Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm như thủy

19/01/201107:13(Xem: 6246)
Tâm như thủy

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Tâm như thủy

Bất cứ khi nào đi diễn thuyết ở ngoại quốc, tôi cũng đều đi với một thông dịch viên. Có một dịp, trước một buổi nói chuyện ở Anh Quốc, người thông dịch này nói với tôi rằng: “Lão sư, thầy thường hay dùng chữ chúng ta ngay cả khi thầy nói về chính mình. Nhưng trong một xã hội cá nhân chủ nghĩa như ở nước Anh này, nếu con dịch nguyên văn chữ chúng ta ấy, thầy sẽ mất đi một chút hấp lực đối với họ. Vì vậy, ngay cả khi thầy nói chúng ta, mà con biết chắc rằng thầy có ý nói là tôi, con sẽ muốn dùng chữ tôi để thông dịch. Mong thầy thông cảm cho phép con được làm như vậy.” 

Tôi lấy làm lạ khi nghe như vậy. Nghĩ lại, tôi nhận ra rằng người Nhật, ở trong một nhóm, khi nói chuyện có dùng từ chúng ta thật mơ hồ, và như thế áp đặt mọi người vào với nhau mà không hề có sự đồng ý trước của những cá nhân liên hệ. Và khi làm như vậy là đã trốn tránh được trách nhiệm cho cá nhân. Tuy nhiên, khi đào sâu hơn vào vấn đề, tôi không thấy được đó là một điều sai lầm khi dùng chữ chúng tôi. 

Bạn có thể giả dụ là có nhiều thực thể riêng biệt gọi là tôi đã đến với nhau họp thành một nhóm gọi là chúng ta. Nhưng đây không hẳn là thực chất của vấn đề. 

Hãy suy ngẫm như thế này: giả sử như có một người đang ở trong tâm trạng rất chân thực và an tịnh, không có một lo nghĩ nào, tinh thần thật là sáng suốt và lành mạnh. (khi tâm đang quằn quại và bế tắc thì đó lại là chuyện khác). Giả sử như người ấy là một bà nội trợ đang ở trong bếp một buổi tối, và bà nghe tiếng chân quen thuộc của ông chồng đang về đến nhà. Vội vã lau tay vào cái yếm mặc ngoài, bà đi ra cửa đón chồng. Trong giây phút đó người này -- với bộ mặt của người vợ, tiếng nói của người vợ, thân hình và cử chỉ của người vợ -- là một người vợ đang đi ra đón chồng. 

Thế rồi, đúng lúc bà đang đưa tay ra lấy áo khoác của chồng, một giọng nói vang ra từ đàng sau, “Mẹ!” Bà quay lại trả lời, “Gì đó con?” Ngay lúc đó người này không còn mang bộ mặt của người vợ nữa, mà là bộ mặt của người mẹ. Bà quay lại với bộ mặt của người mẹ, tiếng nói của người mẹ, cử chỉ của người mẹ. Thế rồi, một người bạn láng giềng đến gọi cửa, bà tiếp đón khách không phải với bộ mặt của người vợ hay người mẹ, mà với bộ mặt của một người bạn hàng xóm. 

Có thể khi bạn đọc những điều này, bạn sẽ tưởng tượng hình dáng bề ngoài tôi như một vị thầy tăng. Nhưng sáng mai tôi sẽ đi viếng mộ của cha mẹ tôi. Ðứng trước mộ, tôi chỉ là một đứa trẻ không hơn không kém. Ðối trước với cha mẹ mình là một đứa trẻ, đối trước với con mình là một bậc phụ huynh, đối trước chồng mình là một người vợ, đối trước vợ mình là một người chồng. Ơû nơi làm việc, bộ mặt và bề ngoài người ta khoác lên là tùy thuộc vào địa vị có trong sở. Ðó là thực chấtø bề ngoài của chúng ta. 

Không có thực thể nào gọi là “Tôi” di chuyển từ điểm này sang điểm khác, lúc này qua lúc khác. Mà đúng hơn là, qua những lúc gập gỡ chuyên biệt nào đó với những người chuyên biệt nào đó, trong mỗi lần gập gỡ, trong mỗi sự giao tiếp, cái gọi là “Tôi” sẽ xuất hiện. Như vậy ta thấy dường như một cái gì ở ngoài con người chúng ta, thật ra, lại bổ túc cho chúng ta, làm cho mỗi giây phút trong cuộc đời thêm phần rực rỡ. 

Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu tại sao Thiền tông dùng sự tu tập để đạt được giác ngộ bằng cách quán chiếu thật thâm sâu vào tâm của mình. Nếu cái tâm đó là của riêng bạn, dù bạn có không ngừng soi chiếu vào nó thật miên mật, bạn cũng không thể ngộ được cái chân lý chung nhất của vạn pháp. Nhưng tâm bạn không phải là một vật sở hữu cá nhân, nó không phải chỉ là của riêng bạn thôi. 

Tâm bạn, sự sống trong bạn, được sanh ra trong sự liên đới với môi trường. Tâm bạn là đời sống của vũ trụ rộng lớn vĩ đại này. Chính tâm của chúng ta là cái nôi từ đó khởi đầu mọi sự, và như tôi là một biểu hiện của tánh Phật, bạn cũng là một biểu hiện của tánh Phật. Vì thế, Thiền tông dậy rằng chúng ta không nên cố gắng để biết “hết mọi sự”, mà chúng ta phải tìm hiểu những gì gần nhất với mình, đó là thân và tâm của mình. Vì thế mà chỉ cần nhìn sâu vào cái tâm bé nhỏ của bạn, bạn cũng có thể mẫn cảm với tâm của người khác … không những thế còn có thể ngộ được chân lý của toàn thể vũ trụ vô biên này nữa! 

Chúng ta không hiện hữu như những thỏi nước đá, di chuyển một cách cứng nhắc từ nơi này sang nơi khác. Mà chúng ta như giòng nước chẩy tự do, lúc vào một cái hộp bốn góc, lúc ở trong một cái hộp ba góc, mỗi lúc mỗi sinh ra lại và đổi mới. Tôi tin rằng, đó là một sự thực trong sự hiện hữu của chúng ta, và sự tồn tại như thế của con người, sự tồn tại như thế của vạn pháp trong vũ trụ này, là điều mà Ðức Phật tuyên dương. 

Xét như vậy, chúng ta không phải là những cá thể những cái “Tôi” tập hợp lại để làm thành “chúng ta”, nhưng trong sự hiện diện của “chúng ta”, có một thứ gọi là “Tôi” đã khởi lên. Tôi tin rằng, đây cũng là một sự thực. 

Khi chúng ta hòa đồng với thể nguyên thủy của mình, chúng ta sẽ có thể thông cảm được sự chết, sự đau đớn, buồn khổ, hạnh phúc của người khác như của chính mình. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 9181)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 9794)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6830)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 11856)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7170)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 6161)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 9573)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 7232)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 6921)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 12985)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]