Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Hóa Những Cảm Thọ

21/01/201104:45(Xem: 12955)
Chuyển Hóa Những Cảm Thọ

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Thích Nhất Hạnh

PHẦN HAI

CHUYỂN HÓA VÀ TRỊ LIỆU

Chuyển Hóa Những Cảm Thọ

Bước đầu tiên là biết nhận diện một cảm thọ khi cảm thọ ấy xuất hiện.

Muốn vậy thì phải có chánh niệm. Khi có một nổi lo sợ chẳng hạn, ta phải dùng chánh niệm để nhìn rõ nó và nhận diện đó là một nổi lo sợ. Bạn đã biết là sự sợ hãi phát xuất từ tâm thức bạn thì chánh niệm cũng vậy, cũng phát xuất từ tâm thức bạn. Chúng đều từ bạn mà ra, cho nên chẳng phải đánh nhau làm gì mà phải chăm sóc cho nhau.

Bước thứ hai là trở thành một với cảm thọ. Không nên nói :" Sợ hãi, hãy cút đi. Ta không ưa nhà ngươi. Nhà ngươi không phải là ta." Tốt hơn nên nói:" Sợ hãi ơi, xin chào ngươi. Ngươi là một bạn cũ lâu đời. Bạn có thể mời cả chánh niệm và sự sợ hãi ra bắt tay nhau và làm một với nhau. Làm như vậy cũng hơi thấy e ngại thật, nhưng bạn biết bạn là một thực thế lớn lao bao trùm cả sự sợ hãi nên bạn chẳng cần phải e sợ nữa. Khi chánh niệm có mặt, chánh niệm sẽ trông chừng sự sợ hãi của bạn. Điều căn bản là phải nuôi dưỡng chánh niệm bằng hơi thở ý thức, luôn luôn giữ gìn chánh niệm cho mạnh mẽ.

Lúc đầu, chánh niệm của bạn có thể yếu nhưng nếu bạn biết nuôi dưỡng nó, nó sẽ trở thành mạnh. Bao lâu chánh niệm còn có mặt, bạn sẽ không bị chết chìm trong sự sợ hãi. Thực vậy, ngay khi bạn nhận diện được sự có mặt của sợ hãi là nó đã bắt đầu chuyển hóa.

Bước thứ ba là làm êm dịu cảm thọ. Nhờ có chánh niệm trông chừng nỗi sợ hãi của bạn nên bạn thấy lòng dịu lại. " Thở vào, tôi làm êm dịu những tâm hành". Bạn làm êm dịu những tâm hành nhờ bạn có mặt với chúng, như một bà mẹ ôm đứa con đang khóc vào lòng. Cảm nhận được sự săn sóc của bà mẹ, đứa bé nín khóc ngay. Bà Mẹ chính là Chánh niệm của bạn, phát xuất từ nơi sâu thẳm của tâm thức bạn và chánh niệm sẽ chăm sóc cho nổi đau của bạn. Khi ôm đứa con vào lòng , thì bà mẹ trở thành một với đứa con. Nếu bà mẹ nghĩ đến điều gì khác, đứa bé sẽ không nín khóc. Bà Mẹ phải dẹp qua một bên tất cả những thứ khác, chỉ ôm đứa con mà thôi. Cho nên đừng trốn tránh những cảm xúc của mình. Đừng nói rằng:" Nhà ngươi không quan trọng. Nhà ngươi chỉ là một cảm xúc". Hãy là một với nó.

Hãy tự bão rằng :" Thở vào, tôi làm dịu nỗi sợ hãi ".

Bước thứ tư là buông bỏ cảm thọ, để cảm thọ trôi đi. Nhờ sự trầm tỉnh, dù giữa cơn sợ hãi. Bạn vẩn cảm thấy dễ chịu bởi vì bạn biết rằng nỗi sợ sẽ không lớn hơn thêm và sẽ không đến nỗi làm bạn hốt hoảng. Khi bạn biết rằng bạn đủ khả năng chăm sóc nỗi sợ của mình, Bạn đã giảm thiểu nỗi sợ đến mức tối thiểu, nó đã trở nên không khó chịu lắm.

Bây giờ bạn có thể cười với nó và buông bỏ nó, nhưng hãy khoan dừng lại ở đây.

Sự làm dịu và sự buông bỏ chỉ mới đối trị được những triệu chứng.

Bây giờ là cơ hội để bạn đi sâu hơn và làm chuyển hoá cội nguồn của cơn sợ.

Bước thứ năm là nhìn sâu, để thấy rõ nguyên nhân nào đã tạo ra sự bất an trong em bé hay đã tạo ra nỗi sợ hãi trong bạn, dù nỗi sợ hãi đã tan biến hay dù em bé đã nín khóc. Bởi vì không phải lúc nào ta cũng có thể ôm ấp em bé vào lòng cũng như ta không thể để cho sự sợ hãi kéo dài hoặc tái diễn. Ta phải tập nhìn sâu tận gốc rể mới có thể khám phá những nguyên nhân làm em bé khóc, nguyên nhân nội tại hay ngoại tại. Có thể là em bé đói, lạnh , sốt hay đau bụng.

Biết được nguyên do rồi, ta chăm sóc cho em bé. Em bé sẽ nín khóc và tươi tĩnh ngay. Cũng vậy, nhìn sâu vào nỗi sợ hãi, ta mới có thể thấy rõ ta cần làm gì và không cần làm gì để chuyển hóa tận gốc rể của nỗi sợ hãi.

Lúc đó ta mới có an lạc thật sự.

Nhà tâm lý trị liệu cũng theo tiến trình này để chữa trị bệnh nhân. Ông ta mời bệnh nhân nhìn sâu vào bản chất của cơn đau. Thông thường người bệnh đau khổ là do cách nhìn của họ đối với sự vật và do những tri kiến sẵn có của họ.

Ông ta mời người bệnh cùng ông mổ xẻ những cái nhìn này và dần dần giúp họ tháo gỡ được cái nhà tù mà họ tự giam vào. Nhưng điều quan trọng vẫn là sự nổ lực của chính người bệnh. Ông thầy chỉ là người khai mở cho học trò mình thấy được ông thầy ở trong tự thân họ, cũng như nhà tâm lý trị liệu phải chỉ cho người bệnh thấy chính họ là người chữa trị.

Có như vậy người bệnh mới biết tự mình chữa trị ngày đêm và kết quả mới xãy đến nhanh chóng được. Cho nên nhà tâm lý trị liệu không gieo thêm những tín điều cho bệnh nhân. Ông chỉ giúp họ nhận diện được những nguyên nhân đưa tới sự đau khổ của họ, thông thường là do những tri giác sai lầm của họ. Cũng vậy, dưới ánh sáng chánh niệm, ta có thể chuyển hóa những cảm thọ của ta không mấy khó khăn.

Một khi ta thấy được gốc rễ của những cảm thọ, tự chúng sẽ bắt đầu chuyển hóa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5758)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6502)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6533)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8347)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6370)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6945)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7220)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7582)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6693)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7224)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]