Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Bảy giai đoạn thanh tịnh

07/02/201109:32(Xem: 10700)
05. Bảy giai đoạn thanh tịnh

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549

-05-

Bảygiai đoạn thanh tịnh

Bảygiai đoạn thanh tịnh tâm mà mỗi hành giả phải hành trìđể khai phát tuệ giác được đề cập trong bài kinh 24, TrungBộ (Rathavinita Sutta, Kinh Bảy Trạm Xe) và trong bài kinh34 của Trường Bộ (Dasuttara Sutta, Kinh Thập Thượng).Ðây cũng là căn bản của bộ luận Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi-magga)do ngài Phật Âm (Buddhaghosa) biên soạn vào khoảng thếkỷ V Tây lịch: 3 chương đầu đề cập đến sự thanh tịnhcủa giới đức (giai đoạn 1), chương 4 đến 13 là để hướngdẫn thanh tịnh tâm qua các pháp hành thiền (giai đoạn 2) -đem tâm an định vào các tầng thiền-na, và các chương cònlại là để phát triển tuệ giác (giai đoạn 3 đến giai đoạn7). Cách sắp xếp như thế phản ảnh 3 pháp tu học chính yếucủa người con Phật để đoạn trừ phiền não (tam vô lậuhọc): Giới, Ðịnh, và Tuệ.

Cácbản Chú giải về sau này có đưa ra các khái niệm về 16tầng tuệ minh sát, và sự liên hệ với bảy giai đoạn thanhtịnh được tóm tắt như sau:

1.Thanh tịnh giới đức (Giới tịnh, Sīla-visuddhi).

2.Thanh tịnh tâm (Tâm tịnh, Citta-visuddhi).

3.Thanh tịnh quan kiến (Kiến tịnh, Ditthi-visuddhi). Sau giaiđoạn nầy, hành giả phát triển được:

(1)Tuệ phân tích danh sắc (Nāmarūpa-pariccheda-ñāna)
4. Thanhtịnh bằng cách khắc phục hoài nghi (Ðoạn nghi tịnh, Kankhāvitarana-visuddhi).Sau giai đoạn nầy, hành giả phát triển được:
(2)Tuệ phân biện nhân duyên (Paccaya-pariggaha-ñāna).
5. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy thế nào là ConÐường, thế nào không phải là Con Ðường (Ðạo Phi-đạotri kiến tịnh, Maggāmagga-ñānadassana-visuddhi). Sau giaiđoạn nầy, hành giả phát triển được:
(3)Tuệ thấu đạt (Sammasana-ñāna), còn gọi là Thẩm sáttuệ.
6. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy Con Ðường (Ðạotri kiến tịnh, Patipadā-ñānadassana-visuddhi). Sau giai đoạnnầy, hành giả phát triển được:
(4)Tuệ quán chiếu sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāna),
(5)Tuệ quán chiếu sự diệt (Bhangānupassanā-ñāna), còngọi là Hoại tán tuệ,
(6)Tuệ phát hiện kinh sợ (Bhayupatthāna-ñāna), còn gọilà Kinh úy tuệ,
(7)Tuệ quán chiếu hiểm họa (Adīnavānupassanā-ñāna), còngọi là Nguy hại tuệ,
(8)Tuệ quán chiếu sự chán nản (Nibbidānupassanā-ñāna),còn gọi là Yếm ố tuệ,
(9)Tuệ muốn giải thoát (Muncitukamyatā-ñāna), còn gọilà Cầu thoát tuệ,
(10)Tuệ quán chiếu sự suy tư (Patisankhānupassanā-ñāna),còn gọi là Trạch sát tuệ,
(11)Tuệ xả về các hành (Sankhārupekkhā-ñāna), còn gọilà Hành xả tuệ,
(12)Tuệ thuận thứ (Saccānulomika-ñāna).
7. Thanhtịnh bằng cách thấu hiểu và nhận thấy (Tri kiến tịnh,Ñānadassana-visuddhi).Sau giai đoạn nầy, hành giả phát triển được:
(13)Tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāna),
(14)Ðạo tuệ (Magga-ñāna),
(15)Quả tuệ (Phala-ñāna),
(16)Tuệ ôn lại (Paccavekkhana-ñāna), còn gọi là Phản khántuệ.
*

Giaiđoạn đầu tiên là phải giữ gìn giới luật cho thật trongsạch, giới của người cư sĩ hay giới của hàng tu sĩ, đểthanh tịnh lời nói và hành động. Đó là Giới thanh tịnh.Tiếp theo, người con Phật phải nỗ lực hành thiền, đưatâm đến một mức độ an định vững mạnh. Đó là Tâmthanh tịnh.

Nămgiai đoạn kế tiếp là tiếp tục hành thiền để phát triểntrí tuệ, có trình bày chi tiết trong bộ luận Thanh Tịnh Đạotừ chương 19 đến chương 21. Ngài Hòa thượng Narada cũngcó đề cập đến trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp",chương 38, và ở đây, xin lược trích như sau:

(...)Tiếp tục hành thiền, hành giả bắt đầu phát triển quankiến trong sạch (Kiến tịnh) để nhận thấy chân tướngcủa vạn pháp. Với tâm an trụ vào một điểm, hành giảphân tích và quan sát cái gọi là chúng sinh. Sự thẩm sátnày cho thấy rằng cái được gọi là "Ta, Tôi, Tự ngã", chỉlà tập hợp phức tạp của tâm và vật chất, hay danh vàsắc. Cả hai đều ở trạng thái luôn luôn biến đổi, luônluôn trôi chảy, như một dòng nước tuôn chảy liên tục.

Khiđã có được quan kiến chân chính về bản chất thực sựcủa cái gọi là chúng sinh và hoàn toàn dứt khoát với mọiảo tưởng về một linh hồn trường cửu, hành giả cố tìmnhững nguyên nhân sinh ra cái Ta và nhận định rằng thế giannày không có sự tự nhiên phát sinh mà không tùy thuộc ởmột, hay nhiều điều kiện, trong hiện tại hay trong quá khứ.Vạn pháp đều do duyên sinh. Hành giả nhận định rằng kiếpsống của mình có đây là do vô minh (avijja), ái dục(tanha),thủ chấp (upadana), và nghiệp (kamma)của kiếpquá khứ, và vật thực (oja)trong kiếp sống hiện tại.Do năm nguyên nhân ấy, cái gọi là chúng sinh được cấu tạo.Nguyên nhân quá khứ tạo điều kiện (duyên) cho hiện tại,và cùng thế ấy, hiện tại tạo điều kiện (duyên) cho tươnglai. Chú tâm suy niệm như thế ấy hành giả vượt lên mọihoài nghi về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là Ðoạnnghi tịnh.

Tiếptheo, hành giả suy niệm rằng tất cả các vật cấu tạo,hay các pháp hữu vi, đều vô thường (anicca), phiềnnão (dukkha), và không có một thực thể (anatta).Hướng tầm mắt vào bất luận nơi nào, hành giả chỉ nhìnthấy ba đặc tướng ấy hiển lộ rành mạch, rõ ràng, khôngthể lầm lẫn. Bây giờ hành giả nhận thức rằng kiếp sốngchỉ là một dòng trôi chảy, một di động liên tục, khônggián đoạn. Dù ở các cảnh trời hay trên quả địa cầunày, hành giả không tìm được nơi nào có hạnh phúc thậtsự, bởi vì mỗi hình thức khoái lạc chỉ là bước đầu,mở đường đến đau khổ. Do đó, cái gì vô thường tấtnhiên phải chịu đau khổ, và nơi nào đau khổ và biến đổichiếm ưu thế thì không thể có một tự ngã trường tồnvĩnh cửu.

Khichú tâm hành thiền như thế ấy, đến một lúc nào đó, hànhgiả cảm thọ các trạng thái thỏa thích, hạnh phúc và vắnglặng, trước kia chưa từng bao giờ được biết. Hành giảcàng củng cố tâm định và tinh tấn thêm. Tâm đạo nhiệtthành càng tăng trưởng, tâm niệm toàn hảo, và tuệ minh càngtrở nên sâu sắc một cách lạ thường. Sớm nhận thấy rằngnhững hiện tượng mới nầy chỉ làm trở ngại cho nhữngtiến bộ tinh thần, hành giả trau giồi và phát triển "trạngthái trong sạch của sự hiểu biết" liên quan đến thế nàolà Con Đường và Không-Phải-Con-Đường. Đây là ÐạoPhi-đạo tri kiến tịnh.

Nhậnthức được con đường chân chánh, hành giả tiếp tục chútâm quán tưởng vào sự phát sinh và sự hoại diệt của tấtcả các pháp hữu vi. Trong hai trạng thái sinh và diệt, sựhoại diệt nổi bật chiếm ưu thế hơn, nên dần dần gâyấn tượng mạnh hơn trong tâm hành giả, bởi vì sự thay đổiđược nhận thấy dĩ nhiên và rõ ràng hơn sự trở thành.Do đó, hành giả hướng tâm chú niệm của mình về sự phântán của sự vật và nhận định rằng cả hai, danh và sắc,hai thành phần cấu tạo cá nhân mình luôn luôn ở trong trạngthái đổi thay, trôi chảy, không thể tồn tại giống hệttrong hai khoảnh khắc kế tiếp. Bây giờ, hành giả phát sinhsự hiểu biết rằng tất cả những gì bị phân tán đềulà đáng sợ. Toàn thể thế gian phát hiện trước mắt hànhgiả như một đống củi đang phừng cháy, một nguồn hiểmhọa. Kế đó là hành giả suy tưởng về tính chất rách nát,đổ vỡ và tạm bợ nhất thời của thế gian đáng kinh sợnày, có cảm giác nhàm chán nó và nảy sanh ra ý muốn vượtthoát ra khỏi đó. Hướng về đối tượng ấy, hành giảchú tâm niệm trở lại vào ba đặc tánh vô thường, khổ,vô ngã, và sau đó phát triển một tâm xả chọn vẹn, hoàntoàn thản nhiên đối với tất cả các pháp hữu vi - khôngluyến ái cũng không ghét bỏ, hay bất toại nguyện - đốivới bất cứ sự việc gì trên thế gian.

Tiếntrình trong giai đoạn thanh tịnh này có tên chung là "patipadañāna dassana visuddhi", trạng thái trong sạch của sự hiểubiết và nhận thức có liên quan đến Con Đường hay pháphành, Đạo tri kiến tịnh, giai đoạn thứ sáu của conđường thanh tịnh hóa.

Khiđạt đến mức độ nhận thức này, hành giả chọn mộttrong ba đặc tướng: vô thường, khổ, vô ngã, thích hợpnhất với mình và gia công khai triển tuệ giác theo chiềuhướng ấy cho đến khi thành tựu mục tiêu cuối cùng - ĐạoQuả Niết Bàn. Đây là giai đoạn thanh tịnh cuối cùng, Trikiến tịnh.

"Cũngnhư người đi trong đêm tối, nhờ trời chớp nên nhìn thấyquang cảnh quanh mình rồi giữ lại hình ảnh ấy trước mắtmột lúc lâu. Cũng thế ấy, do cái chớp bật sáng lên củatuệ giác, hành giả trực nhận Niết Bàn lần đầu tiên mộtcách rõ ràng và hình ảnh ấy lưu lại trong tâm, không baogiờ phai mờ."





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4715)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5020)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4512)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3746)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7555)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4745)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6174)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12152)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5352)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]