Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Nhập dòng giải thoát

07/02/201109:32(Xem: 10271)
08. Nhập dòng giải thoát

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549
-08-

Nhậpdòng giải thoát

Trongkinh điển thường đề cập đến bốn quả vị mà ngườicon Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đếnNiết Bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc- hoặc các chặng đường - trên hành trình thanh lọc tâm ý,tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, thường đượcgọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), tróibuộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

Bốnquả vị đó là:

-Dự lưu (Sotāpanna, Tu-đà-hoàn),
-Nhất lai (Sakadāgāmi, Tư-đà-hàm),
-Bất lai (Anāgāmi, A-na-hàm),
-A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).
Mườikiết sử là:
-thân kiến (sakkāya-ditthi),
-hoài nghi (vicikicchā),
-giới cấm thủ (silabata-parāmāsa)
-tham đắm vào cõi dục (kāma-rāga)
-sân hận (vyāpāda),
-tham đắm vào cõi sắc (rūpa-rāga),
-tham đắm vào cõi vô sắc (arūpa-rāga),
-mạn (māna),
-trạo cử vi tế (uddhacca),
-si vi tế (avijjā).
Trongnhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quảthánh đó như sau:

"...Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đãđoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm,gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữukiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánhtrí.

Cónhững Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ nămhạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở đấy được nhậpNiết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Cónhững Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiếtsử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đờinày một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Cónhững Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiếtsử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giácngộ". - (Trung bộ, 118)

*

Ngườiđạt quả Dự lưulà người đã đoạn trừ ba kiếtsử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Ngườinầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giảithoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làmngười hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp, vìvậy có sách gọi là quả Thất lai. Người nầy còn đượcgọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầucó thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng ChánhPháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như làmột bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắcvà tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nàovề sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoàinghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghivề con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giácngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đãđi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoáttối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng NiếtBàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thứclễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.

Thânkiến, kiết sử đầu tiên, là sự hiểu sai lạc về cái gọilà Tự ngã, hay cái Tôi, đồng hóa nó với một trong năm uẩn(sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong bài kinh số 44, thuộcTrung Bộ, Ni sư Dhammadina giảng rằng một người đã đoạntrừ thân kiến là một người "không xem sắc là tự ngã,không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã,không xem tự ngã là trong sắc", tương tự như thế đốivới bốn uẩn còn lại.

Cóngười thường hiểu lầm về chữ "hoài nghi" dùng ở đây.Tiếng Pāli là "vicikicchā", thường dùng để chỉ tháiđộ nghi ngờ về Phật Pháp Tăng và về lý Duyên sinh. NgàiPhật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo,nói rằng vicikicchācòn là một thái độ do dự, khôngnhất quyết, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cầnphải đoạn trừ kiết sử nầy. Ðức Phật khuyến khích chúngta phải biết nỗ lực suy tư, luận giải và chứng nghiệmngay trong đời sống hằng ngày, vì Pháp là "mời mọi ngườiđến xem xét" (ehipassika). Ðể rồi chúng ta thấy, biếtrõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trìcủa ta, và từ đó, có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo,không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.

Chữ"giới cấm thủ" cũng thường bị hiểu lầm. Ở đây đểchỉ thái độ mê tín mù quáng, bám thủ vào các hình thứclễ nghi, tin rằng làm như thế là đủ để thanh lọc tâm.Đoạn trừ giới cấm thủ không có nghĩa là một thái độbuông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh.Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giớiluật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyệntâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào cáchình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủlà một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưngsống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn xemđó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình.

Đểtrừ khử các kiết sử trên, Đức Phật khuyên chúng ta phảinỗ lực thực hành bốn điều: (1) thân cận bậc chân nhân,(2) lắng nghe diệu pháp, (3) như lý tác ý, và (4) thực hànhpháp và tùy pháp, như đã ghi trong Tương Ưng 55.11:

"Thâncận bậc Chân nhân là Dự lưu phần.
Nghediệu pháp là Dự lưu phần.

Nhưlý tác ý là Dự lưu phần.

Thựchành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần".
RồiNgài giảng về sự liên quan của bốn pháp trên:

-"Này các Tỳ-khưu, giao thiệp với bậc Chân nhân được viênmãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp đượcviên mãn thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn,thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viênmãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệmtỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn đượcchế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn, thờilàm viên mãn Ba thiện hành; Ba thiện hành được viên mãn,thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viênmãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi đượcviên mãn, thời làm viên mãn Minh giải thoát" (Tăng Chi 10.61).

Vềthân cận bậc chân nhân, Ngài giảng:

-"Thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây, thiện nam tử sốngtại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay conngười gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức,hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức,đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí,đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận.Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập vớiđầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức,vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những ngườiđầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí.Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập vớiđầy đủ trí tuệ. Đây gọi là làm bạn với thiện" (TăngChi 8.54).

RồiNgài khuyên:

Nếuthấy bậc hiền trí,
Chỉlỗi và khiển trách,

Nhưchỉ chỗ chôn vàng,

Hãythân cận người trí!

Thâncận người như vậy,

Chỉtốt hơn, không xấu. (Pháp Cú, 76)

Chớthân với bạn ác,
Chớthân kẻ tiểu nhân.

Hãythân người bạn lành,

Hãythân bậc thượng nhân. (Pháp Cú, 78)

ĐứcPhật đề cập đến 5 lợi ích của việc biết nghe diệupháp: (1) được nghe điều chưa nghe, (2) làm cho trong sạchđiều được nghe, (3) đoạn trừ nghi, (4) làm cho tri kiếnchánh trực, và (5) làm cho tâm tịnh tín (Tăng Chi, 5.202).

Trongkinh "Tất cả các lậu hoặc" (Trung Bộ 2), Đức Phật dạyvề pháp như lý tác ý để điều hướng các sự suy nghĩcủa mình sao cho có lợi lạc trên đường tu tập, như sau:

-"Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp cần phải tác ý vàvị ấy tác ý? Này các Tỳ-khưu, những pháp nào do vị ấytác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậuđã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanhkhởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậuchưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừdiệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tácý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tácý, tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưasanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừdiệt.

Vịấy như lý tác ý: Ðây là khổ; như lý tác ý: Ðây là khổtập; như lý tác ý: Ðây là khổ diệt; như lý tác ý: Ðâylà con đường đưa đến khổ diệt. Nhờ vị ấy tác ý nhưvậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giớicấm thủ. Này các Tỳ-khưu, các pháp ấy được gọi là phápdùng tri kiến để đoạn trừ các lậu hoặc".

KhiTỳ-khưu Kotthika hỏi ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất cần phảinhư lý tác ý thế nào để được giải thoát, ngài đáp:

-"Này Hiền giả Kotthika, Tỳ-khưu giữ giới cần phải nhưlý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ungnhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại,rỗng không, vô ngã.

Nămthủ uẩn đó là gì? Đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn,tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiềngiả Kotthika, vị Tỳ-khưu giữ giới cần phải như lý tácý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt,mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗngkhông, vô ngã" (Tương Ưng 22.122).

Vềthực hành pháp và tùy pháp, ở đây được giảng rộng ra,bao gồm chánh niệm tỉnh giác, phòng hộ các căn, huân tậpba thiện hành (thân, khẩu, ý), thực hành bốn niệm xứ (thân,thọ, tâm pháp), và phát triển bảy giác chi (niệm, trạchpháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả).

Trongnhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phậtthường đề cập đến bốn đặc tính của một vị thánhDự lưu là: niềm tín thành bất động nơi Đức Phật, nơiGiáo Pháp của Ngài, nơi đoàn thể các vị Thánh Tăng và cógiới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chânnhân khen ngợi. Trong Tăng Chi 10.92, Ngài giảng:

-"Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? Ở đây, này Giachủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đốivới Đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh ÐẳngGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: Phápđược Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, khôngcó thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng,được người trí tự mình giác hiểu. Vị ấy thành tựutịnh tín bất động đối với chúng Tăng: Diệu hạnh làchúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử ThếTôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnhlà chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúngđệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôntrọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, làphước điền vô thượng ở đời. Vị ấy thành tựu vớinhững giới đức được các bậc Thánh ái kính, không bịphá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, khôngbị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tánthán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định."

Mặcdù đoạn kinh trên thường được xem là các tiêu chuẩn cănbản của quả Dự lưu, trong kinh điển còn có ghi các danhsách khác, trong đó, tiêu chuẩn về giới hạnh được thaythế bằng tiêu chuẩn bố thí và trí tuệ:

- TươngƯng 55.32 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vịThánh đệ tử trú ở gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uếcủa xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thútừ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vậtbố thí."

- TươngƯng 55.33 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vịThánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệtcác pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập các pháp, đưađến chơn chánh đoạn tận khổ đau."

Khicác danh sách liệt kê này được kết hợp lại, chúng ta cóđược bốn đức tính của vị Thánh Dự Lưu: (1) đầy đủlòng tin, (2) đầy đủ giới đức, (3) đầy đủ bố thí,và (4) đầy đủ trí tuệ.

Đócũng là bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tươnglai cho một cư sĩ Phật tử:

-"Có bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tươnglai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòngtin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trítuệ" (Tăng Chi 8.54).

Ởđây, lòng tin nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) không phải chỉđơn thuần là sự tin tưởng, sùng tín mù quáng. Vị Dự Lưuthật sự tín nhiệm, tin tưởng nơi nguyên lý nghiệp quả- nguyên lý của hành động và hậu quả - vì vị ấy đãchứng nghiệm rõ ràng khi bắt đầu nhập dòng Thánh.

*

Tronggiai đoạn tu tập kế tiếp, khi tham dục (tham đắm vào dụcgiới) và sân hận được trừ khử một cách đáng kể thìngười đó đắc quả Nhất lai, nghĩa là có thể còntái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lầnnữa. Khi hai kiết sử tham dục và sân hận được loại bỏhoàn toàn, thì người ấy đắc quả Bất lai, nghĩa làkhông còn tái sinh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sửđầu tiên nầy gọi là hạ phần kiết sử (orambhāgiya-samyojana),cột trói chúng sinh trong cõi dục. Tùy theo trình độ chứngđạt, bậc thánh Bất lai sẽ thác sinh về Tịnh cư thiên thuộccõi trời sắc giới (rūpa-loka), trước khi nhập Niết-bàntối hậu. Ba quả vị Dự lưu, Nhất lai, Bất lai cũng thườngđược gọi chung là quả vị của bậc thánh Hữu học.

Ngườiấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừkhử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc, tham đắmvào cõi vô sắc, trạo cử vi tế, mạn, và si vi tế. Năm kiếtsử nầy gọi là thượng phần kiết sử (uddhambhāgiya-samyojana),cột trói chúng sinh trong cõi sắc và vô sắc. Ở đây, thamđắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốntầng thiền-na hữu sắc (rūpa-jhāna)và bốn tầng thiền-navô sắc (arūpa-jhāna). Trạo cử vi tế là trạng tháivẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, mạn(māna)là các ý tưởng so sánh, và si vi tế là mộtvài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

*

Ðếnlúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây tróibuộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặcđã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp,không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác,như đã mô tả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 1 (Kinh PhápMôn Căn Bản), đối với người ấy: "các lậu hoặc đãtận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặtgánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừhữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát". Người ấytrở thành bậc A-la-hán, bậc thánh Vô học, đắc đạoquả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16035)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3723)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6093)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6291)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3986)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8326)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5602)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15607)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10836)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7924)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]