Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buông thả trong cái chết

19/01/201107:13(Xem: 7144)
Buông thả trong cái chết

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Buông thả trong cái chết 

Tôi xin kể lại đây một câu chuyện cuối cùng, một câu chuyện đã làm tôi xúc động sâu xa. Ðó là chuyện của cô Okamoto, người đã ở bên cạnh thầy tôi trong suốt bốn mươi năm cho đến khi ngài viên tịch. 

Cô Okamoto, như tôi đã nói trước đây, đã rời bỏ việc làm trong ngành giáo dục nữ sinh và vào sống ở chùa trong tuổi bốn mươi như một đệ tử của Thiền sư Zuigan. Cô tu như một người cư sĩ, không hề thế phát hay thọ giới, nhưng cũng không bao giờ trang điểm như những nữ cư sĩ khác. Cô làm mọi việc thật gọn gàng, lúc nào cũng trong bộ quần lao động rộng thùng thình. 

Cô không có ý định trở thành một đại nhân trong ni giới, nên thay vì chăm chú vào công việc tu tập, cô siêng năng làm công quả nhiều hơn, hầu giúp cho người thầy mà cô hằng kính ngưỡng được thoải mái hơn trong đời sống . Qua những công việc giặt quần áo, nấu bếp, và trồng rau tươi, Cô Okamoto muốn bảo đảm cho thầy khỏi cần bận tâm gì hết để có thể giảng pháp cho mọi người. Bất cứ người nào nhìn đến cô Okamoto cũng sẽ thấy ngay cô là một người rất tận tụy. 

Ðại sư Zuigan viên tịch vào tuổi tám mươi bẩy, lúc đó cô Okamoto đã sáu mươi tuổi . Sau khi kỳ thất cuối cùng 49 ngày đã xong xuôi, cô thu dọn đồ đạc và, tuyên bố không muốn là một gánh nặng cho tôi, đã ra đi khỏi chùa. Cô dọn đến một thất nhỏ thuê trong một ngôi chùa khác, và tiếp tục sống những năm tháng còn lại của tuổi già ở đó, không chịu sự kiểm soát của một ai, y như thờiø cô đã sống khi Ðại sư Zuigan còn sinh tiền vậy. 

Mỗi buổi sáng cô Okamoto dậy vào lúc 4 giờ 15, và tuy rằng không phải phần việc của mình, cô cũng đi quét dọn vườn tược chùa chung quanh căn thất thuê của cô. Cô trồng rau trên những mảnh đất trống, và hái rau đó cúng dường các vị học tăng đang theo tu với tôi, đồng thời chia cho những khách thập phương, và đem lên bàn thờ cúng dường tam bảo. 

Khi đã tới tuổi quá thất tuần, cô cảm thấy muốn tìm cách tu bản thân mình cho tốt hơn, nên sau một ngày quét tước, nhổ cỏ dại, làm vườn, cô Okamoto ở trong nhà nghe băng giảng và học hỏi thêm về văn chương cổ điển Trung Hoa. Có những lúc khác, nhớ lại những bài giảng của Lão sư về Thiền thư, cô mở lại những sưu tập hệ công án như Bích Nham Lục và Vô Môn Quan. Ðó là cuộc sống hàng ngày của cô Okamoto. 

Cô là một bà già bé nhỏ, thấp lùn với bộ mặt tròn trĩnh như trẻ thơ, nhưng với lối sống đặc biệt khắc khổ, cứng nhắc, cô Okamoto dường như có một vẻ gì đáng sợ, và những học tăng trẻ không cảm thấy thích thú chút nào nếu họ bị giao cho công việc phải đến gập cô. 

Hàng tháng tôi đều đến thăm cô Okamoto, và lúc nào cô cũng có vẻ phấn chấn với những buổi đến thăm đó. Nhưng có một hôm, cô nhắn tin cho tôi biết rằng cô muốn tôi đến thăm ngay, vì cô có chuyện cần muốn nói. 

“Nửa năm vừa qua, tôi thấy cơ thể mình yếu mệt vô cùng,” cô bắt đầu nói khi tôi đến thăm. “Tôi nghĩ chắc mình đã đến tuổi suy nhược rồi, nên cố tự răn mình phải tiếp tục mọi công việc như thường, nhưng rồi cũng không thấy khá gì hơn.” 

“Cuối cùng,” cô giải thích tiếp, “dường như tôi không còn cách gì hơn là nhờ người đưa đi bác sĩ khám. Tuy bác sĩ không nói gì nhiều, nhưng hình như là tôi đã bị ung thư. Từ khi biết được chuyện này, tôi đâm ra sợ chết quá đi.” 

Những lời nói của cô mang âm hưởng của lời ông thầy giáo cũ của tôi. Nhưng không những là cô Okamoto sợ chết, cô còn cảm thấy xấu hổ với cái sợ đó. Cô cảm thấy sợ chết là một điều nhục nhã, sau bao nhiêu năm tu tập với một vị lão sư như vậy. Cô cảm thấy biết ơn Lão sư và Thiền tông vô cùng, và không chịu nổi ý tưởng là những người ở gần cô sẽ nghĩ tu Thiền là vô ích, vì rõ ràng đã không giúp cho một người như cô có thể vượt qua được nỗi sợ hãi khi đối diện với tử thần. 

“Có vấn đề gì đây trong cách tu của tôi từ đó tới giờ … để giờ này tôi sợ chết đến thế? Xin thầy làm ơn chỉ cho tôi thấy tôi đã sai như thế nào trong cách tu, được không? “ cô khẩn khoản, trải bầy tâm sự ra với tôi, như thể tôi là con trai của cô vậy. 

Tuy rằng cô Okamoto hơn tôi đến hai mươi bốn tuổi, sự thổ lộ nhiệt tình của cô đã khiến cho tôi, mặc dù kính trọng sự lớn tuổi của cô, đã thẳng thắn nêu ra với cô điều tôi thấy không ổn lắm trong thái độ sống của cô. 

Người đàn bà này đã sống một đời không có gì khiếm khuyết, đáng ngợi khen, nhưng bà lúc nào cũng nghiến răng lại để cố “làm điều lành, tránh điều xấu”. Lúc nào cũng phân biệt thật rành mạch giữa cái “tốt” và cái “xấu”, lúc nào cũng cân nhắc, phán xét mọi tình thế, bà lo làm hết sức để cố đạt lấy cái “tốt hơn”, nhưng luôn luôn là trong sự cứng cỏi của hàm răng nghiến chặt. Tôi xin nói rõ hơn về vấn đề này. Nỗ lực phân biệt tốt với xấu và rồi chọn lựa hành động một bên để lo tích lũy nhân lành cho những quả tốt, tự nó, không thể đem lại sự an bình trong tâm được. 

Như tôi đã giải thích với cô Okamoto, chúng ta sinh ra lọt lòng mẹ và rồi sau này sẽ vào trong quan tài nằm. Trong khoảng thời gian trung gian đó chúng ta gọi là sống, và chắc hẳn bạn nghĩ rằng vào quan tài nằm tức là chết. Nhưng sự hiện hữu đúng thực tức là sống và chết lặp đi lặp lại, từng giây từng phút một. Nếu bạn nhìn vào một ngọn lửa, bạn thấy nó cháy liên tục và tạo ra một ánh sáng liên tục. Nhưng thực sự, sáp nến đang chẩy dần từng chút một, và tim nến trong khi đang rực cháy cũng đang cạn dần, đưa ngọn lửa càng lúc càng xuống thấp hơn. 

Cuộc đời chúng ta trông có vẻ như những khối kiên cố suốt bẩy chục năm hay tám chục năm liền, nhưng thực sự ra, chúng cũng giống như tỷ dụ đã nói đến trước đây: bạn là một người vợ khi quay qua bên này; bạn là người hàng xóm khi quay qua bên khác. Khi bạn giữ cho tâm được thẳng thắn, tự nhiên với từng giây từng phút sống thực, dù không có một cố gắng nào, dù không có sự tập luyện nào, bạn cũng được sinh ra thật đẹp đẽ với từng giây phút một. Bạn chết đi trong từng giây phút, và rồi sinh ra trở lại trong từng giây phút nối tiếp nhau. 

Như tôi đã nói với cô Okamoto, khi bạn đi vào bếp sửa soạn bữa ăn tối, hãy sinh ra ở trong bếp. Khi bạn xong việc ở đó, hãy chết đi. Rồi lại sinh ra ở bàn ăn khi bạn ăn bữa tối và, sau khi bạn ăn xong rồi, hãy chết đi ở đó. Hãy sinh ra trong vườn khi bạn lấy cây chổi quét sân. Rồi khi bạn vào giường ngủ ban đêm, hãy chết đi ở đó. Và khi ánh dương tỏa sáng, bạn thức dậy trong giường, và lại sinh ra lại như mới. Nếu bạn có bệnh ung thư, hãy sinh ra với bệnh ung thư. 

Luôn luôn trong giây phút hiện tại bây giờ -- và chỉ ngay bây giờ thôi -- bạn đi vào đời sống. Luôn luôn trong giây phút hiện tại bây giờ -- và chỉ ngay bây giờ thôi -- bạn buông thả trong cái chết. Thực tập chân lý đó tức là tập Thiền vậy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2016(Xem: 14512)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
11/09/2016(Xem: 7467)
Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
06/09/2016(Xem: 6969)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn. Ta có thể nhắm mắt lại để không thấy, bịt tailại để không nghe, im lặng không nói năng, không làm gì cả, dừng mọi suy nghĩ. Ta cũng có thể không thấy, không nghe không biết,không làm,không động đậy, nhưng ta không thể không thở.
03/09/2016(Xem: 7076)
CƯỜI, LÀ GÌ? NÊN CHĂNG? Người ta biết đến giá trị của cái Có nhưng không mấy ai biết được cái Dụng của cái Không. Trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp, con người đã thể hiện những năng lực của bàn tay, khối óc và con tim … , nhưng ít ai biết tới một thứ đã tác động rất lớn lao và sâu xa đến bộ mặt thật của nhân loại, đó là Nụ Cười.
03/09/2016(Xem: 8876)
TIẾNG GỌI CỦA CỌP Một nhà văn kể chuyện "Cọp Hú" như sau: Ngày trước, ở phía Nam có một chàng thư sinh ra Huế ứng thí, nhưng người vợ không yên tâm vì lo ngại sau khi thành đạt chồng sẽ phụ rẫy mình. Chàng thư sinh bèn thề độc cốt để vợ vui lòng.
24/08/2016(Xem: 21676)
Có một vị phú ông giàu có mặc dù tuổi chưa cao nhưng lại mắc phải một căn bệnh nan y. Ông cảm nhận được rằng bản thân mình không còn ở lại nhân gian được bao lâu nữa nên trong lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi.
24/08/2016(Xem: 12500)
Bài thứ nhất, tôi xin ghi nhớ - Việc thị phi xin chớ móc moi- Bao nhiêu công chuyện người ngoài- Xin đừng gánh vác cho đời nặng thêm
23/08/2016(Xem: 8855)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
10/08/2016(Xem: 9326)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
10/08/2016(Xem: 11741)
Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]