Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

25/01/201111:21(Xem: 7019)
III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu

Mẹ Đất bệnh thì chúng sinh bệnh

1/Tỵ nạn thiên nhiên

Nhân danh kỹ nghệ văn minh tiến bộ, con người đã và đang tiếp tục tàn phá môi trường thiên nhiên : rừng cây, đất mầu, sông biển, không khí v.v... khiến cho dân cư ở đây, vì lâm vào tình trạng thất nghiệp đói kém, phải đi tỵ nạn về tỉnh hoặc thành phố với hy vọng kiếm được sinh nhai.

Trước đây 40 năm, dân số ở các thành thị trên thế giới có khoảng 600 triệu, ngày nay số đó đã lên tới 2 tỷ. Đâu phải ai về tỉnh hoặc sống ở tỉnh cũng dư giả hoặc dễ sống hết đâu. Dân số càng đông thì tổ chức xã hội càng khó và phức tạp. Khổ nhất là cho các nước chậm tiến. Hàng triệu người sống chui rúc trong các chung cư bần dân, những cư xá lụp xụp. Nhà làm bằng mái tôn rỉ cũ xiêu vẹo, cửa sổ vá víu bằng bao ny lông hoặc giấy các tông, nước uống, nước rửa pha chảy lẫn lộn, trẻ con thiếu ăn, bụng phình trướng, quanh năm suốt tháng sống với tiếng ồn, mùi xú uế, hơi khói, chấy rận. Đó là số phận của những người tỵ nạn thiên nhiên.

2/ Xã hội nô lệ hóa

Thông thường người ta đánh giá lịch sử của một dân tộc qua tiến trình văn minh. Từ lúc lên rừng hái quả, săn bắn cho đến canh nông trồng trọt, từ xây cất thành phố cho đến chế tạo phi thuyền. Người ta tin tưởng vào khoa học, vì nhờ khoa học mà các nước Âu Mỹ trở nên tiến bộ và giàu có nhất trên thế giới. Các nước Á Phi rất mơ được như vậy, nhưng họ đâu có hay rằng giấc mơ kia là đầu mối của một cơn ác mộng. Các nước Âu Mỹ hiện nay cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nạn thất nghiệp lan tràn, gia tăng. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia được xem là giàu có nhất thế giới, mỗi năm ngân quỷ quốc gia cũng thiếu hụt cả chục tỷ mỹ kim.

Khoa học thường đi đôi với duy vật. Ngày nay người ta đánh giá sự thành công của con người qua những tiêu chuẩn như : lương bổng của anh bao nhiêu ? Nhà anh ở khu nào ? Xe hơi của anh hiệu gì, mấy mã lực? Anh đi nghỉ hè ở đâu? v.v... Con người chỉ biết có tiền và làm sao cho có được nhiều tiền càng tốt. Nhiều tiền để làm gì chứ ? - Để tiêu thụ ! Chính vì tâm lý tiêu thụ này mà vật giá cứ tiếp tục leo thang và nạn lạm phát không thể ngưng được. Tệ hại hơn nữa, ở Âu Mỹ có mốt bán chịu (vente à crédit), như vậy lại càng kích thích tâm lý tiêu thụ. Dân chúng không có tiền mà cứ tha hồ mua sắm. Mua trước rồi sẽ trả sau. Không có xứ nào mà dân chúng thiếu nợ nhiều như ở Âu Mỹ. Nợ nhiều thì phải nai lưng ra làm việc để trả nợ. Đa số đến chết vẫn chưa trả hết nợ. Tưởng mình tự do, tự do mua sắm, tự do xài sang, tự do tiêu thụ, nhưng có ai ngờ đâu là mình đang làm nô lệ cho vật chất. Tiêu thụ nhiều thì phải sản xuất nhiều, muốn sản xuất nhiều thì phải khai thác nhiều, khai thác không nương tay, không kiêng nể, không nghỉ gì đến thế hệ con cháu sau này. Làm như xài hết quả đất này thì chúng ta còn có quả đất xơ-cua (secours) thứ hai vậy.

3/ Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm.

Hãy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà! Sinh vật nào mà chả hít thở. Cây cỏ kia còn phải hít thở nữa huống chi là con người. Hít thở là sự sống và cũng là một niềm tự do. Nhưng niềm tự do đó đang bị tước đoạt. Hít thở sao cho nổi khi không khí chỉ toàn là khói bụi, xăng nhớt?

Một bản thống kê năm 1989 cho biết, ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học được tống khứ lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Con số này phải được nhân lên gấp ba nếu ta kể luôn cả khói xe hơi, thuốc sát trùng, phế thải kỹ nghệ trong nước bốc hơi lên.

Sống ở tỉnh hay thành phố mà muốn hít thở được một chút không khí trong lành thật không phải là chuyện dễ. Ra đường thì khói xe hơi, khói kỹ nghệ, vào sở làm thì khói thuốc lá, về nhà thì không khí bế tắc. Do đó mỗi cuối tuần, rất nhiều người tìm cách mau mau thoát khỏi cái tỉnh "phòng ngạt" để về miền quê may ra hít thở được một chút không khí trong lành.

Tìm đâu ra một chút nước sạch để uống ?

Ở các xứ chậm tiến, nhất là vùng thành thị, viêc vứt đổ rác rến phân tiểu trong giòng nước, sông hồ là một chuyện rất thường không có gì là lạ cả. Vi trùng, vi khuẩn, sán lải đua nhau sinh nở trong các ống cống, ống dẫn nước. Xứ đã nghèo, dân chúng lại thất học không biết giữ gìn vệ sinh, tìm được một chút nước sạch để uống không phải chuyện dễ. Ở các xứ văn minh, nước không bị nhiễm ô bởi phân tiểu, rác rến nhưng bởi sự phế thải hóa học. Về nước uống, 20 triệu dân Âu châu tùy thuộc về sông Rhin, nhưng con sông này đã bị nhiễm ô trầm trọng. Biết được nước bị nhiễm ô, thay vì tìm cách chữa trị tận gốc, người ta lại lợi dụng luôn tình thế, chế bán các loại nước suối (eau minérale) đủ thứ nhãn hiệu. Bán cho những dân ý thức được sự ô nhiễm của nước và chỉ muốn uống nước trong lành. Ở trên trái đất này có 7 phần 10 là nước, nước có rất nhiều, có khắp nơi, ngay cả trong nhà chỉ cần vói tay vặn một cái là có nước chảy. Vậy mà không uống được, lại phải ra chợ mua nước suối uống. Tệ hơn nữa, khi uống nước suối người ta lại càng hãnh diện vì nó biểu lộ sự giàu sang, đài các trưởng giả. Chúng ta cần nhận thức rằng việc tiêu thụ nước suối chính là hậu quả của sự tàn phá và nhiễm ô môi sinh. Ngay cả việc chế bán nước suối cũng vậy, phải khai quật các nguồn suối, chế tạo bình ny lông, vô chai, chất lên xe vận tải đi hàng ngàn cây số đến trưng bán ở các siêu thị. Tất cả cái đó đều góp tăng thêm sự nhiễm ô.

Về thức ăn, bộ canh nông Anh quốc đã phải công nhận rằng tất cả thức ăn bày bán trên thị trường, không có thứ nào mà không bị nhiễm thuốc sát trùng, không nhiều thì ít. Đâu phải chỉ nhiễm có thuốc sát trùng mà thôi, các thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày còn bị nhiễm rất nhiều độc tố hóa học khác, nhất là các chất kích thích tố (hormones) và trụ sinh (antibiotiques). Các súc vật như gà, vịt, heo, bò ngày nay được nuôi dưỡng những chất trên để da thịt mập mạp, nặng ký để bán.

Thức ăn không những bị ô nhiễm mà lại còn khan hiếm nữa. Là người Việt, may mắn sống ở hải ngoại, vật chất dư giả, chúng ta ít có khi nào để ý tới sự khan hiếm của thức ăn trên thế giới, nhất là ở các xứ chậm tiến Á Phi, mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói. Chúng ta càng ăn sung mặc sướng, hưởng thụ tha hồ bao nhiêu thì dân ở các xứ này càng chết đói bấy nhiêu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2015(Xem: 8321)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9044)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 9069)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7637)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10127)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 8042)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11826)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8406)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9363)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8972)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]