Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tu Thiền Là Bác Bỏ Nhân Quả Chăng?

19/01/201108:03(Xem: 7881)
1. Tu Thiền Là Bác Bỏ Nhân Quả Chăng?

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005


CHẲNG LẦM NHÂN QUẢ 

I- TU THIỀN LÀ BÁC BỎ NHÂN QUẢ CHĂNG?

Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?

Đây dẫn câu chuyện thời Tổ Bá Trượng: Sư mỗi khi thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi. Sư hỏi:

- Ông là người gì ?

Ông già thưa:

- Con chẳng phải người, thời quá khứ thuở Đức Phật Ca diếp, con làm tăng ở núi này, nhân học trò hỏi: “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng?”. Con đáp: “Không rơi vào nhân quả”. Do đó đến năm trăm đời đọa làm thân chồn. Nay thỉnh Hòa thượng chuyển một câu nói để con thoát khỏi thân chồn.

Sư bảo:

- Ông hỏi đi!

Ông già hỏi:

- Người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng ?

Sư đáp:

- Không lầm nhân quả.

Ngay câu nói ấy, ông già đại ngộ làm lễ thưa:

- Con đã thoát thân chồn. Con ở sau núi dám xin Hòa thượng lấy theo lễ Tăng chết mà tống táng con.

Sư vào trong kêu Duy Na đánh kiểng bảo chúng ăn cơm xong đưa đám một vị tăng. Đại chúng nhóm nhau bàn tán: “Đại chúng đều mạnh, nhà dưỡng bệnh không có người nào nằm, tại sao có việc này?”.

Sau khi ăn cơm xong, Sư dẫn chúng đến hang núi phía sau, lấy gậy khơi lên thấy xác một con chồn vừa chết, bèn làm lễ thiêu như vị Tăng.

Trong đây cho thấy người làm thầy chỉ đáp lầm một chữ thôi mà phải năm trăm kiếp đọa làm chồn. Người học đạo có thể hời hợt, khinh thường đối với việc này sao?

Bởi ông Tăng đáp “chẳng rơi”, tức gạt nhân quả qua một bên, sống ngoài nhân quả. Đó là phủ nhận một bên, rơi vào đoạn kiến nguy hiểm! Xưa, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên là bậc A La Hán thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Thanh Văn của Phật, nhưng đến cuối đời, bị bọn xấu đánh nát thân, thì thế nào? Hơn nữa, đối trong con mắt nhà Thiền, câu hỏi: “Có rơi không” là đã mắc kẹt hai bên, “rơi - chẳng rơi” rồi. Câu đáp “chẳng rơi”, cũng là rớt một bên, cho thấy người đáp chưa đủ mắt sáng.

Tổ Bá Trượng đáp: “Chẳng lầm” tức không kẹt “rơi” hay “chẳng rơi”, mà chính là thấy rõ ràng, thấy tường tận nhân quả, không chút sai lầm, không chút lờ mờ hỗn tạp. Đó mới thật là bậc sáng suốt. Cho nên người đại tu hành là đã mở sáng mắt trí tuệ, thấy tột cùng nhân quả không còn nghi ngờ.

Trong Tuyệt Quán Luận có đoạn nhân duyên hỏi đáp:

Hỏi:

- Có nhân duyên được sát sinh chăng ?

Đáp:

- Lửa hoang đốt núi, gió mạnh thổi gãy cây, núi lở đè thú, nước tràn làm trôi trùng, tâm được đúng như thế thì cả đến người cũng giết được. Nếu có tâm do dự, thấy sống, thấy giết, trong đó chưa hết tâm có, thì dù đến con kiến cũng buộc mạng ông.

Nghĩa là vừa có động niệm là không tránh khỏi nhân quả; huống nữa đã tạo tác rổi lại khởi tâm biện luận để muốn phủ nhận nhân quả được sao ?

Thiền sư Thừa Hạo khoảng niên hiệu Thiên Khánh 1023 – 1031, xuất gia ở viện đại Lực, sau sư đến tham học với Thiền sư Tư Quảng ở Bắc Tháp, đạt thấu huyền chỉ, được Tam muội đại tự tại. Sư có may cái khố vải, rồi viết tên các vị Tổ sư trên đó tùng lâm gọi là Hạo Bố Côn. Có ông tăng trẻ thấy vậy bắt chước cũng may một cái làm như thế. Sư biết được, gọi ông đến quở trách. Một tuần sau ông tăng ấy thổ huyết chết.

Học thiền không tới nơi mà bắt chước là nguy hiểm như thế. Làm để tỏ ra ta đây đạt Thiền, ta đây tự tại không vướng mắc… Nhưng không ngờ mình đã vướng mắc rồi. Vướng cái gì? Tức là vướng mắc vào cái khuôn của người xưa. Thêm một điểm nữa là, đã có tâm làm rồi, thì chạy đâu cho khỏi? Có tâm thì có pháp, có mình, có người, có đủ tất cả, không thể lý luận để chạy trốn!

Hòa thượng Minh hỏi Quốc Sư Đức Thiều ở Thiên Thai:

- Ngài Ca Diếp mang chiếc y trượng sáu của Đức Thích Ca vào núi Kê Túc đợi lúc Di Lặc hạ sanh mới đem y một trượng sáu khoác lên trên thân nghìn thước của Đức Di Lặc, kích thước vẫn vừa vặn. Chỉ như thân của Đức Thích Ca cao một trượng sáu, thân Đức Di Lặc cao một nghìn thước, vậy thì thân biết rút ngắn lại hay y biết nới dài ra?

Sư đáp:

- Ông lại hội.

Minh phủi áo đi ra.

Sư nói:

- Kẻ tiểu nhi, Sơn tăng nếu như đáp cho ông chẳng phải, chính sẽ có nhân quả. Ông nếu chẳng phải, ta sẽ thấy rõ.

Minh trở về bảy ngày sau bị thổ huyết. Hòa thượng Phù Quang khuyên:

- Ông mau đi sám hối.

Minh liền đến phương trượng của Sư buồn khóc thưa:

- Nguyện Hòa thượng từ bi nhận cho con sám hối.

Sư bảo:

- Như người té xuống đất, nhân đất mà đứng dậy, ta chưa từng dạy ông có ngã hay đứng.

Minh lại thưa:

- Nếu Hòa thượng cho con sám hối, con nguyện suốt đời hầu Hòa thượng.

Sư vì Minh mà nói ra:

- Phật Phật đạo đạo đồng, bổng dưng chia có cao thấp. Thích Ca, Di Lặc như con dấu in vào đất bùn. Đây cho thấy nhân quả không phải là chuyện đùa chơi, phải rất cẩn thận! Đối với nhân quả không có luật sư biện hộ như ở thế gian, mà gốc chính từ tâm tạo thành, tâm gây ra để có nghiệp quả báo, thì cũng phải chính từ tâm mà chuyển nghiệp. Tâm không chuyển chỉ cứ lý luận suông thì không thể sạch được nghiệp. Người chân chính học đạo phải thật chín chắn nhận định rõ ràng chỗ này!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2021(Xem: 4458)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5160)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13274)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16351)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
16/06/2021(Xem: 5014)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5173)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6277)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4657)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5323)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
12/06/2021(Xem: 3942)
Ngay trước khi khởi đầu của thời gian, nữ thần Ticca dong chơi trong vườn và tạo ra những hình tượng bằng đất bùn. Cùng lúc đó lại trùng hợp với chuyện là bà mẹ của Ticca đang bận âm mưu cùng với các chị em của bà để chống lại gia đình chồng bà nên bà không nhận thấy rằng đứa con gái nhỏ của bà đã trở thành một người đàn bà trẻ có thể tạo ra được sự sống. Do sự lơ đễnh của bà mẹ cô, Ticca không hay biết rằng cô đã có được những quyền năng mới và những trách nhiệm trao phó vào tay người đàn bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]