Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Thế gian này khổ hay vui?

19/01/201108:03(Xem: 4986)
1. Thế gian này khổ hay vui?

TỪNG BƯỚC AN VUI

Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005

NGUỒN GỐC KHỔ VUI

I- Thế gian này khổ hay vui?

Lẽ thật của thế gian hay của cuộc đời này là khổ hay là vui? Mỗi người xác định kỹ lại xem!

Tại sao thế gian thường chúc nhau hạnh phúc, chúc nhau vạn sự như ý, toàn bằng những lời tốt lành?

Nếu thật sự cuộc đời hạnh phúc rồi thì cần phải chúc hạnh phúc làm gì nữa?

Nếu thế gian thật sự toàn như ý rồi đâu cần phải chúc nhau như ý làm gì.

Cho thấy rõ bản chất của nó là khổ, là thiếu hạnh phúc nên mới chúc như thế. Nghĩa là cầu chúc mong cho nó được như vậy. Đôi vợ chồng vừa mới cưới liền được người chúc sống với nhau đầu bạc răng long. Đó là ngầm nói lên điều gì? Tức đã có nhiều trường hợp sống nữa chừng tan rã, chia ly không bền lâu, do đó mới chúc nhau được như vậy. Và nếu thế gian đã thật sự an vui rồi còn bày ra những thú vui giả tạm như ca hát cải lương, phim ảnh để làm gì? 

Trong kinh Pháp Hoa Phật có dạy "Tam giới vô an, du như hỏa trạch", tức là sống trong ba cõi này dù sanh ở dục giới, sắc giới hay vô sắc giới đều phải chịi lửa vô thường thiêu đốt, không có chỗ nào hoàn toàn an ổn - đang khỏe mạnh đó bỗng cơn bệnh tật đến thì sao 

Thì thấy khổ ngay. Đang nói năng cười vui đó, qua đường xe tung thì thế nào? Gia đình đang sum hợp vui vầy đó, bổng một người ra đi vĩnh viễn không hẹn ngày trở lại thì sao? Vợ chồng đang sống vui đó, bổng người vợ hay chồng thêm bóng người khác thì còn vui chăng?

Cho thấy cuộc sống luôn luôn bất an, làm sao bảo đảm là thật vui. Bởi vậy bài pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như là pháp Tứ Đế, trong đó Khổ đế là trước, chữ Đế là chân lý, là chắc thật không sai, tức Phật chỉ ra khổ là lẽ thật của cuộc đời, là chân lý suốt cả xưa nay. Chính vì giải quyết cái khổ của thế gian nên trước kia Ngài đã vượt thành xuất gia tìm đạo mà giác ngộ thành Phật.

Có người nói tôi giàu sang, tôi của cải đầy kho, sao bảo khổ? Cần hiểu khổ đây không phải là cái khổ của thiếu ăn, thiếu mặc, khổ vì đói rét… mà chính khổ vì sinh già bệnh chết, khổ vì người thân yêu phải chia lìa, khổ vì oán ghét phải thường gặp gỡ, khổ vì mong cầu không được toại nguyện, và nhất là khổ mang lấy thân năm ấm này, dù giàu sang quyền quý nhưng đã mang lấy thân này có ai tránh khỏi cái khổ vô thường đó chăng?

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có câu chuyện: khi Phật ở Tính xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, lúc đó có bốn Tỳ Kheo ngồi dưới cội cây bàn luận với nhau, trên đời này cái gì là khổ nhất?

Một người nói, trên đời dâm dục là khổ nhất.
Một người nói, sân hận mới là cái khổ nhất.
Một người nói, đói khát mới là khổ nhất.
Một người nói, kinh sợ mới là cái khổ hơn hết .

Rồi họ tranh luận với nhau mãi mà không tột được nghĩa khổ. Phật nghe ben đến hỏi, các vị thuật lại những ý trên. Phật bảo:

- Các ông chưa luận đến tột được ý nghĩa của sự khổ, cái khổ trong đời không có gì hơn là có thân. Tất cả những việc đói khát, nóng bức, kinh sợ, sắc dục, oán hận đều do có thân thôi.

Lẽ thật phải đúng như vậy chăng? Tất cả thứ tạo tác trên đời nào là mưu mô, gian xảo, tranh giành, giết hại lẫn nhau là vì cái gì? Nếu ngoài thân thì là cho ai?

Tham lam ái dục là vì cái gì? Cũng vì cái thân thôi.

Sân hận thù nghịch là vì cái gì? Cũng vì cái thân.

Đói khát kinh sợ cũng vì cái thân. Rõ ràng có thân là khổ, là chỗ tập trung cái khổ. Muốn hết khổ, muốn an vui thật sự phải làm sao? Tức là phải tìm ra cái nhân khổ, để trừ nhân đó thì được an vui.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 11105)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
02/04/2013(Xem: 6461)
Thiền Phật giáo, như chúng ta thường được nghe nói đến , là chủ trương ‘bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật’ (đại ý là không cần chữ nghĩa, giáo lý, mà chỉ thẳng vào chơn tâm, thấy tánh là thành Phật ).
02/04/2013(Xem: 4134)
Sau một đêm bị gió bão hành hạ, thành phố Houston, Gaveston và rất nhiều thành phố khác của Tiểu bang Texas chìm trong cơn đau rướm máu, tan hoang.
01/04/2013(Xem: 10383)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
01/04/2013(Xem: 6075)
Không hung hăng tàn bạo, bản tánh vốn thuần hậu dễ sai khiến, siêng năng và nhiều nhẫn nại; nhưng lại hay làm bậy do sự si ngốc. Đó là đặc tính của trâu, mà cũng là đặc tính của chúng sinh. Phật không nhất thiết coi chúng sinh như trâu bò.
01/04/2013(Xem: 6737)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 5536)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 2657)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567