Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thượng đế ở ngay đây

19/01/201107:13(Xem: 6764)
Thượng đế ở ngay đây

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần ba: THIỀN SƯ 

Thượng đế ở ngay đây

Mùa hè, tôi thường đi qua Anh Quốc diễn thuyết trong khóa tu học mùa hè do Hội Phật Giáo ở đó bảo trợ. Sau những buổi nói chuyện, những bà mẹ trẻ ôm con trong tay đôi khi đến tìm tôi với nhiều câu hỏi. Gần như lúc nào họ cũng hỏi tôi làm sao dậy con cái của họ biết về Phật pháp. (Thật bất hạnh là, trong bao nhiêu năm làm tư vấn cho vô số người ở tại Nhật Bản này, chưa bao giờ có ai hỏi tôi câu này cả.) 

Những phụ nữ này, họ là những thành viên của một xã hội được gán cho tính cách cá nhân chủ nghĩa, đã biết từ trong xương tủy rằng tự do chân chính có nghĩa là không nương tựa vào người khác. Người ta thường hay xem tự do như là có thể làm mọi việc theo ý mình, nhưng những người xuất thân từ những quốc gia có một truyền thống cấp tiến thường có ý thức thật bén nhậy rằng cái cốt yếu của tự do là không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Vì hiểu tự do trong nghĩa đó, họ lấy một tuần lễ nghỉ phép để dấn thân vào một lối sống mới lạ, tự kỷ luật mình qua những buổi tọa thiền đau đớn thân xác và lắng nghe thuyết pháp trong sự chân thành nhất mực. Ðồng thời, họ cũng cầu nguyện rằng Phật pháp nhiệm mầu mà họ đã cảm nhận sâu xa đó có thể truyền lại cho con cái họ, giúp chúng có được một đời sống đáng quý. 

Một người mẹ trẻ đã có lần đến với tôi với câu chuyện về bé gái năm tuổi con bà. Một buổi sáng khi bà và chồng đang uống trà nơi hiên nhà, con gái bà chơi ngoài vườn với một người bạn. Hình như là bạn em quay qua em và nói rằng, “Ông tao mới mất . Bây giờ ông đang lên ở với Thượng đế trên Thiên đàng.” 

Trong khi cha mẹ em nghe mà không chú ý gì lắm, họ bỗng nghe thấy đứa con gái năm tuổi của họ bất đồng ý với bạn. “Không, không,” Em nói một cách tin tưởng. “Nếu ông mày mất và đi lên Thượng đế, thì ông không ở Thiên đàng đâu. Thượng đế là ở ngay đây này, ở trong mày và tao, ở trong cái hoa này nữa đó. Vì thế nên, ông mày chẳng đi đâu hết.” Ðứa bé gái khăng khăng nói, “Mẹ tao tọa thiền nên biết hết mấy cái đó mà.” 

Tôi nói với người mẹ trẻ rằng đây thật là một câu chuyện tuyệt vời. 

Khi cha mẹ khuyên răn con không được phung phí, đứa trẻ có thể phản ứng bằng cách gọi cha mẹ là keo kiệt và nêu lên rằng bất cứ cái gì rồi cũng có thể mua thêm được . Ít có cha mẹ nào có thể đặt ra luật lệ và kiên trì sửa sai con mình hoài được. Ðến khi lớn, tất nhiên là, sẽ có những lúc đứa trẻ buông mình trong tình trạng chán nản tuyệt vọng. Những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều thường hay mạnh miệng nói trả treo là, “Ðó là việc của con! Cha mẹ không phải là con; cha mẹ không hiểu con gì cả. Ðể cho con yên có được không! Con có muốn sinh ra đời đâu.” Người cha hay mẹ bị con mình mắng lại như thế không còn có thể nói gì được nữa. 

So sánh tình trạng của bậc phụ huynh đó với tình trạng của bà,” tôi nói với người mẹ Anh Quốc. “Con bà biết được Thượng đế ở ngay nơi nó và nơi tất cả mọi vật. Nhờ nó biết như vậy, khi con bà có phí phạm cái gì, bà có thể hỏi nó là làm như thế nó không thấy là đã hơi xử tệ với Thượng đế trong đó hay sao. Nhắc nhở như vậy, cô bé sẽ tự thấy được sự sai lầm trong hành động của mình.” 

Khi cô bé cảm thấy thất vọng, bà có thể hỏi em là nếu em không đối xử tử tế với mình liệu có làm cho Phật ở trong em buồn không, và rồi cho em về phòng suy nghĩ điều này một mình. Chỉ cần nhắc nhở điều em đã biết rồi, như vậy chắc đứa trẻ sẽ có thể tự mình đứng dậy được chứ? Nếu giáo dục em trong đường lối như vậy sẽ rất dễ dàng.” 

Cặp vợ chồng này chỉ có cơ hội hỏi những câu hỏi và được sự hướng dẫn của tôi một lần một năm, trong thời gian một tuần, nhưng họ thường thảo luận với nhau về những kinh nghiệm của đôi bên, hàng ngày một, 365 ngày trong năm. Bởi vì đó là một phần của câu chuyện nói hàng ngày của họ, em bé năm tuổi con họ có thể nói một cách vững chắc rằng Thượng đế là ở trong tôi, và trong bạn tôi nữa; Thượng đế cũng ở trong cả hoa lá, đá sỏi và tất cả mọi thứ. 

Những lời nói này thấm vào trong tôi thật tự nhiên như nước thấm qua đất cát vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2016(Xem: 6724)
Đầu xuân kính chúc mọi người - Cát tường như ý vui tươi mỗi ngày - Luôn luôn tỉnh giác đừng say - Sống đời đơn giản đừng bày biện ra -
10/02/2016(Xem: 8489)
Từ Úc Châu, Hoà Thượng Thích Minh Hiếu - Bậc Tôn túc Lãnh đạo Phật Giáo Úc gởi Thư Chúc Tết đến Pháp Thuận Thiền Viện:
09/02/2016(Xem: 8430)
Khánh Hòa: Linh Phong Cổ tự đón giao thừa KH-khoalechonKH-htthichchivien miên huong Đúng 0 giờ, giao thừa, ngày mùng một Tết Bính Thân, Linh Phong Cổ tự toạ lạc trên đồi Trại Thủy đường Hải Đức, phường Phương Sơn, tp.NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa, trong không khí trang nghiêm, nghi ngút khói hương trầm quyện tỏa, ba hồi chuông trống bát nhã linh thiêng trầm hùng vang vọng khắp đất trời đón mừng ngày đầu tiên của năm mới...năm Bính Thân, Mừng Xuân Di Lặc…
07/02/2016(Xem: 6093)
Ngày cuối cùng của năm tôi thường ngồi một mình. Người ta mê rượu, mê bia, tôi thích uống trà. Trà độc ẩm ngày cuối năm thú vị lắm. Ngồi một mình ngẫm về 1 năm trôi qua. Thời khắc chuyển giao này linh thiêng vô cùng. Ít nhất là đối với tôi.
06/02/2016(Xem: 7601)
Thế giới loài người có vẻ như vừa thức dậy, vươn vai làm bạn với nhau trên đường từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Sự phát minh những phương tiện truyền thông đại chúng như điện thoại, vi tính, điện thoại thông minh, máy thu hình điện tử và các trang mạng xã hội đã làm cho hành tinh xanh nầy dần dần có khả năng biến thế giới thành một “làng địa cầu”.
06/02/2016(Xem: 6634)
KHI CÒN LÀ MỘT cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên, vì sự thực tập về bất bạo động áp dụng không phải chỉ với con người mà đến tất cả chúng sanh.
05/02/2016(Xem: 7556)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
05/02/2016(Xem: 7943)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 5754)
Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt Nam hễ nghe nói đến Tết là lòng rộn ràng, nao nao mong cho mau tới. Cái đêm trừ tịch tôi không tài nào ngủ được, cứ chờ cho tới trời sáng để mặc áo mới và đi chơi.
05/02/2016(Xem: 7615)
Ở Trung quốc, những con khỉ bị bắt một cách rất đặc biệt. Thoạt tiên người đánh bẫy lấy một quả dừa. Rồi ông ta đục một cái lỗ bên hông vừa đủ cho tay thò vào khi tay không nắm lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]