Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái chết có bí hiểm không?

19/01/201107:13(Xem: 7421)
Cái chết có bí hiểm không?

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Cái chết có bí hiểm không? 

Tuy tôn giáo là về những điều không liên hệ gì đến sự chết, nhưng ở đây, để rộng đường thảo luận, chúng ta hãy lui mười bước và coi như là không phải vậy, thật ra là sự chết có một ảnh hưởng chủ yếu trên tôn giáo. Có cách nào để chúng ta nghĩ đến sự sống mà không nghĩ đến sự chết không? Xã hội của chúng ta có khuynh hướng rất thiên về tuổi trẻ, và khi chúng ta già đi, chúng ta thường hay nhìn cuộc đời như đang trên đà xuống dốc từ một ngọn đồi cao, như một sự phế thải cô đơn của một đời người. 

Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Có thể nào chúng ta thực sự sống trọn vẹn được mà không biết nhìn kỹ vào sự chết không? Tôi không tin điều đó có thể được. Nếu không nhìn thẳng vào sự chết, như là mặt trái của sự sống, chúng ta không thể nào sống trọn vẹn và đầy đủ được. Tôi hoàn toàn tin chắc như vậy. 

Nhìn sự chết như là cách biệt và xa vời với sự sống, chúng ta không hay ưa thích cái chết. Khi nghĩ rằng họ sẽ mất hết tất cả những gì họ đã tích lũy được, những người đã nỗ lực thật nhiều trong cuộc đời sẽ đặc biệt thù ghét cái chết và họ còn không muốn nhắc đến vấn đề đó nữa. Ngoài ra, nếu có ai nghĩ về sự chết thì cũng đều có một ý nghĩ như nhau là cái chết là một điều ï không thể hiểu được. Lý luận của họ là không thể biết đến cái chết được vì người ta không thể kinh nghiệm nó trong khi còn sống, và không có ai chết rồi mà lại trở về để có thể kể cho chúng ta nghe được. Tuy rằng có những người đã trở về sau khi trải qua cái chết giả, nhưng không một ai chết thật đã trở về sau đó vài năm để mà kể cho chúng ta nghe về thế giới bên kia. Một vài người nói rằng, nghĩ về sự chết là chỉ có phí thời giờ. 

Chấp trước trong thái độ đó, chúng ta sẵn sàng đơn giản hóa ý nghĩa của câu nói Khổng Tử là: “Chúng ta chưa biết gì về sự sống, làm sao chúng ta biết về sự chết được?” Chúng ta cho rằng có thể tập trung sống một cuộc sống trọn vẹn mà không cần phải nhìn kỹ đến cái chết. Do đó chúng ta thường hạ thấp tầm quan trọng của sự chết để mà không cần nghĩ đến nó. 

Nhưng thực sự chết có phải là điều gì chúng ta không thể biết đến không? 

Có một điều chúng ta chắc chắn sẽ gập phải trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đó chính là sự chết. Người ta chết khắp nơi nơi. Hơn thế nữa, còn có những cái chết của các gia súc như chó, mèo, chim chóc nuôi trong nhà. Còn cây cối bạn mua ở vườn cây đem về trong chậu nữa, chúng cũng khô héo và chết đó thôi? Còn những đóa hoa tươi nghệ thuật được mua ở tiệm về, chúng cũng tàn tạ dần trong những kiểu trưng bầy của chúng đó thôi? Rồi cái tách đặc biệt mà bạn dùng đến hàng ngày và giữ gìn cẩn thận đó, một ngày nào nó vuột khỏi tay bạn và rơi xuống đất vỡ tan tành. Cái “chết” luôn luôn ở đó, với ý nghĩa của sự biệt ly. 

Nếu sự chết chiếm một phần đáng kể như vậy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, làm sao chúng ta không biết đến nó được? Tại sao chúng ta cứ nhất quyết cho rằng không thể nào biết đến sự chết được khi cái chết vẫn hiện hữu thường nhật nơi cuộc đời chúng ta? Làm sao chúng ta có thể bác bỏ vấn đề này một cách lơ là như vậy được? 

Cái nguyên nhân gốc của sự bác bỏ sự chết của chúng ta là, theo từ ngữ Phật pháp, cái quan điểm đối đãi của năng và sở -- của cái ta và cái ngoài ta -- ”Ðó là người ta, còn đây là tôi.” Chúng ta thường hay lãnh đạm với những gì thấy có vẻ như không trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mình trong hiện tại … “Ðiều ấy thì liên quan gì đến tôi?” 

Tuy rằng sự chết tràn lan ở chung quanh chúng ta, chúng ta thường xem đó như là cái chết của một cái gì hay một người nào khác chúng ta. Nhưng làm sao để biện minh cho điều đó được? 

Sự phân biệt rõ ràng giữa chúng ta và người khác có nói lên được thực chất trong tình trạng của chúng ta không? Giữa những người chúng ta, có phải là không có gì trung gian nối kết chúng ta với nhau không? 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2022(Xem: 7090)
Thuở xưa có một người nghèo Làm ăn vất vả, bao nhiêu muộn phiền Để dành được một ít tiền Thấy người giàu khác chàng liền nghĩ suy: “Tiền ta chẳng có nhiều gì Đem ra so sánh ta thì thua xa Người kia giàu có quá mà.”
05/01/2022(Xem: 4538)
Phần này bàn về bản Kinh Lạy Cha (KLC) từ các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, còn giữ trong thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 13 và Borg.tonch 18. Các chữ viết tắt là NCT (Nguyễn Cung Thông), HV (Hán Việt), HT (Hài Thanh). Các cuốn sách chép tay này không có chủ đề (cho cả cuốn) nhưng có tiểu đề cho từng mục cũng như thiếu năm xuất bản, tuy trang đầu có ghi là "Sách này là của Thầy cả Bỉnh" - xem hình chụp bên dưới.
05/01/2022(Xem: 9387)
CHÁNH PHÁP Số 122, tháng 01.2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XA XỨ NHỚ LẠI NGÀY CŨ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
05/01/2022(Xem: 7495)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
03/01/2022(Xem: 4317)
Trời nắng gió tuyệt đẹp, mây lành che phủ, Đại hùng bảo điện hào quang chư Phật tỏa khắp, các cậu, cô ấu nhi tiểu hoa đồng ở quận Tân Dinh, thành phố Đài Nam với trang phục lộng lẫy làm các thiên thần nhí sẽ đi trước, dẫn đường cho cô dâu chú rể tới nơi làm lễ hoặc tung cánh hoa, ruy băng màu để chào mừng các đôi uyên ương, thật hạnh phúc khi dẫn các đôi tân lang - tân nương từng bước đại hỷ chân trên thảm hồng nhung, nhận những lời chúc phúc cát tường của người thân và bạn bè. Ngay sau các nghi lễ như các đôi tân lang - tân nương tuyên thệ, đọc giấy đăng ký kết hôn theo Phật hóa hôn lễ và trao nhẫn cưới làm tín vật, Hòa thượng Tâm Bảo đã cung tuyên đọc "văn cầu nguyện chúc phúc cát tường Phật hóa hôn lễ kết đuyên Bồ đề quyến thuộc" (佛化婚禮暨菩提眷屬祝福禮祈願文), chúc các đôi tân lang - tân nương luôn niệm niệm đồng tâm, trọn đời yêu thương nhau, cùng nhau tạo dựng Phật hóa gia đình, truyền thừa tín tâm, chánh tín, chánh kiến.
03/01/2022(Xem: 5395)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
03/01/2022(Xem: 6572)
Kính gửi chư Tôn Đức, Đạo hữu Tịnh Thanh và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị thiện hữu, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (31 Dec 2021)
03/01/2022(Xem: 11894)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
30/12/2021(Xem: 6479)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 4205)
Kính dâng lòng thành kính tri ân đến những vị Giảng Sư đã từng biên chép, phiên dịch, thuyết giảng về bài Kinh Niêm Xứ (bài thứ 10 trong Trung Bộ Kinh) đã được Đức Thế Tôn một lần duy nhất thuyết giảng tại đô thị Kamassadhamma của xứ Kuru (1) và sau đó một nửa người dân xứ này đã đạt quả Bất Lai và một nửa còn lại khi vãng sanh đều được về Bắc Câu Lô Châu để thọ hưởng sự an vui tịnh lạc với tuổi tho 1000. Đặc biệt kính đảnh lễ Giảng Sư Pasado Sán Nhiên với kinh nghiệm từ bộ thứ bảy về Phát Thú trong Kinh Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) đã truyền trao tất cả tâm huyết khi thuyết giảng Kinh Niệm Xứ thật thâm diệu trong 7 video dài 18 giờ đồng hồ....Và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã trao chìa khóa vàng “Trong cái thấy nghe chỉ là cái thấy nghe với sát na đầu tiên “ làm duyên giúp con tìm lại những đam mê và hứng thú khi nghiên cứu lại những bài kinh nguyên thủy căn bản mà nhiều năm qua con cho là khó quá và đầu hàng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]