Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mạng sống Phật

19/01/201107:13(Xem: 6864)
Mạng sống Phật

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Mạng sống Phật 

Tôi đã thấy nhiều người áp dụng tu, nhưng tôi không biết có ai thực hành theo những lời chỉ dậy của tôi một cách thật hoàn hảo, thật tuyệt vời như cô Okamoto. Cô tuân theo lời tôi thật ngoan ngoãn như một con cừu non. Chưa đầy mười ngày, bộ mặt nghiêm khắc của cô đã dịu đi trông như một đứa trẻ, trở thành bộ mặt của một bà lão hiền từ. Cô đã bỏ lại đàng sau cái lối sống khắc khổ, gò bó để cố làm điều tốt. 

Bệnh của cô Okamoto càng ngày càng nặng thêm, và cuối cùng cô phải vào nhà thương. Tôi nhớ khi tôi đến thăm cô, các bác sĩ và y tá đều nhận xét rằng họ đã làm việc trong bệnh viện bao nhiêu năm nay, mà chưa gặp một bệnh nhân nào như vậy. Khi cô Okamoto vào bệnh viện, cô đón nhận tất cả mọi người, tất cả mọi thứ, tất cả mọi hoàn cảnh đến trong tinh thần “cơ hội chỉ đến một lần”. 

Hầu hết mọi người đều diễn giải “cơ hội chỉ đến một lần” như là những trường hợp thật là đặc biệt, một cơ hội hãn hữu cả đời chỉ có một lần. Câu nói đó gợi lên trong trí ta một dịp gì như là một buổi lễ trà đạo chỉ được diễn ra một lần độc nhất. Người ta thường lý luận rằng cái gì chỉ xẩy ra một lần trong đời, một cuộc tao ngộ có một không hai trong đời, phải là một dịp may hiếm có lạ thường, và câu nói này thường chỉ được dùng giới hạn trong nghĩa đó mà thôi. 

Tuy nhiên, theo một nghĩa đích thực, “cơ hội chỉ đến một lần” có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, khi người ta gặp một tảng đá, nhìn thấy một cây cỏ dại, khi lau chùi phòng tắm hay nấu cơm. Ðó là một trạng thái tâm thức trong đó tuyệt đối không có một dự kiến nào mang tính chất yêu ghét, trong đó tuyệt đối không có một ý tưởng nào muốn trốn tránh hiện thực. Thực tập “cơ hội chỉ đến một lần” là hoàn toàn hòa nhập vào mỗi việc đang xẩy đến, và đó đúng là cách mà cô Okamoto đã dùng để đi ra khỏi cuộc đời. 

Không may là, tôi đã đồng ý trước cho chuyến du hành sang Anh và Hoa Kỳ trong thời điểm đó, và tôi ra đi trong lòng cảm thấy khó chịu. Tôi chỉ thị cho các đệ tử ở nhà phải săn sóc cô Okamoto trong lúc tôi đi vắng, nhưng cô đã qua đời mà không chờ đợi tôi trở về. Khi trở về, tôi nghe người đệ tử lớn nhất của tôi, vị tăng đã trông nom cô lúc sau cùng, kể lại những giây phút cuối của cô trước khi chết. Tuy vị tăng này ít khi nào biểu lộ cảm xúc trên nét mặt, ông cũng không ngăn nổi những giòng lệ tuôn trào khi kể lại câu chuyện. 

Trước khi cô Okamoto qua đời, cô đã nói với ông, “Nhìn lại, tôi thấy cuộc đời tôi đã sống bao nhiêu năm nay thật là tù túng. Nên bây giờ tôi có ý muốn cầm một quả bóng đi vào chơi trong rừng.” Ðó là những lời cuối của cô. 

Chúng tôi đã đặt một quả bóng thật đẹp, làm bằng những sợi chỉ mầu, vào bên trong mộ của cô. 

Tôi mong bạn sẽ không xem những lời nói cuối cùng của cô Okamoto chỉ như những lời nói xúc cảm hay chỉ có ý nghĩa thuần túy như vậy . Khi tôi nghe những lời nói cuối cùng đó, tôi cảm thấy vui mừng tự trong đáy lòng. Vui mừng, vì tôi tin tưởng rằng trong đời sống và trong cái chết, cô Okamoto đã thực sự đạt tới trạng thái có thể được gọi là “du hí tam muội.” 

Nếu một người được lãnh lương để làm công việc dùng xẻng xúc cát vào trong thùng xe vận tải, chắc họ sẽ cảm thấy mỏi mệt. Lúc đó nếu có ai đến và đề nghị giúp họ, chắc họ sẽ vui vẻ mà đưa cái xẻng ra cho người ấy. Nhưng giả tỷ có một đứa trẻ đang chơi trên một đống cát, xúc cát vào trong cái xô. Nếu có người nào đến nói với nó cho họ làm thế việc đó một lúc, chắc đứa trẻ sẽ cự lại rằng, “Tại sao tôi lại muốn ông thế tôi trong khi tôi đang thích thú như thế này?” 

Ngay cả một trong những công việc phù du nhất như việc sửa soạn một bữa ăn cũng có thể là du hí tam muội được. Bạn dốc tâm vào việc sửa soạn một bữa ăn ngon, lo bầy biện trang hoàng những đĩa thức ăn thật nghệ thuật rồi đem lên mời mọi người dùng, chẳng mấy chốc những món ăn đó sẽ được tiêu thụ hết sạch, và còn lại chỉ là những đĩa bát bẩn. Thực hành du hí tam muội không chỉ có ý nghĩa sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho viện bảo tàng trong vài trăm năm, mà còn áp dụng cho những việc tầm thường hàng ngày mà chúng ta vẫn làm. Một tỷ dụ cụ thể là những công việc làm trong nhà. Trong một vòng vô tận, chúng ta lau chùi nhà cửa, rồi nhà cửa lại bẩn trở lại. Chúng ta quét nhà, rồi bụi lại bám trở lại. Chúng ta giặt quần áo, rồi quần áo lại bị lấm bẩn trở lại. 

Ðiều này không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc nhà cửa, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy rằng hiện trạng này cũng có trong mọi hoạt động của con người nơi thế gian này. 

Du hí tam muội là một trạng thái tâm thức trong đó người ta làm một việc gì mà không hề cân nhắc đến cái giá trị tương đối của nó, y như một đứa trẻ chơi nghịch trong cát sẽ không muốn để một người nào khác đến thế chỗ nó. Ðó chính là tâm thức của cô Okamoto khi cô đi vào chơi bóng trong rừng. 

Du hí tam muội là một trạng thái trong đó tâm đã siêu vượt lên sự đối đãi của cả hai pháp hữu lậu và vô lậu. Ðó là Pháp môn Giải thoát, một trạng thái tâm thức tự do tự tại, giải thoát khỏi cả hai cái hữu hạn và vô hạn. 

Nơi bản thân chúng ta đã có sẵn mạng Phật vĩnh cửu thường hằng. Mạng Phật ấy thể hiện trong mọi sắc tướng, sinh sinh diệt diệt theo từng sát na, và tiếp nối nhau hiển lộ trong du hí tam muội. Chúng ta có thể khẳng định rằng có được trạng thái tâm như vậy chính là đã đạt được trạng thái giác ngộ trong Thiền. 

Nơi bản thân chúng ta đã có sẵn mạng sống vĩnh cửu miên viễn. Mạng sống đó thể hiện trong những sắc tướng và tương tục biến hiện theo từng sát na. Tuy nhiên, ánh chớp lập lòe của sự biến hiện này không phải là ánh chớp của một cái ngã riêng biệt kiên cố, mà là sự biến hiện rực rỡ của một thể nhập hòa điệu giữa cá thể và ngoại cảnh chung quanh. 

Ðây là điều mà vị tổ khai sáng của tông Tào Ðộng ở Nhật, thiền sư Ðạo Nguyên (Dogen Zenji) đã ngụ ý khi ngài bảo rằng sinh và tử chính là mạng sống Phật. Sinh và tử là nhịp đập của mạng sống Phật. 

Ơ đâu có một ngàn con người, trong một ngàn lối sống, sẽ có một ngàn vị Phật hiển lộ. Phật hiển lộ trong đồi núi, trong thung lũng, cỏ cây, qua muôn vàn hiện tượng khác nhau. Cái tâm thể hiện nơi bất cứ mọi hình tướng nào trước mắt ta, nơi bất cứ phương hướng nào chung quanh ta là cái tâm đáng kính ngưỡng; đó chính là tâm Phật, đó chính là mạng Phật vậy. 

Riêng đối với cá nhân tôi, chữ sinh và tử được hiểu như Ðời Sống Lớn Rộng, đầy năng động và nhẩy múa thật linh hoạt. Trong suốt quyển sách này tôi đã nói chuyện với các bạn về đời sống lớn rộng, nhẩy múa thật linh hoạt này và về tiến trình tôi đã trải qua để có được cái nhìn như vậy về đời sống. 

Như tôi đã nói trước đây, khi chấm dứt một bài giảng, tôi thường yêu cầu mọi người hãy quên hết những điều tôi vừa nói. Nhưng mặc dù vậy, tôi cũng tha thiết mong rằng những lời kể vụng về của tôi sẽ là một khích lệ, phần nào giúp cho bạn sống được đời sống của mình … sống với hết tâm ý trong từng giây từng phút, trong ý thức trọn vẹn trước mắt đời sống bao la lớn rộng, đầy năng động, và nhẩy múa thật linh hoạt. 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2014(Xem: 19372)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: "Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định..."
23/11/2014(Xem: 9678)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 28349)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/11/2014(Xem: 7016)
Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.
20/11/2014(Xem: 7048)
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua quí vị thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
19/11/2014(Xem: 9156)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.
18/11/2014(Xem: 8657)
Bây giờ, các con đã 16 và 19 tuổi rồi, bắt đầu hoạch định cho cuộc sống của chính mình. Thời gian qua là chuỗi ngày dường như vô tận, chúng ta chỉ mải mê ngồi đó và tán gẫu suốt ngày. Cha tiếc thời gian chúng ta hoang phí rong ruỗi ngoài bãi biển và những chuyến đi chơi dài ngày trong lần đi cắm trại ở Westfalia của gia đình mình trong khi các con chỉ ngoan ngoãn làm theo những gì cha bảo.
17/11/2014(Xem: 8649)
Vẫn biết thơ văn ca tụng thành phố cố đô này nhiều vô số kể, đã khiến con tim của một người Hà Nội mất gốc như tôi phải thổn thức, phải cố tình tìm một lần ra thăm Huế để trải nghiệm bằng chính cảm xúc của mình mới thôi. Nhưng biết bao giờ duyên lành mới đến khi tôi bị dị ứng khi nhắc đến hai chữ Việt Nam, quê hương gì mà toàn là ngộ độc từ thực phẩm cho đến tâm hồn,
17/11/2014(Xem: 18321)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
15/11/2014(Xem: 10348)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]