thì, nó có gì là xấu xa hay không. Nếu mình thấy đó là lời nóithù hằn, mỉa mai sâu độc, hiểm ác v.v... thì lúc đó mình làm sao? Tùy tâm niệm mình mà bực bội tức tối, vì những lời nói như vậy.

Mìnhghi nhận nó vào với những tâm niệm hận thù, đen tối thì, nó sẽ thành những thứ thuốc độc làm cho tan hoang của báu nhà mình. Còn nếu mình nghe nó mà mình chỉ dang ra một cách dễ dàng cho nó nương theo gió đi đâu thì đi, đừng vướng mắc ở mình, tự nhiên mình an lành tự tại. Vì vậy cho nên, chúng ta tu là phải tu ngay tại sáu căn của mình. Tai nghe những tiếng khen chê hoặc là chửi bới hoặc là đề cao v.v... mình cũng xem thường, vì tiếng nói không thật. Chính bản thân mình còn không thật,huống là tiếng nói bên ngoài.

Tâm không động đó là mình đã thắng đứa bé móc lỗ tai mình rồi. Con mắt mình thấy có đẹp có xấu, thấy tất cả hình ảnh phía trước, dù hình ảnh nào mình cũng dửng dưng không lay động không dính mắc. Như vậy bao nhiêu hình ảnh dàn trải tràn trề trước mắt mình, mình cũng vẫn an lành tự tại. Ngược lại mình thấy một hình ảnh, mình liền cho đó là đẹp đó là xấu. Rồi cái đẹp mình sợ nó mất đi. Nếu nó xấu thì sanh tâm bực tức. Như vậy một hình ảnh nào hiện tới với mình đều là hình ảnh của phiền não hết. Không có hình ảnh nào gọi làan vui là tự tại, mà đều là chớa đầy tính chất phiền não.

Sự thật những hình ảnh đó có phải là phiền não hay không? Phiền não là tự ai? Như vậy phiền não gốc tự nơi mình. Mình thấy nó mà mình không luyến nó, không bê tha theo nó, mình không ghét bỏ nó, thì nó vẫn là nó. Có lỗi lầm gì đâu? Lỗi lầm là chính lòng luyến ái của mình. Tại chính lòng sân hận của mình chớ không phải hình ảnh có lỗi lầm. Khi mình chớa chấp sân hận, chớa chấp luyến ái, thì đó là cái đã cướp mất của báu nhà mình rồi.

Con mắt đem những hình ảnh vào để cướp mất của báu nhà mình? Đó là cái chướng của đứa bé móc mắt. Còn nếu ngược lại mình không mắc kẹt, hình ảnh là hình ảnh, mình vẫn an nhiên thì, đứa bé ấy có làm gì thì làm, mình vẫn an ổn. Lỗ mũi cũng thế. Lỗ mũi mình ngửi mùi hôi, mùi thơm, đừng mắc kẹt tất cả những mùi thế tục. Coi như luồng khói vừa qua mũi rồi mất, không có gì hết, không có gì là thật thì, có gì làm cho mình nhiễm.

Ngược lại, tại chúng ta si mê, cho nên mùi thơm đến thì thích, mùi hôi đến thì bực.Do đó tự mình đem giặc vào cướp của báu nhà mình, rồi tự làm thành chướng ngại. Nếu mình ngửi mùi hôi thơm vẫn coi như khói như gió hay là như tất cả các mùi bên ngoài, không có gì thật hết. Tự nhiên trong lòng mình được tự tại. Tôi có thể đơn cử vài ba cơ quan như mắt tai mũi lưỡi.Đó là bốn cái hằng tiếp xúc với những hoàn cảnh thuận tiện làm cho mìnhưa, những hoàn cảnh trái ngược làm cho mình giận.

Tác dụng do bốn thứ này gây ra, phải diệt cho hết. Như lưỡi chúng ta nếm những vị cay, đắng, mặn, ngọt. Tất cả cái đó, cái nào nó hợp với lưỡi thì chúng ta thích, cái nào không hợp với lưỡi thì chúng ta không thích. Vì vậy màchúng ta khổ từ năm này sang năm khác. Mỗi khi lên mâm cơm, thấy những món gì mình cảm nghĩ là hợp với lưỡi của mình thì bữa đó mình vui, nhữngmón gì mình cảm nhận trái với lưỡi của mình thì mình bực. Rồi vui và bực đó làm mình phải chướng. Do đó mà phải chạy tìm kiếm, do đó mà phải sanh ra lời nói xấu ác làm cho những người chung quanh không vui. Vì lẽ đó chúng ta tập bao giờ lưỡi mình đối với vị, vị nào cũng không cần phảiquí trọng nó. Cốt làm sao cho mình được an ổn tu hành là quí. Còn tất cả cái ngon cái dở chẳng qua là tạm của cái lưỡi mà thôi. Như vậy chúng ta thắng được các thứ đó, tức là đã thắng cái miệng của chúng ta rồi.

Tuy nói sáu căn chớ thật tình có năm căn là tối quan trọng, tức là mắt tai mũi lưỡi thân, năm cửa đón tiếp bên ngoài. Còn ý là cái phụ họa trong năm căn ấy. Mỗi khi năm căn tiếp xúc với năm trần thì ý theo đó mà phụ họa để thương ghét buồn giận. Vì vậy, ngay năm căn kia mà chúng ta đón nhận đúng pháp thì cái căn thứ sáu (ý căn) không còn làm trở ngại nữa. Sở dĩ chúng ta nói rằng sáu căn đó là lục tặc, sáu tướng cướp vì căn cứ trên phần ô nhiễm của chúng ta.

Khisáu căn đó tiếp xúc với sáu trần thì chúng ta mắc kẹt, chúng ta nhiễm theo nên gọi là sáu đứa cướp, bởi vì kho báu nhà mình bị sáu chú đó cướpđi. Cướp bằng cách nào? Ví dụ lỗ tai mình nghe tiếng rồi mình phân biệttiếng khen tiếng chê, sanh buồn sanh mừng. Và như vậy mình có bị mất chưa? Khi có buồn có mừng là bị mất của. Nó lén ăn cướp hồi nào, nó mangra đường nào? Giờ đây, chúng ta vui sướng lên khi nghe tiếng khen, bực bội, giận trong lòng khi nghe tiếng chê, như vậy gọi là chúng ta mất của. Của đó giặc mang đi và lấy hồi nào? Quí vị nhớ coi. Nói suông thì khó mà biết dấu vết của giặc. Nếu không biết dấu vết của giặc, thì khôngbiết của mình để đâu luôn. Vậy cần biết của mình ở đâu và dấu vết giặc mang đi đường nào, mới có thể giữ của được.

Quí vị nên nhớ khi lỗ tai nghe người khen người chê mà mình vui hoặc mình bực tức, lúc đó gọi là mất của. Vậy thì bọn giặc nó lén vô hồi nào và kho tàng của cải mình ở đâu? Nó lấy bằng cách nào và mang đi bằng đường nào? Nhớ kỹ thử coi. Nó lấy bằng cách nào? Nó mang ra đường nào? Nó đem để đâu? Đó chỉ là một hình ảnh tượng trưng thôi. Chớ sự thật nó không mang đi đâu. Nếu nó mang đi thì mình hết rồi, mai mốt mình có giữ thì cũng không còn của đâu mà giữ. Nên nhớ như vậy đó.

Nhưng chúng ta lại quen nghe thí dụ rồi mắc kẹt trênthí dụ. Mình nghĩ khi có lấy tức là có mang đi. Nhưng không ngờ nếu thật tình nó mang đi thì ngày mai ngày mốt đóng cửa sáu chú bé đó lại thì, dù có giữ cũng là giữ cái kho không. Phải vậy không? Đâu còn của cải gì, đã hết rồi. Vì vậy cho nên phải biết rõ ràng là tuy nói nó cướp của mình, nhưng mà nó không cướp gì hết. Chỉ do tiếp xúc bên ngoài, chấpnhận qua năm căn của mình rồi tâm mình xao xuyến hoặc buồn hoặc giận. Đó là những đám mây đen nổi dậy che lấp mặt trời trí tuệ mình rồi.

Nhữngđám mây đen nổi dậy che lấp mặt trời trí tuệ mình, đó gọi là đã cướp. Khi nào mình nghe những tiếng khen chê mà trong lòng không xao động, những đám mây đen không nổi dậy, mặt trời trí tuệ của chúng ta vẫn sáng rực không bị mờ, không bị tối, như vậy là chúng ta giữ được tinh thần trí tuệ. Khi mà chúng ta có trí tuệ tức là mình giàu, nếu mình lúc nào bị cướp thì lúc đó là mất trí tuệ, cũng như lúc nào thấy trong tay khôngcó tiền gọi là nghèo. Khi nào có sẵn tiền mới gọi là giàu.

Chúngta cũng vậy, lúc nào trí tuệ chúng ta hằng sáng tỏ, lúc đó gọi là chúngta giàu. Còn nếu phút giây nào đó trí tuệ bị mờ tối không còn phát hiệnnữa gọi là mất của báu, ta nghèo đi. Cái nghèo đó là cái nghèo tạm thời, phải vậy không? Nhưng cũng có thể là nghèo vĩnh viễn. Tạm thời vớiai và vĩnh viễn với ai? Nếu chúng ta giờ phút này bị nó khuất nó che đi, chúng ta mất cái trí tuệ, nhưng rồi chúng ta có dẹp tan những đám mây đó, để cho mặt trời trí tuệ sáng trở lại.

Người biết dẹp những đám mây đen cho mặt trời sáng trở lại gọi đó là người nghèo tạm thời. Còn những người cứ nuôi dưỡng những đám mây đen đó, hết đám này tới đám khác, cứ luôn luôn như thế thì, dù có mặt trời trí tuệ mà cả đờihọ vẫn sống trong đen tối. Như vậy đời này đen tối, đời sau đen tối, vàcứ tiếp nối như thế mãi thì, tự nhiên họ nghèo vĩnh viễn không bao giờ hết nghèo. Vì vậy cho nên đối với người biết tu và không biết tu là ở tại chỗ đó. Dù chúng ta cũng bị cướp của báu, chúng ta cũng bị mây đen che lấp mặt trời trí tuệ, nhưng chúng ta tin rằng chỉ có che trong một phút một giây, rồi chúng ta sáng lại. Chớ chúng ta không tối mãi như baonhiêu người bị tối đó.

Vì vậy ý nghĩa Đương lai hạ sanh của đức Phật Di-lặc là một ý nghĩa hứa hẹn nơi lòng của chúng ta, chúng ta sẽ sáng ra ở ngày mai hay là ở những phút sau này, chớ không tối mãi. Cái hứa hẹn đó phải là cái hứa hẹn thật sự chớ không phải hứa hẹn suông hứa hẹn rỗng. Có người cũng hứa hẹn, hứa hẹn bằng miệng suông. Nghĩa là sao?Thấy họ cũng có hình thức người tu, đi chùa lễ Phật, nhưng mà cứ chất chớa bao nhiêu phiền não ở trong tâm.

Tai nghe tiếng thì dồn vô,mũi ngửi mùi thì dồn vô. Cứ như vậy mà dồn hết những cái nghịch vào trong lòng mình. Cả ngày cứ sống với cái xao xuyến lo buồn, lo kiếm những món ngon, lo chứa những mùi thơm, lo chứa những mùi hôi, lo chứa những hình tướng đẹp v.v... Như vậy những cái lo đó làm cho mất đi mặt trời trí tuệ sáng ngời của họ rồi. Cho nên họ phải chịu khổ đen tối. Cònchúng ta biết tu khi có cái gì làm chúng ta bị che khuất một phút, một giây thì hối hận, ăn năn cố làm cho tan đám mây mờ đó. Và nguyện làm saođừng đem nó vô nữa, để cho mặt trời trí tuệ không bị che khuất lấp phútgiây nào hết. Như vậy đó cái hứa hẹn thật. Hứa hẹn thật đó là hứa hẹn của người biết tu, chớ không phải hứa hẹn của người hứa suông, nói tu thành Phật, nhưng tự họ không biết huân tập không biết sửa chữa.

Chúng tôi thấy rằng chính chỗ thiết yếu đó là cái chỗ mà đức Phật Di-lặc được gọi là con người hạnh phúc của ngày mai, cũng là con người hạnh phúc của hiện tại. Chúng ta thấy rằng con người hạnh phúc là con người mập mạp vui tươi. Mình nhìn đức Phật Di-lặc lúc nào cũng mập mạp cũng vui tươi cho nên người ta tượng trưng Ngài là con người hạnh phúc của ngày mai. Cái mập mạp vui tươi đó là do cái gì? Nhờ trong lòng không có những đám mây đen che lấp mặt trời trí tuệ, vì vậy mà sáu đứa kia dù có móc tai, móc mũi v.v... mà Ngài vẫn thấy như không.

Còn chúng ta bởi thấy cái đó là cái chướng, cho nên trán chúng ta nhăn lại, mày cau mắt đỏ lên, mặt chúng ta thì méo v.v... Cứ như vậy mà tạo ra bao nhiêu xấu xa. Nhìn vào gương thấy gương mặt mình là gương mặt đau khổ. Cái khổ đó chính vì lòng mình không cam chịu sáu đứa giặc nó phá phách. Nếu nó phá phách mà mình không để cho nólàm chướng thì, cái phá đó không trở thành phá nữa, mà đó là cợt vui với nhau.

Còn nếu chúng ta thấy là phá thì lúc đó chúng ta tự nhiên sanh ra bực dọc, sanh ra khó chịu. Vì vậy người tu không ai chẳng có sáu đứa giặc, sáu đứa cướp đó. Người nào cũng sẵn như vậy, nhưng nó thành giặc hay là bạn thân của mình là chính tại mình. Nếu khi nó cợt phá mình mà mình biết cho nó là trò chơi ảo mộng không nghĩa lý gì thì, mình cho nó là một cuộc đùa chơi. Còn nếu nó cợt phá mà mình cho nó là sự trêu ghẹo thật sự thì mình bực tức lên. Đó là cái khổ đau của mình. Thế nên biết tu nơi sáu căn rồi tự nhiên mình biết được an lành tự tại. Dù chưa thành Phật, hiện đời ta cũng hạnh phúc tràn trề. Ngày nào tháng nào cũng đều là ngày tháng vui tươi, năm nào cũng là năm đẹp đẽ. Vì vậy mà chúng ta hay chúc nhau một mùa Xuân viên miễn.

Đó là mùa Xuân Di-lặc, mùa Xuân mà trong lòng không phiền muộn lo âu nào. Như vậy mới gọi là mùa Xuân hạnh phúc. Còn có lo âu, có phiền muộn thì chưa phải là hạnh phúc. Cho nên nhớ đến đức Phật Di-lặc, nhớ đến sáu đứa bé móc tai, móc mũi của Ngài, chúng ta nên hằng giờ hằng phút kiểm điểm lại mình, thử xem giặc nó cướp của mìnhhay không. Nếu chúng ta ở mọi trường hợp, đi đứng nằm ngồi, tiếp duyên đối cảnh, chúng ta đều sống đúng với tinh thần của đức Phật Di-lặc là không để cho sáu đứa giặc cướp của mình.

Được như thế, tôi tin rằng dù quí vị tu không muốn được an vui, tự nhiên cũng được an vui, quívị không đòi thành Phật, tự nhiên rồi cũng thành Phật. Còn chúng ta khao khát nguyện cầu thành Phật mà cứ nuôi dưỡng sáu đứa giặc đó, nó luôn cướp của mình hằng ngày thì, dù cho cầu mấy đi nữa, cái quả Phật cũng còn xa lơ xa lắc, đối với mình phải không?

Vì vậy cái tu thiết yếu là chỗ biết trở về của mình. Mà trở về mình, chính là đừng có để cho sáu căn dẫn giặc vô, gọi là nghịch lưu. Nghịch lưu tức là trở về với tánh giác. Còn nếu luôn bị sáu căn dẫn giặc về cướp mất của mình thì gọi đó là thuận lưu, tức làđi theo chiều sanh tử.

Do đó, hôm nay nhân ngày vía đức Phật Di-lặc và cũng là ngày Tết Nguyên Đán tôi cầu chúc cho tất cả quí vị tăng ni, cư sĩ nam nữ đều trở về nguồn giác của mình. Nói gọn hơn là nguyện cầu cho tất cả quí vị kể từ ngày mùng một Tết này cho đến trọn năm và cho đến suốt đời đều luôn luôn là “Bối trần hiệp giác”.

Đó là ý nghĩa trở về nguồn giác của chúng ta.

CON NGƯỜI HẠNH PHÚC, ĐỨC HỶ XẢ
XUÂN MẬU NGỌ 1978

Con người hạnh phúc, có thân khỏe tâm an. Muốn được thân tâm đều khỏe thì chúng ta phải làm sao?

Sở dĩ chúng ta hay áo não sầu bi là tại cái gì? Tại trong lòng chúng ta có những điều không vui, bất như ý. Phải vậy không? Có điều không vui, bất như ý cho nên mặt mày chúng ta sầu thảm. Nếu có gặp ai muốn cười chơi để tỏ xã giao một chút thì cười ra sao? - Nửa cười nửa mếu. Cái cười đó chưa phải là thật cười. Đức PhậtDi-lặc cười một cách hỉ hả không có cái gì gượng gạo hết. Còn chúng ta xã giao nhiều khi cười gượng gạo. Cái cười đó không phải là thật vui vẻ trong lòng.

Vì vậy chúng ta phải làm sao trong lòng thật vui vẻ,gặp ai mình cũng cười, lúc nào mình cũng cười. Thấy trời mây đất nước mình cũng cười được. Thấy tất cả cảnh, cảnh nào cũng vui tươi. Không có gì bận tâm rối loạn trong lòng hết. Được như vậy chúng ta mới là hạnh phúc, dù buổi sáng chúng ta có vài củ khoai. Tâm hồn an vui, dù ở cảnh nào cũng an vui. Nếu tâm hồn chúng ta bực bội rối loạn, ray rứt, thì ở cảnh nào chúng ta cũng sầu bi hết.

Vì vậy nên mỗi năm, ngày đầu Xuân, chúng ta cần đến lễ đức Di-lặc. Lễ đức Di-lặc không phải là lễ suông để Ngài ban phước cho mình, nhưng lạy Ngài với cả tâm hồn hướng vềNgài và học theo cái hạnh của Ngài. Làm sao chúng ta, mỗi năm và cả đờisống vui tươi và hạnh phúc như Ngài vậy. Chúng ta đừng để sống trong sầu não bi thảm như vậy hoài. Chúng ta phải vui tươi, mà muốn vui tươi thì điều kiện thiết yếu là phải thế nào? Tôi nhắc lại phải làm sao để tâm hồn chúng ta được vui tươi. Sở dĩ đức Di-lặc vui tươi vì Ngài tu hạnh Hỷ Xả.

Hỷ là vui. Xả là buông hết. Cái gì, aiđộng đến Ngài, Ngài cũng buông hết. Ngài cười chớ không giận. Còn mình?Ai nói với mình một câu gì trái lỗ tai, thấy mặt người đó mình có vui được không? Nếu có vui là vui gượng không thật vui. Do đó muốn vui trọn vẹn, đầy đủ thì chúng ta phải buông hết trong lòng. Lúc nào chúng ta cũng sống dường như ngây thơ, như đứa bé vậy.

Đừng sống với nhiều nếp nhăn, mặt ủ rũ, mắt chớp lia lịa, không tỉnh táo sáng suốt. Cái sống đó không vui. Trong cuộc sống như vậy, chúng ta sẽ chết lần chết mòn do lửa phiền não thiêu đốt. Cho nên con người quí ở cuộc sống hạnh phúc. Muốn sống hạnh phúc phải có thân khỏe tâm an. Tâm an thân khỏe là điều thiết yếu. Muốn như vậy là phải tu theo hạnh hỷ xả của đức Di-lặc.

Như vậy quí vị thấy, khi Ngài thị hiệnở Trung Quốc, chỉ làm thân ông Hòa thượng mập mang cái đãy to, cho nên được gọi là Bố đại Hòa thượng (Bố là vải, đại là cái đãy, tức là cái túivải to). Ngài không có của tiền gì hết. Ngài đi ra chợ, ai cho gì đều bỏ vô túi, rồi lại xóm con nít móc túi ra có gì chia cho chúng nó ăn.

Thầytrò ăn chơi, vui vẻ với nhau như vậy thôi. Hạnh Ngài là gặp ai Ngài cũng vui vẻ chớ không có niệm bi thảm như kẻ khác. Khi Ngài sắp tịch Ngài để lại một bài kệ. Nhờ vậy sau này mới biết là đức Di-lặc hóa sanh chớ không phải người thường. Cho nên trong chùa hay thờ Ngài bằng tượng một ông Hòa thượng mập mạp mang cái túi to. Nói đến đức hỷ xả thì quí vịnên nhớ thật kỹ. Tôi lập lại ý nghĩa hỷ xả một chút.

Hỷ là vui, xả là buông. Buông mà vui chớ không phải buông mà bị bắt buộc. Thí dụ mình không ưa, ghét người nào đó. Nhưng vì một người thân mình thương họ, bảo ráng vui với họ. Nênvì tình người này mà mình vui với người kia. Cái vui đó là cái vui gượng gạo, chớ không phải thật sự là vui. Bây giờ trong lòng phải không có cái buồn phiền, tức tối bực bội gì hết, chỉ một niềm vui an ổn, gặp ai mình cũng vui. Đó mới thật là vui. Muốn được vậy, chúng ta phải hỷ đểmà xả, tức là vui để mà buông.

Ở đời, chúng ta sống trên thế gian này, cũng như đám trẻ con đông năm, bảy chục đứa chạy loạn. Chạy một hồi, thế nào cũng va đầu, chạm trán với nhau. Đứa thì u đầu, đứa thì chảy máu, trặc chân, nhưng rồi thôi, bỏ qua vui vẻ với nhau. Nếu cố chấp, khi đụng mình, mình giận cả năm, cả đời, như vậy không bao giờ vuiđược. Một người đụng mình giận, ôm ấp mối giận đó, hai người đụng mình rồi tới trăm người, ngàn người đụng mình, thì cái giận chừng bao nhiêu? Cái khối giận chừng bao to? Quí vị tưởng tượng bằng cái chùa này chưa? Như vậy, nếu chúng ta cứ cố chấp cái hờn, những cái buồn do người khác gây cho chúng ta, mà thế gian này chúng ta sống với mấy chục triệu người, chớ đâu phải với một người, thì khối buồn phiền đó biết bao to? Trong mấy chục triệu người, chắc gì được một triệu người thương mình.

Trongđó cao lắm là vài trăm người thương mình thôi, còn bao nhiêu người kia thì xa lạ. Nếu những người xa lạ đó, họ có ở không phải đối với mình mộtvài điều gì đó, rồi mình cứ ôm ấp thì chắc rằng mình không bao giờ vui được. Cả một đời từ thuở bé cho tới già năm, sáu mươi tuổi, mỗi năm ít nhất cũng đụng nhau vài chục lần. Con số đó cộng lại tới già thì chừng bao nhiêu? Bao nhiêu lần giận hờn, mỗi lần giận hờn đều giữ, như vậy theo danh từ chuyên môn, trong A-lại-da thức hay Tàng thức của mình chứatoàn là giận.

Trong kho chứa toàn là giận và thù, thì chừng nhắm mắt sẽ ra sao? Tức là thù giận nó dẫn mình đi. Trở lại gặp thù giậnnữa. Đời này hận thù, đời sau hận thù, thù hận tiếp nối, thì cuộc đời toàn là khổ đau với khổ đau thôi. Cho nên muốn được an vui thì phải tập hỷ xả. Cái gì qua rồi tha thứ cho nhau, sống vui vẻ. Bảo tha thứ thì dễ quá, nhưng làm sao tha thứ đây? Cứ nghĩ người đó hơn mình người đó ăn hiếp mình khinh mình v.v... thì không thể nào tha thứ được.

Bây giờ, muốn biết vì lý do gì chúng ta hỷ xả cho nhau được, đó là điều cần yếu nhất. Muốn tha thứ được, phảicó phương pháp, có đường lối, chớ không phải nói suông được.
Trong nhà Phật dạy rằng, muốn được hỷ xả chúng ta phải có từ bi. Có thương thì mới có tha thứ. Người đó làm tức mình, khổ mình mà mình không giận họ tại vì mình thương họ. Khi mình thương, chuyện lớn cũng biến thành nhỏ. Khi mình ghét, chuyện nhỏ cũng biến thành lớn. Do đó muốn xả phải biết thương người. Biết thương họ thìmới tha thứ họ được. Nếu không biết thương thì không bao giờ tha thứ. Có từ bi thì có hỷ xả, có lòng thương thì mới có tha thứ được. Khi chúngta không có lòng thương mà nói tha thứ thì không có tha thứ chân thật.

Hiện giờ làm sao có lòng thương? Nói lòng thương suông không vậy được không? Thường nói tôi thương tất cả, khi tất cả người đó không chửi tôi, chớ họ chửi tôi là tôi hết thương họ. Phải vậy không? Làm sao khi họ chửi mình mà mình vẫn thương họ được,cái đó mới là khó. Nghĩ rằng tôi thương tất cả, khi gặp tôi, tất cả vuivẻ giúp đỡ thì tôi thương họ. Còn nếu họ gặp tôi, họ làm khó làm dễ, gặp tôi họ kiếm chuyện này chuyện kia, họ chửi bới họ nhục mạ làm sao tôi thương họ được. Muốn thương được thì phải có phương pháp nữa. Như vậy muốn hỷ xả thì phải có tình thương.

Bảo hỷ xả suông thì không bao giờ hỷ xả được, phải có lòng thương mới hỷ xả được. Quí vị thấy rõ như ban ngày rồi. Giờ đây muốn có lòng thương, làm sao mới có chứ? Không thể nói tôi thương hết là thương được. Vì vậy muốn có lòng thương tất cả, tức là từ bi thì phải có trí tuệ. Đó là đầu mối. Muốn có từ bi thì phải có trí tuệ. Nhờ có trí tuệ rồi mới có lòng thương rộng rãi, tức là từ bi mới hỷ xả cho nhau được. Tóm lại cái manh mối ban đầu là trí tuệ, kế đó là từ bi, sau cùng là hỷ xả. Hỷ xả là kết quả của trí tuệ và từ bi.

Nó không phải là cái có sẵn tự nó. Nó có từ bi, soi sáng nhờ trí tuệ. Như quí vị thấy rõ người dưng kẻ lạ làm khổ mình một chút, mình giận cả đời, còn con ruột mình làm khổ mình, mình giận chừng bao lâu? Giận một lát thôi, phải vậy không? Rõ ràng mình tha thứ cho nó vì mình thương nó. Nếu không thương thì không bao giờ tha thứ chonó được. Vì vậy cho nên từ bi là thực tế đi với hỷ xả. Vậy muốn có từ bi thì chúng ta phải tập có trí tuệ mới có từ bi được. Có trí tuệ rồi phải làm thế nào để có từ bi?

Trước hết tôi đề ra cái đầu tiên của trí tuệ là chúng ta phải quán xét cuộc đời là vô thường để chúng ta có lòng thương nhau. Nhưng quán xét vô thường là quán cái nào? Quán sự nghiệp, quán của cải, quán cây cối, quán đất nước là vô thường rồi mình có lòng từ bi hay là quán cái gì? Ở đây muốn có từ bi chúng ta tập quán bằng cách này: Quán thẳng vào con người. Bởi vì đức Phật ngày xưa, Ngài thấy rõ con người ai sanh ra đây rồi cũng đi đến già đến bệnh rồi chết. Bây giờ chúng ta cũng quán về cái lẽ đó, nhưng quán khác hơn.

Chúngta quán ai sanh ra đây đều là người bị kêu án tử hình hết. Quán mạnh như vậy đó. Tôi và quí vị đều có án tử hình hết, phải vậy không? Mà bản án đó không định ngày xử. Có thể lát nữa đây, hoặc mai, hoặc hai, ba mươi năm nữa xử cũng được, hoặc lâu hơn nữa bốn năm mươi năm. Bản án đó không định ngày xử. Quí vị thử tưởng tượng nếu có một người nào hoặc hai, ba người bị kêu án tử hình thì ngày họ còn sống đó, họ có giành giựt, có tranh nhau hơn thua từ lời nói hay không? Hay là chỉ một bề nghĩ ngày mai ngày mốt gì đó mình bị tử hình bằng súng bằng gươm. Cứ nhớbao nhiêu đó thôi, nhớ cái án tử hình thì có thể tha thứ cho nhau nhữngcái nho nhỏ được hết.

Như vậy chúng ta muốn thương nhau chúng ta nên nhớ rằng: Chúng ta sanh ra, ai nấy đều mang cái án tử hình rồi. Nói ra quí vị hơi sợ, chớ thật tình nếu không có án tử hình thì làmsao có ngày chết. Nếu có sanh thì phải có tử, nếu có tử thì bản án sẵn rồi. Biết mình sanh ra là phải có tử. Chẳng phải mình mang bản án tử hình hay sao? Nhưng cái tử ấy hoặc gần hoặc xa, nghĩa là dài năm, sáu mươi năm, ba, bốn mươi năm ngắn nữa hai, ba mươi năm, ngắn nữa thì mười mấy năm. Có sanh tự nhiên phải có tử. Chắc chắn như vậy. Chúng ta hằng nhớ rằng, mọi người ai ai cũng mang sẵn bản án tử hình, ngày xử không nhất định, mà không nhất định lại càng sợ hơn nữa. Phải vậy không?

Nếu biết mười năm, hai mươi năm xử thìkhả dĩ còn lo giành giựt để dành được mười năm, hai mươi năm. Biết đâu mình đang thở đang sống đây, lát nữa ngã ra chết. Như vậy án tử hình đó xử không có ngày nhất định. Mà không có ngày nhất định thì lúc nào cũng hồi hộp như anh đao phủ lúc nào cũng ở bên cạnh. Nhớ hình ảnh đó, ai có chửi thì chửi, mai mốt chết rồi thì còn đâu hơn thua. Cái chết đang kề cận, hơn thua làm gì. Cái đáng lo nhất là làm sao cho khỏi chết.

Giảsử có người cãi lanh nói giỏi hơn thiên hạ, nhưng người đó cãi để khỏi chết được không? Họ cũng không khỏi vậy. Hơn thua rồi cũng phải chết, hơn thua làm gì? Chi bằng chúng ta tha thứ nhau. Ai cũng đang ở cảnh khổđang mang bản án tử hình, nên thương nhau, đùm bọc nhau, sống vui với nhau, làm khổ nhau chi nữa. Phải vậy không? Mình là người sắp chết đây làm khổ nhau làm gì? Chúng ta vì nghĩ đến cảnh khổ mà thương yêu đùm bọcnhau, nhờ nhớ tới cái khổ mà khởi lòng thương xót. Vì cái án tử hình đókhông kể người giàu kẻ nghèo, người có quyền thế, kẻ không quyền thế. Có người nào đáng giận đâu, dù có ai hơn mình bao nhiêu đi nữa, ngày mairồi cũng bị bản án tử hình, không thể nào thoát khỏi, vì án tử hình đó bình đẳng cho tất cả mọi người.

Nghĩ tới tất cả chúng ta đều sẽ chết, không ai thoát được, vậy ngày nào chúng ta còn sống nên đùm bọc nhau, thương yêu nhau để cùng hòa vui mà sống. Còn hay hơn nữa là vui hòa cùngtiến tu để phá cái bản án đó. Như vậy chúng ta biết mọi người ai cũng có bản án tử hình. Nhưng người biết đạo lý thì còn có cái cửa để xin xỏ thoát khỏi tử hình. Nghĩ đến cửa đó, chắc rằng năm nào tháng nào ngày nào chúng ta cũng chỉ lo làm sao giải quyết được bản án tử hình hơn là chuyện chửi bới hơn thua. Phải vậy không? Giả sử có ai chửi bới hơn thuavới mình, mình nghĩ rằng mai mốt họ cũng chết, có gì mà hơn thua. Cái bận tâm nhất của chúng ta là bản án tử hình. Bản án chưa giải quyết có bị chửi chúng ta cũng làm thinh, chuyện kia mới là chuyện lớn.

Quí vị nghĩ chúng ta đã bị án tử hình mà có người dạy chúng ta một lối để khiếu nại, hoặc là cách thoát khỏi bản án tử hình đó, chỉ phương pháp rành rẽ thì chúng ta phải làm gì? Có phải ngồi đó giành từng miếng ăn ở trong khám, hay là tranh nhau từng lời nói trong khi huynh đệ đụng chạm nhau. Hay là tâm tâm niệm niệm lúc nào cũng tìm cách phá cái án tử hình. Người bị án tử hình mà được người chỉ dạy để được thoát khỏi án đó lại không chịu làm, cứ lo hơn thua phảiquấy với nhau, quí vị nghĩ người đó là sao? Kẻ khờ khạo hay người khôn ngoan. Nếu nói theo thế gian thì người đó là người ngu. Cái quan trọng thiết yếu mà mình ngó lơ, còn cái tầm thường mà mình cố chấp, không phảingu là gì?

Biết rằng mình có phương pháp thoát khỏi bản án tử hình, tức nhiên chúng ta phải cố gắng làm sao đem hết khảnăng của mình lo giải quyết bản án. Đó là điều trên hết. Cho nên cái tuđể thoát khỏi sanh tử là điều hết sức cần đối với người biết đạo. Nếu chưa khỏi sanh tử thì ít ra chúng ta cũng tha thứ cho nhau, vì tất cả chúng ta đều đau khổ như nhau, đều là người mang án tử hình hết. Đã bìnhđẳng mang án tử hình thì nên thương yêu nhau giúp đỡ nhau. Ngày nào cònsống trên thế gian này là ngày an ổn, đừng làm khổ cho nhau thêm nữa. Như vậy mới là người có lòng từ bi. Từ bi có là do chúng ta biết chúng ta cùng đau khổ như nhau. Do nghĩ đến cái đau khổ chung, mới thương xót nhau. Đó là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là chúng ta phải dùng trítuệ xét cho thật cẩn thận về con người. Tôi thí dụ cho quí vị thấy, có người nào đó cuồng loạn lên, những cái gì của nhà người ta, đồ đạc của người, mới vô mượn mang ra tới sân là nói cái này của tôi. Mượn người tathấy rõ ràng mà cái gì cũng nói của tôi hết, thì lúc đó quí vị kết luậnngười đó là người khôn hay người khờ. Chắc ai cũng nói đó là chú cuồng si. Chú điên cuồng nên đồ của người ta mà nói là đồ của mình, nói lộn lạo không đúng sự thật.

Hiện nay quí vị có thấy mình là kẻ cuồngsi hay không? Tôi hỏi kỹ lại tất cả quí vị: Thân quí vị đây là thật haylà giả? Mình như vầy mà nói giả thì không ai bằng lòng hết, phải vậy không? Thân này nói giả thì trăm người như một không thể chấp nhận được.Như vậy mà trong kinh Phật nói thân này là giả. Quí vị thấy đức Phật nói thiếu sự thật phải vậy không? Tôi hỏi tất cả quí vị: Chúng ta đang thật sống đây, chúng ta đang sống hay đang vay mượn. Nếu thật tình mình sống, thì cái gì cũng của mình hết, cần gì phải vay mượn bên ngoài. Nếu có vay mượn bên ngoài thì không phải thật mình đang sống, mà mình đang mượn: mượn cái ở ngoài để sống. Trong nhà Phật nói thân này là do gốc tứđại: đất, nước, gió, lửa kết hợp mà thành. Tứ lúc ra khỏi bào thai mẹ rồi thì có một cuộc sống. Mà cuộc sống đó là cuộc sống vay mượn chớ không phải thật là mình. Tại sao vậy?

Như quí vị thấy từ đứa bé cho đến người lớn, ai cũng như ai, cái lỗ mũi có lúc nào nghỉ không? Vậy cái lỗ mũi đang làm gì đây? Có nhiều người nghĩ mình đang sống trong cái này cái kia mà quên mình đang mượn hơi ở ngoài, đem vô rồi trả nó ra. Tự mình không có hơi, mượn ở ngoài hít vô rồi trả ra, trả ra rồi hít vô. Làm cả ngày như vậy. Cái hít vô thở ra đó là sự sống chớ gì? Mà sự sống đó do vay mượn mà có. Khi hơi ở ngoài chúng gọi là không khí của trời đất, hít vô lỗ mũi rồi, liền nói là hơi của tôi. Như vậy rõ ràng chúng ta là kẻ cuồng si, vì ở ngoài cho là của trời đất, mà vừa vô mũi là nói của tôi. Khi thở khí trả ra cũng nói là của tôi nữa. Ra tới ngoài rồi thành của ai? Là của đất trời. Vậy cái gì là của mình?

Quí vị thấy trăm người như trăm người đều nói mình đang sống, nhưng không ngờ mình đang vay mượn. Cứ mượn trả mượn trả. Có giờ phút nào không vay mượn đâu. Đó là nói lỗ mũi mượn không khí, mượn gió. Đến cái miệng mượn cái gì? Như từ sáng tới giờ hơi khô cổ thì làm sao? Xin một tách nước. Khi còn ở ngoài nói là nước trà hoặc nước lạnh, hay nước gì đó. Khi vô khỏi cổ rồi nói của ai. Ắt nói của tôi. Như vậy, ở ngoài là nói của trời đất, của cái này của cái nọ. Vừa vô khỏi cổ thì nói của tôi.

Tối chiều cho nó ra, thành của ai? Mượn vô ở miệng, xuống thân trả ra, chỉ đi có một đường quanh, như vậy mà cũng nói là của tôi. Cái gì đem vô là của tôi. Mượn hơi gió, mượnnước, rồi tới mượn đất, lửa nữa. Tức là ăn uống cái có chất bột để nuôidưỡng phần thân, cái có chất nóng nuôi dưỡng phần lửa. Mình mượn tất cảnhững cái đó, mượn rồi trả, mượn rồi trả. Nếu một phút giây nào không mượn thì phút giây đó còn sống hay không? Nếu thật là mình thì cần gì phải mượn. Thật là tôi rồi cần gì mượn bên ngoài. Nếu mượn bên ngoài thìkhông phải là tôi rồi.

Như quí vị thấy, mình thật hay giả? Nói giả thì ngán quá không dám nói. Nhưng chân lý nó là như vậy. Không lúc nào mình chịu nói mình giả. Quí vị thấy con người có những cái chấp lạ, cái chấp si mê. Mình không bao giờ chịu thấy lẽ thật. Một cái thật một trăm phần trăm, mà nghe qua mình sẽ nổi giận liền. Thí dụ: Như sáng dậy mắc chuyện này chuyện nọ, lại có khách, chưa kịp súc miệng rửa mặt gì hết. Khách tới buộc lòng nói chuyện với người.

Khi đó vô tìnhhơi bay vô lỗ mũi người khách. Nếu người đó thật thà ngay thẳng họ sẽ nói: Chà chị nói sao hơi hôi quá. Nghe nói như vậy là mình giận liền. Quí vị nghĩ xem cái đó là cái gì? Tại sao sự thật một trăm phần trăm, mình cũng biết nó mà người ta nói hôi mình lại giận người ta là sao? Nhưvậy có phải là kẻ luôn luôn chạy trốn sự thật. Phải vậy không? Không dám thấy sự thật, không dám nghe sự thật. Người không dám nghe sự thật thì người đó là người gì? Phải chăng là kẻ cuồng si. Lúc nào cũng nói tôi tìm chân lý, tôi tìm sự thật mà sự thật tới thì chạy trốn nó.

Cáithật hiện tiền mà lúc nào chúng ta cũng trốn chạy nó. Ngay thân này quívị thấy rõ là thân vay mượn. Chính nó vay mượn mà lúc nào chúng ta cũngnói là thân thật. Bởi nói của mình thân mình thật cho nên mình quan trọng nó. Bởi quan trọng nó, nên cái gì để nuôi dưỡng nó, cái gì khen ngợi nó mình đều quan trọng theo. Bởi mình quan trọng thân này là thật, lỡ ai nói động nó một chút là mình giận lên. Thân tôi là trọng, món đồ tôi dùng là quí, cho nên ai đụng chạm đến nó, chê nó làm nó hư thì tôi nổi tức lên. Sở dĩ chúng ta buồn thương giận ghét đủ thứ hết, là tại ta thấy thân thật, nên thấy cái khen cái chê cũng thật luôn. Phải vậy không? Nếu ta thấy thân này là giả, tạm bợ, thì cái khen chê đối với thân này quan trọng không? Nếu biết nó giả, có khen chê cũng bằng thừa, mà có chê nó cũng không đáng kể.

Như vậy chúng ta thấy, nếu dùng trí tuệ thấy thân này rõ ràng là vay mượn, giả dối thì chúng ta không còn quan trọng khen chê đối với thân này nữa. Khi sự khen chê không còn quantrọng nữa, chúng ta sẽ tha thứ những gì đụng chạm đến chúng ta dễ ợt. Hỷ xả không còn khó khăn nữa. Giờ đây chúng ta biết thân này là giả cho nên sự khen chê thân này chúng ta coi nó là như thường. Nếu ai chấp thânnày là thật, ta thấy người đó rất đáng thương. Mình tỉnh mà thấy người mê thì mình phải thương.

Cũng như mình tỉnh, thấy người điên thìthương vì họ không biết lẽ thật như mình. Vì vậy nên tha thứ những cái lầm của họ sai lầm sái quấy. Giả sử có người điên họ chửi mình, mình có giận họ không? Có ôm lòng giận năm, bảy năm không? Có bị họ đánh hai, babạt tai, mình chạy không giận họ. Vì sao chúng ta không giận? Vì chúng ta nghĩ họ là kẻ điên. Họ đã điên thì mình phải thương họ, đâu nỡ giận họ. Mình biết thân là giả, họ chấp thân là thật, nếu họ lỡ xúc phạm đến chúng ta, chúng ta sẵn sàng tha thứ. Vì sao? Vì ta biết họ si mê. Người si mê là người đáng thương không đáng giận. Nghĩ như vậy chúng ta thươngđược tất cả. Bị ai đụng chạm, chúng ta chỉ thương mà không giận. Đó là cái thứ hai.

Quí vị thấy hai điểm then chốt để chúng ta có lòng từ bi là do trí tuệ quán chiếu tất cả là vô thường. Chúng ta là những người mang án tử hình sớm muộn gì rồi ai cũng chết. Nghĩ đến cái chết thì chúng ta không nỡ làm khổ thêm cho nhau, mà lúc nào cũng đùm bọc nhau, thương yêu giúp đỡ nhau cho bớt khổ. Đó là điểm thứ nhất do lòng từ bi mà ra. Điểm thứ hai nghĩ thân này là giả tạm. Đã là giả tạm, vay mượn, thì đối với cái thân giả tạm đó có hơn có thua, cókhen, có chê chỉ là chuyện thường. Không có gì phải buồn phải giận, chúng ta có thể tha thứ, có thể hỷ xả hết, không có gì quan trọng nữa. Muốn có lòng từ bi, chúng ta phải có trí tuệ là vậy. Tôi dẫn trong kinh A-hàm để quí vị nhận rõ hơn.

Ngày xưa, khi đức Phật Thích-ca đắc đạo rồi, một hôm Ngài đi hoằng hóa chỗ ngoại đạo. Khi Ngài đi khất thực, có một người Bà-la-môn ghét Ngài, tới trước mặt Ngài phỉ báng mạ nhục nói nhiều lời nặng nề. Đức Phật vẫn tỉnh bơ không chối cãi. Nói mộthồi người Bà-la-môn hỏi: “Cù-đàm có nghe không?”
Phật nói: Ta nghe.
Hỏi: Tôi nói như vậy sao ông không trả lời?
Đức Phật nói: Giả sử ở nhà ngươi có một buổi lễ mời bà con thân quyến tới. Sau khi dự lễ xong họ ra về, ngươi đem quà bánh tặng cho họ. Khi tặng những người đó không nhận thì quà bánh về ai?
Người đó nói: Về tôi.
Phật nói: Cũng vậy, ngươi mắng chửi ta mà ta không nhận, có dính dáng gì đến ta đâu?
Như vậy tại sao? –Vì Ngài biết thân này là giả, ngôn ngữ khen chê có gì quan trọng đâu mà hơn thua.
Một lần nữa đức Phật đi khất thực ở một vùng khác. Có một ông Bà-la-môn còn quá hơn ông trên. Đức Phật đi trước,ông đi theo sau chửi hoài. Phật cũng từ từ đi. Đến lúc tới ngã ba đường, Phật trải tọa cụ ngồi đàng hoàng, ông chạy lại trước mặt hỏi: “Cù-đàm thua tôi chưa?”
Đức Phật thong thả đáp bằng bốn câu kệ:
Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ

Quí vị hơn người ta thì người ta oán mình, còn nghĩ mình thua thì trằn trọc ngủ không yên. Một bên thêm oán, một bên ngủ không yên. Chỉ có một cái, hơn thua hai bên đều bỏ hết, thì người đó ngủ khò không gì bận tâm hết. Như vậy hơn thua cả hai đều xả thì người đó an ổn nhất trên trần gian. Đó là người hạnh phúc. Người cầnăn thì ăn cần ngủ thì ngủ, không có bận bịu ưu tư gì hết. Người đó mới an ổn. Quí vị thấy đức Phật đối với cảnh người ta khinh bỉ hạ nhục mà Ngài vẫn tự tại không rối rắm không bực bội. Tại sao? Tại Ngài đã giác ngộ rồi.

Vì Ngài rủ lòng thương mà hỷ xả, đầy đủ lòng từ bi nên Ngài hỷ xả không khó khăn gì hết. Chúng ta thấy rõ thực hiện được cái hạnh hỷ xả cho tới cùng tột là do trước có trí tuệ, kế đó có lòng từ bi,rồi sau đạt được hỷ xả cùng tột. Nếu mình không có trí tuệ, thiếu từ bithì hỷ xả không bao giờ có. Nghe là chấp liền. Quí vị thấy ở thế gian này người ta sống hăng say là do sự hơn thua. Người ngồi trong sòng bạc ngồi hoài không biết mỏi lưng là sao? Tại nghĩ hơn thua.

Vì nghĩăn thua đó mà ngồi ngoài không biết mỏi. Chúng ta đi xem đá bóng. Hai bên đá nhau mình xem mỏi mắt không biết chán cũng tại nghĩ ăn thua, muốnbiết kết quả ăn thua. Vì chờ xem ăn thua đó mà người ta say mê trong cuộc sống. Càng say thì càng giành giựt để được ăn thua. Còn người nào biết ăn thua không có gì quan trọng, thì người đó không có bận bịu giànhgiựt gì hết. Người đó vẫn bình tĩnh điềm đạm trước mọi cảnh không có gìnóng bỏng lo sợ. Vì nghĩ được mất hơn thua mà lòng chúng ta lúc nào cũng hồi hộp lo âu.

Nếu hơn thua không còn thì mọi vấn đề không còn quan trọng nữa, lo âu hồi hộp hết liền. Như vậy cuộc khổ của tất cả chúng sanh gốc từ tranh hơn tranh thua. Chính vì tranh hơn tranh thua chúng ta mới cố chấp để rồi hại nhau thù địch v.v... Nếu chúng ta coi thường cái hơn thua thì chúng ta là người an ổn nhất và chúng ta hỷ xả hết. Đối với người khác không có buồn không có giận, không có oán gì, đólà cái gốc tự biết mình không phải là thật. Biết mình cùng mọi người ở trong cảnh khổ, cho nên chúng ta thương nhau và tha thứ cho nhau. Thươngnhau tha thứ cho nhau gốc từ trí. Biết mình đồng khổ, biết mình không thật cho nên chúng ta mới làm được điều đó.

Như vậy phải thấy rõ rằng trí tuệ đi đâu, thì có từ bi theo đó. Có từ bi mới hỷ xả được. Sở dĩ đức Di-lặc, Ngài hạnh phúc vui cười hoài là vì Ngài có trí tuệ, đầy đủ từ bi, hỷ xả nên mới vui vẻ như vậy. Ngày nay là ngày đầu năm, tôi nhắc lại cho quí vị nhớ. Một năm hạnh phúc của chúng ta là sao? Là phải có trí tuệ, thấy được lẽ thật để thương yêu nhau và đùm bọc nhau. Tóm lại, muốn đầy đủ hạnh phúc, chúng ta phải thương yêu nhau.

Muốn thương yêu nhau chúng ta phải sáng suốt, có trí tuệ. Như vậy khả dĩ chúng ta sẽ hưởng đầy đủ một năm hạnh phúc. Còn chúng ta câu mâu hơn thiệt, thì trong năm này chúng ta chưa chắc có bao nhiêu lần vui mà có thể buồn nhiều, vì thếgian lúc nào cũng là lúc đụng chạm. Kẻ chạm ít người chạm nhiều. Có đụng chạm thì phải có đau có rát. Cho nên chúng ta phải biết rõ làm sao trong cuộc đời chúng ta lúc nào cũng được an ổn vui tươi. Đó là khôn ngoan của mình.

Chính cái an ổn vui tươi đó là tự mình cứu mình hết khổ mà cũng là làm cho những người xung quanh hết khổ nữa. Nếu ở trong gia đình mà quí vị vui vẻ, an ổn thì những người xung quanh cũng vui theo. Còn nếu quí vị bực la hoài thì những người xung quanh cũng rốiđầu luôn. Như vậy chính mình đã khổ rồi làm khổ lây cho những người chung quanh mình nữa. Người tu theo đạo Phật là tự lợi, lợi tha là tự cứu và cứu người. Vậy chúng ta phải nỗ lực làm sao một năm cho mình đượcvui tươi hạnh phúc, để rồi cái vui tươi đó lan đến người thân và những người chung quanh chúng ta. Đó là điều lợi mình lợi người.

Vậy tôi mong rằng năm mới cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho quí vị một năm đầy đủ hạnh phúc như tôi nói nãy giờ. Đó là lời cầu chúc của chúng tôi. Quí vị cố gắng thực hiện cho được cái đó là quí vị đã tu theo Phật.
NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.

HÒN NGỌC HỌ HÒA

TẤT NIÊN 1979

Năm nay, trước hết tôi xin kể một câu chuyện thế gian. Thuở xưa ở Trung Hoa đời nhà Sở, trên ngọn Kinh Sơn có một người tìm ngọc tên là Biện Hòa. Anh vô núi tìm ngọc, tìm được một hòn ngọc bích. Anh đem về dâng lên cho vua Sở. Vua Sở lúc đó là Sở Lệ Vương. Vua Sở mới đưa cho thợ ngọc xem. Họ trả lời đó là đá chớ không phải ngọc. Vua Sở nổi giận bắt chàng họ Hòa chặt một chân, bảo là khi quân nói dối. Bị chặt một chân, chàng ta mang ngọc về. Thời gian sau Sở Lệ Vương thăng hà. Sở Võ Vương lên ngôi, chàng họ Hòa còn một chân, nhưng cũng mang ngọc tới dâng.

Sở Võ Vương bảo thợ ngọc xem. Họ trả lời bảo đó là đá chớ không phải ngọc. Vua nổi giận bắt chàng họ Hòa chặt một chân nữa. Bị chặt hết hai chân chàng họ Hòa mang hòn ngọc trở về. Sau Sở Võ Vương tới Sở Văn Vương lên ngôi. Chàng họ Hòa không còn chân đem dâng ngọc nữa. Anh chàng đành ôm hòn ngọc ở Kinh Sơn mà khóc. Khóc năm, bảy ngày đêm máu ra nước mắt. Sở Văn Vương nghe vậy cảm động cho người tới hỏi và đòi y về triều. Vua Sở hỏi: Tại sao mà ngươi khóc lắm vậy? Có phải vì chặt chân mà ngươi khóc hay chăng? Ông ấy trả lời: -Không phải đau khổ vì bị chặt hai chân mà tôi khóc. Tôi khóc đây vì ngọc mà nói là đá. Khóc vì nói thật mà cho là nói dối.

Vua Sở Văn Vương bảo thợ ngọc xét lại cho kỹ tìm xem cẩn thận coi phải thật là ngọc hay không? Rốt cuộc đó là ngọc bích rất đẹp. Từ đó về sau mới đặt tên là “Ngọc Bích họ Hòa”.
Qua câu chuyện đó quí vị thấy cái gì?

Thiện chí của chàng họ Hòa đưa đến kếtquả cụt hai chân. Chàng đau khổ không phải vì cụt hai chân. Đau khổ vì ngọc mà nói là đá. Đau khổ vì nói thật mà cho là nói dối. Quí vị nghĩ sao về tâm trạng của chàng họ Hòa. Hòn ngọc bích của chàng họ Hòa có quíthật hay không? Nếu theo thế gian thì hòn ngọc ấy rất là quí. Nhưng giảsử có người có hòn ngọc quí hơn đem đi tặng thì quí vị nghĩ sao? Người đó có thể lên ngọn Kinh Sơn mà khóc hay không?

Tôi nhắc lại như trường hợp trong kinhPháp Hoa, ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh đi tới đâu cũng bái bái nói: “Tôi không dám khinh các ngài, các ngài đều sẽ thành Phật.” Như vậy phảichăng Thường Bất Khinh Bồ-tát đã tặng cho chúng ta một hòn ngọc. Khi đócó kẻ thì rầy la có kẻ vác đá chọi chẳng hạn. Nhưng dù muốn dù không hòn ngọc ấy cũng được trở về với mọi người. Đó là tôi nói đại khái nhắc ởtrong kinh.

Bây giờ chúng ta thực tế mà nhìn. Giả sử nếu có người tặng cho quí vị một hòn ngọc quí bằng trăm ngàn lần hòn ngọc ở Kinh Sơn, quí vị có ưng nhận hay không? Nếu ưng nhận quí vị có chịu giữ hay không? Hay là quí vị nhận rồi mà không chịu giữ, quăng langlệ ở ngoài đường. Như vậy người tặng ngọc có buồn không? Chúng ta thử tưởng tượng một việc tầm thường: Ngọc mà mắt của người không chuyên môn,hoặc chuyên môn mà không đúng mức, còn cho là đá. Khi một người biết quả tang là ngọc mà cứ bị coi là đá hoài thì người đó có đau khổ hay không? Nói thật mà cứ bị nói là dối thì có đau khổ hay không? Đau khổ chặt chân vẫn chưa đau khổ bằng ngọc mà cho là đá, chưa đau khổ bằng nóithật mà cho là nói dối.

Đó là chuyện xưa mà cũng là tình trạnghiện giờ. Có người tặng cho quí vị những hòn ngọc mà tôi tin rằng nhữnghòn ngọc này quí bằng trăm ngàn lần hòn ngọc Kinh Sơn của họ Hòa. Thế mà có nhiều người xem thường nó hoặc không chấp nhận, hoặc chấp nhận rồicũng bỏ rơi không gìn giữ. Quí vị có tội nghiệp cho người tặng ngọc đó không? Bây giờ hòn ngọc đó ở đâu và ai tặng cho quí vị? Quí vị có tâm trạng như hai ông vua Sở trước hay không? Mỗi người có hòn ngọc mà khôngbiết giữ.

Bây giờ tôi nói thêm giá trị của hòn ngọc. Hòn ngọc bích có quí chăng chỉ là lóng lánh đẹp đẽ trong việc trang sức thôi. Còncó hòn ngọc quí không biết bao nhiêu lần. Hòn ngọc đó làm cho ta an lành tự tại. Có người tặng ngọc tặng một trăm một ngàn người, trăm ngàn người có ngọc mà ngọc tặng không mất. Vậy hòn ngọc của họ chắc nó quí hơn nhiều. Hòn ngọc này nó chẳng những làm cho quí vị no ấm an lành tự tại và bảo đảm cho quí vị kiếp kiếp đời đời không bao giờ mất, không baogiờ khổ. Đó là hòn ngọc tối quí hay là quí tối thượng. Đó là hòn ngọc trong kinh Pháp Hoa, hạt minh châu ở trong búi tóc của nhà vua, tặng chongười thắng trận sau khi trở về hoặc là của người bạn thân tặng cho người bạn cũ đang lang thang, cột trong chéo áo chẳng hạn.

Đức Phật đã nói rất nhiều về hòn ngọc đó. Hôm nay là ngày cuối năm, tôi nói trong việc tặng ngọc của họ Hòa đểquí vị thấy tâm trạng của người tặng ngọc. Bây giờ cũng có người tặng ngọc cho quí vị, quí vị nhớ ráng nhận mà giữ cho người tặng khỏi tủi khỏi buồn mới thật là không hoài công và cũng không phụ lòng người sẵn sàng tặng cho mình.

Hạt minh châu như thế nào? Tôi sẽ dẫn các Thiền sư để chỉ cho quí vị hạt minh châu có sẵn nơi quí vị. Có một vị tăng đến hỏi Thiền sư Thạch Cựu: Thế nào là hạt châu trong tay Địa Tạng? (Đức Địa Tạng một tay cầm tích trượng, một tay cầm hạt minh châu.)Thiền sư Thạch Cựu trả lời: Trong tay ông lại có chăng? Ông tăng thưa: Con chẳng hội (con chẳng hiểu). Nghĩa là con chẳng biết có hay không? Thiền sư Thạch Cựu nói: Chớ dối đại chúng. Như vậy xác nhận cái gì? Quả tang trong tay ông có hòn ngọc mà ông không biết có hay không? Nếu ông nói không có là ông nói dối đại chúng. Kế đó Ngài làm bài kệ:
Bất thức tự gia bảo
Tùy tha nhận ngoại trần
Nhật trung đào ảnh chất
Cảnh lý thất đầu nhân
Tạm dịch:
Báu nhà mình chẳng biết
Theo người nhận ngoại trần
Giữa trưa chạy trốn bóng
Người nhìn gương mất đầu

Bất thức tự gia bảo: nghĩa là không biết được của báu chính nhà mình.
Tùy tha nhận ngoại trần: tức là theo kẻ khác mà đi nhận bụi bặm bên ngoài. Của báu nhà thì bỏ quên.
Nhật trung đào ảnh chất: Chẳng khác nào như người ở giữa trưa mà chạy trốn bóng. Chạy ngoài nắng trốn bóng, chạyđến bao giờ khỏi bóng.
Cảnh lý thất đầu nhân: Nhìn vô gương thấy cái đầu mình, mặt mình trong gương, quên mất đầu thật mình ở bên ngoài. Xoay gương lại không thấy đầu kêu lên tôi mất đầu rồi. Đó là hình ảnh của chàng Diễn- nhã-đạt-đa trong kinh Lăng Nghiêm. Quí vị thấy chúng ta có giống như chàng ấy hay không?

Mỗi người có sẵn hạt minh châu ở trongtay, không chịu nhận mà chạy đi nhận những cái gì loanh quanh tầm phào bên ngoài. Những người như vậy chẳng khác nào tự chối mình không có hạt minh châu. Họ giống như người trốn bóng chạy ngoài trời lúc trưa nắng hay là người nhìn gương xoay gương lại cho mình là không có đầu. Đó là cái cuồng vọng. Đó là hình ảnh mà Thiền sư nhắc cho chúng ta biết mỗi người có hòn ngọc như vậy.

Sau đây là câu chuyện của đức Phật: Một hôm năm vị Thiên vương đến hỏi đạo đức Thế Tôn. Ngài để hạt châu ở giữa, năm vị đứng năm góc. Ngài hỏi hạt châu này màu gì? Mỗi vị nói mỗi màu khác nhau. Ông ở phương đông thấy phản ánh màu trắng, nói màu trắng.Ông ở phương tây thấy phản ánh màu đỏ, nói hạt châu màu đỏ. Cả năm ông nói năm màu khác nhau hết. Thế Tôn cất hạt châu đưa tay lên hỏi: Hạt châu này màu gì? Mấy vị Thiên vương thưa: Trong tay Phật không có châu chỗ nào có màu? Đức Phật quở: - Tại sao các ông mê điên đảo lắm vậy? Ta đem thế châu chỉ cho liền nói có màu xanh vàng đỏ trắng. Ta đem chân châu chỉ cho thảy đều không biết. Tại sao Phật đưa tay không lại nói là chân châu, hạt châu thậät? Quí vị có thấy hạt châu đó không? Ai thấy? Vậy mà năm vị Thiên vương đều ngộ đạo thấy hạt châu hết. Quí vị thấy haykhông? Như vậy quí vị có thấy thời thấy chớ tôi không giải thích. Đó làchỉ châu cho quí vị.

Một câu chuyện khác cũng nói về châu. Có vị tăng hỏi Thiền sư Pháp Đăng: Đầu sào trăm trượng làm sao tiến bước?
Thiền sư Pháp Đăng đáp: Câm.
Ngài Út Sơn Chủ khán câu đó do một vị Hóa Sĩ ở Lô Sơn dạy. Ngài khán câu đó như câu thoại đầu trải qua ba năm. Mộthôm Ngài cởi ngựa đi qua cầu ván, bất thần con ngựa đạp nhằm chỗ mục lọt chân xuống dưới. Ngài té nhào xuống ngựa. Bỗng nhiên Ngài đại ngộ bèn làm bài tụng:
Ngã hữu minh châu nhất khỏa
Cữu bị trần lao quan tỏa
Kim triêu trần tận quang sanh
Chiếu phá sơn hà vạn đóa
Tạm dịch:
Ta có một viên minh châu
Đã lâu bị bụi vùi sâu
Hôm nay bụi sạch sáng sanh
Soi thấu núi sông vạn cảnh

Như vậy Ngài lượm được hạt châu ở đâu?Quí vị thấy chỉ cần khán câu đó bất thần thấy hạt châu của mình. Nghĩa là mình có viên minh châu lâu rồi chôn vùi dưới bụi, cho nên hôm nay bấtthần bụi tan ánh sáng phát hiện. Nó sáng chiếu khắp sơn hà đại địa. Đó là diệu dụng của hạt minh châu. Như vậy quí vị thấy nó quí vô cùng vô tận.

Tôi đã nói về hạt minh châu, bây giờ nói qua danh từ hơi khác hơn không còn là hạt minh châu. Tên nó khác mà thể không khác. Đây là Thiền sư Thọ ở Hưng Giáo. Một hôm ở trong hội Quốc sư Đức Thiều, Ngài bửa củi. Khi củi Ngài bửa tét ra liền ngộ đạo vàlàm bài kệ:
Phóc lạc phi tha vật
Tung hoành bất thị trần
Sơn hà cập đại địa
Toàn lộ Pháp vương thân
Tạm dịch:
Bửa tét không vật khác
Dọc ngang chẳng phải trần
Núi sông và quả đất
Toàn bày thân pháp vương

Bửa củi tét ra thì bày thân Pháp vươngchớ không ở đâu xa lạ. Như vậy người tu thiền ngộ đạo không phải ở trong giờ phút yên lặng mà ngộ đạo. Có thể trong lúc đi đường bất chợt gặp cái gì đó cũng có thể ngộ được. Trong khi làm công tác bửa củi tét ra mình cũng ngộ đạo. Đó là tinh thần Thiền Tông thấy đạo bất cứ lúc nào. Lúc Ngài bửa củi Ngài có tu hành không? Cũng như ngài Úc Sơn Chủ lúc cởi ngựa có tu hay không? Nếu không tu tại sao bất thần Ngài ngộ đạo. Như vậy để thấy người xưa, đi đứng nằm ngồi, bất cứ một hoạt động nào của các Ngài cũng không bỏ quên tâm niệm tu hành của các Ngài. Chínhôm ấp như vậy, mài dũa như vậy nên mới có cơ phát hiện ra. Còn chúng ta, đi thì lo nói chuyện thế gian, bửa củi thì nói gì cho vui để quên mệt. Vì vậy mà chúng ta không thấy đạo ở chỗ đó.

Bây giờ không nói chuyện châu, mà chuyện khác thâm thúy hơn. Thiền sư Thạch Thê, cháu ngài Nam Tuyền gọi Nam Tuyền bằng Sư ông. Một hôm, chú thị giả mời Ngài đi tắm.
Ngài bảo: Đã chẳng rửa bụi cũng chẳng rửa bợn tắm làm gì? (Vì trong bài kệ tắm Phật có câu: Nước không có rửa bụi không có rửa bợn.)
Chú thị giả thưa: Hòa thượng đi trước con đem xà phòng đến sau.
Sư cười.
Như vậy chú thị giả lạc đề nên Ngài cười phải vậy không?
Một hôm Ngài hỏi chú thị giả: Đi đâu?
Thị giả thưa: Con lên trai đường.
Sư bảo: Ta đâu không biết người lên trai đường.
Thị giả thưa: Trừ ngoài việc này, riêng nói cái gì?
Sư bảo: Ta chỉ hỏi việc bổn phận của ngươi.
Chú thị giả thưa: Nếu hỏi việc bổn phận, con thật là đi lên trai đường.
Sư bảo: Quả thật là thị giả của ta.

Quí vị thấy chú thị giả ăn nói gì mà lệch lạc vậy. Mời Ngài đi tắm, Ngài bảo: Nước không phải rửa bụi cũng không phải rửa bợn, tắm làm gì? Thị giả không trả lời câu đó mà nói: Hòathượng đi trước con đem xà phòng theo sau.
Sao lạ vậy?
Đoạn sau thấy ông thị giả bưng bát lên trai đường, Ngài hỏi đi đâu? Ông thị giả thưa: Con đi lên trai đường. Ngài nói ta đã biết ông đi lên trai đường, chính Ngài muốn hỏi cái gì đó.
Thị giả thưa: Ngoài việc đi lên trai đường, Hòa thượng bảo con nói cái gì bây giờ?
Ngài đáp: Ta hỏi việc bổn phận của ngươi.
Khi nghe, ông thị giả thưa: Nếu Hòa thượnghỏi việc bổn phận của con thì quả thật là con đi lên trai đường. Ngài liền khen ông mới thật là thị giả của ta.
Quí vị thấy ông thị giả đó đáng là thị giả chưa?
Tôi nhắc thêm một Thiền sư nữa. Ngài Bổn Nhân ở huyện Bạch Thủy, đệ tử của ngài Động Sơn. Một hôm Ngài thượng đường nói với chúng: Trong con mắt dính cát chẳng được, trong lỗ tai dính nước chẳng được.
Một hôm vị Tăng bước ra hỏi: Tại sao trong con mắt dính cát chẳng được?
Ngài đáp: Hợp chân không sánh.
Tăng hỏi: Tại sao trong lỗ tai dính nước chẳng được?
Ngài đáp: Trắng sạch không nhơ.
Quí vị thấy trả lời sao mà lệch lạc vậy?
Trong con mắt dính cát không được, điều đóai cũng nhận rõ. Trong lỗ tai dính nước không được, đó cũng chẳng khó hiểu.
Nhưng tại sao con mắt dính cát không được?Ngài đáp: Hợp chân không sánh. Tức là hợp với cái chân không có gì so sánh cả.
Hỏi: Tại sao lỗ tai dính nước không được?
Ngài đáp: Trắng sạch không nhơ.
Như vậy, Ngài nói chuyện gì? Ngài có chỉ hạt châu cho quí vị hay không? Ngài nói có giống đức Phật đưa tay lên cho năm vị Thiên vương đó chăng?
Đó là lối diễn tả khác mà cùng một nghĩa.
Đó là đạo vị thâm thúy mà người đọc hơi đau đầu. Không biết đức Phật nói cái gì? Thiền sư nói cái gì? Chẳng lẽ mỗi cái tôi giải thích hết, không hay.
Bây giờ tôi kể chuyện một bà ni. Bà Viên Ấn đến tham vấn Thiền sư Chân Diễn ở Trúc Am.
Thiền sư hỏi bà Ni: Thế Tôn đưa cành hoa, ngài Ca-diếp cười chúm chím, là cười cái gì?
Quí vị thử trả lời thế bà Ni ấy thử coi.
Bà Ni này hét một tiếng. Hét một tiếng thôi không trả lời câu nào nữa hết.
Thiền sư bảo: Tiếng hét này rơi vào chỗ nào?
Bà Ni thưa: Chẳng cần nghĩ đến. Tức chẳng cần nghe đến nó rơi vào chỗ nào?
Thiền sư dựng phất tử hỏi: Cái này là gì?
Bà Ni thưa: Chẳng được vọng thông tin tức. Tức là không được dối thông tin tức.
Thiền sư hỏi: Vừa rồi Sơn tăng nói gì?
Bà Ni thưa: Lời trước đâu còn.
Thiền sư bảo: Sơn tăng tuổi già.
Bà Ni thưa: Tuổi già thì được, liền lễ bái.
Quí vị thấy trả lời có lạc đề không?
Đưa cây phất tử lên hỏi cái này là cái gì? Mà nói không được dối thông tin tức.

Bà Ni đó ở đời nhà Thanh niên hiệu Khương Hi. Bà gần chúng ta nhất ở Trung Hoa. Trả lời như vậy, quí vị thấy bà Ni ấy ra sao? Tiếc rằng câu chuyện này kể cho quí vị nghe hơi đau lỗ tai, nhưng tôi cứ kể vì muốn hiến châu cho quí vị.

Đây là câu chuyện Thiền sư Huyền ThiếtDung, Ngài thượng đường nói chuyện với đại chúng. Ngài đăng pháp tòa chúng nhóm họp đầy đủ thì Ngài bước xuống tòa. Ông trị sự tức quá chạy lại nắm đứng Ngài lại hỏi: “Tại sao không dạy một lời liền bước xuống tòa.” Ngài trả lời: “Sơn tăng sáng ăn hai chén cháo nguội trong bụng có chút bất an, đợi đi cầu một chút, hãy vì các ông nói.”
Chúng ngơ ngác không biết gì. Ngài về phương trượng không ra nữa.
Tại sao kỳ vậy? Quí vị thấy câu chuyện nàycó lạ không? Như vậy Ngài làm cái gì? Ngài có nói pháp cho chúng ta nghe chưa? Thật tình Ngài có đau bụng hay không? Đó là một câu chuyện đặc biệt.
Một hôm khác Ngài cũng thượng đường nói: Sơn tăng hôm qua đi thọ trai trong xóm, nhai nhằm một hạt cát hắc quang,cho đến sáng nay răng vẫn còn đau không thể cùng chư huynh đệ nói vàng nói trắng. Nói xong Ngài bước xuống tòa và trở về phương trượng luôn.
Sao lạ vậy. Như vậy Ngài có thuyết pháp câu nào chưa?
Một hôm nọ, Ngài hỏi một vị tăng: Người xưa nói: Ăn cháo xong rửa bát đi là thế nào? (Đó là Ngài dẫn câu ngài Triệu Châu hỏi Thiền khách: Ăn cháo chưa? Thiền khách đáp: Ăn cháo rồi. Ngài Triệu Châu bảo: Rửa bát đi. Vị Thiền khách liền ngộ đạo.)
Quí vị nên lắng nghe vị tăng trả lời: Khi hôm trong mộng có người hỏi con câu này, vì lúc đó con mê ngủ nên không đáp cho y.
Sư bèn thôi, và gật đầu.
Ông Tăng có lạc đề hay không? Quí vị thấy câu chuyện này có hơi lý thú và là lạ. Tôi không giải thích mỗi người tựhiểu.
Qua một Thiền sư khác, Thiền sư Quảng Thanh. Đầu mùa Xuân năm Canh Thân đời Khương Hi tức là đời nhà Thanh, Ngài mang bệnh ba tháng trời. Hôm nọ đệ tử là Viên Tịnh dẫn chúng vào phương trượng để hỏi thăm và cầu thầy chỉ dạy.
Sư bảo: Sơn tăng xưa nay không dính mê ngộ. Bị bệnh kiết ba tháng khiến thân gầy bày xương. Nếu người hiểu đạo như thế bảo đảm siêu Phật vượt Tổ. Nói xong Ngài nằm nghiêng bên mặt mà tịch.
Như vậy Ngài dạy cái gì? Ngài dạy làm sao?Tôi nhắc lại câu chuyện tổ Hoàng Bá mà tôi đã kể năm nào. Dưới Mã Tổ cótám mươi ba Thiện tri thức nhưng chỉ có ngài Qui Tông là ỉa chảy đầy đất. Ở trong nhà Thiền có những câu chuyện tương tợ như vậy.
Ngài Quảng Thanh nói Ngài bị bệnh kiết ba tháng. Bây giờ sạch hết thân gầy bày xương. Nếu người nào hiểu được việcđó, thì siêu Phật vượt Tổ.
Như vậy Ngài dạy chúng ta cái gì?
Đó là câu chuyện kết thúc buổi nói chuyện của tôi. Khi đọc qua câu chuyện đó chúng ta cảm thấy như Ngài tả bệnh trạng của Ngài. Bệnh hoành hành làm cho Ngài đi tiêu chảy, không còn gì trong bụng hết. Ốm gầy còn da bọc xương. Có phải vậy không?

Thiền sư nói nửa thật nửa hư. Mượn bệnh của mình để chỉ cái khác. Thật tình nếu chúng ta là người biết tu Thiền hay là tu theo đạo Phật, chỉ có một chuyện là uống thuốc xổ thôi, là chúng ta hết bệnh. Chúng ta tích lũy cái độc đã nhiều năm, chất độc chứa lâu quá rồi thành ra sanh chứng bá bệnh. Bây giờ muốn hết chỉ còn phương thuốc là xổ. Xổ sạch rồi là chúng ta lành bệnh. Đó là phương phápduy nhất, mà khổ nỗi thiên hạ ở đây không chịu xổ hết. Đã tích độc rồi mà muốn tích thêm hoài, ngày nào cũng thêm mà không chịu xổ. Quí vị xem có phải vậy không?

Đi ra ngoài chợ nghe người ta nói câu gì bất như ý về nhà nằm thở ra thở vô rồi tức. Như vậy là biết xổ chưa? Những cái gì hay, những cái gì dở năm trên năm dưới gì đó, nếu rảnh ngồilại thì ôn nó trong đầu. Ôn tới ôn lui hoặc cười hoặc tức. Chúng ta tích lũy những thứ đó từ ngàn đời mà không chịu xổ. Do không chịu xổ, rồi gầy xanh mét. Hơn nữa, còn biến ra đủ thứ bệnh trạng. Rồi cứ kêu tôiđau quá, tôi khổ quá không ai cứu dùm. Khi đó Phật bảo xổ không chịu xổ. Đó là bệnh không thể cứu được, nếu không chịu xổ. Phải vậy không?

Thành thử cuối năm tôi nhắc lại câu chuyện của chúng ta. Không có gì hơn là cuối năm chúng ta xổ hết cái gì trọn năm chúng ta dồn vô làm cho mình bận bịu làm cho mình khó khăn khổ sở. Hôm nay là ngày cuối năm, quí vị nên xổ hết để rồi sang năm tới chúng ta sạch bong như Ngài, chỉ còn thân gầy bụng trống. Không thì cứ ấm ách trong bụng và chúng ta sẽ đau khổ dài dài không biết đến bao giờ hết.

Như tôi đã nói, chúng ta đã có sẵn viên ngọc quí trong tay, quí vô giá không gì bì được, mà lại vùi nó trong bụi. Bây giờ muốn cho viên ngọc nó bày ra thì phải phủi cho sạch bụi. Bụi sạch thì viên ngọc mới bày.

Ở đây chúng ta xổ hết cái độc đó thì tức nhiên trắng sạch, cái chân thật cũng hiện ra.
Tu là biết buông tất cả những gì đã nắm. Nếu càng tích lũy thì càng khổ đau. Cho nên người biết tu chỉ cần xả hếtcái tích lũy đó, thì an lành tự tại.
Thiền sư không muốn nói danh từ chuyên mônđó, mà nói là tiêu chảy. Bao nhiêu phiền não tích lũy mà mình xổ được ra rồi thì sẽ nhẹ nhàng. Khi chúng ta sạch hết trần lao thì viên ngọc phát ánh sáng. Hết phiền não là Bồ-đề hiện ra. Đó là chủ yếu của sự tu hành.

Tất cả chúng ta cùng tu, nguyện một đời đi tới chỗ an lành tự tại. Nói theo đây là nắm được hòn ngọc của mình, lúc nào cũng sẵn sàng trong tay. Lau nó sạch, không còn để dính tíbụi bặm nào, thì tất cả diệu dụng của nó sẽ hiện tiền. Đó là việc thiếtyếu của người tu. Nếu được như vậy rồi thì bao nhiêu đau khổ sẽ theo đómà hết. Cũng như kẻ nghèo, đói khát lang thang mà được của quí rồi thì sẽ hết nghèo mà trở thành sang cả. Bao nhiêu cái đau khổ của chúng ta theo cái xả đó, tức là theo cái lau sạch tất cả phiền não trần lao đó màchúng ta sẽ được an lành tự tại. Đó là đường lối tu đơn giản để tiến đến chỗ giải thoát.

Như vậy mong rằng sang năm tới tất cả chúng ta đều xổ hết những cái cũ để tâm hồn trong trắng hầu hưởng một mùa Xuân Di-lặc hoàn toàn.

MỘT MÙA XUÂN HẠNH PHÚC

Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán, cũng là ngày vía đức Phật Di-lặc. Chúng ta là hàng Phật tử xuất gia và tại gia không quên được ngày quan trọng này. Đứng về mặt dân tộc ngày lễ Nguyên Đán là ngày tối quan trọng của dân chúng. Đứng về Phật pháp, ngàyvía đức Phật Di-lặc là ngày rất thiết yếu với người xuất gia. Bởi vì bao nhiêu người tu hành chúng ta đều có một nguyện vọng là tương lai phải đạt đến kết quả viên mãn giác ngộ.

Đó là quan niệm chung của toàn thể người xuất gia cũng như hy vọng của người tại gia. Ngày víađức Phật Di-lặc đúng là ngày mùng một Tết, tức là ngày bước vào năm mới, ngày bắt đầu của năm sắp đến. Có thể nói thời gian tương lai thời gian hy vọng của tất cả chúng ta. Hy vọng chúng ta là hy vọng gì? Hy vọng chúng ta là hy vọng đạt đạo, kết quả viên mãn công phu tu hành của mình. Nên nhớ đến ngày vía đức Phật Di-lặc, tức là nhớ đến cái gì hứa hẹn, ở ngày mai của chúng ta.

Ngày mai đối với chúng ta không phải là những ngày nguyện suông, những cầu mong hão huyền, mà chính là chúng ta phải làm thế nào cũng được thọ ký như đức Phật Di-lặc. Ngài sẽ giáng trần thành Phật trong hội Long Hoa. Cho nên, tới ngày đầu năm, ở chùa cũng như hàng Phật tử với nhau thường hay chúc Xuân bằng những lời chúc tụng: Chúc quí thầy quí cô được hưởng một mùa XUÂN DI-LẶC. Chúc hưởng một mùa Xuân Di-lặc là ý nghĩa gì? Hoặc giả, có những thiệp chúc Xuân ở nhà chùa chúc rằng: Chúc cho quí vị được hưởng một mùa “Xuân bất diệt” hoặc chúc cho quí vị hưởng được một mùa “Xuân miên viễn”. Lời chúctụng đó là để nhắc nhở nhau trong đầu năm. Hôm nay, lời chúc tụng đó được giải thích từng phần để nói chuyện ngày đầu năm, cũng là ngày vía đức Phật Di-lặc.

Trước hết là chúc một mùa XUÂN DI-LẶC.Trong chùa này chúng ta không có thờ tượng Ngài. Trong các chùa xưa chắc rằng hầu hết tăng ni cũng như Phật tử đều có thấy tượng Ngài. Tượngnày có nhiều hình ảnh lắm, nhưng cái hình ảnh chúng ta dễ nhận nhất là cái miệng và gương mặt Ngài. Miệng Ngài cười, gương mặt Ngài vui vẻ. Lúcnào nhìn lên tượng Ngài cũng thấy cười. Có bao giờ thấy tượng Ngài buồnhay không? Đức Di-lặc là vui cười. Như vậy chúc một mùa Xuân Di-lặc là chúc một mùa Xuân vui cười, một mùa Xuân hạnh phúc. Mà hạnh phúc là gì? Là an vui. Mỗi gia đình hay một người nào, trọn ngày, trọn tháng, trọn năm đều được an vui, gọi đó là gia đình hạnh phúc. Bất an và không vui gọi đó là hạnh phúc được không?

Tôi nói mùa Xuân gần tức là mùa Xuân hạnh phúc. Như vậy ta chúc nhau được mùa Xuân hạnh phúc đó là nghĩa gần dễ thấy. Nhưng làm sao được hạnh phúc, tức là chúng ta phải được an vui.Mà làm sao được an? An và vui cái gì? An là tâm không lo không buồn không sợ hãi. Nếu chúng ta muốn được an, thì niệm vui buồn sợ hãi chúng ta phải dẹp qua một bên. Chúng ta không lo buồn sợ hãi thì tự nhiên tâm chúng ta an. Làm sao được vui? Sở dĩ chúng ta không vui là tại sao? Tại chúng ta giận hờn bực tức.

Nếu trong gia đình có ai làm mình giận hờn bực tức thì mặt chúng ta vui hay quạu? Cho nên khi nào vui là không có giận, khi nào giận thì không có vui. Chúng ta sở dĩ không được an vui là vì trong lòng chúng ta lo sợ buồn rầu nên không an. Chúng ta bực tức giận hờn nên không vui. Chúng ta muốn được an vui chỉ có cách làkhông lo buồn tự nhiên tâm an. Không giận hờn bực tức thì tâm chúng ta vui. Muốn hưởng một mùa Xuân Di-lặc với tánh cách cạn gần là một mùa Xuân hạnh phúc thì, chúng ta gạt ra ngoài cái buồn hờn, giận tự nhiên chúng ta hưởng được một mùa Xuân Di-lặc. Nếu không thì, dù ngày nay là ngày mùng một cũng không thấy Xuân chút nào hết. Đã lỡ lo sợ thì làm saocho hết đây? Bảo suông làm sao hết được. Đang giận hờn bực tức thì làm sao bảo đừng cho được? Đó là cái tu của mình? Nếu nói suông tức là khôngcó tu.

Muốn hết lo rầu sợ hãi, trong nhà Phậtcó nói nhiều phương pháp. Ở đây chỉ nói phương pháp gần để cho quí vị ứng dụng. Khi mà quí vị lo buồn sợ hãi thì quí vị liền đặt câu hỏi: - Khi lo, lo cho cái gì? Rồi tự trả lời: Cái gì lo? - Cái lăng xăng. Cái đó nhìn lại coi nó là cái gì? Sẽ thấy nó mất tiêu, nó không có nữa. Như vậy cái lo là cái không thật. Lo cho cái gì, lo cho mình, lo cho gia đình mình, lo cho cái gì chung quanh mình. Mình là cái gì? Mình là cái thân tứ đại giả hợp v.v... Mình phân chia mình phân tích xét nét rồi, cái lo nó mất tiêu, vì nó không thật, thì còn cái gì nữa để mà lo. Cái buồn cái sợ hãi cũng vậy. Phần nhiều chúng ta gặp cảnh đâm ra sợ. Cứ tưởng tượng rồi sợ. Không tìm coi cái sợ là cái gì? Tại sao mình sợ?

Thí dụ: Khi gặp con rắn mình run lên. Như vậy mình sợ rắn. Thử hỏi cái gì sợ đó? Khi đặt câu hỏi thì mình hơi tỉnh lại bớt sợ. Vì cái gì mà sợ. Sợ nó cắn mình. Xét cái mình này thật hay không? Xét một hồi rồi quên mất cái mình cũng không thật nữa. Cho nên các Tổ hồi xưa, cảnh hãi hùng trước mặt mà các Ngài không sợ là vì các Ngài biết cái tâm sợ nó không thật và cái chủ đích để mà sợ cũng không thật luôn. Hai cái đều không thật nên các Ngài không sợ.

Đức Phật, khi ngồi dưới cội bồ-đề, có con rồng chín đầu đến, nó đưa cái đầu trước mặt đức Phật phun lửa, phì phì. Giả sử như mình thì sao? Tức là mình kinh hoàng sợ hãi. Khi kinh hoàng sợ hãi, thì tâm đâu bình tĩnh sáng suốt để mà giác ngộ. Sở dĩ đức Phật Ngài điềm nhiên, Ngài không sợ, vì Ngài đã thấy rõ cái sợ là không thật và cái chủ đích của sợ nó cũng không thật luôn. Như vậy ngay cái làm mình sợ cũng không thật. Con rồng hay con rắn cũng là không thật. Cho nên khi chúng ta gặp cảnh kinh hoàng hoảng sợ, dùng trí tuệ phân tích một lát thì hết sợ hết lo. Nếu mình không dùng để quán xét, cứ theotình cảm lo cho ngày mai. Cái lo sẽ tăng mãi rồi mất ăn, mất ngủ, sanh bệnh hoạn. Rốt cuộc rồi đâu không tới đâu cả.

Như vậy chính vì không dùng trí tuệ quán xét cho nên đau khổ dài dài. Giờ đây nếu gặp cảnh phải lo phải buồnphải sợ, chịu khó xét lại những phương tiện chỉ dạy trong kinh, nào là kinh Bát Đại Nhân Giác, kinh Bát-nhã. Cứ lấy đó mà ứng dụng. Hỏi một hồithì nó hết lo hết sợ. Đó là nói đến cái lo rầu sợ hãi để tâm mình an. Muốn tâm mình an phải nhìn lại nó. Nó là cái đang lăng xăng lộn xộn đó. Nó ở đâu? Nó là cái gì? Nhìn nó mãi tự nhiên nó tan hoang không còn nữa.Tức khắc mình thấy an ổn. Còn không nhìn lại nó, nó lồng lộn lên kế mình hoảng hốt, đó là cái gốc mình nuôi dưỡng vọng tưởng. Nếu mình tìm lại nó thì nó mất đi, vọng tưởng hết, lo sợ theo đó đâu còn. Đó là phương pháp thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chỉ có người biết ứng dụng thì mới thấy kết quả tốt.

Đến bực tức giận hờn làm sao cho hết? Bực tức giận hờn đố kỵ làm người ta không vui. Bao giờ dấy lên niệm tật đố, giận hờn, thì không sao vui được hết. Hạnh đức Di-lặc là hỷ xả nên Ngài cười hoài. Cái gì tới Ngài cười, Ngài buông hết, không bận trong lòng. Cũng như chúng ta học uống “thuốc xổ”. Cứ mỗi ba tháng xổ luôn thìbụng sẽ sạch trơn. Biết buông xả thì lòng mới không bực bội. Ở đời có ai làm vừa ý mình hết đâu. Một trăm người thì tám chục người làm cho mình không vui rồi.

Chừng hai mươi người mình hơi chịu một chút,chớ chưa chắc mình chịu hoàn toàn. Chỉ có một người có lẽ mình chịu hoàn toàn. Đó là ai? Là mình. Có nhiều khi muốn rầy nó nữa chứ. Phải vậykhông? Ở thế gian này có lúc nào mình vui hoàn toàn đâu? Nếu mình cứ ômấp, người này làm mình bực, người kia làm mình bực, cứ dồn vô chứa cả một kho “sân” kho “lửa”, động đến là nó cháy. Chúng ta để ý, người nào đang bực mình, mà mình hỏi họ một câu, dù là câu không quan trọng, khôngđụng chạm gì hết, mới mở miệng hỏi là họ muốn cãi với mình rồi. Họ muốncự với mình, vì lửa sân có sẵn bên trong rồi. Động một cái là muốn nháng lên. Cho nên chúng ta phải biết rõ chủ yếu của bất an, không vui là tại tâm niệm ta chứa chấp cả một kho nào là tật đố, giận hờn, sân hận. Gặp ai cũng cảm thấy hơi tức tối, bực bội. Muốn an vui chúng ta phải ứng dụng bằng hai cách:

1. Tùy hỷ để bớt tâm tật đố.

Muốn tùy hỷ phải làm sao? Thí dụ: Có những người thân thích mình mến nhất, nghe người đó phát tài mình vui lây. Trái lại có người mình ghét nhất, nghe họ phát tài mình làm sao? Thì bực liền. Tại sao mình bực, chuyện gì họ làm thì họ làm, tại sao mình bực? Đó là người mình không ưa mà họ được hơn mình là sanh tâm đố kỵ. Đó là ghét, là tật đố. Giả sử người mình ưa đi nữa, người bạn thân của mình, mình làm nghề đó, bạn mình cũng làm nghề đó, mà cấp trên cứ khen bạn mình hoài mình có vui hay không? Dù người đó là bạn thân của mình, mà mình có vui hay không? Hồi nãy người thù của mình được khen chắc là mình không vui rồi.

Còn người này là người thân của mình, họ được khen tốt mà mình cũng không vui nữa. Như vậy chỉ có người nào được khen tốt là mình vui? - Chỉ có mình được khen tốt cái gì thì mình vui. Chớ những người chung quanh khi họ ở xa xa được ít ít mình cũng còn vui, chớ họ được nhiều quá đụng tới quyền lợi của mình thì lúc đó mình cũng không còn vui nữa. Nhìn cho thật kỹ thì quí vị thấy khó mà tìm được cái vui. Bởi vì, cái gì mình cũng muốn hơn thiên hạ hết. Cho nên khi thấy có người nào được khen, tán thưởng thì mình buồn rồi.

Nhưvậy lòng buồn hận nó xảy ra luôn luôn. Đó là điều khó tránh được. Gần như hầu hết một trăm phần trăm mang cái bệnh đó. Có người nào cùng bạn đồng học một nghề gì mà người ta khen bạn mình nức nở, còn mình bị chê đè mà mình vui được. Có ai được như vậy không? Khó có quá. Như vậy mà đức Phật dạy muốn được vui thì phải phát tâm tùy hỷ. Tùy hỷ là vui theo người, coi người được như mình được. Người ta phát tài coi như mình pháttài. Người ta được khen coi như mình được khen. Cái vui của họ xem như chính cái vui của mình. Lúc đó mình mới hết cái tâm tức tối bực bội.

Thí dụ, người bạn thân được cấp trên khen, còn mình bị chê. Người đó được thưởng được phát tài. Mình là bạn thân, có được ảnh hưởng không? Người đó được hưởng mười cục kẹo, ít ra mình cũng được một cục chứ, phải vậy không? Tại sao mình không vui? Vì lát nữa mình cũng được một cục kẹo. Tại sao mình giận họ làm chi để họ ghét, lát nữa họ không cho mình cục nào hết. Nghĩ hai cái, cái nào lợi.

Cáimình vui với họ là lợi hay là thấy họ được khen thưởng mình giận là lợi. Sở dĩ người ta chê mình là tự mình dở. Còn người ta khen người đó là tại họ hay. Họ hay người ta khen, mình vui dùm họ. Nếu mình nói với họ: Thật huynh hay quá tôi mừng dùm huynh đó. Huynh được khen như tôi được khen. Chắc chắn người đó chia mình ít nhất cũng ba bốn cục. Như vậyngười đó sẽ vui không thấy bực bội đố kỵ chi hết. Còn mình thấy người đó được khen mà mình hầm hầm lên. Một lát nữa giả sử có chia nhau, thấy mình tức quá muốn hết chia. Đó là cái nhỏ tí thôi mà quí vị thấy là chuyện thường xảy ra.

Như ở thế gian thì luôn luôn chịu đố kỵ hơn là chịu tùy hỷ. Thấy người ta hơn mình là mình tức không bao giờ chịu chấp nhận, không bao giờ vui, vui với cái vui của người ta. Cho nêntrong kinh đức Phật nói: Người nào phát tâm tùy hỷ thì công đức vô lượng vô biên. Người làm việc tốt được bao nhiêu công đức, mình tùy hỷ công đức cũng bằng với họ không thua chút nào hết. Người làm được việc tốt là họ đã có lòng tốt, mình tùy hỷ là phá tâm tật đố thì mình cũng tốt luôn. Hai người công đức cũng như nhau.

Cũng như cây đuốc này mồi qua cây đuốc kia. Hai cây đều sáng mà không cây nào mất ánh sáng hết. Chúng ta tùy hỷ cũng vậy. Ai được cái gì tốt mình phát tâm vuimừng: Huynh được cái đó tốt quá, huynh sung sướng phát tài, tôi mừng tôi sung sướng như tôi phát tài vậy. Như vậy chắc chắn đời mình không nghèo. Ai sung sướng mình cũng mừng như mình được thì, thế nào họ cũng không bỏ mình. Khổ là, người ta được mình lại ghét, cho nên mình kiếm chuyện châm biếm, móc nghéo làm cho họ tức, do đó ai cũng muốn đập mình hết. Vì vậy mình khổ suốt đời.

Quí vị thấy cái mầm an vui nó phát từ cái biết tùy hỷ, tức là biết nhìn thấy và nhận cái vui của ngườilàm cái vui của mình. Còn thấy người ta vui mình sanh tâm bực tức thì chắc cả ngày mặt mình nhăn hoài, không thể nào tươi được hết. Vì thiên hạ thiếu gì người được, mà ai được cũng bực tức thì mình sẽ thấy đau khổcả ngày. Cho nên Phật dạy: Phải phát tâm tùy hỷ, vui theo cái vui của những người chung quanh chúng ta. Người đó dù thân hay sơ, họ được vui mình cũng vui theo hết.

Bởi vì chúng ta đã thấy trong kinh đức Phật nói: Chư Bồ-tát thấy một chúng sanh đau khổ, coi như mình đau khổ. Thấy một chúng sanh an vui coi như mình an vui. Chúng ta chưa bằng Bồ-tát ít ra cũng tập cái hạnh đó. Được cái hạnh đó rồi thì chúng ta thấy tự mình mang hạnh phúc đến cho mình. Nếu không tập hạnh đó, ngược lại, mình còn nuôi dưỡng tật đố bực bội sân hận thì mình khổ hoài. Mình tự chuốc khổ mà chuốc khổ đời đời, chớ không phải một ngày một tháng mộtnăm. Yếu tố tu hành nằm trong đó.

Quí vị thấy, lối tu tập đó không tốn công bao nhiêu mà được vui hết cả làng. Còn mình bực thì họ thấy mặt mình họ đã tức rồi, và thầm nghĩ người đó tại sao xấu vậy, thấy người được thì ganh ghét. Đó là tự mình chuốc thêm tai họa có ích lợi gì đâu. Cho nên, là người tu, chúng ta cần gột bỏ hết những cái gây đau khổ để đem lại an lành vui vẻ cho mình. Đó là điều thiết yếu. Phải buông hết, đừng cố chấp thì lòng người mới nhẹ, tức là không sân không hờn và phải tùy hỷ khi thấy cái gì vui. Được như vậy thì chúng ta mới là con người vui cười luôn luôn. Nếu chúng ta không làm như vậy thì tự nhiên chúng taphải đau khổ hoài. Nói tùy hỷ là chúng ta phá được tâm tật đố.

2. Làm sao phá được tâm sân hận?
Sân hận là cái tâm bệnh hoạn nhất. Động tới là nổi quạu lên la om sòm, tay chân muốn lay động. Đó là chuốc họa không nhỏ. Đây tôi dẫn một Thiền sư, Thiền sư Đạo Thông đời nhà Tống. Hôm đó tướng công Vu Địch tới hỏi đạo. Vu Công thường tụng kinh Phổ Môn nên ông hỏi rằng: Thế nào là gió đen thổi thuyền trôi vào nước quỉ La-sát? (Như hà thị hắc phong suy kỳ thuyền phưởng phiêu đọa La-sát quỉ quốc?) Thiền sư trả lời: Kẻ khách Vu Địch hỏi việc ấy làm gì? Vu Địch liền đổi sắc. Ngài bèn nói: Cái đó là gió đen thổi thuyền trôi vào nước quỉ La-sát. Vu Địch liền hết nổi nóng.
Chỗ đó thật là tối quan trọng. Mình đọc trong kinh nghe Phật nói dài dài, mình không biết cái gì. Giả sử gặp luồng gió đen (mây khói đen) chiếc thuyền bị trôi vào trong nước quỉ La-sát. Lúc đó ở trong thuyền có người niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát thì bọn quỉ không dám lại gần mình. Những người đọc câu chuyện đó thì thấy linh nghiệm vô cùng. Mình nghĩ có tai họa khi nào đi biển đi sông mà gặp gió to sóng lớn thì cứ niệm Quán Thế Âm Bồ-tát tức là qua hết. Quỉ mà không dám ngó đến mình huống nữa là cái gì. Nếu hiểu như vậy thì rất tội nghiệp cho kinh điển Đại thừa.

Hắc phong ở đây Thiền sư chỉ không phải là gió lớn ở bên ngoài. Hắc phong tức là gì? Tức là luồng gió đen tự trong lòng mình dấy lên, nó thổi chiếc thuyền người tới cõi nước quỉ liền. Nghe một lời nói trái tai, nổi giận lên tức là miệng phải nói lời ác, tay chân mình phải làm việc ác thì nó đưa mình tới đâu? Đưa vào cõi La-sát phải ở tù phải khổ. Như vậy hắc phong là từ chỗ đó. Cho nên chúngta nghe những lời nói ác những lời trái tai, vừa có cơn giận dấy lên thì biết đó là hắc phong thổi.

Phải dừng nó lại thì nhất định nókhông trôi lăn đến nước quỉ, mà quỉ cũng không dám hại. Nếu lỡ nó thổi trôi đến nước quỉ, thì phải nhớ niệm Quán Thế Âm quỉ không dám ngó đến mình. Vậy thì niệm Quán Thế Âm bằng cách nào? Sở dĩ chúng ta giận vì do mắt thấy tai nghe, mà phần lớn là tai nghe những lời trái nên mới giận. Khi tai nghe những lời trái nổi giận lên đó thì miệng tay muốn làm dữ rồi, mình nhớ niệm Quán Thế Âm Bồ-tát tức là nhĩ căn viên thông, nhớ lạitánh nghe của mình. Bao nhiêu lời trái tai đều tan hết.

Cơn giận cũng chìm luôn. Nó đâu còn cái gì đưa đến nước quỉ, La-sát đâu dám ngó tới mình. Chớ mình nghe người ta nói trái tai, chụp đó mà nổi giận tức là hắc phong nó thổi. Nếu nó thổi, đánh đập, chửi bới một hồi thì bịmời vô khám. Như vậy không phải là bị đưa tới nước quỉ La-sát nó hành hạ là gì? Rõ ràng như vậy. Nên biết, mình nhớ niệm Quán Thế Âm, thì tức nhiên quỉ không dám ngó đến mình. Giả sử gió lớn có nổi lên như trong kinh thường nói “Bất phạ sân tâm khởi, duy khủng tự giác trì”. Nghĩa là chẳng sợ cái tâm sân nổi lên, chỉ sợ mình giác chậm thôi. Bây giờ lỡ hắcphong thổi lên nó thổi mình, lúc đó niệm Quán Thế Âm tức là mình giác. Nhìn lại tánh nghe thì đâu còn theo tiếng nữa. Đó là giác. Mình giác thìcái nổi giận hồi nãy liền mất.

Như vậy, trước hết mình ráng đề phòng gió dữ. Lỡ bị gió dữ rồi thì phải nhớ niệm Quán Thế Âm. Đó là ý nghĩa thâm trầm trong kinh. Nhiều khi chúng ta chờ tai nạn xảy ra mới niệm, màkhông nhớ niệm hằng ngày như vậy. Chúng ta tu mà muốn hết sân, hết hận,chúng ta phải nhớ như vậy. Chúng ta hằng ngày, hằng đêm biết dừng bao nhiêu cái làm trái tai gai mắt, khi những trận giông đen dấy lên, ta biết đó là gì rồi. Nó thổi chúng ta thì chúng ta liền niệm Quán Thế Âm. Đó là chúng ta tỉnh giác.

Tỉnh giác kịp rồi thì tai nạn không đến với chúng ta. Còn không tỉnh giác kịp cứ để vậy mà chịu thì thế nào rồi cũng bị quỉ nó xé thây. Chắc chắn như vậy không nghi. Đường lối rõ ràng như thế. Cho nên muốn được vui, luôn luôn không có buồn bực tức tốithì chúng ta phải nhớ dừng lại cơn gió dữ đừng cho nó động. Lỡ động phải giác ngộ cho sớm. Được như vậy thì chắc chắn mình không có tai họa,không bị khổ đau.

Đó là ý nghĩa một mùa Xuân hạnh phúc. Năm nay chúng ta bắt đầu qua năm thứ ba, tôi chúc quí vị một điều gần nhất là hưởng một mùa Xuân hạnh phúc. Như thế mới là ý nghĩa của mùa Xuân Di-lặc cạn thôi.

Đến ý nghĩa mùa Xuân Di-lặc sâu hơn, tức là một mùa Xuân bất diệt, một mùa XUÂN MIÊN VIỄN. Nói đến đức Di-lặclà nói đến đức Phật sẽ thành. Trong kinh Phật thường nói: Ta là Phật đãthành, các ngươi là Phật sẽ thành. Như vậy đức Phật Thích-ca xác nhận rằng Ngài là Phật đã thành còn tất cả chúng ta là Phật sẽ thành. Sẽ thành là việc tương lai cũng như đức Phật Di-lặc vậy.

Ông Phật sẽ thành là ông Phật nào? Ở đâu? Ông ở chính nơi chúng ta nhưng vì chúng ta bỏ quên ông. Mình có hònngọc mà không nhận, cứ lo hỏi ngọc của đức Di-lặc hay đức Địa Tạng cầm trong tay mà không nhớ mình có hòn ngọc. Có mà không chịu nhận là dối gạt thiên hạ. Cho nên chúng ta nên biết rằng tự mình cũng có ông Phật như chư Phật vậy.

Vì mình còn quá lầm mê, không tự tỉnh tự giác được rồi bỏ quên ông Phật của chính mình. Vì vậy phải lăn lộn trong sanh tử. Mà đã lăn lộn trong sanh tử thì đó là khổ đau vì sanh tử là cái mầm của biến chuyển của sanh diệt. Biến chuyển sanh diệt, là vô thường gốc của khổ. Vì vậy đức Phật nói: “Luân hồi là khổ đau.” Còn ở trong luân hồi tức là còn ở trong sanh diệt là đau khổ. Nếu muốn ra khỏivòng sanh diệt thì phải thoát khỏi luân hồi. Thoát khỏi luân hồi mới làmiên viễn, gọi là bất diệt được.

Đó mới là cái an vui cứu cánh của con người. Vì chúng ta đang sống trong cảnh vô thường sanh diệt cho nên nó luôn luôn bức bách thúc đẩy ép ngặt chúng ta tới đau khổ. Bây giờchúng ta thoát khỏi cái vô thường bức bách đó thì tự nhiên chúng ta an vui. Vô thường bức bách đó là sanh tử luân hồi. Ra khỏi vô thường bức bách đó là giải thoát. Cho nên nói mùa Xuân Di-lặc mà được bất diệt miênviễn đó, là chỉ cho mùa Xuân do tự chúng ta thoát khỏi cảnh vô thường bức bách sanh diệt.

Nói một cách khác là thoát khỏi luân hồi sanh tử, sống với cái vô sanh an lạc. Bởi vì vô sanh nên đâu bị cái gì làm cho động, vì vậy là an. Bởi vô sanh nên không có khi buồn khi vuimà hằng tỉnh táo an ổn, gọi đó là cái vui chân thật. Như vậy khi nói tới mùa Xuân Di-lặc tức là nói đến mùa Xuân bất diệt, mùa Xuân của bản tâm thanh tịnh ở mỗi người. Chúng ta không còn bị lôi cuốn trong sanh diệt nữa. Như vậy mới là sống được mùa Xuân miên viễn.

Chính cáichỗ này là chỗ khao khát, chỗ ước mơ của người tu chúng ta. Chỗ này chúng ta dùng chữ mùa Xuân, nơi khác trong kinh gọi là Niết-bàn, tức là an lạc tịch tĩnh. Như đã nói mùa Xuân là cái gì ấm áp tươi đẹp an ổn, cho nên mùa Xuân ấy cũng tượng trưng là Niết-bàn tức là hằng sống trong cảnh an lạc vui vẻ luôn luôn. Còn hiện tại mùa Xuân của chúng ta chỉ là một mùa Xuân của ba tháng. Trong đó những ngày qua là mất, mất rồi lâu lâu nó đáo lại một lần. Đó là mùa Xuân của sanh diệt.

Giờ đây làm sao hưởng được một mùa Xuân không còn sanh diệt nữa. Đó là mùa Xuân cứu kính mà người tu mong ước. Được cái Xuân đó mới thật là cái Xuân của chính mình mong muốn. Nãygiờ là nói sự chúc tụng trong mơ ước thôi. Bây giờ làm sao hưởng mùa Xuân bất diệt đó? Muốn hưởng mùa Xuân bất diệt đó chúng ta phải có tâm bất diệt. Có tâm bất diệt thì mới hưởng mùa Xuân bất diệt. Còn mang tâm sanh diệt thì không bao giờ hưởng được mùa Xuân bất diệt.

Vì vậytrong kinh Kim Cang đức Phật dạy: “Chúng ta phải nhìn lại tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.” Ba cái tâm đó: “Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vịlai không thể được”. Tâm chạy theo quá khứ, hiện tại, vị lai đó là tâm gì? - Là tâm sanh diệt. Đức Phật nói tâm đó không thể được vì nó không thật. Chúng ta hằng sống với cái tâm nào? Chúng ta đang sống với tâm quákhứ hiện tại vị lai. Tại sao tâm quá khứ không thể được? Chúng ta trước giờ nằm ngủ, vừa nằm xuống gác tay lên trán thì làm sao? Nhớ chuyện năm ngoái năm xưa, tháng rồi tháng trước đã làm cái gì? Một hồi con mắt muốn nóng lên nhắm mắt không ngủ được. Nói tại sao tôi mất ngủ. Tại làm sao vậy? Cái gì thuộc về quá khứ chúng ta có ưng cởi bỏ hết hay không?

Tôi thấy có nhiều cuốn nhật ký đầy ăm ắp, bút tích kỷ niệm nữa. Như vậy bỏ hay là không bỏ? Nếu bỏ thì đừng ghi, nếu ghi thì đâu chịu bỏ. Vì sợ ký ức nhớ không hết nên phải ghi thêm ngoài nhật ký để mai mốt có quên lật lại. Như vậy đâu có ưng bỏ cáigì đâu? Cái đó thuộc về quá khứ, mà quá khứ có tìm lại được hay không. Tất cả qua rồi tìm lại đâu có được. Mình cứ nghĩ lui về quá khứ. Càng nghĩ lại càng rối cho mình thôi. Nó đâu có thật mà nghĩ. Thành ra hết một phần ba đời người chúng ta sống về quá khứ. Những cái gì oai hùng của thuở xưa cũ nhớ mãi không thôi.

Còn mấy chú trẻ thì sao? Sống với vị lai. Nghĩ bây giờ mình nhỏ quá, không làm gì đáng kể rồi, nghĩ vị lai sẽlà ông thần ông thánh gì đó đủ thứ. Vì vậy cả ngày ngồi lại nói tôi sẽ như thế này như thế kia. Cũng mất hết phần ba cuộc đời sống về vị lai.

Rồi một phần ba cuộc đời về sống về hiện tại. Hiện tại đây nói tạm mà không hiện tại gì hết. Nghĩa là hiện tại với niệm suy nghĩ tính toán đây là khen mình, đây là chê mình, việc này là phải việc kia là quấy. Cứ lo bao nhiêu đó, suy nghĩ hoài như vậy,hiện tại mà không có hiện tại. Niệm này hết thì niệm kia nó sanh. Cứ như vậy mà liên miên sanh diệt thì hiện tại đâu có. Vì vậy nghĩ đến quá khứ thì quá khứ không thể được.

Tâm mình cứ nhớ lui về quá khứ, mà quá khứ là chuyện đã qua rồi, nghĩ lui lại cái không có, cái nghĩ đó cũng là không. Cho nên cái quá khứ không thể được. Rồi hiện tại nghĩ cáinày tới cái khác, trong một ngày nghĩ không biết bao nhiêu thứ. Như vậycũng không được luôn. Vì đó là cảnh sanh diệt. Vị lai chưa đến cứ phóngđại cái này cái nọ. Ngồi đó mà tưởng tượng đủ thứ. Cái chưa đến mà tưởng cũng là không tưởng, nên không được luôn.

Như vậy quá khứ hiện tại vị lai, ba thời đều không được cả. Vậy mình sống với cái gì? Hiện tại mình đang sống ba thời của tâm như chúng ta đã thấy ba thời đó đều không thể được. Nếu mình sống với ba cái đó là mình sống với cái hãohuyền. Vậy mà người tu cho là thực tế. Nhớ chuyện đã qua cho là thực tế. Tưởng tượng cái gì chưa đến gọi là thực tế. Mà cái thực tế nhất lại không thấy. Thấy toàn cái sanh diệt viển vông thôi.

Quí vị thử kiểm lại một ngày xem quí vị sống với quá khứ hiện tại vị lai là bao nhiêu? Quí vị có bỏ tâm của ba thời đó hay không? Nếu cả ngày mà sống với tâm chạy theo ba thời đó thì chúng ta đã mất tâm rồi. Gọi là tâm mà thật sự tâm đã mất. Sống với cái tâm sanh diệt thì tâm đâu có thật. Như vậy sống với tâm không thật mà tưởng là thật rồi un đúc tưởng tượng v.v... có phải là chúng ta đang sống trong cái ảo huyền mà lầm cho mình là thật. Như vậy hằng ngày nói sống cho mình, thật đã mất mình. Thật là đáng thương chúng ta sống với ba cái tâm chết. Còn hiện tại thì theo cái sanh diệt không dừng cũng là cái không có luôn. Ba cái không có đó mà ráp lại thành cái có để sống. Như vậy tuy nói sống dường như không sống gì hết. Vậy mà mình hãnh diện xưng là mình đang sống.

Như vậy phải làm sao? Sống trong quá khứ, trong hiện tại, trong vị lai, trong cái sanh diệt đó thì tâm mình có an hay không? Mình có hưởng được một mùa Xuân miên viễn bất diệt hay không? Vì muốn hưởng một mùa Xuân miên viễn bất diệt thì nơi tâm mình cũng phải bất diệt. Mà muốn bất diệt thì phải bất sanh, tức không chạy theo cái sanh diệt. Không chạy theo sanh diệt thì tâm mình lặng lẽ thanhtịnh. Như vậy mới sống được một mùa Xuân bất diệt. Một Thiền sư Việt Nam diễn tả điều đó qua vài câu thơ nói rõ như ban ngày. Đó là Thiền LãoThiền sư khi vua Lý Nhân Tông vào núi gặp Ngài, mới hỏi: Hòa thượng baonhiêu tuổi? Ngài đáp:
Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu
Nghĩa là: Chỉ có biết ngày nay thôi, còn bao nhiêu năm trước ai đâu nhớ. Như vậy Ngài đâu có sống với tâm quá khứ, Ngài chỉ biết có ngày nay. Sống với ngày nay đó là sống với tâm lặng lẽ của hiện nay. Vua Lý Nhân Tông hỏi tiếp: Hòa thượng ở đây làm gì? Ngài trả lời:
Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân

Nghĩa là: Thấy trúc biếc thấy hoa vàngđều là cảnh chân thật, đều là mùa Xuân hết. Thấy trăng trong thấy mây bạc, cũng đều hiện cái chân thể hoàn toàn. Như vậy cái gì hiện ra trước mắt Ngài đều là một mùa Xuân miên viễn. Sống như vậy mới thật là sống. Còn mình bây giờ sống mà không thật sống. Khi nào hiện tại không chạy theo cái suy tính phân biệt, chỉ sống với tâm thanh tịnh thản nhiên của hiện tại thì mới gọi là sống với ngày nay.

Biết ngày nay là biếtnhư vậy. Với tâm thanh thản lặng lẽ, nhìn tất cả cái gì hiện có trước mắt đây đều là một màu chân thật, như như, không có cái gì là sanh diệt hết. Đó mới gọi là mùa Xuân miên viễn, mùa Xuân bất diệt. Mùa Xuân mà nhìn đâu cũng nên thơ hết, chớ không thấy cái lò lửa cái địa ngục, cái than trách như mình bây giờ. Nhìn đâu cũng thấy nên thơ. Thấy hoa cúc, thấy trăng, thấy mây, thấy cái gì cũng là nên thơ.

Thấy cái gì cũng đều là Xuân rạng rỡ, không thấy cái gì là đen tối xấu xa hết. Muốn sống với cái đó thì trước hết tâm mình phải Xuân miên viễn thì ngoại cảnh mới theo đó mà Xuân. Chớ tâm mình là cái tâm sanh diệt đau khổ, ngoài muốn có Xuân thì cũng gượng gạo Xuân mà thôi. Đem cái hoa mai hoa cúc chưng rồi cũng héo, cũng phải vứt đi. Nó không còn Xuân hoài. Chỉ cócái tâm thanh tịnh nhẹ nhàng thư thới đó, nhìn cái gì cũng là Xuân hết.Cho nên các Thiền sư nhìn đâu cũng thấy một mùa Xuân tràn trề, không cần đi tìm kiếm, không cần chờ đến tháng giêng mới có một mùa Xuân. Đó là mùa Xuân Miên Viễn.

Như vậy chúng ta tu hành cốt làm sao hưởng được một Xuân như thế. Đó là một mùa Xuân cứu kính. Ráng hưởng mùaXuân thú vị nhất, đẹp đẽ nhất mà người xưa đã hưởng. Đức Di-lặc đã hưởng mùa Xuân đó rồi, cho nên Ngài cười hoài. Mặt chúng ta nhăn năm, bảy nếp nhăn là vì chúng ta chưa hưởng được mùa Xuân đó. Cho nên trán chúng ta thì nhăn, mặt thì méo, mắt thì đỏ. Đó là cái đau khổ hiện ra ở mặt chúng ta. Chính vì chúng ta không hưởng được mùa Xuân như vậy.

Để kết thúc mùa Xuân miên viễn hôm nay, tôi dẫn thêm Thiền sư Thiên Tùng. Ngày đầu năm Ngài làm thơ tặng chúng lấy tên là: Tuế Triêu (là ngày đầu năm).
Kim tiêu tận đạo thiêm nhất tuế
Ngô đạo như kim giảm nhất niên
Tăng giảm khứ lai vô định số
Duy năng tiêu tận thế gian duyên
Tất tu thức đắc duyên trung chủ
Bách thiên vạn kiếp thường như nhiên
Vô tăng vô giảm như hà đạo
Nhất cú hà tu dụng khẩu truyền
Tạm dịch:
Sáng nay đều bảo thêm một tuổi
Tôi nói hôm nay bớt một năm
Thêm bớt lại qua số khôn tính
Chỉ hay dứt sạch duyên thế gian
Cốt là biết được trong duyên chủ
Trăm ngàn ức kiếp thường an nhiên
Không bớt không thêm làm sao nói
Một câu nào thiết dùng miệng truyền

Giải thích của ngài Thiên Tùng quá rõ ràng. Đến ngày mùng một chúng ta đều ùa nhau nói: Chúc thầy cô thêm một tuổi thọ, chớ có ai chúc thầy cô mất một tuổi thọ. Phải vậy không? Quả tang là mình mất một năm rồi. Nếu sống sáu mươi tuổi, năm rồi năm mươi ba tuổi năm nay năm mươi bốn tuổi, thì năm nay chúng ta đã bớt đi một tuổi để sống rồi. Sống sáu mươi tuổi, nếu năm mươi ba tuổi thì chúng ta còn được bảy năm. Năm nay năm mươi bốn tuổi, rút lại còn sáu năm thôi.

Rútmột năm là bớt tại sao lại nói thêm. Thành thử thế gian tưởng theo chiều thêm mà quên nghĩa bớt. Vì vậy mà Ngài nói: Sáng nay đều bảo thêm một tuổi, với Ngài thì Ngài nói: Hôm nay bớt một năm. Quả tang năm nay bớt một năm sống rồi. Rõ ràng như vậy. Nhưng có ai gan dạ thấy như vậy đâu. “Tăng giảm khứ lai vô định số” là thêm bớt qua lại cái số không nhất định. Nói thêm cũng được, nói bớt cũng được. Nói về cái chiều sáu mươi để trừ lại thì thấy mình đã bớt. Nếu thấy chiều năm mươi mấy cộng lại thì thêm một năm.

Như vậy vì có cộng có trừ nên có thêm có bớt. Thật ra không biết nói thế nào cho đúng. Vì vậy Ngài nói con số không nhất định. Chỉ có điều này là quan trọng. “Duy năng tiêu tận thế gian duyên” tức là chỉ người tiêu sạch cái duyên thế gian tức tiêu chảy ba tháng, tiêu chảy sạch hết, bụng trống rỗng tức là tiêu sạch, duyên thế gian, nhưng chưa đủ còn phải thêm: “Tất tu thức đắc duyên trung chủ”tức là cần phải biết được ông chủ trong các duyên đó. Biết ông chủ mới là cái tối thiết yếu.

Trước hết là phải tiêu sạch hết cái duyên thế gian, rồi kế đó biết được ông chủ, cắt hết các duyên đó. “Bách thiênvạn kiếp thường như nhiên” tức biết được ông chủ rồi thì trăm ngàn muônkiếp đều như vậy. Chính đó là mùa Xuân bất diệt. Tất cả quá khứ hiện tại vị lai đều không biến chuyển. “Vô tăng vô giảm như hà đạo”. Ông chủ đó trăm ngàn muôn kiếp vẫn như nhiên. Ông không có thêm cũng không có giảm. Không thêm không bớt, bảo tôi nói gì mới được đây? Thế gian có thêm có bớt còn nói được.

Còn cái chỗ không thêm không bớt nói cái gì? “Nhất cú hà tu dụng khẩu truyền” thành ra cái câu duy nhất đó đâu cần dùng miệng nói với nhau. Chỉ mọi người nhận được sống được, thấyđược thì người đó hưởng một mùa Xuân bất diệt. Chớ còn nói, nói nó không hết, vì vậy tôi không biết chúc tụng quí vị cái gì vào đầu năm này. Vì cái đó không dùng miệng mà nói với nhau được. Chỉ mỗi người nhậnvà thấy được cái đó thì quí vị hưởng một mùa Xuân như vậy.

Tôi tạm chúc quí vị một mùa Xuân Di-lặc tùy theo cạn sâu của mỗi người. Ráng hưởng cho được đừng để ba tháng Xuân mất rồi tới Thu tới Đông, lại trông Xuân đến nữa, cực lắm. Phải luôn luôn hưởng cái Xuân Di-lặc. Lúc nào cũng là Xuân hết. Gặp nhauchúng ta cười hoài. Dù sống trong cảnh nào cũng cười hoài như vậy là hạnh phúc ngay ở trần gian.

TẤT NIÊN: CÁI GÌ RỒI CŨNG ĐẾN

ĐẾN RỒI QUA, QUA RỒI MẤT

Ngày Tất niên năm nay, tôi nói một đề tài hết sức là bình dân: Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất. Tất cả chúng ta ai cũng như ai, khi sáng sớm thức dậy, nhớ đây là sáng, nghĩ đến chiều thấy như nó xa. Nhưng rồi lụi đụi qua một vài công tác là đến trưa. Sau bữa cơm trưa loanh quanh đến chiều, rồi tối. Như vậy nhìn sáng đến chiều dường như là xa, cái xa đó rồi cũng đến, đến rồiqua.

Sáng hôm sau tìm lại ngày hôm qua đã mất. Mùng một chúng ta thấy cuối tháng dường như xa, nhưng rồi loanh quanh tới rằm rồi tới ba mươi. Như vậy, ngày ba mươi thấy xa, nhưng rồi cũng đến, đến rồi qua,qua rồi mất. Ngày mùng một Tết chúng ta nói đến cuối năm thấy thời giandường như rất dài, rồi ngày qua ngày cũng đến cuối năm. Ngày cuối năm rồi sẽ qua, qua rồi mất. Đó là nói về thời gian.

Như vậy, một ngày sáng trưa chiều tối,khi đã qua rồi không còn trở lại với chúng ta nữa. Nhưng mà trong ngày đó, nếu chúng ta đóng một cái bàn, trồng một luống rau, hoặc viết một trang sách, cái chúng ta đã làm vẫn còn, nó hiện còn với chúng ta.

Một ngày qua đó, chúng ta đã làm cho nhiều người buồn, láng giềng tức giận, dù ngày đó qua mất rồi, hôm sau ta gặp lại những người ta làm buồn, họ có hết buồn chưa? Như vậy thời gian qua rồi mất không bao giờ trở lại, nhưng những cái gì chúng ta đã làm chưa mất hẳn, nó còn có mặt với chúng ta ở ngày mai. Nếu chúng ta muốn ngày mai ai gặp chúng ta cũng đều vui, đều thân mật, thì hôm nay chúng ta phải làm sao? Nếu gặp người nào chúng ta cũng thách đố, cũng mắng chửi, làm những chuyện bực bội cho họ, thì ngày mai chúng ta sẽ thếnào khi gặp lại họ?

Chúng ta có cần hỏi xem ngày mai ta tốt hay xấu, có được nhiều người thương hay không? Cần hỏi điều đó chăng? - Đâu cần việc đó. Chỉ cần nhớ hôm qua ta đã làm gì cho người ta,thì ngày nay những cái đó tự nhiên sẽ có với chúng ta. Đó là một lẽ thật mà thế gian không chịu nhớ. Ngày hôm qua chửi người ta, mà ngày naymuốn gặp ai cũng vui hết, ai cũng tán thán mình hết. Điều đó thật khôngbao giờ có. Đó là tôi nói chuyện một ngày, chuyện một năm cũng vậy.

Nếu một năm chúng ta làm toàn những điều dở, những điều xấu, rồi đến đầu năm nhất là từ mùng một đến mùng chín đem ít chục đồng bạc, vài bó nhang, một vài dĩa bánh tới chùa, cúngsao cúng hạn để cho năm tới được bình an, sung sướng. Quí vị nghĩ sao? Tại sao chúng ta không làm cái gì đem lại sự an vui cho mình cho người, mà lại làm những điều xấu xa rồi hoảng sợ, rồi cầu cạnh mong mỏi không muốn có những điều đau khổ. Khi chúng ta không cố tránh nhân đau khổ lạimong khỏi cái quả đau khổ, như thế có thể được hay không?

Như vậy chúng ta có thể nói một năm qua nếu ngày nào chúng ta cũng làm cho những người xung quanh được vui vẻ, ngày nào chúng ta cũng giúp đỡ mọi người, đem lại sự an ổn cho mọi người thì năm tới những người xung quanh chúng ta có thể nào trở nên thùđịch muốn hại chúng ta hay không? Đương nhiên không bao giờ có điều đó.Nếu qua một năm chúng ta làm cái gì được cảm tình, được thương mến thì năm tới chúng ta sẽ gặp được điều tốt.

Giả sử chúng ta bị bệnh hoặc bất thần một bất hạnh nào đến chúng ta, thì những người có cảm tìnhvới chúng ta truớc kia đã được chúng ta giúp đỡ, họ sẽ đối với chúng tara sao? Có thể người thì lo thuốc men, kẻ thì mách bảo thầy, hoặc giúp đỡ gia quyến chúng ta trong lúc khó khăn, gánh vác những gì nặng nhọc giúp chúng ta. Những cái không may cho bản thân chúng ta không phải là không đến, nhưng khi được mọi người mến yêu, thì những cái gì đến đó cũng được sự che chở và giúp đỡ để làm cho chúng ta nhẹ đi được đôi phần.

Ngược lại, nếu trong một năm chúng ta gây toàn thù hận, gây ác cảm mang phiền toái phức tạp với mọi người chung quanh thì, năm tới chúng ta nghĩ thế nào nếu chúng ta gặp lại những người đó. Tự nhiên dù không nói ai cũng biết, chỉ thấy, thấy khổ đau và những việc bực bội. Như vậy quí vị nghĩ sao? Mỗi người chúng ta phải làm gì? Để rồi sang năm mới chúng ta gặp những điều tốt đẹp? Hay làmặc tình chúng ta làm gì thì làm, đợi đến đầu năm đi cúng sao cúng hạn để được một năm bình an.

Chúng ta là những người biết đạo nghĩa là biết lẽ thật, tự nhiên chúng ta không chấp nhận những gì không đâu huyền hoặc. Phải thấy rõ lẽ thật của cuộc đời. Nếu năm rồi chúng ta làm cái gì đẹp hay xấu thì năm tới chúng ta có một phần ảnh hưởng chớ không thể nào tránh khỏi. Đó là một điều mà chúng tôi thấy mọi người chúng ta đều ý thức được. Nếu chúng ta muốn năm tới là một năm đẹp đẽ an bình, thì trong năm nay đối với mọi người bất cứ lúc nào, chúng ta cũng phải làm sao đem lại sự an lành cho họ. Không lúc nào là lúc chúng ta làm buồn người chung quanh, thì năm tới chúng ta được an lành không có nghi ngờ gì nữa.

Đó là tôi nói một năm, cho đến một đờicũng thế. Lẽ thật của một ngày, của một năm, đến kết thúc của một đời không khác nhau. Chúng ta biết được một ngày thì chúng ta có thể biết được một năm. Biết được một năm thì chúng ta có thể biết được một đời. Nếu một đời chúng ta tạo toàn những điều tốt điều lành, thì đời sau nếu chưa được giải thoát, chúng ta còn gặp lại,, cũng trong hoàn cảnh tốt vàlành.

Nếu một đời chúng ta làm toàn là đau khổ, toàn là điều phiền hận, khi gặp lại nhau sau này, khổ đau phiền hận tránh đâu cho khỏi. Cho nên thực tế là chúng ta phải lợi dụng thời gian. Mỗi thời gianqua phải là thời gian tốt đẹp cho mình và cho người. Chúng ta tạo được những điều an ổn vui vẻ cho mình, cho người, đó chính là sự bảo đảm an ổn vui vẻ cho chúng ta trong năm tới, và cho cả đời sau nữa.

Ngược lại, chúng ta không khéo vận dụng thời gian để làm những điều tốt đẹp, thì sau này chúng ta sẽ hối hận để cuộc đời trôi qua một cách vô ích. Tóm lại ngày qua là mất, nhưngnhững gì ta đã làm chưa mất hẳn. Nói đến thời gian trôi qua rồi mất, tôi có thể tượng trưng thời gian là một xâu chuỗi. Một ngày qua là một hạt chuỗi chúng ta lần qua. Cứ hạt này qua đến hạt khác. Tay còn lần chuỗi thì không hạt nào dừng lại mà luôn luôn là phải qua. Giờ đây chúngtôi có thể nói rằng các tràng chuỗi này không phải là một trăm lẻ tám mà nó là ba trăm sáu mươi lăm hạt. Như vậy năm này ngày này chúng ta đã lần hết ba trăm sáu mươi lăm hạt rồi. Cứ như vậy lần hết một tràng qua là một năm. Hoặc giả chúng ta mang một xâu chuỗi hạt to có mười hai hạt cứ một một hạt là một tháng.

Để quí vị nhận rõ hơn tôi kể lại nhữngtrường hợp của những người gần gũi tôi nhất. Như mẹ tôi chỉ lần được năm mươi sáu tràng rồi buông tay, chuỗi biến mất mà người cũng mất luôn.Cha tôi chỉ lần được bảy mươi chín tràng rồi buông tay, chuỗi mất ngườicũng mất luôn. Thầy tôi chỉ lần được năm mươi lăm tràng rồi buông tay, chuỗi mất người cũng mất luôn. Sư ông tôi chỉ lần được sáu mươi mốt tràng rồi buông tay, chuỗi mất người cũng mất luôn. Rồi đến tôi, tôi không biết lần được mấy chục tràng, để rồi buông tay và mất luôn. Chuỗi và người tìm lại không được nữa.

Quí vị có lần như vậy hay không? Mỗi xâu chuỗi lần qua rồi mất, mất cả chuỗi lẫn người lần chuỗi. Xâu chuỗi đó chúng ta gọi nó là xâu chuỗi mộng. Người lần chuỗi cũng là người mộng. Chuỗi mộng mất người mộng không còn. Như vậy, tất cả mọi người ở đây đang sống trong mộng và không ai biết mình đang sống trong mộng. Cứ tưởng là thật, nên tranh nhau từ lời nói, từ hành động, từ miếng ăn, từ cái mặc, rồi dồn đau khổ trên đầu nhau.

Đã là một cuộc đời mộng,ở trong đó không đánh thức cảnh tỉnh nhau, mà lại làm cho nhau thêm đaukhổ. Tự mình đã khổ, còn làm khổ cho người, đây là một điều đáng thương. Thương cho mình và thương cho mọi người. Nếu chúng ta thấy rõ thời gian là mộng ảo thì chính cuộc đời của chúng ta cũng là mộng ảo. Quí vị nhớ lại những người trước chúng ta, những người đồng thời với chúng ta và cả bản thân chúng ta đều là mộng. Tại sao chúng ta không thức giấc mộng đó. Hết mộng này tạo mộng khác, hết mộng khác tạo mộng khác nữa. Mộng chập chồng mộng. Thí dụ người nằm mộng khi họ tỉnh, họ biết cái mình thấy khi nãy: hình ảnh, con người, sự vật đã thấy chỉ là mộng. Khi họ biết như vậy rồi, giấc mộng có còn với họ hay không? Đã mấtrồi. Cho nên một khi đã tỉnh mộng thì mộng không còn.

Nhưng mà có người tỉnh mà còn mộng thìsao? Thí dụ: Quí vị đang ngủ, nằm mơ giật mình thức dậy biết hồi nãy làmộng, nhưng rồi cứ nằm ỳ nhắm mắt ngủ nữa. Mộng thứ nhất mất, thì mộng thứ hai tiếp, rồi mộng thứ ba và nhiều mộng nữa. Nếu chúng ta không gan dạ, một khi biết mộng liền trỗi dậy đốt đèn lên, thức hẳn hoi, hoặc tọa thiền hoặc đi đứng làm công kia việc nọ, thì tự nhiên không còn mộng nàotiếp. Nếu chúng ta biết là mộng mà cứ nằm dài nhắm mắt thì hết mộng nàyđến mộng kia không phải tỉnh một cơn mộng là hết mộng. Có phải vậy không?

Chúng ta xét lại: Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quívị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế mới hết mộng được.

Chúng ta phải gan dạ trỗi dậy, đừng vìmệt mỏi, đừng vì mê ngủ mà cứ nằm dài nhắm mắt thì làm sao hết mộng được. Cũng như vậy, chúng ta nhận thức rõ ràng cuộc đời là ảo mộng, vì như tôi đã nói, đầu năm thấy cuối năm là xa, nhưng rồi cuối năm cũng sẽ đến. Rồi ngày mai nó qua, qua rồi mất. Đến cuối năm khác cũng qua rồi mất. Chúng ta thấy ông bà, cha mẹ chúng ta sanh đó rồi mất đó, tức là sanh rồi tử, một khi mất đi chúng ta không thấy hình bóng thân yêu đó trở lại. Đến lượt chúng ta, hiện có đây, nhưng rồi cái ngày đó sẽ đến với chúng ta. Nó đâu còn xa nữa.

Đến rồi qua, qua rồi mất. Sự hiện hữu của chúng ta ngày nay cũng là mộng thôi. Nếu nó là thật thì nó đâu bị qua, đâu bị mất. Mà nó phải qua rồi sẽ mất, thì tự nhiên nó khôngphải là thật rồi. Vậy thì, trong khi chúng ta còn ở đây, coi như mình đang sống trong mộng. Trong mộng phải làm sao thấy là mộng. Biết mộng tức là chúng ta đã tỉnh rồi. Biết mộng rồi phải hẳn hoi thức dậy thắp đèn lên cho sáng, trỗi dậy rửa mặt rửa tay tới lui tỉnh táo.

Đừngnằm dài, đừng để cho cơn mộng thứ hai tiếp nữa. Đó là ý nghĩa thiết yếutrong khi chúng ta biết mộng. Nếu không được như vậy thì mộng này hết sẽ nối tiếp mộng khác và không biết nối tiếp đến bao nhiêu lần nữa mới hết mộng. Cho nên khi chúng ta biết rõ là mình sống trong mộng, phải tỉnh ngay khi biết chớ đừng để cho nó kéo dài cái mê. Đó là điều thiết yếu của cuộc đời mà cũng chính là cái then chốt trong sự tu hành. Cho nên người xưa, đã nói trong một bài kệ rằng:
Tại mộng na tri mộng thị hư
Tỉnh lai phương giác mộng trung vô
Mê thời khắp tợ mộng trung sự
Giác liễu hoàn đồng thùy khởi phu
Đang trong mộng ai có biết mộng là dối là giả. Như chúng ta bây giờ làm sao nói là hư là dối cho được. Khi còn trong mộng thì không biết mộng là giả là dối.
Khi tỉnh rồi chừng đó mới biết rõ trong mộng là không thật, là không.
Chúng ta đang ở trong mê thấy thân là thật thấy cảnh là thật, cũng như trong mộng thấy mọi sự vật đều thật.
Khi chúng ta giác ngộ rồi thì cũng giống hệt như người ngủ đã thức giấc vậy thôi.

Như vậy người xưa đã cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta biết rõ là mình đang sống trong mộng. Nếu biết rõ mình đangsống trong mộng thì đó là tỉnh cơn mộng. Nếu mình còn cho cảnh và ngườitrong đó là thật, đó là mình đang say, đang mê trong mộng. Như vậy biếtrõ là mộng là hư, mộng là không thật, biết rõ như vậy, hoàn toàn thức tỉnh, thì tự nhiên chúng ta thoát khỏi cơn mộng. Còn nếu chúng ta chưa biết đó là mộng, thấy nó là thật, đó là mê.

Như vậy cái mê và cái giác không có xa. Chẳng khác nào người ngủ mộng và người thức cơn mộng. Nghĩa là khi còn mê thì còn cảnh mộng khi thức giấc thì cảnh mộng mất. Chúng ta cũng vậy, đang ở trong mê, thì chúng ta thấy cảnh này là thật, khi giác rồi thì mới thấy là giả dối. Thấy giả tức nhiên chúng ta không còn mê nữa. Vậy chúng ta nên mê hay nên tỉnh? Nếu thực tỉnh chúng ta học đạo giác ngộ thì mỗi người chúng ta, mỗi ngày, mỗi năm, mỗi lúc đều phải tỉnh giác, đừng để cơn mộng lôi chúng ta nữa. Đừng để kéo dài mãi trong giấc mê để rồi phải khổ đau, phải chịu mọi điều phiền muộn. Đólà lời Cổ đức đã nhắc như vậy.

Sau đây là lời Thiền sư Thiệu Long, hiệu là Hổ Khưu là gò cọp. Ngài cũng nói về mộng:
Thoát thân dĩ hiểu Nam Kha mộng
Thử giác nhân gian vạn sự không
Xuy khứ hoàn hương vô khổng địch
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng

Câu đầu Ngài nói, khi mình thoát thân,tức là thoát khỏi cái mê chấp về thân, thì chừng đó mình mới hiểu rằng cuộc đời này là một giấc mộng. Một giấc Nam Kha mà thôi, không có gì hết. Mình giải tỏa lầm chấp thân là thật thì biết rõ cuộc đời như giấc Nam Kha, không có gì thật.

Câu kế Ngài nói tất cả nhân gian này muôn việc trở về không. Cái này có đó rồi sẽ mất đó, không có gì lâu dàikhông có gì bền chắc. Có rồi mất, mất rồi thành không. Biết rõ nhân gian vạn sự không, thì chúng ta làm gì đây? Chúng ta thành không luôn sao? Không phải như vậy. Ngài nói tiếp: “Xuy khứ hoàn hương vô khổng địch.” Thổi lên một khúc sáo khúc nhạc hoàn hương bằng một ống sáo khônglỗ.

Câu đó nghe lạ lùng quá. Sáo không lỗ làm sao mà thổi, mà Ngài nói thổi lên một khúc nhạc hoàn hương bằng ống sáo không lỗ. Tức làchúng ta đã biết cuộc đời là mộng là không thì chúng ta nên trở về quê,tức là trở về cố hương mà muôn đời chúng ta đã bỏ quên đó. Trở về bằng cách nào? Bằng những tiếng sáo vi vu, thổi lên mà không có lỗ, âm ba vang dội mà vẫn không có tiếng nào thật hết. Đó là tiếng sáo của nhà Thiền, như bao nhiêu lời bao nhiêu tiếng hét, bao nhiêu câu nói của Thiền sư chẳng khác nào như sáo không lỗ. Nói mà không ý nghĩa, nói mà không chấp nê. Đó là ví dụ như sáo không lỗ.

Khi chúng ta thổi lên một bản nhạc hoàn hương thì sẽ thấy cái gì? Cũng như những chú mục đồng cỡi trâu về xóm trời chiều ngồi trên lưng trâu thổi sáo thì mấy chú mục đồng thấy gì?
“Tịch dương tà chiếu bích vân hồng!”

Mặt trời chiếu xuyên qua những đám mâyxanh nó biến thành ráng đỏ, một cảnh trời chiều đẹp vô cùng. Nếu ngồi trên lưng trâu chúng ta biết thổi một bản nhạc hoàn hương, thì sẽ được ngắm cảnh mặt trời xuyên qua đám mây ráng đỏ ở chân trời. Đó là hình ảnhtươi đẹp của người biết trở về quê.
Qua bốn câu thơ đó, chúng ta thấy Thiền sư muốn nói gì với chúng ta?

Trước hết chúng ta phải thấy cuộc đời là giấc mộng Nam Kha. Sau đó chúng ta thấy thế gian muôn sự đều trở về không. Thấy được thế gian muôn sự trở về không rồi, đó là bước đầu để chúng ta trở về quê hương cũ. Nếu chúng ta biết trở về quê hương cũ, là một khúc nhạc êm đềm, là một buổi trời chiều tươi đẹp hạnh phúc an lành đến với chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2012(Xem: 12807)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 21809)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8581)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8913)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6354)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7374)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 7660)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12215)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 8562)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]