Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết trong khi đang sống

19/01/201107:13(Xem: 7242)
Chết trong khi đang sống

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Chết trong khi đang sống 

Khi tôi trở thành một tăng sĩ và gia nhập thiền viện, tôi đã ước ao thật mãnh liệt, hơn bất cứ thứ gì trên đời, là làm sao được giác ngộ. Kyoto, nơi có trụ sở thiền viện của tôi, không phải là một mảnh đất có ruộng đồng trù phú, vì thế phần thực phẩm quy định cho một tháng thường được giới hạn chỉ đủ cho mười ngày. Thực phẩm chính của mười ngày ấy bao gồm những thứ như là bắp và bột khoai lang, và đôi khi một thứ bột trà mầu vàng úa không thể nào uống được. Ðó là những thứ đã nuôi thân mạng tôi khi đang ở trong thiền đường, nhất tâm tọa thiền và tìm sự giác ngộ. 

Nhưng kinh nghiệm giác ngộ không đến một cách dễ dàng. Trước khi bắt đầu tu Thiền, tôi đã được dậy để nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, suy nghĩ bằng đầu óc, và đó là cách duy nhất tôi dùng để tìm hiểu mọi sự. Nhưng khi vào tu, tôi lại được chỉ cho rằng satori (giác ngộ) không phải là một loại kết luận rút ra từ những phán xét riêng tư dựa trên những cảm giác phân biệt của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Dù vậy, tôi vẫn chưa thể nắm được cách nào để buông bỏ những thói quen cảm nhận xưa nay và tập kinh nghiệm theo một cách khác. 

Ðại Ðăng Quốc Sư (Daito Kokushi), vị sáng lập ra thiền viện Ðại Ðức (Daitokuji) và là một trong những vị thiền sư kiệt xuất nhất trong lịch sử của Nhật Bản, trong những lời thị tịch đã khuyến cáo như sau: “Hãy luôn luôn chú tâm, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ trong ngày, để học cái Không Thể Nghĩ Bàn.” Cái Không Thể Nghĩ Bàn ấy vượt lên trên mọi lý luận hay sự hiểu biết của trí thức, và tôi không biết một chút gì để tìm cách nào dồn năng lượng vào sự tu học cái Không Thể Nghĩ Bàn này. Vì thế tôi cứ tọa thiền một cách mù quáng. Hàng đêm khi mọi người đã ngủ say hết rồi, tôi vẫn kiên trì ở đó ngồi trên chiếc gối thiền. Không may là, trong thời gian này tôi lại được giao nhiệm vụ đánh thức mọi người buổi sáng. 

Như tôi đã nói ở trên, thực phẩm lúc đó rất ít oi, và tôi vốn lại gầy gò nữa. Ban ngày tôi vất vả làm những việc lao tác chân tay và thực hành tu tập, đến tối lại tiếp tục tọa thiền không ngủ suốt đêm, vì vậy tuy hết sức muốn ngồi thẳng người lên, nhưng rồi tôi cũng lại rơi vào một trạng thái mê mệt, sẵn sàng ngất xỉu đi và ngã lăn khỏi gối thiền. 

Giờ thức dậy buổi sáng trong thiền viện là ba giờ sáng mỗi ngày. Chắc tôi thường hay ngất đi vào khoảng 2 giờ hay 2 giờ rưỡi sáng. Lúc bừng tỉnh dậy, tôi đã thấy quá giờ đánh thức mọi người rồi. Việc này kéo dài khoảng ba ngày, cuối cùng tôi bị khiển trách nặng nề, bị kết tội “ngủ quên” và vì thế đã làm xáo trộn chương trình hàng ngày của cả thiền viện. Chức vụ tôi được giao cho gọi là Densu. Tôi được nhắc nhở thật rành rọt rằng luật lệ của thiền viện đã quy định rằng người làm densu phải canh đồng hồ như là “canh chính cặp mắt của mình vậy”. 

“Ngươi có thực sự có ý muốn tu hay không hả?” Vị huynh trưởng của tôi quát lớn. “Ngươi tưởng ngươi đến đây để làm gì?” 

Khi bị hỏi là có ý muốn tu hay không, điều đó có nghĩa là có thể bị đá ra khỏi thiền đường. Nhưng may thay, Thầy đã thương hại tôi, và những học tăng bạn cũng giúp đỡ, che chở tôi khỏi bị sơ sểnh thêm nữa. Dù vậy, tôi vẫn còn bướng bỉnh tiếp tục tọa thiền mà không nằm xuống chút nào về đêm. Mặc dù liên miên ngồi thiền một cách kiên trì như vậy, hàng đêm tôi vẫn rơi vào trong cơn mê mệt và ngủ thiếp đi, nên việc tọa thiền của tôi chẳng mạnh mẽ và sáng tỏ được chút nào. 

Thế rồi, vấn đề lại càng trở nên tệ hại hơn, khi tôi lý luận rằng ăn vào là chỉ làm buồn ngủ thêm, nên ngưng không ăn nữa. Như tôi đã nói ở trên, những bữa ăn thời ấy không được đầy đủ chút nào. Chúng tôi dùng bữa theo nghi thức, tụng một bài kinh trước và sau khi ăn. Trước mỗi bữa ăn thường có thông báo về bữa ăn ấy như là “Bữa trưa hôm nay phần mỗi người sẽ gồm có ba cái bánh xếp”. Như vậy có nghĩa là mỗi vị tăng sẽ nhận được ba viên bánh làm bằng bột khoai ép lại, mỗi viên chỉ to bằng đồng xu thời xưa. Không có nước tương hay miso gì cả, những viên bánh này được luộc trong nước muối, và chúng tôi mỗi người được phát cho ba chén. Dù chỉ có thế mà tôi cũng ngưng không ăn vì nghĩ là sẽ bị làm cho buồn ngủ, điều đó quả tình là tôi đã đi quá xa. 

Thế rồi, một đêm nọ, tôi không còn một chút sức lực nào nữa. 

Tôi mất hết cả ý chí muốn được giác ngộ; sự tiếp tục tìm kiếm giác ngộ (satori) dường như là điều không thể nào tưởng tới được nữa. Tôi không còn một chút năng lực tối thiểu nào của vật chất và tinh thần cần thiết để giữ một mức độ ý thức trong đó cái thấy được xác định bằng mắt và cái nghe được xác định bằng tai. Cái gối thiền mềm mại ở dưới tôi lúc đó là cả một miếng thép cứng đơ. Toàn thân tôi là một tổng hợp của những cơn đau như dần. Ðó không còn là “Tôi” đang ngồi trên gối thiền nữa; mà chỉ là cả một sự mệt mỏi chất ngất . Ýù thức tưởng chừng như đã lạc mất trong màn sương mù dầy đặc, tất cả chỉ còn là một sự mơ hồ. 

Ðột nhiên, dưới một lực nào đó mà tôi không được rõ, màn sương mù bỗng tan đi và biến mất. Và không phải là cơn đau đớn của thể xác tôi đã biến đi, nhưng là cái thân chịu đựng sự đau đớn đó đã biến đâu mất. Mọi sự trở nên hoàn toàn sáng tỏ. Ngay cả trong màn đêm mờ tối, mọi sự cũng được thấy một cách thật tinh tường. Tiếng động nhỏ nhất cũng có thể nghe được rõ ràng, nhưng không còn người đang nghe. Tôi tin rằng, điều này cũng tựa như là đã chết đi trong lúc còn đang sống vậy. 

Vào lúc đó, không còn có một khởi niệm nào cả. Tôi không có một ý niệm gì là trạng thái sáng tỏ hoàn toàn ấy kéo dài bao lâu, là điều gì đã xẩy ra trước đó hay sau đó. Có lẽ rằng một giọng nói sắc cạnh nào đó đã đánh thức tôi ra khỏi trạng thái đó. Tôi chỉ biết rằng khi sực tỉnh lại, tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần! Như tôi không còn biết là bàn tay tôi đang múa, tiếng chân tôi đang bước. Trong tâm trí tôi không hề có một ý tưởng nào thoảng qua là tôi đang có một kinh nghiệm giác ngộ hay là “tôi đã kiến tánh” (kensho). Không cần lý luận gì cả, tôi chỉ cảm thấy một niềm vui choáng ngợp, tưởng chừng như có một gánh nặng chĩu trên vai bỗng nhiên đã được lấy đi. 

Hồi tưởng lại kinh nghiệm này, nhớ đến nhiều đoạn kinh khác nhau và qua những ngữ lục của các vị tổ thời xưa, tôi thấy một bài kệ của Thiền sư Chí Ðạo Vô Nan (Shido Bunan Zenji) thật là thích hợp: 

Chết trong khi đang sống 

Chết một cách toàn diện 

Mọi việc cứ tùy duyên 

Sẽ tốt đẹp tự nhiên 

Tâm lý gia danh tiếng Elizabeth Kubler-Ross đã thu thập những lời kể lại của những người đã trải qua kinh nghiệm chết giả và rồi trở về được và thuật lại. Theo những bản tường trình này, khi người ta bắt đầu chết, ngay trong giây phút đó, không những cái thân xác bị dầy vò bởi bệnh hoạn và đau đớn được hoàn toàn giải thoát khỏi sự đau khổ ấy, mà chính người ấy cũng có cảm giác thực sự là họ được giải thoát khỏi thân xác ấy. Những người này báo cáo rằng, tuy là họ không biết họ đang ở đâu, nhưng họ có thể thấy rõ ràng những người khác đang tụ tập chung quanh xác họ, than khóc níu kéo và cố lay xác họ. Xem thế, dường như là có sự tương đồng nào đó giữa kinh nghiệm của cái chết giả và cái “chết” trong khi nhập định, nhưng đây là một điều tôi không dám chắc được. 

Những gì mà tôi và những người khác đã trải qua những kinh nghiệm tương tự có thể xác định được là có một trạng thái của tâm vượt ra khỏi nhân và quả, một trạng thái khác biệt với trạng thái trong đó chúng ta tìm cách thụ đắc được “điều này” bằng việc làm một “điều kia”. Ðó là một trạng thái Ðịnh trong đó mỗi giây phút đều tự nó là đầy đủ, đều là trọn vẹn như thế. Mỗi giây phút đều được phản chiếu lại một cách hoàn hảo, như đang đứng trước một tấm gương vậy. 

Nếu chúng ta dồn hết năng lực để sống với tính cách như là “trồng cây rồi ăn quả”, gieo tạo nhân lành cho đời sống thế gian hữu hạn này, thì đó cũng là một điều kỳ diệu và cần thiết. Nhưng nếu sống mà chỉ biết tùy thuộc vào luật Nhân Quả -- hành động để nhận lãnh cái quả sẽ tới trong tương lai gần hay xa -- thì rồi thế nào, người ấy cũng gập phải chướng ngại và sẽ cảm thấy tuyệt vọng. 

Tuy nhiên, bằng cách trực diện với những gì bạn đang có ngay trước mắt, ngay trong lúc này, hoàn toàn không phán xét hay lượng định gì cả, bạn có thể vượt qua tất cả những vấn đề của nhân và quả. Bạn có thể làm việc trong bếp hay quét sân ngoài vườn, cọ rửa phòng tắm hay làm một việc lao động nào đó cho một người nào khác, nhưng bạn làm mà không có một chút suy tư gì về cái giá trị tương đối của công việc ấy. Một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là bạn làm mọi việc với hết sức của mình, trở thành một với bất cứ hiện trạng nào của bạn, ngay trong giây phút đó. Tôi muốn bạn sẽ biết rõ ràng được rằng, đây là một cách khác để sống cuộc đời của bạn. 

Một mặt, dù cho bạn có dồn nỗ lực và rồi được thành công trong sự gặt hái những quả tốt cho mình, nhưng nếu không biết vượt qua chướng ngại lớn của sinh, lão, bệnh, tử, bạn sẽ không thể an lạc được trong những buổi xế chiều của cuộc đời. Mặt khác, nếu bạn bám víu vào khái niệm về cái không và rồi rơi vào trong vô ký của sự phủ nhận cái có, bạn sẽ dễ sai lầm mà sống cả một cuộc đời vô ích. Nhưng có một cách khác hơn thế, đó là con đường trung đạo, sẽ giúp cho chúng ta không rơi vào hai bên nào cực đoan. Con đường Trung Ðạo này còn được gọi là Pháp Môn Giải Thoát, giải thoát khỏi cả hai cái hữu lậu và vô lậu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 8294)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7539)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13947)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8087)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9285)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6726)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
22/01/2016(Xem: 7083)
Đó là chuyện ông Darwin với chuyện khỉ vượn thành người. Tôi không có tham vọngviết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882). Nhưng đã nhắc tới tên vị bác học cha đẻ củaThuyết tiến hóa thì không thể không nhắc sơ lược về cuộc đời của con người vĩ đại ấy.
21/01/2016(Xem: 11261)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
21/01/2016(Xem: 5728)
Thiền Viện Phước Hoa (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), là một nơi đặc biệt như thế. Ba mươi năm qua, kể từ ngày cố Hòa thượng Thích Thông Quả, đặt nhát cuốc đầu tiên xuống mảnh đất khô cằn hoang hóa này, có những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa lẫn với bao lo toan trăn trở, bằng tâm nguyện nhiếp hóa đồ chúng, phổ độ quần sanh, đã biến nơi đây thành chốn yên bình không những cho tông môn hậu tấn mà còn là nơi dành cho những cánh chim của thơ ca và nghệ thuật Phật giáo ghé tựa đôi chân, cùng góp phần vào công hạnh truyền thừa Chánh pháp một cách rất tự tại và khẳng khái.
21/01/2016(Xem: 5157)
Phẩm Tâm Của Mình Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]