Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Giải Trừ Chấp Ngã

19/01/201108:20(Xem: 5070)
2. Giải Trừ Chấp Ngã

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

TÍNH CHẤP NGÃ – NGÒI NỔ CỦA MỌI SỰ ĐỔ VỠ 

II- GIẢI TRỪ CHẤP NGÃ

Đã thấy được cái gốc của mọi sự phát sinh trên cõi đời là từ cái ta mà ra. Chính chấp ngã là tự đóng khung mình trong cái vỏ chết, là thu hẹp tình thương, thiếu sức sống sáng ngời, rộng lớn, Phật gọi đó là sống trong vô minh. Song chúng ta đành cam chịu sống trong vô minh mãi sao ? Nay đã có ánh sáng Phật pháp soi đến, còn chưa chịu mở mắt ra sao? Tu hành nói cho nhiều cách, nhiều phương tiện, gồm cả tám mươi bốn ngàn pháp môn, nhưng căn bản sạch hết tình chấp ngã là xong: Nhân vô ngã, pháp vô ngã. Nắm được mấu chốt này mà hạ thủ công phu là chính xác. Kinh Kim Cang nói: “Thông đạt pháp vô ngã, gọi là Bồ tát. Tức Bồ tát thì phải vượt qua vô ngã và thông suốt pháp vô ngã. Bởi vì, nếu mang cái ta này mà tu hành, quyết không thể giải thóat, về sau phải sinh trở lại theo nó thôi. Dù các vị tu thiền định cao nhưng còn mang TA trong đó, thì cũng phải mang nó theo lên các cõi Trời sống hàng vạn năm, đến hết sức định, cũng rớt trở lại sinh vào các cõi. Như ông Uất-đầu-lam-phất tu đắc phi tưởng phi phi tưởng định, được sinh lên cõi trời phi phi tưởng, nhưng Đức Phật nhìn thấy sau khi hết tuổi thọ trên cõi Trời đó, ông sẽ sinh trở lại cõi đời này làm con chồn bay.

Bởi vậy, trong Kinh Đại Bát Nhã, Bồ tát Thường Đề vì cúng Dường Pháp Sư và học Bát nhã mà sẵn sàng bán tim, gan, tủy sống không luyến tiếc. Có người thắc mắc: Đã bán tim gan, vậy lấy gì học Bát nhã? Quả thật đây là một ý nghĩa rất sâu trong kinh. Chính đó mới là học Bát Nhã! Là học Bát nhã sống, không phải học trên chữ nghĩa. Tức là ngay đó quên cái ta này, giải trừ cái tình chấp ngã đã cố kết lâu đời, mới thực học được Bát nhã. Học Bát nhã là thế. Đâu phải học từng câu, từng chữ, giải nghĩa rộng, nghĩa hẹp để thêm hiểu biết thôi. Hiểu nhiều có khi lại thêm tình chấp ngã. Vô minh lại sống dậy! Thấy Ta hơn người, Ta hiểu biết, cái gì cũng Ta và Ta… Đó là đang đưa mình đi trong con đường vô minh.

Trong Kinh Viên Giác, Phật định nghĩa vô minh rất rõ. Phật bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi:

- “Này thiện nam tử! Tất cả chúng sinh từ vô thủy đế nay, nhiều thứ điên đảo giống như người mê lạc, thấy bốn phương đổi chỗ, vọng nhận bốn đại làm tướng tự thân, cái bóng duyên theo sáu trần làm tướng tự tâm. Ví như người bệnh mắt thấy hoa đốm trong hư không và mặt trăng thứ hai. Này thiện nam tử! Hư không thật không có hoa mà người bệnh vọng chấp. Do vì vọng chấp nên chẳng những lầm tự tánh của hư không này, cũng lại mê luôn chỗ hoa sinh kia là thật có. Do đây vọng có luân chuyển nơi sinh tử, nên gọi là vô minh”.

Tức là vọng chấp thân bốn đại này và tâm duyên theo sáu trần là làm ta, đó là vô minh. Bởi nó không phải thật ta mà chấp là Ta. Chính đó là nguồn gốc của sinh tử. Chừng nào còn bóng dáng ta, là còn đi trong luân hồi không thể nào tránh khỏi.

Đã thấy rõ cái nguy hiểm của tình chấp ngã như thế rồi, lại cứ giữ mãi sao ? Đó là chỗ chướng đạo, là che mờ chân lý!

Có vị Tăng hỏi Thiền sư Duy Khoan:

- Đạo ở đâu ?

Sư đáp:

- Ở trước mắt.

Rất gần gũi không có chút gì cách biệt.

Ông tăng hỏi thêm:

- Sao con không thấy ?

Sư bảo:

- Vì ông còn có ngã.

Rõ ràng nó ở ngay trước mắt đây thôi, nhưng ông không thấy, chỉ vì ông còn thấy có ngã, còn bám vào cái ta mấy chục kí-lô này thì làm sao thấy Đạo được!

Ông tăng hỏi tiếp:

- Con còn có NGÃ nên không thấy, Hòa thượng thấy chăng?

Sư đáp:

- Có ông, có ta rồi cũng không thấy luôn.

Tức là còn thấy có mình thật, người thật, phân biệt mình người, đây kia, lại càng lăng xăng thêm nữa, nên cũng không thể thất ĐẠO.

Ông tăng lại hỏi thêm câu nữa:

- Không con, không Hòa thượng lại thấy chăng ?

Sư đáp:

- Không ông không ta còn ai cầu thấy ?

Chính xác là như vậy, không còn thấy có mình, có người, không phân cách kia đây, thì ngay đó là cái gì ? Sao còn phải hỏi nữa ? Còn có gì che mờ nữa đâu ? Học đạo là phải học thấu đến chỗ này!

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn cũng có câu chuyện: Đức Phật khi còn tu Bồ Tát hạnh, làm một vị Tiên ở trong núi sâu, trọn ngày hành đạo, muốn cầu kinh điển Đại thừa mà không nghe biết ở đâu có. Hôm đó, vị tiên đang ngồi thiền tu duy trong hang núi, cảm đến trời Đế thích hiện xuống hóa làm quỷ La sát tới bên hang dùng tiếng trong trẻo đọc nửa bài kệ:

Chư hành vô thường,
Thị sinh diệt pháp.
***
Các hành vô thường,
Là pháp sinh diệt

Vị tiên nghe được liền xuống giường thiền đi ra ngoài nhìn khắp nơi xem ai đọc nửa bài kệ đó, thì thấy một hình dáng ghê sợ, đầu tóc rối bùm mặt xanh như chàm, răng nanh lòi ra, thân to, bụng đói teo nhỏ. Vị tiên bèn hỏi:

- Phải ông đọc hai câu kệ vừa rồi chăng?

La sát đáp:

- Phải, chính tôi đọc đó.

Vị tiên nói:

- Xin ông đọc tiếp hai câu cuối, tôi sẽ đền ơn cho.

La sát nói:

- Bụng tôi đang đói mấy ngày, không còn sức để đọc tiếp.

Vị tiên hỏi:

- Thức ăn của ông là gì?

La sát nói:

- Tôi ăn bằng thịt của người và uống máu nóng, nếu ông có thể xả thân cho tôi ăn tôi sẽ nói cho.

Vị tiên nghĩ: “Nếu mình xả thân cho y ăn thì lấy gì nghe pháp ?”. Bèn nghĩ ra một cách, xin La sát hãy viết nửa bài kệ lên đá, Ngài ở trên cao nhìn xuống, đồng thời gieo thân cho ăn.

Như thế La sát viết hai câu:

Sinh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

***
Sinh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui.

Vị tiên nhảy xuống, La sát đỡ lấy thân Ngài và hiện lại nguyên hình trời Đế thích, tán thán:

- Lành thay! Ngài sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, xin chớ quên độ tôi.

Ai thấy được ý nghĩa gì trong đây ? Tại sao muốn nghe được hai câu kệ sau, buộc phải hy sinh thân mạng như thế? Đó là một ý nghĩa rất sâu. Bởi vì, muốn nghe đến chỗ “Sinh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”, tức là chỗ vui của lặng lẽ không sinh không diệt kia, thì phải dám buông cái TA SINH DIỆT này! Nếu cứ bám chặt vào cái TA sinh diệt này, làm sao nghe đến chỗ: “tịch diệt là vui” ấy được?

Trong nhà thiền cũng có câu chuyện: Ngài Thủy Lão đến tham thiền với Mã Tổ, hỏi: 

- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang ?

Mã Tổ nhằm ngay ngực đạp cho một đạp té nhào. Ngay lúc đó Sư chợt đại ngộ, đứng dậy vỗ tay cười ha hả nói:

- Trăm ngàn tam muội, vô lượng diệu nghĩa, trên một đầu sợi lông thấu tột đến cội nguồn.

Như vậy là sao ? Tức ngay đó đạp nhào cái TA này, không có ý niệm về ta kịp sinh khởi, ngay đó liền sống dậy trong ánh sáng Như Lai. Thật không thể nghĩ bàn! Nếu lúc đó mà NHỚ CÁI TA BỊ ĐẠP thì có tỏ ngộ được chăng ? Hay là nổi sân lên ? Vô minh che phủ liền.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 6246)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 10236)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 7408)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 7879)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 7702)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 6948)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 7585)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 7310)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 5751)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 11605)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567