Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Ba giới, sáu đường

07/02/201109:32(Xem: 9461)
04. Ba giới, sáu đường

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549

-04-

Bagiới, sáu đường

Trongđạo Phật, chúng ta thường nghe câu "Ba giới, sáu đườngluân hồi" (tam giới, lục đạo luân hồi). Ðây là mộtcách diễn tả quan niệm về các hình thái hiện sinh của mọiloài luân hồi trong cõi Ta-bà (Samsāra, Sa-bà). Ba giớilà Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Sáu đường luânhồi là sáu loài chúng sinh:

1)chư thiên,
2)loài người,
3)loài a-tu-la,
4)loài ngạ quỷ,
5)loài thú vật,
6)loài đọa địa ngục.
Hai loàiđầu tiên - chư thiên và loài người, được xem như là loàicó nhiều phước báu, còn bốn loài kia chịu những cảnh đọađày, đau đớn.

Riêngchư thiên gồm 26 loài (có sách liệt kê 27 hoặc 28 loài), ởtrong ba cõi giới khác nhau: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắcgiới. Loài người và bốn loài đau khổ thì ở trong cõi Dụcgiới. Như vậy, tổng cộng là 31 loài, theo quan niệm củađạo Phật.

Nếuphân loại theo nguồn gốc phát sinh, cõi Ta bà chia làm chínđịa giới (Cửu địa): Dục địa, bốn Sắc địa do đắcbốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa jhāna), và bốn Vôsắc địa do đắc bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpa jhāna).

Tấtcả các loài trong cõi Ta-bà này, kể cả chư thiên, đều phảiqua cảnh sinh, trụ, hoại, diệt, và cùng chịu tám loại khổ(bát khổ), dù rằng có thể có những cường độ và thờigian khác nhau. Đôi khi chúng ta thấy có cụm từ "tam đồ,bát khổ" dùng trong các kinh sách, trong đó, "tam đồ" đồngnghĩa với "tam giới" (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).Tám loại khổ đó là:

1)Sinh khổ: khổ do sinh,
2)Lão khổ: khổ do già,
3)Bệnh khổ: khổ do bệnh,
4)Tử khổ: khổ do chết,
5)Ái biệt ly khổ: khổ do xa lìa những gì ta thích,
6)Oán tăng hội khổ: khổ do nối kết với gì ta không ưa thích,
7)Cầu bất đắc khổ: khổ do không được điều ta mong cầu,
8)Ngũ ấm xí thạnh khổ: khổ do hiện hữu năm ấm (sắc, thọ,tưởng, hành, thức).
Sau đâylà bảng liệt kê 31 loài trong cõi Ta-bà, từ cao xuống thấp:

A.Vô sắc giới
(FormlessWorld, Arūpa Loka)

31.Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perceptionnor non-perception;Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30.Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness;Ākiñcañña-yatanūpagādevā)
29.Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness;Viññānañca-yatanūpagā devā)
28.Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space;Ākāsānañca-yatanūpādevā)

B.Sắc giới
(Worldof Form, Rūpa Loka)

B1.Tứ thiền

27.Vô song thiên (Peerless devas;Akanitthā devā)
26.Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas;Sudassī devā)
25.Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas);Sudassādevā)
24.Thanh tịnh thiên (Untroubled devas;Atappā devā)
23.Vô đọa thiên (Devas not Falling Away;Avihā devā)
22.Vô tưởng thiên (Unconscious beings;Asaññā sattā)
21.Quảng quả thiên (Very Fruitful devas;Vehapphalā devā)

B2.Tam thiền

20.Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory;Subhakinnā devā)
19.Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory;Appamānasubhādevā)
18.Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory;Parittasubhādevā)

B3.Nhị thiền

17.Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance;Ābhassarā devā)
16.Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance;Appamānabhādevā)
15.Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance;Parittabhādevā)

B4.Sơ thiền

14.Ðại phạm thiên (Great Brahmas;Mahā Brahmā)
13.Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas;Brahma-Purohitā devā)
12.Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma;Brahma-Parisajjā devā)

C.Dục giới
(Worldof Sense-Desires, Kama Loka)

11.Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations;Paranimmita-vasavattī devā)
10.Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation;Nimmānaratīdevā)
09.Ðâu-suất thiên (Contented devas;Tusitā devā)
08.Dạ-ma thiên (Yama devas;Yāmā devā)
07.Ðao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods;Tāvatiṁsa devā)
06.Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings;Catumahārājikādevā)
05.Loàingười
(Human beings; Manussā)
04.Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03.Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts;Petā)
02.Loài thú vật (Animals;Tiracchānā)
01.Loài đọa địa ngục (Hells;Nirayā)


Bảngliệt kê trên được dựa theo hai tài liệu: quyển "Đức Phậtvà Phật Pháp" của ngài Hòa thượng Narada (ông Phạm Kim Khánhdịch) và phần giới thiệu trong bản dịch Anh ngữ TrườngBộ Kinh của ông Maurice Walshe (The Long Discourses of the Buddha:A Translation of the Digha Nikaya). Theo đó, loài người chúngta chỉ đứng hàng thứ 5, trên 4 loài khác là địa ngục,thú vật (súc sinh), ngạ quỷ và a-tu-la. Bốn loài sau cùngnày thường được gọi là những chúng sinh trong đọa xứhay khổ cảnh. A-tu-la là loài có nhiều quyền lực nhưng khônghạnh phúc vì có tánh sân hận, thường hay gây chiến vớicác loài khác. Đôi khi có sách không đề cập đến loài a-tu-la,và như thế cõi Ta-bà chỉ có 5 đường thôi (ngũ đạo luânhồi).

Loàingười ở trong một cảnh giới có hạnh phúc và đau khổlẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sinh vào cảnhnầy, vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phụcvụ và thực hành những Pháp cần thiết nhằm thành tựu ĐạoQuả Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnhngười.

Chưthiên có mặt trong cả ba cõi giới. Có 6 loại chư thiên trongDục giới (hạng số 6 đến 11 trong biểu đồ), trong đó kinhđiển thường đề cập đến cõi trời Đao-lợi và Đâu-suất.Cõi trời Đao-lợi còn gọi là cõi trời Ba Mươi Ba vì ởđó có 33 vị trời mà ngài Đế-thích (Sakka)là thiênchủ. Chính ở nơi đây, theo truyền thuyết, Đức Phật giảngVi Diệu Pháp trong 3 tháng hạ. Cõi trời Đâu-suất là nơilưu ngụ của những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ cácPháp cần thiết để đắc Quả Phật, chờ cơ hội thích nghiđể tái sinh vào cảnh người lần cuối cùng. Ngài Bồ TátMettaya (Di Lạc), vị Phật tương lai, hiện đang ở cảnh trờinầy, chờ ngày tái sinh vào cảnh người để thành tựu ĐạoQuả Phật. Theo truyền thuyết, hoàng hậu Maya (Ma-da, TịnhDiệu), mẹ của ngài Bồ Tát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta), sau khichết, tái sinh vào cảnh trời Đâu-suất, và từ đó sang cungtrời Đao-lợi nghe Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp.

TrênDục giới có Sắc giới (rūpa loka), cảnh giới các vịPhạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đangthọ hưởng hạnh phúc của thiền-na (jhāna). Có tấtcả 16 cảnh (số 12 đến 27 trong biểu đồ), tương ứng vớibốn tầng thiền-na hữu sắc (rūpa jhāna). Trong đó,5 cảnh giới cao nhất (số 23 đến 27) thường được gọichung là Vô Phiền Thiên (suddavasa)hay Tịnh Cư Thiên,cảnh giới hoàn toàn tinh khiết. Đây là cảnh giới tuyệtđối riêng biệt của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anāgāmi).Chúng sinh ở trong một cảnh khác mà đắc quả Bất Lai thìtái sinh vào cảnh nầy. Tiếp tục tu tập, các vị ấy đắcquả A-la-hán và sống ở đó cho đến lúc hết tuổi thọ,nhập Đại Niết Bàn.

Caonhất là Cõi Vô sắc giới (arūpa loka)gồm có 4 hạngchư thiên tương ứng với bốn tầng thiền-na vô sắc (arūpajhāna).

*

Theongài Hòa thượng Narada trong quyển "Đức Phật và Phật Pháp",giáo pháp của Đức Phật không nhằm mục đích truyền bámột lý thuyết về vũ trụ. Dù những cảnh giới trên cóthật hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáolý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin điều nào, nếuđiều ấy không thích hợp với suy luận của mình. Nhưng chúngta cũng không nên bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữuhạn của con người không thể thấu hiểu tường tận.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 8005)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 5984)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6054)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6466)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 11002)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9449)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 9831)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 8827)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 7426)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
17/10/2010(Xem: 9313)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]