Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nội Kết

21/01/201104:45(Xem: 12989)
Nội Kết

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN HAI

CHUYỂN HÓA VÀ TRỊ LIỆU

Nội Kết

Trong đạo Bụt có một cái từ là "kiết sử", hay là nội kết, tức là những gút mắc trong lòng ta.

Khi một sự việc xảy ra, tùy cách ta tiếp nhận nó mà ta tạo ra nội kết hay không.

Khi ai đó nói với ta một câu không đẹp, nếu ta hiểu vì đâu mà họ nói với ta như vậy, ta không giận thì ta không có nội kết. Trái lại khi ta nghe nói như vậy, ta không hiểu vì sao, ta thấy giận và như vậy là ta có nội kết.

Sự thiếu hiểu biết về mình và người khác là nguyên nhân gây ra nội kết.

Trong đời sống hằng ngày, nếu ta có chánh niệm, khi nội kết bắt đầu hình thành trong ta, ta biết ngay và lập tức chuyển hóa nó.

Ví dụ có một thiếu phụ trong bữa tiệc nghe chồng ăn nói có vẻ hơi huênh hoang thì sanh ra có ý hơi coi thường chồng.

Đó là sự phát sinh của một nội kết. Nếu thiếu phụ đem ý đó ra bày tỏ với chồng và cho chồng cơ hội giải thích để hai người hiểu nhau hơn, thì nội kết mới thành hình, sẽ được tháo gỡ dễ dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện sẽ được tháo gỡ dễ dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện, ta phải kịp thời nhận diện nó; nếu để lâu ngày, nó đâm chòi mọc rễ thì việc chuyển hoá sẽ khó khăn hơn.

Ý thức ta cũng biết rằng những cảm thọ như buồn, giận, lo lắng, hối hận ít được mọi người chấp nhận. Do đó ý thức thường tìm cách che dấu những cảm thọ này vào một góc tối tăm nào đó của vô thức, để ta quên bẳng nó đi, và cho ta cái ảo tưởng là ta không có vấn đề gì cả, ta là một người có hạnh phúc.

Nhưng những nội kết này không chịu nằm im lâu. Lúc nào chúng cũng chờ dịp xuất đầu lộ diện, có khi tràn ra như nước vỡ bờ qua những ý nghĩ, hành động và lời nói của ta.

Chỉ có thực tập chánh niệm mới giúp ta tìm ra những giây mơ rể má của những nội kết ngủ ngầm trong ta. Trong mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của ta, ta phải ý thức rõ ràng do đâu mà ta nghĩ, nói và làm như vậy. Ta phải luôn luôn đặt câu hỏi:" Tại sao ta khó chịu khi nghe anh ta nói câu đó? ". Tại sao ta nói điều đó với anh ta? " " Tại sao thấy người đàn bà đó ta nghĩ đến mẹ ta? " " Tại sao nhân vật đó trong phim làm ta ghét cay ghét đắng?" "Có phải bà ta giống người nào đó mà ta không ưa? " Chỉ cần theo dõi quan sát tận tường như vậy ta mới có thể đưa được tất cả những gút mắc trong lòng ta trước ánh sáng của ý thức.

Khi ngồi thiền, khi các cửa sổ giác quan đã được đóng lại, ta có thể thấy nhữnh hình ảnh, những cảm giác này nọ bắt đầu phát hiện từ những khối nội kết bị chôn vùi trong tiềm thức của ta. Ta thấy lo sợ, buồn bã, bực bội mà nhiều khi ta không hiểu vì sao. Những cảm giác này có khi mạnh đền nổi làm ta bất an, xao xuyến cực độ, tình trạng này khiến ta vội vã lẩn tránh không dám đương đầu với chúng nữa.

Do đó mà nhiều khi ta bỗng dưng e ngại không muốn ngồi thiền nữa, hoặc mỗi khi ngồi thiền thì thấy buồn ngủ không hứng thú. Theo tâm lý học, đó là một hình thức đối kháng. Ta sợ ngồi thiền rồi những hình ảnh đó lại xuất hiện làm cho ta đau khổ. Nhưng nếu ta đủ quyết tâm để tiếp tục tập thở và cười, sau một thời gian ta sẽ đủ sức để ngồi yên và đối diện với những cái sợ trong ta. Giữ vững hơi thở và nụ cười, ta nhìn thẳng vào cái sợ hay cái buồn và nói: " Xin chào em. Em lại lên thăm ta đó hả? "

Có nhiều người thích ngồi thiền giờ này qua giờ khác trong một ngày nhưng chưa bao giờ họ thực sự đối diện được với những khổ đau của họ. Họ cho rằng những đau khổ ấy không quan trọng, họ chỉ thích quán chiếu về những đề mục siêu hình. Tôi không có ý phê phán về những gì họ quán chiếu. Tôi nghĩ rằng nếu những gì ta quán chiếu trong khi ngồi thiền lại không dính dáng gì đến đời sống hàng ngày của ta, đến khổ đau và hạnh phúc của ta, thì sự hành thiền của ta chẳng giúp ích gì cho ta cả.

Hàng ngày, nếu sống có chánh niệm trong từng giây phút, ý thức rõ ràng từng cảm thọ và trí giác của ta , thì không thể nào ta để cho nội kết đóng cục trong lòng ta được. Nếu ta để tâm theo dõi và quan sát từng ý nghĩ, hành động và lời nói của ta, ta sẽ khám phá ra những khối nội kết lâu đời trong ta, và dù chúng có mạnh đến đâu, ta cũng có thể chuyển hóa được một khi mà ta đã thấy được bộ mặt thật của chúng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2012(Xem: 7492)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
30/03/2012(Xem: 9506)
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012 thumbnail.php?file=009___Phap_Am___Nam_Tan_The__R__1_489898811Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
30/03/2012(Xem: 12867)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
30/03/2012(Xem: 8438)
Ngài Tịnh Không lão pháp sư nói, chúng sanh trong hư không pháp giới là một thể. Là đệ tử của Phật, hôm nay chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đươngnhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là nhữngoan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
27/03/2012(Xem: 6701)
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”
26/03/2012(Xem: 10947)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
25/03/2012(Xem: 19174)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
23/03/2012(Xem: 8476)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúpchúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sáchnày đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lạithật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã đượcông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
20/03/2012(Xem: 9486)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
20/03/2012(Xem: 6534)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]