Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm như thủy

19/01/201107:13(Xem: 6350)
Tâm như thủy

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Tâm như thủy

Bất cứ khi nào đi diễn thuyết ở ngoại quốc, tôi cũng đều đi với một thông dịch viên. Có một dịp, trước một buổi nói chuyện ở Anh Quốc, người thông dịch này nói với tôi rằng: “Lão sư, thầy thường hay dùng chữ chúng ta ngay cả khi thầy nói về chính mình. Nhưng trong một xã hội cá nhân chủ nghĩa như ở nước Anh này, nếu con dịch nguyên văn chữ chúng ta ấy, thầy sẽ mất đi một chút hấp lực đối với họ. Vì vậy, ngay cả khi thầy nói chúng ta, mà con biết chắc rằng thầy có ý nói là tôi, con sẽ muốn dùng chữ tôi để thông dịch. Mong thầy thông cảm cho phép con được làm như vậy.” 

Tôi lấy làm lạ khi nghe như vậy. Nghĩ lại, tôi nhận ra rằng người Nhật, ở trong một nhóm, khi nói chuyện có dùng từ chúng ta thật mơ hồ, và như thế áp đặt mọi người vào với nhau mà không hề có sự đồng ý trước của những cá nhân liên hệ. Và khi làm như vậy là đã trốn tránh được trách nhiệm cho cá nhân. Tuy nhiên, khi đào sâu hơn vào vấn đề, tôi không thấy được đó là một điều sai lầm khi dùng chữ chúng tôi. 

Bạn có thể giả dụ là có nhiều thực thể riêng biệt gọi là tôi đã đến với nhau họp thành một nhóm gọi là chúng ta. Nhưng đây không hẳn là thực chất của vấn đề. 

Hãy suy ngẫm như thế này: giả sử như có một người đang ở trong tâm trạng rất chân thực và an tịnh, không có một lo nghĩ nào, tinh thần thật là sáng suốt và lành mạnh. (khi tâm đang quằn quại và bế tắc thì đó lại là chuyện khác). Giả sử như người ấy là một bà nội trợ đang ở trong bếp một buổi tối, và bà nghe tiếng chân quen thuộc của ông chồng đang về đến nhà. Vội vã lau tay vào cái yếm mặc ngoài, bà đi ra cửa đón chồng. Trong giây phút đó người này -- với bộ mặt của người vợ, tiếng nói của người vợ, thân hình và cử chỉ của người vợ -- là một người vợ đang đi ra đón chồng. 

Thế rồi, đúng lúc bà đang đưa tay ra lấy áo khoác của chồng, một giọng nói vang ra từ đàng sau, “Mẹ!” Bà quay lại trả lời, “Gì đó con?” Ngay lúc đó người này không còn mang bộ mặt của người vợ nữa, mà là bộ mặt của người mẹ. Bà quay lại với bộ mặt của người mẹ, tiếng nói của người mẹ, cử chỉ của người mẹ. Thế rồi, một người bạn láng giềng đến gọi cửa, bà tiếp đón khách không phải với bộ mặt của người vợ hay người mẹ, mà với bộ mặt của một người bạn hàng xóm. 

Có thể khi bạn đọc những điều này, bạn sẽ tưởng tượng hình dáng bề ngoài tôi như một vị thầy tăng. Nhưng sáng mai tôi sẽ đi viếng mộ của cha mẹ tôi. Ðứng trước mộ, tôi chỉ là một đứa trẻ không hơn không kém. Ðối trước với cha mẹ mình là một đứa trẻ, đối trước với con mình là một bậc phụ huynh, đối trước chồng mình là một người vợ, đối trước vợ mình là một người chồng. Ơû nơi làm việc, bộ mặt và bề ngoài người ta khoác lên là tùy thuộc vào địa vị có trong sở. Ðó là thực chấtø bề ngoài của chúng ta. 

Không có thực thể nào gọi là “Tôi” di chuyển từ điểm này sang điểm khác, lúc này qua lúc khác. Mà đúng hơn là, qua những lúc gập gỡ chuyên biệt nào đó với những người chuyên biệt nào đó, trong mỗi lần gập gỡ, trong mỗi sự giao tiếp, cái gọi là “Tôi” sẽ xuất hiện. Như vậy ta thấy dường như một cái gì ở ngoài con người chúng ta, thật ra, lại bổ túc cho chúng ta, làm cho mỗi giây phút trong cuộc đời thêm phần rực rỡ. 

Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu tại sao Thiền tông dùng sự tu tập để đạt được giác ngộ bằng cách quán chiếu thật thâm sâu vào tâm của mình. Nếu cái tâm đó là của riêng bạn, dù bạn có không ngừng soi chiếu vào nó thật miên mật, bạn cũng không thể ngộ được cái chân lý chung nhất của vạn pháp. Nhưng tâm bạn không phải là một vật sở hữu cá nhân, nó không phải chỉ là của riêng bạn thôi. 

Tâm bạn, sự sống trong bạn, được sanh ra trong sự liên đới với môi trường. Tâm bạn là đời sống của vũ trụ rộng lớn vĩ đại này. Chính tâm của chúng ta là cái nôi từ đó khởi đầu mọi sự, và như tôi là một biểu hiện của tánh Phật, bạn cũng là một biểu hiện của tánh Phật. Vì thế, Thiền tông dậy rằng chúng ta không nên cố gắng để biết “hết mọi sự”, mà chúng ta phải tìm hiểu những gì gần nhất với mình, đó là thân và tâm của mình. Vì thế mà chỉ cần nhìn sâu vào cái tâm bé nhỏ của bạn, bạn cũng có thể mẫn cảm với tâm của người khác … không những thế còn có thể ngộ được chân lý của toàn thể vũ trụ vô biên này nữa! 

Chúng ta không hiện hữu như những thỏi nước đá, di chuyển một cách cứng nhắc từ nơi này sang nơi khác. Mà chúng ta như giòng nước chẩy tự do, lúc vào một cái hộp bốn góc, lúc ở trong một cái hộp ba góc, mỗi lúc mỗi sinh ra lại và đổi mới. Tôi tin rằng, đó là một sự thực trong sự hiện hữu của chúng ta, và sự tồn tại như thế của con người, sự tồn tại như thế của vạn pháp trong vũ trụ này, là điều mà Ðức Phật tuyên dương. 

Xét như vậy, chúng ta không phải là những cá thể những cái “Tôi” tập hợp lại để làm thành “chúng ta”, nhưng trong sự hiện diện của “chúng ta”, có một thứ gọi là “Tôi” đã khởi lên. Tôi tin rằng, đây cũng là một sự thực. 

Khi chúng ta hòa đồng với thể nguyên thủy của mình, chúng ta sẽ có thể thông cảm được sự chết, sự đau đớn, buồn khổ, hạnh phúc của người khác như của chính mình. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2015(Xem: 8821)
Tôi năm nay 24 tuổi, công việc ổn định và yêu một anh bạn đồng nghiệp, hai chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ làm lễ cưới (lễ hằng thuận) ở chùa. Vừa rồi, tôi đưa anh ấy ra Bắc, nơi chùa chị tôi xuất gia tu học để làm lễ quy y cho anh. Quy y xong, anh được nhà chùa cho tụng kinh, khi tụng xong thì chuyện bất ngờ xảy ra, chồng sắp cưới của tôi xin phép thầy xuất gia. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi hết sức bất ngờ, buồn vui lẫn lộn. Nếu anh ấy xuất gia được thì hủy lễ cưới luôn. Thầy bảo sẽ trợ duyên cho anh ấy ở chùa tập sự một năm mới được xuống tóc và gửi đi học. Bây giờ, ngoài việc niệm Bồ-tát Quan Thế Âm ra, tôi chẳng biết làm gì nữa.
31/03/2015(Xem: 8966)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18648)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
29/03/2015(Xem: 18956)
Giảng về diệu lý Bát Nhã của Bộ Kinh Kim Cang là pháp môn bình đẳng. Chúng ta phần đông đều không hiểu cho nên đầu lại thêm đầu, tướng lại thủ tướng đem cái pháp bình đẳng biến thành không bình đẳng.
28/03/2015(Xem: 8839)
Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại.
26/03/2015(Xem: 8075)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9538)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9220)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7586)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7052)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]