Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

21/01/201104:45(Xem: 12469)
Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN BA

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

Thiên nhiên là bà mẹ của ta. Chỉ vì sống xa thiên nhiên nên ta sinh bệnh.

Một số chúng ta sống trong những cái nhà hộp gọi là appartement làm bằng xi măng và thép cứng, cao vút khỏi mặt đất, nên không còn cơ hội tiếp xúc với trời đất. Điều này rất quan trọng. Có nhiều thành phố không có một bóng cây. Màu xanh hoàn toàn thiếu vắng.

Có lần tôi tưởng tượng hình ảnh một thành phố chỉ còn trơ trọi một cội cây. Cội cây vẫn còn đẹp nhưng trông rất cô đơn, đứng lẽ loi buồn bã giữa những tòa cao ốc đồ sộ. Nhiều người đã lâm bệnh nặng và các bác sĩ không tìm được nguyên do. May mắn có một ông bác sĩ giỏi thấy rõ được nguyên do, nên người bệnh nào đến ông cũng cho toa thuốc như sau: " Mỗi ngày lấy xe buýt đến trung tâm thành phố để nhìn ngắm cội cây. Khi đến gần cây, hãy thực tập thở vào, thở ra ba hơi trước khi ôm cây vào lòng trong mười lăm phút , vừa ôm vừa theo dõi hơi thở. Phải thấy rõ màu xanh của lá và hít thở hương thơm của vỏ cây. Thực tập như vậy vài tuần lễ, bạn sẽ khỏi bệnh ".

Bệnh nhân làm theo và thấy khỏe ra thật, nhưng số người đến ôm cây càng lúc càng đông; họ phải đứng sắp hàng dài cả cây số. Ta cũng biết con người của thời đại văn minh này khó có đủ kiên nhẩn, do đó, việc chờ chực ba bốn tiếng đồng hồ để được ôm cội cây vượt quá sức chịu đựng của họ nên họ liền biểu tình phản kháng. Họ ra một cái luật mới là mỗi người chỉ được phép ôm cây năm phút thôi, sau đó lại trụt xuống còn một phút, thành ra cơ hội được lành bệnh lại càng bị giảm thiểu.

Chẳng bao lâu chúng ta cũng sẽ lâm vào tình huống bi thảm đó nếu ta sống không có tỉnh thức. Ta phải thấy rõ từng hành động ta làm để bảo vệ trái đất, bà Mẹ của ta. Ta bảo vệ Mẹ tức là ta bảo vệ chính ta và con cái của ta.

Khi nhìn vào thùng rác , ta phải thấy được hoa, xà lách, cà chua, dưa chuột sẽ mọc lên từ đó. Khi vứt một cái cỏ chuối vào thùng rác, ta biết là vỏ chuối ấy sẽ được biến thành hoa và rau cải. Còn khi ta vứt một cái bao ny-lông vào thùng rác, ta biết rằng rất khó hoặc là phải lâu lắm, mấy trăm năm, nó mới có thể biến thành hoa. Cái đó chính là sự thực tập thiền quán. " Vứt một cái bao ny lông trong thùng rác , tôi biết là tôi đang vứt một cái bao ny lông vào thùng rác". Chỉ bằng sự thực tập chánh niệm ta mới có thể giữ gìn và bảo vệ bà Mẹ của ta, tức là trái đất này.

Có chánh niệm trong từng hành động, trong từng giây phút là xây dựng hòa bình hạnh phúc cho hiện tại và tương lai. Có chánh niệm soi sáng, ta trở nên dè dặt hơn trong việc dùng những sản phẩm phá hoại sinh môi, và đó là bước cơ bản đưa đến an lạc và hạnh phúc thật sự.

Một trong những ung nhọt của thế giới ngày nay là những đồ phế thải nguyên tử. Nó tạo nên một đống rác khổng lồ phải mất 250 ngàn năm mới có thể biến thành hoa. 40 tiểu bang trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ đã bị ô nhiễm bởi những đồ phế thải nguyên tử.

Chúng ta đang biến trái đất thành một nơi không thể sống được nữa, và tương lai con cháu ta sẽ ra sao? Ta phải mau mau dừng lại và tập sống cho có tỉnh thức thì mới mong cứu vãn được tình thế nguy ngập hiện tại.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2011(Xem: 7841)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5640)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
11/06/2011(Xem: 6806)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
11/06/2011(Xem: 7397)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11353)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 7030)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 15312)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9913)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7383)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8678)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]