Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt

01/02/201108:04(Xem: 6326)
01-Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Tu Là Cầu Bình AnHay Sửa Ðổi Xấu Thành Tốt

TrongPhậtTử chúng ta ngày nay đa số không hiểu rõ chữ tu, nênứng dụng sai lầm một cách đáng thương. Khi đến chùa quiy, họ thầm nghĩ từ đây về sau được Phật hộ độ chomình khoẻ mạnh, gia đình mình an ổn, mọi mong cầu đượcnhư ý, khi chết được Phật rước về cõi Phật... Chớ họkhông hiểu rằng, kể từ ngày qui y Tam Bảo là tự mình quyếttâm chừa bỏ những thói hư tật xấu, mình quyết thắng mọitâm niệm, hành động đê hèn ác độc của mình tạo dựngđầy đủ phước lành để chết được sanh về cõi Phật.Họ đinh ninh trong lòng TU là nương tựa Tam Bảo, là van xinvới Phật, là thỏa mãn mọi mong cầu, là an lành suốt cuộcđời..., nên trở thành yếu hèn ỷ lại, mất hết ý nghĩachữ TU.

Bởi bản chất của con người làyếu hèn, sợ hãi, tham lam, nên bước vào đường tu, họ thíchỷ lại, van xin và mong cầu. Do đó làm biến thái tinh thầntu hành của người Phật Tử.

YếuHèn- Phát xuất từ tư tưởng yếu hèn, nênkhi qui y Tam Bảo Phật tử này chỉ một bề trông cậy gởigấm đời sống của mình và gia đình mình cho Phật, mọiviệc đều Phật độ hộ cho, khi sống được bình an, lúcchết được Phật rước về cõi Phật. Với tâm niệm này,Phật tử cứ tưởng tu là thường đi chùa lễ Phật, thườngcúng dường, thường cầu nguyện là tròn bổn phận ngườitu. Những người này cung kính Phật như một vị thần hộmạng, tưởng như Phật đủ quyền năng bảo hộ cho bản thânvà gia đình họ suốt đời. Vì thế, khi bản thân hay gia đìnhxảy ra tai ách gì, họ tha thiết chí thành cầu Phật gia hộcho tai qua nạn khỏi. Nếu cầu nguyện Phật không được kếtquả, nghe ở đâu có cậu đồng bà bóng giỏi, hoặc ông thầnnàolinh thiêng cầu gì cũng được như nguyện, họ liền mang hươngđèn đến đó cầu xin. Bởi đến Phật bằng tâm ỷ lại,nên khi trông cậy không được toại nguyện thì họ bướcsang nơi khác một cách dễ dàng.

SợHãi- Khi gặp tai nạn, người ta không biếtnơi nào ẩn náu cho được an ổn, nghe ai giới thiệu qui yvới Phật sẽ được bình an, họ liền đến xin qui y Tam Bảo.Họ cứ nghĩ qui y Phật sẽ được Phật che chở, cứu độcho qua hết tai nạn. Vì thế, họ chỉ biết tu là van xin, cầukhẩn, chí thành khấn vái là tu. Mỗi đêm họ thắp hươnglễ Phật, cầu nguyện Phật gia hộ cho họ được mọi thứan bình. Trong gia đình khi có người bệnh hoặc xảy ra tainạn, họ thắp hương quỳ trước bàn Phật tha thiết van xinPhật cứu bệnh giải ách. Nếu van xin được kết quả tốt,họ tăng trưởng lòng tin Tam Bảo. Bằng trái lại, họ mấtlòng tin Phật, vì Phật không linh ứng như sở cầu. Ðượcnghe nơi nào linh thiêng xin gì được mấy, họ liền từ giãđạo Phật để sang nơi đấy cầu xin. Do họ đến với Phậtbằng tâm niệm sợ hãi, nên đời tu của họ chỉ cầu đượcbình an. Nếu không được bình an, họ sẽ chạy tìm nơi khácđể ẩn nấp.

ThamLam- Do lòng tham sâu đậm, nên khi quy y Phậthọ vẫn một bề mong cầu cho thỏa mãn lòng tham. Ðến chùakhông phải để học đạo tu hành, mà để cầu xin. Chỉ cầncúng Phật một bó nhang, một dĩa quả, họ lại xin Phật đếntrăm ngàn thứ. Nào là xin Phật cho gia đình bình an, xin chocon cái thi đậu, xin cho làm ăn phát tài, xin cho tai qua nạnkhỏi, xin cho thân nhân qúa cố được siêu sinh Tịnh độv.v... và v.v... Họ chi ra cúng Phật quá ít, mà họ lại xinquá nhiều. Nếu xin được như ý thì họ tinh tấn đi chùa,còn xin không được thì họ tìm chỗ nào linh thiêng hơn đểđến cầu xin cho thỏa mãn.

Bởi những người Phật tử nhưthế đến với chùa, nên trong chùa mới có xin xâm bói quẻ,coi sao cúng hạn, coi ngày lành ngày dữ để thỏa mãn đòihỏi của họ. Mặc dù gần đây Giáo Hội Phật Giáo ViệtNam kêu gọi dẹp bỏ mê tín dị đoan, song thói quen của cácPhật tử này vẫn chưa bỏ được. Nguyên nhân Phật Giáosuy đồi phần lớn do những vị này mà ra. Là Phật tử màhọ không tin nhân quả, không hiểu Phật là gì, không biếttu thế nào, làm sao không tạo thành những điều kiện u tốicho Phật Giáo? Ðây là nhũng tệ nạn do các Phật tử quanniệm tu Phật để "Cầu được bình an."

Nếu người hiểu rõ "Tu là sửađổi xấu xa thành hay tốt"thì không có quan niệm nhưtrên. Mục đích của họ đến qui y Tam Bảo cốt nương chánhpháp để tu hành trừ sạch bệnh tham sân si phiền não củamình. Phật thường dạy, Ngài "theo bệnh cho thuốc để trừbệnh khổ cho chúng sanh". Nơi nột tâm chúng ta có bệnh gìthì Phật có thứ thuốc ấy để trị lành bệnh. Cho nên nói:"Chúngsanh có vô lượng phiền não, Phật có vô lượng pháp môn".Vì thế, tu là dùng Phật pháp chuyển hóa tâm niệm sai lầm,xấu xa, tội ác của chúng ta. Biết vậy thì tu là phải họchỏi giáo pháp và ứng dụng giáo pháp để trị lành nhữngtâm bệnh của mình. Học hỏi giáo pháp là mở sáng con mắttrí tuệ, là đi dần trên con đường giác ngộ, tức là tutheo đạo Phật. Vì Phật là con người giác ngộ, đạo Phậtlà con đường tiến đến giác ngộ. Mọi khổ đau của chúngsinh do si mê tạo nên, muốn giải thoát khổ đau là phải giácngộ. Tuy nhiên giác ngộ mức độ cao thấp khác nhau, tùy đómà con người được bớt khổ hay hết khổ. Học hỏi giáopháp là học Phật, ứng dụng giáo pháp để tu hành là tuPhật. Với tinh thần tu học này, chúng ta không tìm đâu thấycó ỷ lại, van xin, cầu cúng; mà thấy mỗi người trang bịsẵn ngọn đuốc trí tuệ cuả mình để mồi với ngọn đuốcchánh pháp của Phật. Những người này không có yếu hèn,sợ hãi, tham lam; mà lòng cương quyết, can đảm, kiên trìtự nỗ lực tu hành cho đến ngày giải thoát. Tham sân si làmục tiêu họ phải chiến đấu đến bao giờ tiêu diệt hếtmới thôi. Bởi vậy một bước tiến tu là một niềm an lạc,càng tu khổ đau càng tan rã, như tuyết giá tan rã khi ánh mặttrời lên, có duyên cớ nào phải lùi bước đi theo đườngtà.

Ðược nhiều người tin Phật, chưahẳn Phật Giáo đã thịnh. Nếu tin theo lối ỷ lại, van xin,cầu cúng, dầu có bao nhiêu triệu người, Phật Giáo vẫnbị chìm trong u tối. Vì mê tín thì không giác, không giácthì có dính dáng gì với dạo Phật? Chúng ta thực tâm tu theoPhật thì cố mở con mắt trí tuệ, nhận chân Chúng ta thựctâm tu theo đạo Phật thì cố mở sáng con mắt con mắt trítuệ, nhận chân những sự thật qua lời dạy của đức Phật.Như Phật dạy "Các pháp là vô thường", chúng ta phảichiêm nghiệm lý này cho tường tận, thấu suốt tường tậnchúng ta mới nếm được pháp vị vô thườngcủa Phậtban cho. Ðạo lý "nhân quả"là nền tảng của PhậtGiáo, nếu chúng ta không suy tư cho đến thấu đáo thì lòngchánh tín khó phát sanh. Phật dạy "tin nhân quả là chánhtín", nếu chúng ta không chịu khó rà đi xoát lại kỹcàng thì làm sao đủ lòng tin nhân quả. Bởi không tin nhânquả, chúng ta dễ sanh yếu hèn, sợ hãi, van xin rơi vào đườngmê tín. Lý "nhân duyên"là chân lý của muôn pháp, nếukhông nghiền ngẫm thật chín chắn, thật nhuần nhuyễn, chúngta không thể hiểu nổi chỗ thâm áo của nó. Ðã không hiểulý nhân duyên, chúng ta làm sao thấy được chỗ cao siêucủa Phật Giáo mà sinh lòng tin kính.

Muốn hưởng được pháp vị mộtcách thấm thía nồng nàn, người Phật tử phải tận lựcsuy tư nghiền ngẫm chánh pháp thật tường tận tinh vi. Nhưmuốn thưởng thức hương vị của thúc ăn thật đầy đủ,người ta phải nhai thật nhuyễn những thức ăn ấy. Ðồngthời Phật tử phải ứng dụng triệt để chánh pháp trongcuộc sống hàng ngày. Mọi người ai cũng thừa nhận nơi nộttâm của mình đã sẵn có tính lương thiện và tính tội ác.Tội ác là nhân khổ đau cho mình và cho người, đời nàyvà đời sau, nó làm cho con người trở thành hèn hạ xấuxa. Lương thiện là nhân an vui cho mình cho người, đời nàyvà nhiều đời khác, nó gầy dựng cho con người trở thànhbậc Hiền, Thánh. Nếu muốn hết khổ được vui, chúng taphải dẹp bỏ tính tội ác, nuôi dưỡng tính lương thiện,chính đây là tu. Tu là điều kiện thiết của mọi người,không riêng ai và giới nào, nếu là người muốn hết khổđược vui và cố vươn lên bậc Hiền, Thánh.

Ước mong các Phật tử tự kiểmđiểm lại xem, mình thuộc hạng nào trong hai hạng trên. Nếulà hạng đến với Phật "để cầu bình an" thì nên chuyểnhướng can đảm vươn lên để thành Phật tử chân chánh khôngthối chuyển trên đường đạo. Nếu là hạng đến với Phậtđể "sửa đổi xấu thành tốt" thì cố gắng hơn nữa đểmọi xấu xa đều dứt sạch, mọi khổ đau đều tan biến,tự tại tiến thẳng trên đường giác ngộ. Toàn thể Phậttử đều là người chánh tín, biết ưng dụng chánh pháp chuyểnhóa ba nghiệp của mình trở thành con người thuần thiện,thì Phật Giáo mới thật sự là ngọn đuốc sáng soi đườngcho chúng sinh ra khỏi đêm tối vô minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 7224)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6802)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8093)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7788)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14654)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8527)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7747)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6925)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33327)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11478)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]