Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không có gì là rác

19/01/201107:13(Xem: 7376)
Không có gì là rác

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Không có gì là rác 

“Hãy đi theo ta,” đại sư ra lệnh, và ngài giao cho tôi công việc đầu tiên, đó là quét dọn vườn. Ði cùng với lão sư bẩy mươi tuổi ra ngoài vườn, tôi bắt đầu làm việc quét dọn với một cây chổi tre. Những vườn thiền trong khuôn viên các chùa thường được bố trí cẩn thận với những loại cây cho lá rụng quanh năm. Không những mùa thu những cây phong lá rụng đầy, mùa xuân đến những cây sồi và cây khuynh diệp cũng thay lá luôn. Khi tôi vừa đến đó vào tháng tư, mảnh vườn đã rải rác đầy lá rụng khắp nơi. 

Con người (hay có lẽ là tâm tôi thì đúng hơn) thật sự ra rất là xấu tính. Tôi đứng đây, trong tâm đang rủa thầm “ông già lẩm cẩm” này và chống lại ngay cả cái ý tưởng là có thể tin tưởng dễ dàng được một điều gì như vậy; nhưng cùng lúc đó, tôi lại muốn ông già này chú ý tới tôi, nên tôi cầm chổi lên quét lia quét lịa. Chẳng mấy chốc tôi đã vun đám lá rụng thành một đống lớn. Hăng say tỏ ra vẻ chăm chỉ, tôi hỏi: “Ðại sư, con vứt đống rác này đi đâu?” 

Lời nói vừa mới ra khỏi miệng tôi, ông đã mắng ngay:

“Không có rác gì hết!” 

“Không có rác à.. thế sao, thầy xem cái đống này,” tôi gắng chỉ cho ông thấy đống lá trước mặt. 

“Vậy là mi không tin ta hả! Có phải không?” 

“Không phải thế.. nhưng.. con phải vứt mấy cái lá này đi đâu bây giờ?” Tôi chỉ còn biết nói như vậy. 

“Mấy cái lá ấy không vứt đi đâu cả!” Ông lại gầm lên.

“Vậy con phải làm gì?” Tôi hỏi. 

“Ði ra nhà kho đàng kia lấy cho ta cái túi đựng than”, thầy ra lệnh. 

Khi tôi trở lại, thầy đang cắm cúi cào cái núi lá kia, sàng cho những lá nhẹ lên trên mặt, và đất cát, sỏi đá nặng hơn cho rơi xuống dưới. Sau đó ông bắt đầu nhồi lá vào trong cái túi tôi đem ra từ nhà kho, lấy chân dậm cho chúng xẹp xuống. Sau khi đã nhét chặt tới chiếc lá cuối cùng vào trong túi rồi, ông nói: “Ðem cái này ra nhà kho. Mình sẽ dùng nó để đun nước tắm.” 

Trong lúc đi ra nhà kho, tôi thầm công nhận rằng cái túi lá tôi đang mang trên vai này có lẽ chẳng phải là rác; tôi cũng nhủ thầm rằng cái đống còn lại ngoài vườn kia rõ ràng chỉ là rác, và không có gì khác hơn là rác cả. Nhưng khi trở lại, tôi thấy Thầy đang ngồi xổm trên cái đống còn lại, lượm ra từng viên đá. Sau khi Thầy đã cẩn thận nhặt lên viên đá cuối cùng, ông nói: “Lấy mấy đá sỏi này ra trải ở dưới ống máng nước mưa.” 

Khi tôi trải những viên đá trộn lẫn với sỏi đã có sẵn ở đó, và lấp đầy những chỗ bị xoáy bởi nước mưa, tôi nhận thấy những lỗ này không những được lấp đầy, mà trông còn đẹp hẳn lên. Tôi lại phải công nhận rằng những viên đá này cũng không xếp loại là rác được. Nhưng chưa hết: vẫn còn những miếng đất, những mảnh rêu sót lại từ cái đống hồi nẫy. Ai có thể làm gì được với những thứ đó, tôi tự hỏi. 

Tôi thấy Thầy đang lúi húi nhặt những miếng này lên và để chúng vào trong lòng bàn tay, từng cái một. Ông đảo mắt tìm kiếm những cái khe, những chỗ lõm trên mặt đất, rồi trám chúng vào đó và đập chân lên cho bằng. Rốt cuộc, chẳng còn lại một chút gì từ đống lá hồi nẫy cả. 

“Sao?” ông hỏi. “Mi có hiểu hơn được một chút nào chưa? Từ nguyên thủy, dù là người hay vật, chẳng có cái gì là rác cả.” 

Ðấy là bài pháp đầu tiên mà tôi được nghe từ Ðại sư Zuigan. Tuy bài pháp đó có gây cho tôi một ấn tượng, nhưng tiếc thay, tôi không có đủ trí tuệ để đạt ngộ khi nghe những lời lẽ đó. 

“Từ nguyên thủy, dù là người hay vật, không có cái gì là rác cả.” Những lời lẽ này chỉ thẳng tới chân lý căn bản của Ðạo Phật, một chân lý tôi chưa thể nhận ra được trong những ngày tháng đó.

“Kỳ diệu thay! Mọi chúng sanh vốn là đều là Phật, đều có sẵn trí huệ và đức hạnh nơi mình. Chỉ vì chấp chặt nơi những vọng tưởng sai lầm mà chúng sanh mới không thể nhận ra điều đó được.” Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thốt lên điều đó trong giây phút ngài được giác ngộ. Nói một cách khác, mọi chúng sanh nguyên thủy vốn đã toàn hảo, nhưng bởi vì bám víu vào những khái niệm si mê, nên họ không thể nhận thức được Phật tánh có sẵn nơi mình. 

Trong giây phút chớp nhoáng, màn sương che phủ trước mắt ngài tan biến đi, và Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được chân lý hiện tiền. “Từ đó tới giờ, ta đã nghĩ rằng tất cả chúng sanh trong thế giới này chỉ sống trong sự đau khổ và khốn cùng, trong những bất hạnh sâu xa. Nhưng thực ra, chẳng phải là tất cả mọi chúng sanh, ngay nơi hiện thân của họ, đều đang sống trong tánh Phật, đều đang có sẵn sự toàn hảo tuyệt đối đó sao? Và chẳng phải là điều này không chỉ áp dụng cho những người đang khỏe mạnh an vui nơi thân và tâm, mà còn với những kẻ mù lòa, những kẻ tật nguyền không có tay chân, phải kéo lê thân xác mình một cách khó khăn đó sao? Chẳng phải là mỗi người trong chúng ta, ngay trong trạng thái hiện tại của mình, đều là một thực thể toàn hảo, không khiếm khuyết đó sao?” Lòng đầy cảm kích và kinh ngạc, Ðức Phật đã thốt lên như vậy trong giây phút giác ngộ của ngài. 

Mỗi năm, tôi đều đi Hokkaido để thuyết giảng, và có một năm, sau khi nghe tôi nói chuyện, một thiếu phụ xin đến gặp tôi. Thiếu phụ này, vốn là người rất sùng mộ đạo Thiên chúa, đã nói như sau: “Nghe thầy nói chuyện hôm nay, con thấy rằng tất cả những điều Ðạo Phật muốn khuyên người ta làm chỉ là buông bỏ hết đi những dục vọng. Trong khi đó, đạo Thiên Chúa nói rằng: “Hãy hỏi xin, ngươi sẽ được cho. Hãy tìm kiếm, ngươi sẽ được thấy. Hãy gõ cửa, cửa sẽ mở ra cho ngươi. Những lời dạy đó đáp ứng được những kỳ vọng của giới thanh niên trẻ tuổi như con đây. Thầy nghĩ sao về vấn đề này?” 

Tôi trả lời cô ta bằng một câu hỏi khác. “ Nói như thế có nghĩa là không cần biết cô gõ cửa như thế nào, tìm kiếm ra sao, cô cũng sẽ được ban bố, cũng sẽ được mở cửa ư? Chẳng phải là trừ khi người ta tìm kiếm và gõ cửa cách nào để có thể cảm ứng được với Tâm của Thượng đế, cửa mới mở ra được, và điều ước nguyện mới được ban cho sao?” 

Tôi đã nghe nói đến câu nói của đạo Thiên chúa rằng: “Ta làm ra con đường của mình, nhưng Chúa sẽ định hướng những bước đi trên đó.” Một cách tóm tắt, ta có quyền ước muốn và lựa chọn, tìm kiếm tha hồ, nhưng Thượng đế mới định đoạt những nguyện vọng của ta có thể thành tựu được hay không. 

Cũng vậy, Ðạo Phật không chỉ nói là phải vứt bỏ hết mọi ước muốn, dẹp hết mọi tìm kiếm. Nhất là ở trong sự tu tập Thiền, chúng ta gõ vào cánh cửa ấy qua sự hành trì thật gắt gao, hầu như là có thể mài dũa tới tận xương tủy của mình vậy. Tuy nhiên, đạo Phật chỉ ra rằng, sau khi đã tìm kiếm hết tất cả, điều chúng ta đạt được lại là sự nhận thức rằng những gì ta tìm kiếm vốn đã luôn luôn có sẵn nơi ta, rằng sau tất cả những công phu miên mật, chúng ta thức tỉnh thấy được rằng thật ra là cửa đã sẵn mở từ trước khi chúng ta bắt đầu gõ vào đó. 

Như vậy, các bạn thấy rằng, Ðại sư Zuigan đã chỉ ra sự thật căn bản nhất từ đầu khi ngài nói, “Từ nguyên thủy, dù cho ở người hay vật, không có gì là rác cả.” Ðáng tiếc là tôi đã không hiểu được ngài. Tôi tiếp tục làm ra vẻ như mình là một đệ tử đang tin tưởng hết mình vào Thầy, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn thường chê bai và chống đối lại. Nói trắng ra là, gần như hầu hết những lời thầy nói đều làm cho tôi cảm thấy bực bội. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2016(Xem: 14511)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
11/09/2016(Xem: 7465)
Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
06/09/2016(Xem: 6968)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn. Ta có thể nhắm mắt lại để không thấy, bịt tailại để không nghe, im lặng không nói năng, không làm gì cả, dừng mọi suy nghĩ. Ta cũng có thể không thấy, không nghe không biết,không làm,không động đậy, nhưng ta không thể không thở.
03/09/2016(Xem: 7075)
CƯỜI, LÀ GÌ? NÊN CHĂNG? Người ta biết đến giá trị của cái Có nhưng không mấy ai biết được cái Dụng của cái Không. Trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp, con người đã thể hiện những năng lực của bàn tay, khối óc và con tim … , nhưng ít ai biết tới một thứ đã tác động rất lớn lao và sâu xa đến bộ mặt thật của nhân loại, đó là Nụ Cười.
03/09/2016(Xem: 8874)
TIẾNG GỌI CỦA CỌP Một nhà văn kể chuyện "Cọp Hú" như sau: Ngày trước, ở phía Nam có một chàng thư sinh ra Huế ứng thí, nhưng người vợ không yên tâm vì lo ngại sau khi thành đạt chồng sẽ phụ rẫy mình. Chàng thư sinh bèn thề độc cốt để vợ vui lòng.
24/08/2016(Xem: 21676)
Có một vị phú ông giàu có mặc dù tuổi chưa cao nhưng lại mắc phải một căn bệnh nan y. Ông cảm nhận được rằng bản thân mình không còn ở lại nhân gian được bao lâu nữa nên trong lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi.
24/08/2016(Xem: 12497)
Bài thứ nhất, tôi xin ghi nhớ - Việc thị phi xin chớ móc moi- Bao nhiêu công chuyện người ngoài- Xin đừng gánh vác cho đời nặng thêm
23/08/2016(Xem: 8852)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
10/08/2016(Xem: 9325)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
10/08/2016(Xem: 11735)
Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]