Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dẫn Kinh Pháp Cú

19/01/201108:03(Xem: 5141)
1. Dẫn Kinh Pháp Cú

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

THẮNG MÌNH LÀ TRÊN HẾT

I- DẪN KINH PHÁP CÚ:

Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy:

Người kia ở chiến trường
Tuy thắng trăm muôn giặc,
Chưa bằng thắng chính mình,
Là chiến sĩ bậc nhất.

Với con mắt của Phật, người chiến thắng giặc bên ngoài là dễ, chiến thắng giặc nơi mình, giặc trong tâm mình thật là khó. Một tướng quân hiên ngang ngoài trận địa nhưng về nhà không thắng nổi những lời nhỏ nhẹ hoặc những giọt nước mắt của người phụ nữ. Bị giặc tham ái nó làm chủ trở lại, nó đóng gông dẫn đi dễ dàng. Có lúc bị lòng ái luyến ngự trị khiến thành yếu đuối.

Một vị quân Nhật có cái chén cổ rất quý vô cùng. Một hôm ông cầm mên mê xem, chợt sẩy tay muốn rơi, ông hoảng hốt chụp vội rồi kêu lên “Ồ! May quá!”. Song, qua cơn hoảng hồn đó, ông tự thầm nghĩ: “Ta từng lãnh đạo hàng vạn quân vào sinh ra tử, xông pha giữa trận mạc, xem cái chết tợ trò chơi, vì sao hôm nay chỉ một cái chén mà sợ hãi đến như thế? Liền thuận tay ông đập bể luôn cái chén!

Như vậy, một ông tướng từng xông pha giữa chiến trận, xem cái chết như trò chơi nhưng tại sao vì cái chén mà hoảng hốt? Rõ ràng chỉ vì lòng ái luyến, quá quý tiếc cái chén mà trở thành yếu đuối. Song vị tướng này có học đạo, nên đã tỉnh ngộ và can đảm mới dám đập vỡ món đồ quý của mình. Quả là một sự thắng mình cao quý.

Đó là trường hợp tham. Rồi trường hợp sân, gặp việc trái ý nghịch lòng một chút liền nổi sân, không làm chủ được, là bị thua giặc sân rồi. Là thiếu sức nhẫn. Có người lý luận, nhẫn là nhục, là yếu đuối, đây là bảo vệ cho lòng sân của mình. Thật sự, nhẫn là một sức mạnh tinh thần rất cao. Người có sức nhẫn là người được đời quý trọng, còn sân thì có mấy ai khen. Vừa nói động đến là sân liền thì có mạnh gì đâu!

Trong kinh Di Giáo Phật bảo: “Nhẫn là cái đức mà trì giới, khổ hạnh không thể bì kịp. Người hay thực hành đức Nhẫn mới có thể gọi là người có sức mạnh to lớn.”

Thường ngày mình hay ca ngợi tự do, tự chủ, nhưng trên thực tế, mình bị nô lệ cho lòng tham, lòng sân, lòng yêu ghét, lòng đố kỵ, lòng keu căng…

Biết sân là xấu mà gặp việc vẫn sân thì có làm chủ được chăng?

Biết uống rượu, hút á phiện, xì ke, ma túy là mần gây bệnh hoạn, nhưng bỏ không được thì có làm chủ được chăng?
Có những đem mệt mỏi nằm xuống muốn ngủ liền, nhưng trằn trọc không ngủ được, cứ phải nghĩ ngợi hoài, vậy có tự chủ gì?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 15359)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 6932)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 7362)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 6832)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 6886)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 6060)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 15143)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 8073)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 8291)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567