Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Thương yêu là thông cảm

07/02/201109:32(Xem: 10174)
01. Thương yêu là thông cảm

THƯƠNGYÊU LÀ THÔNG CẢM
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2005 - PL. 2549

-01-

Thươngyêu là thông cảm

Tỳ-khưuVisuddhicara
BìnhAnson trích dịch

Khichúng ta nhận thức được trên thế gian này, nhân loại vàcác loài chúng sinh khác đều chịu quá nhiều đau khổ, việctối thiểu mà ta có thể làm được khi còn sống là góp phầnvào việc làm giảm bớt nỗi khổ đau ở chung quanh ta.

Cónhiều người phục vụ nhân loại bằng nhiều cách tuyệtvời. Họ đã và đang góp phần thiện nguyện cung cấp dịchvụ an sinh xã hội, trợ giúp người bệnh, người tàn tật,người nghèo đói, người già, người sắp chết và nhữngngười đang lâm cảnh khó khăn. Tất cả những bậc khai sángtôn giáo đều dạy các tín đồ phải làm việc từ thiện.Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóanhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hạisinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả - làm tốtthì được tốt và làm xấu thì bị xấu. Do đó, chúng taluôn luôn cố gắng tu tập làm điều thiện lành, tránh cácđiều bất thiện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối,uống rượu hoặc dùng các chất say. Chúng ta tu tập để đạttới mức độ mình làm việc thiện là vì đó là việc thiện,chứ không phải vì sợ bị đọa xuống địa ngục hoặc vìmuốn được ân thưởng về sau. Chúng ta làm tốt vì ta vuithích làm tốt, và tự nhiên ta có khuynh hướng làm tốt. Nóicách khác, chúng ta không còn biết làm gì hơn là làm thiện,làm tốt. Thiện và ta là một.

ĐứcPhật dạy hàng đệ tử phải có lòng từ thiện và quan tâmđến người khác. Khi dạy về lòng bố thí, Ngài nói bấtcứ một nỗ lực nhỏ nào cũng quý. Ngay cả ném vụn bánhmì xuống nước để cho cá ăn cũng được Đức Phật khenngợi. Một lần nọ, khi vài Tỳ-khưu không chăm sóc một vịTỳ-khưu đang bị bệnh kiết lỵ, Đức Phật đã tự tay tắmrửa cho vị Tỳ-khưu đó và khiển trách các vị kia, nói rằng:"Ai chăm sóc người bệnh, người ấy chăm sóc Như Lai" (MahavaggaVIII 26.1-8). Đức Phật khuyến khích các bậc vua chúa nêncai trị xứ sở với lòng từ ái. Ngài khuyên họ nên diệttrừ nạn nghèo đói, vì đó là nguyên nhân sinh ra trộm cướpvà các tội ác khác. Vốn là một người yêu chuộng hòa bình,Đức Phật đã từng đứng ra can gián khi hai bộ tộc có ýđịnh gây chiến chỉ vì tranh giành một khúc sông. Đức Phậthỏi: "Cái gì quan trọng hơn - nước sông hay máu người đổxuống vì chiến tranh?". Hai bộ tộc nhận ra sự phi lý củacuộc tranh chấp và quyết định rút quân, không đánh nhaunữa.

Mộttrong những vị vua nhân từ nhất, chịu ảnh hưởng giáo phápcủa Đức Phật, là vua A Dục, trị vì Ấn độ vào thế kỷthứ ba trước Tây lịch, khoảng 200 năm sau khi Đức Phậtnhập diệt. Nổi tiếng về lòng nhân đạo, vua A Dục còncó lòng rộng rãi từ tâm đến cả loài thú. Ngài gửi cácy sĩ đến chữa bệnh cho cả người lẫn thú. Ngài xây nhànghỉ cho khách lữ hành, và dưỡng đường cho người nghèovà người bệnh. Mặc dù là một Phật tử thuần thành, vuaA Dục cũng cho phép dân chúng được tin theo bất cứ đạogiáo nào và hỗ trợ sự sinh hoạt của mọi giáo phái. VuaA Dục xem vai trò của mình là một người lãnh đạo nhântừ, lúc nào cũng mong người dân được thịnh vượng vàhạnh phúc.

Chúngta cũng vậy, nếu chúng ta theo lời Phật dạy, ta sẽ có nhữnghành động tương tự như vua A Dục để làm giảm thiểu sựđau khổ, mở rộng hòa bình và hạnh phúc. Chính Đức Phậtlà một tấm gương tốt đẹp nhất để chúng ta noi theo, vìNgài đã dành trọn cuộc đời của mình để dạy cho mọingười thấy được con đường thoát khổ. Ngài không nhữngchỉ muốn làm giảm khổ mà Ngài còn chỉ dạy con đườngđưa đến diệt khổ một cách rốt ráo. Sau khi chứng ngộ,Ngài dùng trọn 45 năm còn lại của đời mình để dạy chúngta cách thức diệt khổ. Ngài dạy con đường tỉnh giác.

ĐứcPhật nhận ra rằng chỉ bằng cách tu tập thật rốt ráo thìngười ta mới có thể diệt khổ. Mặc dù việc săn sóc ngườiđau ốm, chữa lành bệnh tật, cung cấp thực phẩm và giúpđỡ vật chất cho người bần hàn là một phần của việccứu khổ, nhưng đó chỉ là chữa những triệu chứng. ĐứcPhật muốn tìm một sự chữa trị dứt hoàn toàncơnbệnh khổ. Do đó, Ngài suy nghiệm toàn bộ vấn đề sinh vàtử. Để giải quyết vấn đề ở tận gốc rễ của nó,Ngài thấy chúng ta cần phải hay đổi tâm thức một cáchrốt ráo. Sự đau khổ chủ yếu là do nơi tâm. Khi một ngườibị đau đớn về thể xác, người đó thường phản ứngbằng sự buồn rầu, sợ hãi và chán nản. Nhưng Đức Phậtnói nếu là một người biết hành thiền thì người đó cóthể chịu đuợc cơn đau thể xác mà không bị đau về tinhthần. "Thân có đau, nhưng đừng để tâm đau theo", Ngàidạy như thế. Nói cách khác, người ấy không phản ứng vớicơn đau bằng sự buồn rầu, lo âu, chán nản, oán ghét, sânhận, v.v. Ngược lại, người ấy phản ứng với một tâman định và bình thản. Người ấy vẫn vui vẻ và còn cóthể an ủi khuyến khích những người khác nữa.

Vấnđề chủ yếu là do ở Tâm. Nếu chúng ta loại trừ đượctham, sân, si ra khỏi tâm thức mình, chúng ta có thể hoàn toànchế ngự và tiêu diệt được sự khổ não về tinh thần,như băn khoăn và lo lắng, sầu não và than van. Ta phải thừanhận rằng đau đớn thể chất là điều không thể tránhkhỏi khi ta còn hiện hữu với cái thân xác này. Tất cảchúng ta đều biết sự thật là không ai có thể thoát khỏigià lão, bệnh hoạn, tử vong. Nhưng Đức Phật nói một khitâm chúng ta được thanh tịnh, không còn mọi bợn nhơ củatham, sân, si, thì cơn đau thể xác không còn làm ta sợ hãinữa. Không gì lay chuyển ta được nữa. Không gì làm ta tứcbực được nữa, dù đó là cơn đau đớn kịch liệt củanhững loại bệnh nan y. Tâm ta có thể vẫn giữ điềm nhiên.Vì vậy, có lần ngài Anuruddha (A-nậu-lâu-đà), một vị đạiđệ tử của Đức Phật, được hỏi là làm sao ngài có thểgiữ sự an nhiên khi bị bệnh nặng, ngài trả lời rằng đólà vì ngài đã làm chủ được tâm của mình qua việc hànhthiền giác niệm do Đức Phật dạy.

Ngoàira, Đức Phật cũng dạy là nếu người nào đã đạt đếnmức độ diệt được tham, sân, si, thì sẽ không còn phảitái sinh nữa. Khi người ấy chết, đó là kiếp cuối củabậc thánh A-la-hán. Người ấy đã đạt đến trạng tháiNiết Bàn an lạc, vô sinh. Vì không còn tái sinh, người ấykhông còn phải trải qua cảnh lão, bệnh, tử. Đức Phậtnói, đó mới là diệt khổ.

Giảmthiểu phiền khổ

Trêncon đường nỗ lực tinh tấn chấm dứt hoàn toàn sự khổ,chúng ta nên giúp cứu khổ bằng mọi cách trong khả năng củamình. Thế gian này không thiếu gì những cảnh khổ ải. Conngười gánh chịu khổ não qua nhiều cách khác nhau. Khi đọctin tức trên báo chí, ta thấy cái khổ ở mọi nơi. Ngườita cãi nhau, đánh nhau, giết nhau, cướp bóc, dối trá, lừađảo, và gây khổ cho nhau bằng đủ mọi cách. Chúng ta làmkhổ cho nhau, do sự mê muội của chúng ta. Ngoài ra, còn biếtbao thiên tai, tai nạn, rủi ro, đói khát, bệnh tật. Và cảnhlão, bệnh, tử luôn luôn theo sát chúng ta từng bước.

Thựcthế, thế gian này tràn đầy khổ ải. Tại sao chúng ta lạiđổ thêm khổ ải vào đó? Tại sao chúng ta không chịu dấnthân, giúp làm giảm bớt khổ ải? Ngay cả nếu không làmđược nhiều, chúng ta cũng có thể làm được chút ít. Mọinỗ lực, dù lớn dù nhỏ, đều tốt cả. Như là có ngườiđã nói: "Không có sự sai lầm nào lớn hơn sự sai lầmlà mình không chịu làm gì cả bởi vì nghĩ rằng mình chỉcó thể làm được quá ít". Mỗi chúng ta đều có thểlàm được một chút ít gì đó, tùy theo hoàn cảnh và khảnăng của mình. Trước hết, chúng ta có thể bắt đầu bằngcách ăn ở, cư xử tử tế hơn. Chúng ta có thể kiểm soátcơn giận của chúng ta. Mỗi khi giận dữ, chúng ta gây khổnão cho chính mình và người khác. Nhưng nếu chúng ta kiểmsoát được sự giận dữ và nuôi dưỡng lòng bao dung và nhẫnnại, tình thương và từ tâm, chúng ta trở thành những ngườitử tế hơn, và điều đó sẽ giúp mang niềm vui và hạnhphúc đến cho người khác.

Nóicách khác, chúng ta bắt đầu bằng cách thanh tịnh tâm, trừkhử mầm mống bất thiện và tiêu cực của tham, sân, si.Dựa vào khả năng kiểm soát được các trạng thái bất thiệnnày, chúng ta phát triển tình thương và tâm từ. Chúng ta trởnên tử tế hơn trong quan hệ với những người chung quanh.Chúng ta nói chuyện một cách thương yêu và dịu dàng hơn,và tránh những lời cộc cằn lỗ mãng, châm biếm mỉa mai.Chúng ta trở nên quan tâm nhiều hơn về sự an vui của ngườikhác. Nếu chỉ biết lo cho chính quyền lợi của mình thìchúng ta sẽ không thể mở rộng lòng thương yêu. Muốn cótình thương yêu, chúng ta phải biết quan tâm đến ngườikhác, chứ không phải chỉ riêng có bản thân mình. Vì vậy,chúng ta phải tự hỏi, mình có thương yêu đủ chưa? Mìnhcó quan tâm đủ chưa? Nếu chưa, thì chúng ta chưa thể làmgì để giảm bớt sự khổ. Bởi chính từ tình thương yêuthật sự mà chúng ta mới có những hành động cụ thể.

Mỗingười chúng ta đóng góp theo cách riêng của mình, theo bấtcứ cách thức nào mà mình biết. Chẳng hạn, chúng ta có thểđóng góp bằng cách chia sẻ kiến thức về Phật Pháp màmình biết, cho dù sự hiểu biết của mình còn rất hạn chế.Ta có thể khuyến khích mọi người hành thiền và hướngdẫn họ chút ít trên đường tu học. Ta có thể kêu gọimọi người thương yêu, quan tâm đến nhau hơn, tử tế vàkiên nhẫn với nhau hơn, v.v. Dĩ nhiên chúng ta không hoàn toàn,và có những lúc, chúng ta không làm tròn vai trò của mình.Có câu tục ngữ nói rất đúng, rằng: "Nói thì dễ, nhưnglàm được lời mình nói thì rất khó". Vì vậy, ta cũngnên là người đầu tiên đứng ra nhìn nhận những nhượcđiểm của mình và chấp nhận sửa sai. Chúng ta thường cótác ý tốt và không có ý định hại ai. Nhưng do sự sơ hở,kiêu căng, thiếu hiểu biết, thiếu nhẫn nại, thiếu bao dung,v.v., chúng ta có thể làm khổ phiền người khác, cho dù chúngta có ý định tốt. Nhưng một người có tâm hồn cao thượngsẽ thông cảm và tha thứ cho ta. Khả năng tha thứ là mộtđức tính tuyệt vời, vì vậy mới có câu: "Lầm lỗi làngười, tha thứ là thánh".

Bạncứ sẵn sàng cống hiến, đóng góp, bố thí, và chỉ có bạnmới biết cách nào mình có thể đóng góp hay nhất, tốt nhất.Mỗi người chúng ta đều có sở trường, tài nghệ và năngkhiếu khác nhau. Điều kiện và hoàn cảnh mỗi người mộtkhác, cho nên chúng ta đóng góp theo cách thức riêng của mình,tùy theo điều kiện và căn duyên của mình. Điều quan trọnglà ta có cố gắng, ta làm theo khả năng của mình. Bất cứmột đóng góp nhỏ nhặt nào cũng tốt, và sau một thời gianthì ta sẽ nhận ra rằng mình đã làm được khá nhiều việc.Và đó là dịp để ta hoan hỉ. Dĩ nhiên điều đó không cónghĩa là ta nên ngừng nghỉ trên sự hoan hỉ đó. Còn rấtnhiều việc phải làm, cho nên ta phải tiếp tục nỗ lực,tiếp tục tinh tấn thêm.

Thươngyêu là thông cảm

Muốnchết lành, chúng ta phải sống tốt. Nếu đã sống tốt thìchúng ta có thể chết lành, không hối tiếc. Chúng ta ra đibình an, hài lòng rằng mình đã làm tất cả những gì mìnhcó thể làm được, rằng trong đời mình đã chia sẻ sựcảm thông và hạnh phúc, rằng mình đã sống theo những nguyêntắc của mình dựa trên tình yêu thương của tâm từ.

Thươngyêu là thông cảm. Tình thương yêu không phán xét hay lên án.Tình thương yêu lắng nghe và thông hiểu. Tình thương yêuquan tâm và có thiện cảm. Tình thương yêu chấp nhận vàtha thứ. Tình thương yêu không có ranh giới. Tình thương yêukhông phân biệt, không nói: Tôi theo Nam tông, anh theo Bắc tônghoặc Mật tông. Tình thương yêu không nói: Tôi theo Phật giáocòn anh theo Thiên chúa giáo, Hồi giáo, hoặc Ấn độ giáo.Hoặc tôi là người Hoa, chị là người Mã lai, ông kia làngười Ấn, bà nọ là người Âu. Hoặc tôi là người Đôngphương, còn anh là người Tây phương; hoặc tôi là ngườiMã lai, anh là người Nhật, chị là người Mỹ, người Miến,người Thái, v.v.

Tìnhthương yêu vượt qua mọi rào cản. Tình thương yêu thấyvà cảm nhận được chúng ta đều cùng một giống, đó lànhân loại. Nước mắt chúng ta đều như nhau, chúng đều mặn,và máu chúng ta đều đỏ. Khi đã có tình thương yêu và từtâm, chúng ta có thể thông cảm với người khác. Chúng tathấy rằng mình cùng đi trên một con thuyền trong cơn sónggió biển cả cuộc đời. Chúng ta là bạn khổ đồng hànhtrong biển trầm luân, cái vòng sinh tử luân hồi trong cõiTa-bà. Chúng ta là anh chị em lẫn nhau qua nhiều đời, nhiềukiếp.

Mộtkhi chúng ta đã thấy và cảm nhận điều này, mọi rào cảnvề chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán, v.v.sẽ sụp đổ. Chúng ta mở rộng cánh tay với trái tim yêuthương thuần tịnh. Chúng ta hiểu và cảm nhận được cáikhổ của người khác. Tâm từ bao trùm thân ta. Trong lời nóihoặc hành động của chúng ta, người khác cảm nhận đượctình thương yêu và tâm từ này. Nó làm an dịu và chữa lànhkhổ ải của mọi người. Nó góp phần vào nền hòa bìnhvà sự cảm thông trên thế giới.

Chuyệncon bọ cạp

Tìnhthương yêu đi đôi với tâm từ. Khi có được một trái timthương yêu, tâm từ sẽ nổi lên dễ dàng trong ta. Mỗi lầnthấy một người chịu khổ, ta tự cảm thấy mình cần phảilàm điều gì đó để giúp giảm sự khổ cho người ấy.Tâm từ tạo ra một đức tính muốn loại trừ hết mọi sựkhổ. Chúng ta có thể nhận ra ngay điều đó, khi ta có hànhđộng tức thời để chấm dứt hoặc giảm bớt nỗi khổcủa một người nào.

Câuchuyện sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn: Một người nọ thấycon bọ cạp sắp chết đuối trong một vũng nước. Tự nhiênmuốn cứu giúp nó, ông ta nhanh nhẹn đưa tay ra vớt con bọcạp khỏi vũng nước, đặt nó xuống chỗ khô ráo. Con bọcạp liền chích ông ta. Vì muốn qua đường, nó đi tiếp vàlại lọt vào vũng nước. Thấy nó sắp chết đuối, ngườiđàn ông vớt nó lên lần thứ hai và lại bị nó chích nữa.Một người khác bên đường thấy vậy bèn nói: "Tại saoông dại quá vậy? Bây giờ ông bị chích chẳng những mộtlần mà đến hai lần! Thật là điên rồ khi phải cứu vớtmột con bọ cạp!" Người đàn ông trả lời: "Thưa ông, tôikhông thể không làm được. Ông thấy không, bản tính củacon bọ cạp là chích. Còn bản tính của tôi là cứu. Tôikhông thể làm gì khác hơn là cứu con bọ cạp."

Ngườiđàn ông nọ có lẽ nên dùng trí khôn và lấy một que câyđể vớt con bọ cạp. Nhưng có thể ông ta nghĩ rằng mìnhcó thể vớt nó bằng tay với một cách nào đó để khỏibị chích. Hoặc ông ta có thể nghĩ rằng một con bọ cạptrong cơn hoạn nạn như vậy sẽ không chích mình. Trong bấtcứ trường hợp nào, bài học của câu chuyện này là phảnứng tức thời của người đàn ông muốn cứu một sinh mạngkhác, dù đó chỉ là một loại côn trùng. Nó cũng cho thấyngười này có tâm từ cao quý đến độ cho dù mình chỉ nhậnsự vô ơn của người mình giúp, điều đó cũng không sao.Đức tính của ông ta là lòng giúp đỡ, và nếu phải giúpnữa thì ông cũng làm. Ông ta không biết ghi giữ trong lòngmột sự cay đắng thù hận nào.

Dođó, lòng từ ái là ngôn ngữ của con tim. Khi có được tìnhthương yêu và lòng từ ái thúc đẩy, chúng ta sẵn sàng giúpđỡ người khác, bất kể màu da, tôn giáo, quốc tịch. Khiđã có từ tâm thì việc xác định màu da, tín ngưỡng v.v.trở thành thứ yếu, không còn quan trọng nữa.

Nếucố gắng nuôi dưỡng loại tình thương yêu và từ tâm nhưvậy, khi đến lúc chết, chúng ta sẽ ra đi một cách bìnhan, thanh thản. Ngay cả nếu chưa thành công một trăm phầntrăm trong nỗ lực thương yêu toàn hảo, chúng ta vẫn có thểvui sướng và hài lòng là mình đã cố gắng hết sức. Vàchắc chắn là chúng ta đã thành công trong một mức độ nàođó.

Ngũgiới

Nếuchúng ta đã cố gắng nuôi dưỡng loại tình thương yêu nhưvậy, thì việc giữ năm giới sẽ không phải là quá khó.Khi giữ trọn vẹn năm giới này - không sát sinh, trộm cắp,tà dâm, nói dối, uống rượu hoặc dùng các chất say - tamang hạnh phúc và sự an toàn đến người khác. Bằng cáchnào? Là vì không ai phải lo sợ về chúng ta. Họ không phảisợ hãi, e ngại; trái lại, họ cảm thấy rất an toàn vàthoải mái khi gần gũi chúng ta. Họ cảm thấy an tâm là chúngta không làm hại họ, cướp của, hoặc lừa dối họ. Chúngta không dan díu với vợ hay chồng của họ. Chúng ta khôngnói dối với họ. Hơn nữa, nếu chúng ta không uống rượu,họ không phải lo lắng về chuyện con cái họ có thể bắtchước thói uống rượu của chúng ta. Họ cảm thấy có thểtin tưởng chúng ta vì chúng ta không uống rượu say sưa. Chúngta sùng đạo và thực hành con đường thiện lành, ngay thẳng.Chúng ta là những người vô hại. Người nào còn ham muốnthú vui với cảm giác mạnh có thể nghĩ rằng chúng ta cómột cuộc đời nhàm chán, và chúng ta là người điên rồ,ngu dại. Nhưng điều đó không quan trọng. Chúng ta vui vẻchấp nhận con người của mình. Và người nào có sự hiểubiết minh triết sẽ ngợi khen chúng ta.

Vậythì việc chúng ta giữ năm giới là điều tốt. Hơn nữa,ta còn thực hành lòng bố thí rộng rãi và tử tế. Ta quantâm và chia sẻ những gì chúng ta có thể cung hiến. Ta cốgắng tăng trưởng sự giác niệm mà Đức Phật đã dạy,tinh tấn sống một cuộc đời trong tỉnh giác. Ta hành thiềnđể hiểu rõ hơn về bản chất của sự hiện hữu, về nhữngđặc tính vô thường, khổ và vô ngã của đời sống. Chonên, khi đã làm hết mọi việc đó - trong đạo Phật gọilà bố thí, trì giới, tham thiền, khi đã sống một cuộcđời tốt đẹp, ta còn gì để sợ khi chết? Ta còn gì đểân hận?

*

Chínhvì vậy, muốn có một cái chết tốt thì phải có một cuộcsống tốt. Và khi đã sống đẹp, ta có thể chết đẹp. Tara đi bình an, hài lòng rằng mình đã làm tất cả những gìmình có thể làm được. Chúng ta có thể còn phạm vài lỗilầm trong cuộc sống. Nhưng có mấy ai sống mà không phạmlỗi lầm? Là phàm nhân chưa giác ngộ, ta có thể đã làmmột số việc sai quấy. Điều đó dễ hiểu, vì không ai hoàntoàn cả. Nhưng điều quan trọng là một khi nhận ra nhữngsai lầm đó, ta bắt đầu vun trồng tình thương yêu và từtâm, bắt đầu gìn giữ giới hạnh và thanh lọc tâm thứccủa mình. Ta vui sướng vì mình còn có đủ thì giờ và cơduyên để chuyển sang con đường đúng đắn của Chánh Pháp,đưa đến giải thoát tối hậu. Như người ta thường nói:"Thàtrễ còn hơn không". Chúng ta có thể đến nơi đó có phầnchậm trễ hơn nhiều người khác, nhưng ít ra, ta vẫn có thểtiến đến đó được.

(Tríchdịch: "Loving And Dying",
BhikkhuVisuddhicara)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2019(Xem: 10900)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
25/10/2019(Xem: 7635)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 9599)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 7101)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8364)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6442)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4518)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6320)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7197)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 7920)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]