Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm như thủy

19/01/201107:13(Xem: 6233)
Tâm như thủy

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Tâm như thủy

Bất cứ khi nào đi diễn thuyết ở ngoại quốc, tôi cũng đều đi với một thông dịch viên. Có một dịp, trước một buổi nói chuyện ở Anh Quốc, người thông dịch này nói với tôi rằng: “Lão sư, thầy thường hay dùng chữ chúng ta ngay cả khi thầy nói về chính mình. Nhưng trong một xã hội cá nhân chủ nghĩa như ở nước Anh này, nếu con dịch nguyên văn chữ chúng ta ấy, thầy sẽ mất đi một chút hấp lực đối với họ. Vì vậy, ngay cả khi thầy nói chúng ta, mà con biết chắc rằng thầy có ý nói là tôi, con sẽ muốn dùng chữ tôi để thông dịch. Mong thầy thông cảm cho phép con được làm như vậy.” 

Tôi lấy làm lạ khi nghe như vậy. Nghĩ lại, tôi nhận ra rằng người Nhật, ở trong một nhóm, khi nói chuyện có dùng từ chúng ta thật mơ hồ, và như thế áp đặt mọi người vào với nhau mà không hề có sự đồng ý trước của những cá nhân liên hệ. Và khi làm như vậy là đã trốn tránh được trách nhiệm cho cá nhân. Tuy nhiên, khi đào sâu hơn vào vấn đề, tôi không thấy được đó là một điều sai lầm khi dùng chữ chúng tôi. 

Bạn có thể giả dụ là có nhiều thực thể riêng biệt gọi là tôi đã đến với nhau họp thành một nhóm gọi là chúng ta. Nhưng đây không hẳn là thực chất của vấn đề. 

Hãy suy ngẫm như thế này: giả sử như có một người đang ở trong tâm trạng rất chân thực và an tịnh, không có một lo nghĩ nào, tinh thần thật là sáng suốt và lành mạnh. (khi tâm đang quằn quại và bế tắc thì đó lại là chuyện khác). Giả sử như người ấy là một bà nội trợ đang ở trong bếp một buổi tối, và bà nghe tiếng chân quen thuộc của ông chồng đang về đến nhà. Vội vã lau tay vào cái yếm mặc ngoài, bà đi ra cửa đón chồng. Trong giây phút đó người này -- với bộ mặt của người vợ, tiếng nói của người vợ, thân hình và cử chỉ của người vợ -- là một người vợ đang đi ra đón chồng. 

Thế rồi, đúng lúc bà đang đưa tay ra lấy áo khoác của chồng, một giọng nói vang ra từ đàng sau, “Mẹ!” Bà quay lại trả lời, “Gì đó con?” Ngay lúc đó người này không còn mang bộ mặt của người vợ nữa, mà là bộ mặt của người mẹ. Bà quay lại với bộ mặt của người mẹ, tiếng nói của người mẹ, cử chỉ của người mẹ. Thế rồi, một người bạn láng giềng đến gọi cửa, bà tiếp đón khách không phải với bộ mặt của người vợ hay người mẹ, mà với bộ mặt của một người bạn hàng xóm. 

Có thể khi bạn đọc những điều này, bạn sẽ tưởng tượng hình dáng bề ngoài tôi như một vị thầy tăng. Nhưng sáng mai tôi sẽ đi viếng mộ của cha mẹ tôi. Ðứng trước mộ, tôi chỉ là một đứa trẻ không hơn không kém. Ðối trước với cha mẹ mình là một đứa trẻ, đối trước với con mình là một bậc phụ huynh, đối trước chồng mình là một người vợ, đối trước vợ mình là một người chồng. Ơû nơi làm việc, bộ mặt và bề ngoài người ta khoác lên là tùy thuộc vào địa vị có trong sở. Ðó là thực chấtø bề ngoài của chúng ta. 

Không có thực thể nào gọi là “Tôi” di chuyển từ điểm này sang điểm khác, lúc này qua lúc khác. Mà đúng hơn là, qua những lúc gập gỡ chuyên biệt nào đó với những người chuyên biệt nào đó, trong mỗi lần gập gỡ, trong mỗi sự giao tiếp, cái gọi là “Tôi” sẽ xuất hiện. Như vậy ta thấy dường như một cái gì ở ngoài con người chúng ta, thật ra, lại bổ túc cho chúng ta, làm cho mỗi giây phút trong cuộc đời thêm phần rực rỡ. 

Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu tại sao Thiền tông dùng sự tu tập để đạt được giác ngộ bằng cách quán chiếu thật thâm sâu vào tâm của mình. Nếu cái tâm đó là của riêng bạn, dù bạn có không ngừng soi chiếu vào nó thật miên mật, bạn cũng không thể ngộ được cái chân lý chung nhất của vạn pháp. Nhưng tâm bạn không phải là một vật sở hữu cá nhân, nó không phải chỉ là của riêng bạn thôi. 

Tâm bạn, sự sống trong bạn, được sanh ra trong sự liên đới với môi trường. Tâm bạn là đời sống của vũ trụ rộng lớn vĩ đại này. Chính tâm của chúng ta là cái nôi từ đó khởi đầu mọi sự, và như tôi là một biểu hiện của tánh Phật, bạn cũng là một biểu hiện của tánh Phật. Vì thế, Thiền tông dậy rằng chúng ta không nên cố gắng để biết “hết mọi sự”, mà chúng ta phải tìm hiểu những gì gần nhất với mình, đó là thân và tâm của mình. Vì thế mà chỉ cần nhìn sâu vào cái tâm bé nhỏ của bạn, bạn cũng có thể mẫn cảm với tâm của người khác … không những thế còn có thể ngộ được chân lý của toàn thể vũ trụ vô biên này nữa! 

Chúng ta không hiện hữu như những thỏi nước đá, di chuyển một cách cứng nhắc từ nơi này sang nơi khác. Mà chúng ta như giòng nước chẩy tự do, lúc vào một cái hộp bốn góc, lúc ở trong một cái hộp ba góc, mỗi lúc mỗi sinh ra lại và đổi mới. Tôi tin rằng, đó là một sự thực trong sự hiện hữu của chúng ta, và sự tồn tại như thế của con người, sự tồn tại như thế của vạn pháp trong vũ trụ này, là điều mà Ðức Phật tuyên dương. 

Xét như vậy, chúng ta không phải là những cá thể những cái “Tôi” tập hợp lại để làm thành “chúng ta”, nhưng trong sự hiện diện của “chúng ta”, có một thứ gọi là “Tôi” đã khởi lên. Tôi tin rằng, đây cũng là một sự thực. 

Khi chúng ta hòa đồng với thể nguyên thủy của mình, chúng ta sẽ có thể thông cảm được sự chết, sự đau đớn, buồn khổ, hạnh phúc của người khác như của chính mình. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 9976)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 8830)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 8347)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 8091)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 8846)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 8817)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7009)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8129)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9319)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
02/05/2012(Xem: 7760)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]