Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

06/02/201108:30(Xem: 8833)
Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

ÐẠO PHẬT ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Cương lĩnh giáo lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại
Thích Huyền Quang và Thích Nhất Hạnh
Viện Hóa Ðạo xuất bản lần thứ nhất - 1973

Chương 6: Xây Dựng Quốc Gia

Việt Nam Trong Cộng Ðồng Nhân Loại

Quốc gia Việt Nam là đại gia đình Việt Nam, có giới hạn lãnh thổ, nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa riêng. Quốc gia Việt Nam phải tự chủ tự cường và độc lập thì con người Việt Nam mới phát triển được tự do. Nhưng quốc gia Việt Nam không thể tồn tại trong thế cô lập và khép kín. Việt Nam phải thiết lập quan hệ bình đẳng với các quốc gia khác, hợp tác với các quốc gia khác để tự xây dựng mình và góp phần xây dựng cộng đồng thế giới. Ðây cũng là một sự thực phù hợp với lý duyên sinh.

Nắm Lấy Vận Mệnh Tổ Quốc Mình

Mọi sinh hoạt kinh tế và văn hóa đều có liên hệ đến chính trị. Phật tử cần biết về chính trị và tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia, biết xử dụng quyền công dân và lá phiếu của mình để nắm lấy vận mệnh quốc gia. Tham dự vào đời sống chính trị không có nghĩa là “ra làm chính trị”, tranh ghế bộ trưởng, ứng cử dân biểu, lập đảng này đảng nọ. Tham dự vào đời sống chính trị có nghĩa là đừng bỏ phó mặc tất cả cho các nhà chính trị. Phải tìm hiểu họ, tìm hiểu đường lối và hành động của họ để ủng hộ, chỉ trích và kiểm soát họ. Có như vậy ta mới xây dựng được dân chủ, nếu không thì ta sẽ mãi mãi nuôi dưỡng những chế độ độc tài. Trong tình trạng người dân không biết chính trị, không ý thức được quyền công dân, lá phiếu có thể không có ý nghĩa gì hết. Nhưng nếu người dân đã biết thế nào là dân chủ, đã biết được mình muốn gì, thì lá phiếu trở thành quan trọng. Các nhà chính trị sẽ tìm hết cách ngọt bùi để nói xuôi tai chúng ta và để ta bỏ phiếu cho họ. Ta phải đòi hỏi gì, ta có thể tin ở ai, đâu là những lời đường mật, đâu là những lời thực sự ích quốc lợi dân, ta phải biết. Ta phải nắm lấy vận mệnh của chính ta, của chính quốc gia ta.

Dân Chủ Là Do Mình Xây Dựng

Dân chủ không phải là một món quà từ trên trời rơi xuống, dân chủ phải được xây dựng từ từ. Khi đất nước bị ngoại bang thống trị, cố nhiên ta không có quyền dân chủ; nhưng không phải là khi đất nước độc lập, thì tự nhiên dân chủ hiện ra như một phép lạ. Ta phải xây dựng nó thì ta mới xử dụng nó; như là muốn có một công viên ta phải xây dựng công viên. Làm thế nào để xây dựng dân chủ? Ta xây dựng dân chủ bằng sự học hỏi, xử dụng và tôn trọng các quyền dân chủ. Dân chủ là một thứ kỷ luật do chính ta đặt ra để phục vụ cho ta. Lấy một ví dụ nhỏ mà xét: ba chục người đứng chờ ô tô buýt cùng chen nhau lên xe một lần, người này đạp rách áo người kia, người kia chèn dẹp nón người nọ; làm bít cửa lên xuống, không ai lên mà cũng không ai xuống được, mất hết thì giờ mọi người. Dân chủ là nối một hàng chờ đợi, người đến trước đứng trước, người đến sau đứng sau. Khi xe buýt tới, đợi cho người trên xe xuống hết, người đứng đầu hàng mới bước lên. Quần chúng đi xe tự động làm như thế mà không cần có ai nhắc nhở tức là quần chúng biết hoạt động dân chủ. Dân chủ trong khi đi xe buýt, dân chủ khi vào tiệm chạp phô, dân chủ trong một buổi họp, dân chủ khi đi ngoài đường… bất cứ lúc nào ta cũng tôn trọng những thói quen tốt đẹp duy trì trật tự trong tinh thần bình đẳng và tự do. Vặn máy thu thanh nhỏ lại sau mười giờ đêm để đừng phiền rầy sự nghỉ ngơi của kẻ khác là dân chủ. Học tập và thực hành được dân chủ trong sinh hoạt thường nhật, thì ta cũng xử dụng thật sự được những quyền căn bản: Tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức nghiệp đoàn, tự do đi lại. Ta có thể xử dụng tất cả những quyền dân chủ căn bản ấy nếu ta biết tôn trọng những quyền ấy của kẻ khác. Trong thời Pháp thuộc, và cả ngay bây giờ nữa, có nhiều người dựa thế thực dân và quan liêu để ép uổng, đàn áp và thanh toán kẻ khác, hay là để làm lợi cho mình. Chúng ta nên chống lại điều đó, và nếu chính ta có quen biết người có thế lực, chúng ta cũng không nương vào đó để chạy chọt cho quyền lợi của chúng ta. Bởi vì nếu làm như thế ta vi phạm quyền dân chủ.

Không Nương Vào Ngoại Nhân

Phật tử không dựa vào những thế lực ngoại bang để giành giật và củng cố địa vị mình trong xã hội Việt Nam. Cái nạn cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ ấy, chúng ta chịu đã nhiều rồi. Người trong nước có chuyện gì cứ tự xử với nhau, đừng dựa vào các thế lực bên ngoài vào, dù trực tiếp hay gián tiếp, để nhằm củng cố địa vị mình. Có người Tây đến thì theo Tây, Nhật đến thì theo Nhật, Mỹ đến thì theo Mỹ, miễn là có địa vị sang giàu trong xã hội. Chúng ta hãy giáo dục con cháu chống đối và ghê tởm lối sống nhục nhã đó. Ngoại nhân còn đó thì những người kia còn phây phây, ngày mai ngoại nhân đi hết, liệu họ còn mặt mũi nào sống với đồng bào hay không?

Kinh Tế Ðộc Lập

Ngoại nhân có thể kiểm soát đất nước hoặc bằng quân sự hoặc bằng kinh tế. Chúng ta đừng vì lợi riêng mà đưa ngoại quốc vào kiểm soát đời sống kinh tế trong nước. Họ có vốn lớn, họ có kỷ luật hay. Nếu ta không khôn khéo, nếu ta nhắm cái lợi nhỏ trước mắt mà để họ dùng vốn lớn và kỹ thuật hay để nắm hết cơ sở kinh tế của quốc gia thì chúng ta chắc chắn sẽ bị họ kiểm soát.

Chính Trị Vượt Trên Ðảng Phái

Phật tử nên theo đảng phái và đường lối chính trị nào? Phật tử không có óc phe phái, không làm chính trị phe phái, và biết vượt lên trên phe phái để phụng sự đất nước. Phe phái được nhận định như những phương tiện thực hiện một đường lối chính trị, nhưng lắm khi các phe phái chống đối nhau thanh toán nhau chỉ vì quyền binh. Phật tử đứng ngoài phe phái, khuyến khích sự thi đua của các phe phái trong mục đích phụng sự dân tộc. Cái gì đúng và hay, chúng ta đều phải tán thành, dù là của phe này hay phe nọ, đó không có sự bóc lột, kỳ thị, bất công và quân phiệt. Ai làm được gì trong chiều hướng đó, ta đều khuyến khích. Ai đi ngược chiều hướng đó, ta đều chống đối.

Không Chờ Ðợi Không Phó Mặc

Nhiều người trong chúng ta cứ hay có thái độ phó mặc tất cả cho chính quyền, và khi chính quyền bất lực thì ta tỏ vẻ thất vọng… Chúng ta đừng nghĩ chính quyền là vạn năng muốn làm gì cũng được, bởi vì nghĩ như thế một mặt ta trở thành bất động. Nguyên tắc Phật giáo, như ta đã biết, là tự thắp đuốc lên mà đi. Chúng ta trong địa vị người dân, có thể làm được gì? Chúng ta trong hợp quần lại, nỗ lực xây dựng thôn xóm và khu phố ngay từ bây giờ, bắt đầu bằng những kiến thức và những phương tiện eo hẹp ta hiện có. Thấy được những phong trào bất bạo động nhằm thực hiện việc phá bỏ giai cấp, cải cách ruộng đất, tái phân lợi tức, phát triển kinh tế, bảo vệ tự do tín ngưỡng, bảo vệ tự do ngôn luận, ta phải tham dự và ủng hộ. Chỉ có cách mạng xã hội bất bạo động dựa trên tình thương và sự tự nguyện mới phù hợp với đạo Phật. Phật tử chống lại những hành động tàn sát, khủng bố thanh toán lẫn nhau, dù những hành động này mang danh cách mạng.

Lãnh Thổ Vẹn Toàn

Việt Nam là một nước lãnh thổ không thể chia cắt. Sự phân chia đất nước là niềm đau của mọi người công dân. Phật tử nên nỗ lực xây dựng kinh tế và dân chủ để một mai này tiến tới sự thống nhất lãnh thổ. Phật tử giáo dục con cái không phân biệt bắc trung nam, yêu tổ quốc Việt Nam và nhớ mãi mọi người dân nam trung bắc là người cùng một nước, phải đùm bọc che chở cho nhau. Mọi người dân đều hướng đến xây dựng một quốc gia độc lập, trung lập, không liên kết quân sự với bất cứ khối nào. Như vậy ta sẽ không còn bị kéo vào thế lực tranh chấp đổ máu.

Không Chấp Nhận Chiến Tranh Giữa Người Việt

Là Phật tử, là công dân Việt Nam, ta không thể chấp nhận chiến tranh giữa người Việt với người Việt, dù bất cứ với lý do nào. Bài học “gà một mẹ bôi mặt đá nhau” ta phải học thuộc, phải cho con cháu thuộc nằm lòng để đừng bao giờ lại tái diễn những vụ cốt nhục tương tàn nữa.

Ðạo Hòa Bình

Ðạo Phật là đạo hòa bình. Phật tử phải tranh đấu cho hòa bình, để bảo vệ hòa bình. Phật tử ủng hộ đường lối hòa giải những thế lực và quân sự Việt Nam, nỗ lực dung hợp các ý thức hệ và biết đặt sự sống và quyền sống đồng bào lên trên mọi tranh chấp ý thức hệ. Giáo lý đạo Phật với chủ trương từ bi và phá chấp không cho phép Phật tử nuôi dưỡng căm thù với người cùng một nước, không cho phép người cùng một nước giết nhau vì những ý thức hệ khác nhau, trái lại phải tìm hiểu và cảm thông với nhau trên nguyên tắc “kiến hòa đồng giải” và “ý hòa đồng duyệt” để đi đến sự dung hòa nhận thức và sống chung hòa bình.

Ðồng Bào Thiểu Số Là Anh Em Ruột Thịt

Ðối với đồng bào của các sắc tộc thiểu số, Phật tử không nên vì sự hiền lành hay chất phác của họ mà lợi dụng. Không được kỳ thị chủng tộc, phải đối xử với họ một cách hoàn toàn bình đẳng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2018(Xem: 6432)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7643)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7652)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8675)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9136)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10058)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
19/12/2017(Xem: 8321)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10395)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 7893)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8504)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]