Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Của Dòng Sông

21/01/201104:45(Xem: 14207)
Câu Chuyện Của Dòng Sông

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN BA

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Câu Chuyện Của Dòng Sông

Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăn từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát. Lúc ấy dòng sông còn trẻ lắm, và dòng sông muốn chảy mau ra biển cả. Dòng sông càng lớn càng đẹp ra, lượn khúc yêu kiều ven đồi và bờ lúa.

Một ngày kia dòng sông chú ý đến sự có mặt của những đám mây trong lòng nước. Mây đủ màu sắc, hình thể, đẹp quá chừng, nên suốt ngày dòng sông cứ miệt mài chạy đuổi theo những đám mây, mong bắt được một đám mây cho riêng mình. Nhưng mây cứ lơ lững từng cao khó mà bắt được, nhất là mây cứ thay hình đổi dạng không ngừng. Vì mây vô thường như vậy nên dòng sông rất đau khổ. Chạy đuổi bắt theo mây thì vui nhưng sau đó thì dòng sông đầy thất vọng, u sầu và tức giận.

Một ngày kia, một cơn gió lớn đi qua, quét sạch mây trên trời. Bầu trời trở nên quang đãng không còn một bóng mây. Dòng sông não nề tuyệt vọng, không còn muốn sống nữa. " Không còn mây để chạy theo, ta sống để làm gì? "

Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, dòng sông quay trở về tiếp xúc với chính mình. Lâu nay dòng sông chỉ đuổi theo những cái bên ngoài mà không bao giờ thấy được chính mình. Tối hôm đó, lần đầu tiên dòng sông nghe tiếng mình khóc, âm thanh sóng vỡ vào bờ. Dòng sông lắng nghe tiếng của mình và khám phá ra một điều rất quan trọng.

Dòng sông nhận ra rằng cái mà lâu nay mình theo đuổi đã nằm sẵn trong lòng mình. Tưởng mây là gì, đâu ngờ mây cũng chỉ là nước. Mây sinh ra từ nước và bây giờ mây trở lại thành nước. Và dòng sông tự bao giờ cũng vẫn là nước như một đám mây.

Sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao, dòng sông khám phá ra thêm một điều thật đẹp. Đây là lần đầu tiên dòng sông thấy được bầu trời xanh thẳm. Lâu nay dòng sông chỉ chú ý đến mây , không chú ý đến bầu trời. Bây giờ sông mới hiểu rằng bầu trời là quê hương của các đám mây. Mây luôn luôn thay đổi nhưng bầu trời không bao giờ thay đổi. Và bầu trời cao đã có mặt trong lòng sông tự thuở nào. Cái thấy này đem lại cho dòng sông một nguồn an lạc lớn.

Dòng sông hiểu rằng bao giờ bầu trời xanh còn có mặt, niềm an lạc của dòng sông sẽ mãi mãi vững bền.

Trưa hôm đó, các đám mây lại lục tục trở về nhưng dòng sông không còn có nhu yếu muốn đuổi bắt nữa.

Đám mây nào đi qua, dòng sông cũng thấy đẹp và cũng vẫy tay chào. Dòng sông không còn thấy buồn tủi hay lưu luyến. Bởi đám mây nào cũng là một dòng sông , chẳng còn phải chọn lựa. Một niềm an vui hài hòa đã kết hợp mây và sông.

Tối hôm đó một điều thật tuyệt diệu đã xảy ra. Dòng sông mở rộng lòng đón mặt trăng rằm, mặt nguyệt tròn tròn vành vạch và sáng rực rỡ như một viên bảo châu trong dòng nước trong vắt.

Có một bài kệ miêu tả hình ảnh đẹp đó:

Bụt là vầng trăng mát

Đi ngang trời thái không

Hồ tâm chúng sanh lặng

Trăng hiện bóng trong ngần

( Bồ tát Thanh Lương nguyệt

Du ư tất cảnh không

Chúng sanh tâm cấu tận

Bồ đề ảnh hiện trung)

Dòng sông trong vắt đã làm hiện rõ bóng trăng và trăng đã cùng mây nước dắt tay nhau đi thiền hành về biển cả.

Chẳng có gì phải chạy đuổi theo.

Chỉ cần trở về với mình, trở về với hơi thở và nụ cười, trở về nơi mình ở, nơi có thông reo, chim hót và nắng ban mai.

Còn nơi nào đẹp hơn nữa?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2011(Xem: 6793)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
02/04/2011(Xem: 8293)
..."Phật sự" - hai chữ này là dạy học, hiện nay đã biến chất rồi, hai chữ này đã biến chất rồi. Biến thành cái gì vậy? Siêuđộ cho người chết gọi là Phật sự, điều này ở trong Phật giáo không có, trong kinh điển không có. Phật sự là dạy học, chính là giáo dục. Chỉ mộtviệc này.
29/03/2011(Xem: 13047)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
24/03/2011(Xem: 17087)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
22/03/2011(Xem: 8485)
Bản tin ngắn trên báo điện tử, về một con chó hai tuổi, ở thành phố Des Moines, Washington, Hoa Kỳ, chắc đã rơi vào quên lãng. Thế giới này, bao sự việc tưởng trời long đất lở, mà rồi cũng lặng trôi theo thời gian, xá chi chuyện con chó nhỏ! Một buổi trưa chủ nhật, con Rosie, giống Newfoundland, ra khỏi vườn nhà, rong chơi ngoài đường phố. Có người trông thấy, từ bi gọi cảnh sát (có lẽ vì không muốn con chó bị xe cán). Cảnh sát tìm thấy Rosie, lớn tiếng bảo nó “Về nhà!” nhưng Rosie phản ứng, gầm gừ khi cảnh sát tiến đến gần. Sau đó, con chó phóng qua đường, chạy vào vườn trước một căn nhà đang mở cổng. Cảnh sát vào theo nhưng Rosie tỏ sự bất mãn quyết liệt hơn, là sủa ầm ĩ! Theo lời cảnh sát, họ cảm thấy vì sự an toàn của công cộng nên phải bắn chết con Rosie!
21/03/2011(Xem: 7478)
Công bình một đề tài tranh cải quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là ngưòi đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng.
21/03/2011(Xem: 10505)
HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
20/03/2011(Xem: 7642)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
20/03/2011(Xem: 11504)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
18/03/2011(Xem: 7876)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]