Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Tản mạn về chữ Chánh

07/02/201109:32(Xem: 11103)
09. Tản mạn về chữ Chánh

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549
-09-

Tảnmạn về chữ Chánh

Thỉnhthoảng, trên các diễn đàn Phật Giáo của mạng truyền thôngInternet, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến bàn luận về chữChánh và Chánh Kiến trong Bát Chánh Đạo. Ở đây, xin mạnphép được đóng góp vài dòng tản mạn.

Theokinh nghiệm, mỗi khi chúng ta bàn về từ ngữ Phật Pháp, nhấtlà từ ngữ Hán Việt trong kinh điển, dịch từ nguồn nguyênthủy Pāli và Sanskrit, ta cần lưu ý đến cách chọn lựa thuậtngữ của các vị cao tăng dịch giả ngày xưa, bởi vì cácngài dùng những thuật ngữ phiên dịch để quảng bá giáolý của Đức Phật cho dân chúng thời đó, có thể nhữngthuật ngữ đó không còn thích hợp trong bối cảnh thời nay,hoặc ý nghĩa chữ dùng có thể đã thay đổi theo năm tháng.

Chonên, rất khó mà tìm một câu trả lời phổ quát cho câu hỏi:Thế nào là Chánh? Tùy theo ngữ cảnh và mạch văn, Chánh cónhiều ý nghĩa khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin giới hạn chữChánh trong ý nghĩa của Bát Chánh Đạo như Đức Phật đãgiảng dạy. Trong phạm vi đó, theo thiển ý, Chánh - dịch theochữ Pāli Sammā - là những gì có ích lợi và cần thiếtcho sự hành trì để tận diệt khổ đau, đưa đến giảithoát, giác ngộ.

BátChánh Đạo là con đường có 8 yếu tố - mỗi yếu tố cótên gọi bắt đầu bằng chữ Chánh. Thật ra, danh từ BátChánh Đạo chỉ là một lối dịch thoát, không sát nghĩa.Chữ Pāli là Ariya atthangika-magga, có nghĩa là con đườngthánh (cao sang) gồm có 8 chi phần, tiếng Anh dịch là "theNoble Eightfold Path". Trong các bản dịch Kinh tạng, Hòa thượngThích Minh Châu dịch là "Thánh đạo Tám ngành". Tuy nhiên,vì danh từ Bát Chánh Đạo rất phổ thông trong hàng Phậttử chúng ta, nên chúng tôi thường dịch là Con Đường TámChánh.

*

CònChánh Kiến là gì? Là nhìn đúng, thấy đúng. Nhưng nhìn đúngnhư thế nào? Tùy theo ngữ cảnh và mục đích, trong sinh hoạtvăn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, luân lý, lịch sử,v.v., chúng ta thấy có thể có nhiều cái đúng khác nhau, cókhi tương hợp, có khi tương phản. Tuy nhiên, lồng trong BátChánh Đạo, Chánh Kiến là cái nhìn, cái thấy, cái hiểu biếtnhư thế nào để mang lại lợi ích cho con đường hành trì,diệt khổ ưu, đưa đến hạnh phúc an lạc, tiến đến giácngộ giải thoát. Đức Phật đã giảng rõ ràng về các yếutố Chánh - kể cả Chánh Kiến - của Bát Chánh Đạo, trongnhiều bài kinh. Xin chép lại ở đây, một đoạn kinh trongTương Ưng bộ, Tập 5, để chúng ta cùng nhau ôn lại địnhnghĩa của Bát Chánh Đạo:

-"Này các vị Tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó làsự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân củakhổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểuvề con đường diệt khổ.

Thếnào là chánh tư duy? Đó là tư duy về ly dục, tư duy về vôsân, tư duy về vô hại.

Thếnào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hailưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.

Thếnào chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy củakhông cho, từ bỏ hành động tà dâm.

Thếnào là chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sốngvới chánh mạng.

Thếnào là chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không chokhởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệtcác bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiệnpháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.

Thếnào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệttâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sốngquán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọitham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnhgiác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trêncác pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trênđời.

Thếnào là chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện, chứngvà trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do lydục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm vàtứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷlạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm;rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sựlạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứngvà trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệthỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứtư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh."

Chonên, để trả lời câu hỏi thế nào là Chánh Kiến, chúngta có thể ghi lại lời của Đức Phật: Đó là thông hiểuvề khổ (Khổ), thông hiểu về nguyên nhân của khổ (Tập),thông hiểu về sự diệt khổ (Diệt), và thông hiểu về conđường diệt khổ (Đạo).Hay nói tóm tắt, Chánh Kiếnlà cái nhìn đúng đắn về Tứ Diệu Đế.

Trongkinh Chánh Tri Kiến (Sammāditthi sutta), bài kinh số 9 thuộcTrung Bộ, Ngài Xá-lợi-phất đã giảng cặn kẽ về địnhnghĩa của Chánh tri kiến là:

-Tuệ tri bất thiện và căn gốc của bất thiện.
-Tuệ tri thiện và căn gốc của thiện.
-Tuệ tri được thức ăn, gồm đoàn thực, xúc thực, thứcthực và tư niệm thực; và căn gốc của thức ăn.
-Tuệ tri khổ trong tiến trình khổ-tập-diệt-đạo.
-Tuệ tri từng chi phần Duyên khởi, theo vòng ngược, từ giàchết, rồi sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập, danh sắc,thức, hành, vô minh, và lậu hoặc.
Khi vịthánh đệ tử tuệ tri như vậy, vị ấy đoạn trừ tất cảtham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiếnmạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minhkhởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Như thế,vị ấy có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòngtin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp.

*

Nóiđến Chánh Kiến thì chúng tôi lại nghĩ đến chữ Tuệ. Chúngta thường nghe nói "Đạo Phật là đạo của Trí tuệ".Tuệ được hiểu theo nhiều nghĩa, và thường dùng chung vớivài chữ khác, để có những ý nghĩa, cường độ khác nhau,chẳng hạn như: trí tuệ, tuệ giác, tuệ tri, tuệ minh sát,tuệ giải thoát, v.v. Trong phạm vi Bát Chánh Đạo, Tuệ đượcdùng để chỉ tập hợp của 2 yếu tố: Chánh Kiến (về Tứdiệu đế) và Chánh Tư Duy (dựa trên ly dục, vô sân, vô hại),và là một trong Tam Vô Lậu Học (Giới-Định-Tuệ).

Sởdĩ chúng tôi đề cập đến Tuệ là vì mỗi khi có dịp thamgia trong các nhóm tu học, tìm hiểu hoặc bàn luận về cácđề tài phức tạp trong đạo Phật - chẳng hạn như về duythức, Như lai tạng, Phật tánh, bát-nhã, công án thiền, khôngtánh, bất nhị, đại thừa, tiểu thừa, phàm ngã, chân ngã,v.v. - chúng tôi thường bị lôi cuốn vào các cuộc bàn luậnsôi nổi, hấp dẫn, hào hứng đó. Vì vậy, thỉnh thoảng,chúng tôi phải dừng lại và tự hỏi lòng mình: - Nhữngkiến thức như thế có lợi ích gì cho mình, có giúp tăngtrưởng Trí Tuệ, dựa trên Chánh Kiến và Chánh Tư Duy theonhư định nghĩa của Đức Phật trong Bát Chánh Đạo, đưađến giải thoát, giác ngộ, hay không?Tự nhắc nhở nhưvậy cũng là một phương cách tốt, giúp cho mình tránh khỏicác hý luận, tranh cãi vô ích.

Nhânđó, chúng tôi lại nhớ đến lời Phật dạy về pháp nhưlý tác ý để điều hướng các sự suy nghĩ của mình saocho có lợi lạc trên đường tu tập, như đã ghi lại trongbài kinh "Tất cả các lậu hoặc" (Sabbāsava sutta), kinhsố 2 của Trung Bộ:

-"Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp cần phải tác ý vàvị ấy tác ý? Này các Tỳ-khưu, những pháp nào do vị ấytác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậuđã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanhkhởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậuchưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừdiệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tácý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tácý, tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưasanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừdiệt.

Vịấy như lý tác ý: Ðây là khổ; như lý tác ý: Ðây là khổtập; như lý tác ý: Ðây là khổ diệt; như lý tác ý: Ðâylà con đường đưa đến khổ diệt. Nhờ vị ấy tác ý nhưvậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giớicấm thủ. Này các Tỳ-khưu, các pháp ấy được gọi là phápdùng tri kiến để đoạn trừ các lậu hoặc."

*

Nhânkhi ghi lại lời giảng của Đức Phật, về định nghĩa 8yếu tố của Bát Chánh Đạo, xin đóng góp thêm ít dòng vềchữ Thiền. Nguyên khởi, thiềnlà âm ngắn của thiền-na,phiên âm từ chữ Phạn "dhyana / jhāna", là nhân tố chínhcủa Chánh Định. Ngày nay, nó đã mang nhiều màu sắc, nhiềuý nghĩa khác nhau, và từ đó, phát sinh nhiều môn phái khácnhau - nhất là từ khi chữ "Zen"trở thành một từ ngữthời thượng. Nhưng thật ra, Zenchỉ là phiên âm củangười Nhật, từ âm Ch'ancủa người Tàu, tức là Thiền.

Trongbối cảnh tu học hiện nay, theo thiển ý, Thiền là đồngnghĩa với nhóm Định của Tam Vô Lậu Học, nghĩa là mộttập hợp của 3 phần tử: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và ChánhĐịnh.

Nếuchúng ta quan niệm rằng Thiền là tập hợp của 3 yếu tốcuối cùng trong Bát Chánh Đạo, thì hành Thiền là pháptu Chỉ-Quán dựa trên một đời sống có giới hạnh trongsạch.Ở đây, Chỉ là Chánh Định, Quán là Chánh Niệm,và đời sống trong sạch là do Chánh Tinh Tấn - nỗ lực tăngtrưởng điều thiện lành, lợi lạc, và trừ diệt điềuxấu ác, không lợi lạc.

TrongTăng Chi Bộ, chương Hai Pháp, phẩm 17, Đức Phật nhấn mạnhđến pháp tu Chỉ-Quán để thông hiểu rõ ràng và tận diệttham, sân, si:

-"Này các Tỳ-khưu, có hai pháp cần phải tu tập. Thế nàolà hai? Chỉ và Quán. Hai pháp này cần phải tu tập để thắngtri tham sân si; để biến tri tham sân si, phẫn nộ, hiềm hận,giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc,cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóngdật; để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, đểbiến diệt, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ thamsân si."

Đọclại lời giảng của Đức Phật về Chánh Niệm và Chánh Định,ta thấy hai yếu tố nầy tương hợp, bổ sung cho nhau, khôngthể tách rời, không thể biệt lập. Theo định nghĩa, ChánhĐịnh là pháp luyện tâm, chế ngự các triền cái, đưa tâman trú vào các tầng thiền-na, và lúc nào cũng có chánh niệmtỉnh giác. Cho nên, không thể có chánh định nếu không cóchánh niệm.

Khônghiểu vì duyên cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn có người chorằng phát triển thiền-na - hay hành thiền An Chỉ - là pháptu của ngoại đạo. Ở đây, trong tinh thần của Bát ChánhĐạo, Chánh Định được phát triển dựa trên Chánh Kiếnvà một đời sống trong sạch đầy đủ giới đức, thì đókhông thể nào là thiền ngoại đạo. Trong bài Đại Kinh BốnMươi (Kinh 117, Trung Bộ), ngay trong đoạn đầu, Đức Phậtđã khẳng định rằng Chánh Định được phát triển là nhờ7 yếu tố còn lại của Bát Chánh Đạo. Ngoài ra, trong nhiềubài kinh khác, Đức Phật thường khuyên các vị Tỳ-khưu tìmnơi vắng vẻ, ngồi xếp chân, giữ lưng thẳng, để niệmtrước mặt, đem tâm an trú vào các tầng thiền-na, trướckhi phát triển tuệ quán.

Trởsang định nghĩa của Chánh Niệm, chúng ta thường nghe nóiđến "tứ niệm xứ", và thường nghe nhiều người đề cậpđến pháp "thiền tứ niệm xứ", có vẻ như là một lốithiền đặc biệt, riêng rẽ, là con đường duy nhất (theonly way, the sole way)dịch từ chữ ekāyanamaggo, vớihàm ý là không có con đường nào khác. Tuy nhiên, nhiều dịchgiả khác - như Tỳ-khưu Nanatiloka, Tỳ-khưu Bodhi, Tỳ-khưuAnalayo, ông Walshe - không đồng ý như thế. Các vị ấy dịchlà "con đường thẳng"(the direct path)với ý nghĩalà con đường hướng thẳng đến mục tiêu, và mục tiêuấy là Niết Bàn.

Thêmvào đó, đọc lại lời giảng của Đức Phật về bốn phápquán niệm (thân, thọ, tâm, pháp) trong kinh Niệm Xứ (Satipatthānasutta), ta đều thấy có cụm từ điều phục "mọi thamưu trên đời", dịch từ câu Pāli "loke abhijjhā-domanassam".Ngài thiền sư Ajahn Brahmavamso (trụ trì tu viện Bodhinyana, TâyÚc) giải thích dựa theo Chú giải rằng cụm từ đó có thểhiểu là để chỉ sự nhiếp phục năm triền cái. Abhijjhālà đồng nghĩa với triền cái thứ nhất, domanassamlàđồng nghĩa với triền cái thứ nhì, và nếu dùng chung lạivới nhau - trong thành ngữ Pāli - đó là cách viết tắt chonhóm năm triền cái. Ðiều nầy có nghĩa là cả năm triềncái phải được khắc phục trước khi bắt đầu hành trìpháp Quán Niệm. Chức năng của việc đem tâm an trú vào cáctầng thiền-na - chi phần Chánh Ðịnh của Bát Chánh Ðạo- là để nhiếp phục năm triền cái, giúp phát triển tuệMinh sát. Trong bài kinh số 68 của Trung Bộ (Nalakapāna sutta),Ðức Phật dạy rằng khi hành giả chưa đạt các tầng thiền-na,năm triền cái cùng với bất lạc và giải đãi sẽ xâm chiếmtâm và trú tại đó. Chỉ khi nào hành giả đạt vào các tầngthiền-na thì năm triền cái cùng với bất lạc và giải đãimới không xâm chiếm tâm và không trú tại đó.

Tỳ-khưuBrahmavamso giải thích thêm rằng thiền sinh nào đã trực nghiệmđược các tầng thiền-na mạnh mẽ nầy thì ắt đã biếtđược, qua kinh nghiệm bản thân, bản chất thật sự củatâm sau khi các triền cái đã được chế ngự. Thiền sinhnào chưa biết các tầng thiền-na thì chưa hiểu rõ các dạngvi tế của các triền cái. Họ tưởng rằng các triền cáiđã được chế ngự, nhưng thật ra, họ đã không nhận thứcđược chúng, và vì thế, đã không đạt kết quả tốt trongkhi hành thiền.

Cũngxin ghi nhận thêm ở đây là trong kinh Nhất Nhập Đạo thuộcbộ Tăng Nhất A-hàm của Hán tạng, bài kinh tương đươngvới kinh Niệm Xứ của tạng Pāli, có ghi rõ ràng ngay trongđoạn đầu là hành giả phải nhiếp phục năm triền cái.Điều nầy hàm ý là đem tâm an định vào thiền-na, nghĩalà cần phải hành thiền An Chỉ.

Cóquan niệm cho rằng phát triển tuệ quán thì không cần ChánhĐịnh, mà chỉ cần sát-na định (khanika-samādhi, momentaryconcentration), nghĩa là định từng chập, là đủ. Ngoàira, cũng có sách đề cập đến khái niệm về các tầng thiền-naminh sát (vipassanā-jhāna). Không biết các quan niệm đócó được ghi chép trong kinh tạng như là lời dạy của ĐứcPhật hay không? Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi,có lẽ các quan niệm đó chỉ được khai triển về sau nầy,do các vị luận sư viết ra trong các bộ chú giải và luậngiải, vào khoảng từ 500 đến 1,000 năm sau khi Đức Phậtnhập diệt.

Ởđây, là phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, chúng tôi chỉ cómột thắc mắc rất đơn giản: - Nếu không nỗ lực pháttriển Chánh Định với tâm an trú trong thiền-na, thì chúngta có thực hành trọn vẹn Con Đường Tám Chánh, như ĐứcPhật đã dạy, hay không? Có lẽ mỗi thiền sinh chúng ta phảitự tìm lời giải đáp thỏa đáng và thiết thực cho sựtu tập của mình.

*

Trongbài kinh số 107, thuộc Trung Bộ, Đức Phật giảng cho ngườiBà-la-môn Ganaka Moggallana, tóm tắt con đường tu tập, nhưsau:

-giữ gìn giới hạnh,
-hộ trì các căn,
-tiết độ ăn uống,
-chú tâm cảnh giác,
-thành tựu chánh niệm tỉnh giác,
-tìm nơi thanh vắng để hành thiền,
-nhiếp phục 5 triền cái,
-an trú vào 4 tầng thiền-na.
Thêmvào đó, theo kinh Sáu Thanh Tịnh, Trung Bộ 112, sau khi an trúvào 4 tầng thiền-na, Đức Phật khuyên các vị Tỳ-khưu hữuhọc phải tiếp tục hành trì, phát triển các tuệ minh vàtiến tới giải thoát.

Ngoàira, trong Tương Ưng bộ, Tập 1, Đức Phật dạy:

Ngườitrú giới có trí
Tutập tâm và tuệ

Nhiệttâm và thận trọng

Tỳ-khưuấy thoát triền.
NgàiPhật Âm, trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, giải thích rằng"người trú giới có trí" là người có giới thanh tịnh, cóhiểu biết rõ ràng, dựa trên vô tham, vô sân, vô si. "Tu tậptâm" ở đây là pháp hành thiền an chỉ, "tu tập tuệ" ámchỉ hành thiền minh quán, "tu tập tâm và tuệ" nghĩa là hànhthiền Chỉ-Quán, hay Chỉ-Quán đồng tu. "Nhiệt tâm và thậntrọng" nghĩa là có nhiều nghị lực, tinh tấn và tỉnh giácnhận thức. "Tỳ-khưu" (bhikkhu)ở đây mang một nghĩarộng, không phải để chỉ riêng hàng tu sĩ, mà để chỉngười thấy được sự khốn khổ của sinh tử luân hồi."Thoát triền" là thoát khỏi mọi trói buộc của sinh tử luânhồi. Như thế, qua câu kệ trên, Đức Phật dạy chúng ta phảian trú trong Giới, tu tập Thiền định, phát triển Tuệ quán,để giác ngộ giải thoát.

*

Saucùng, xin giới thiệu một quyển sách căn bản về Phật Pháp.Trong quá trình tu học, chúng tôi thường tham khảo quyển "ĐứcPhật và Phật Pháp" của Hòa thượng Narada, do cư sĩ PhạmKim Khánh dịch. Quyển này được xuất bản lần đầu tiênvào năm 1964, và được ông Khánh hiệu đính và bổ sung vàonăm 1998. Trong 40 năm qua, quyển sách đã được tái bản nhiềulần và đã mang nhiều lợi lạc cho hàng Phật tử chúng ta.

Thêmvào đó, trong những năm gần đây, chúng tôi lại thích thamcứu thêm quyển "Phật học Khái luận" của Hòa thượng ThíchChơn Thiện. Quyển sách nầy cũng được tái bản nhiều lần,có phát hành tại các nhà sách Phật giáo trong nước và hảingoại. Theo thiển ý, đây là một quyển sách dung hợp cácđiểm căn bản của Nam và Bắc tông, với những trích dẫnkinh điển rõ ràng và nghiêm túc, có ích lợi cho những aimuốn tìm hiểu về các vấn đề chính yếu trong đạo Phật.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2013(Xem: 8559)
Lâu lắm rồi, tôi không dám đọc báo chí, không dám nghe radio, không dám bật TV. Ừ, thì cứ coi như mình đứng ngòai thời cuộc, tách xa thực tế. Nhưng biết làm sao khi thỉnh thoảng những tin tức vẫn từ một ngõ ngách nào đó của truyền thông đưa đến những tin đau lòng. Những tin như cha mẹ bán con, người người bán nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Rồi học trò đâm chém nhau, nữ sinh băng hoại, trẻ em tử vong vì thuốc dởm, v.v… Lại đến những hình ảnh thảm thương của những vụ thảm sát trong học đường, thảm sát trong khu vực buôn bán. Kinh khủng hơn là những cơn bão lũ, những trận cuồng phong, động đất. Đằng sau những tin đó, biết bao nhiêu cuộc đời cuốn xoay trong gió lốc!
21/11/2013(Xem: 10036)
Bão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.
21/11/2013(Xem: 6438)
Tháng 9 năm 2013, Glen James, một người vô gia cư (homeless), sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà (shelter) ở Boston. Ông bất ngờ kiếm thấy một cái ba lô (backpack) ai bỏ quên trong một thương xá. Ông vẫy tay chặn một viên cảnh sát lại và trao cái ba lô lượm được cho viên cảnh sát. Cái ba lô trong đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch (traveler’s check) cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
12/11/2013(Xem: 21035)
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
10/11/2013(Xem: 43581)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14698)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
08/11/2013(Xem: 7802)
Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động „Nụ cười bất diệt“ của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.
07/11/2013(Xem: 11091)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 10399)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]