Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không bao giờ hết tu

19/01/201107:13(Xem: 7011)
Không bao giờ hết tu

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007


Phần hai: TU LUYỆN 

Không bao giờ hết tu 

Ngay cả đối với những người đang theo một nếp sống khắc khổ như trong tu viện, sự buông bỏ những thói quen huân tập từ lâu đời lâu kiếp cũng không bao giờ dễ dàng được. Chúng ta hành xử dựa theo những phán đoán trong những giá trị mà chúng ta đã chọn sẵn, phân biệt những hình tướng mà mắt chúng ta nhìn thấy, phân biệt những âm thanh mà tai chúng ta nghe, phân biệt những mùi mà mũi chúng ta ngửi. Chúng ta phân biệt những vị mà lưỡi chúng ta nếm, tưởng tượng đủ thứ qua xúc giác cảm thấy ngoài da, lập thành những định kiến trong ý thức. Chúng ta so sánh và đối chiếu tất cả mọi thứ mà chúng ta gặp. Ðối với tôi, không phải là điều đơn giản để thoát ra khỏi thói quen làm việc như thế của tâm trí vàø kinh nghiệm được một cách thuần túy và trực tiếp sự đồng nhất thể giữa cái ta và ngoài ta. 

Ðể có thể nắm trọn tức thời mọi tình thế xẩy ra, một hiện tượng được gọi một cách triết lý hơn là sự “kinh nghiệm thuần túy”, tôi phải vượt qua được nỗi sợ hãi cái chết. Tôi phải thú nhận rằng từ trước cho đến khi có được kinh nghiệm này trong tu viện, đời sống của tôi chỉ toàn là một sự nối tiếp không ngừng của những nỗi khổ thể xác và tinh thần. 

Tôi xin kể lại đây một sự việc ngu xuẩn đã xẩy ra khi đi khất thực, ở trong thời kỳ mà dù ngủ hay thức, công án cũng tràn ngập trong đầu óc của tôi và ý nghĩ duy nhất của tôi lúc đó chỉ là “Tôi muốn được giác ngộ... tôi muốn được giác ngộ...” Không để ý đến cái gì đang ở trước mặt hay sau lưng, tôi đã đâm sầm vào một vật gì; nhìn lại thì hóa ra tôi đã đâm bổ vào mông của một con bò! Ngay lúc vừa nhận ra tôi đã đâm vào mông con bò, ngoài sự ngạc nhiên ra, điều đầu tiên tôi biết được trong tâm là “Ồ, giác ngộ chính là đây!” 

Trong nội tâm chúng ta có những khán giả kiên cố nhất, luôn luôn phê bình và phán đoán tình trạng của mình. Ngay cả khi người ta đã đến tình trạng hoàn toàn kiệt lực, trong tâm trí thường có một người bảo vệ vốn hay phân biệt và không bao giờ quên được cái “ta”, vẫn luôn luôn bận rộn ở đó, thì thầm bỏ nhỏ đủ mọi thứ linh tinh tầm phào. Trường hợp của tôi, bị chi phối bởi chút kiến thức và kinh nghiệm nhỏ nhoi mà tôi đã huân tập, cái giọng nói bảo vệ kia cũng thì thầm một điều vô căn cứ nhất như sau: “Nếu ta cứ tiếp tục như thế này, ta sẽ chết mất. Phải ngừng ngay đi thôi.” 

Tọa thiền rồi lại tọa thiền, tôi chẳng gặt hái được gì ngoài sự buồn nản và mệt mỏi; cả đầu óc lẫn thân thể tôi bắt đầu không hoạt động được bình thường. Ý nghĩ tôi sẽ chắc chắn phải chết nếu cứ tiếp tục như thế này cứ lởn vởn biết bao nhiêu lần, làm gián đoạn sự tu tập của tôi. Nhưng để cho bạn được biết kết cuộc trước khi diễn giải lại, tôi có thể nói là mọi sự đã không hề đi đến cái ngõ rẽ mà tôi đã lo sợ ấy. Sự kiệt lực và những nỗi khổ tận cùng không làm cho chết đi được, mà trái lại, đã biến thái theo một đường vòng và đi trở về ngay chỗ khởi điểm mà tôi đã bắt đầu. Một đêm nọ, vào lúc nửa đêm, tôi đang ngồi với cả một khối mệt mỏi đè nặng trên cái gối tọa thiền, đầu óc và tâm trí như mê muội đi trong một tình trạng mơ hồ, không còn cả sức lực để khơi dậy cái ước muốn được giác ngộ nữa; thì đột nhiên, màn sương mù dầy dặc bao phủ bỗng tan ra và cả một thế giới sáng tỏ chợt hiển hiện. Thấy rõ ràng, nghe rõ ràng, nhưng đó là một thế giới trong đó không còn thấy có cái “tôi”! Tôi không thể nào cắt nghĩa cho đầy đủ trạng thái ấy như thế nào. Nếu cố tìm cách giảng giải sẽ bị lạc qua một hướng khác. Có một điều tôi chắc chắn là trong giây phút ấy, tôi đã nhận thức được tính thanh tịnh hoàn toàn của tâm thể tôi đã có ngay khi vừa sinh ra đời. Tôi không thể nào đè nén được sự hoan lạc dâng trào. Không muốn về phòng đợi đến tiếng chuông đánh thức sáng mai, tôi đã đột xuất đi gặp thầy và được ngài cho phép rời chùa trong vòng hai tiếng đồng hồ để đi báo tin về kinh nghiệm này cho lão sư Zuigan. 

Tôi đi bộ qua bóng đêm tối đen, về chùa Daishuin trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Khi tôi tới nơi, Lão sư vẫn còn nằm trong giường ngủ. Tôi bò đến gần gối của ngài, nói gọn, “Rốt cuộc, con đã thấy rồi.” 

Lão sư ngồi bật dậy, chăm chú nhìn tôi một lúc thật soi mói, rồi nói, “Bây giờ mới là bắt đầu . Mới là bắt đầu thôi. Hãy an trụ cho vững chãi.” 

Ðó là tất cả những gì ngài đã nói với tôi. Từ lúc đó cho đến mười sáu năm về sau, cho đến khi tôi bước vào tuổi bốn mươi và Lão sư Zuigan qua đời vào tuổi tám mươi bẩy, dù ở trong thiền viện hay nơi tự viện, tôi cũng vẫn tiếp tục tham công án. Không, tôi phải nói rằng tới bây giờ tôi vẫn còn tiếp tục. Ở đây không phải chỉ là vấn đề của công án Thiền, mà là vấn đề công án sống thực của cuộc đời con người, vẫn tiếp tục mãi mãi vô hạn định. 

Thức tỉnh thấy được bộ mặt bản lai của mình -- “giác ngộ” -- không có nghĩa là khả năng có thể giải thích con người của mình hay biết được nguồn gốc của mình. Giác ngộ là sự giải thoát khỏi những vướng mắc của kiến thức và kinh nghiệm riêng tư đã tích lũy và bám chặt từ lâu đời lâu kiếp mà chúng ta không hề hay biết, như những chất cặn đóng lại hay chất cholesterol bám chặt trong mạch máu của chúng ta vậy. Ðó là sự biểu hiện linh động, sống thực của cái tâm nguyên thủy đã có sẵn khi chúng ta sinh ra … cái tâm không hình tướng, không trí óc, không trụ vào đâu cả, cũng không bám theo sắc trần hay tư tưởng, nhưng lúc nào cũng chuyển vận thật năng động. Nói cho cùng, giác ngộ không phải là điểm chung cuộc, mà là điểm khởi đầu nhiều hơn. 

Tôi đã nói rất dài dòng về cuộc đời trong một thiền viện, một vấn đề có vẻ như hoàn toàn không dính dáng gì đến cuộc đời riêng tư của bạn đọc. Tuy nhiên, tất cả mọi người, không cần biết họ sống cuộc đời như thế nào, đều xem bản thân mình là quý hơn hết thẩy. Tất cả mọi người đều muốn được hạnh phúc. Và giác ngộ là điểm khởi đầu của nguồn hạnh phúc. Chúng ta có thể dùng chữ “niềm tin nơi con người thực “ thay cho chữ “giác ngộ”. Niềm tin nơi con người thực sự của mình là một điều cần yếu để đưa đến hạnh phúc. 

Năng lực của niềm tin nơi chính mình không đạt được nhờ sự tu luyện. Năng lực rộng lớn ấy vượt trên sắc thân của chúng ta, chính nó đã đem sự sống vào con người chúng ta. Mục đích của sự tu Thiền là đánh thức năng lực sẵn có ấy mà chúng ta đã quên mất đi, chứ không phải để lấy vào một năng lực mới nào. Khi bạn đã tìm kiếm và tìm kiếm đến tận cùng, bạn sẽ nhận ra cái mà bạn đã sẵn có từ lúc ban đầu -- ngay cả từ trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm -- là tràn đầy nhiệm mầu như thế nào. Sau khi bạn đã gõ cửa không ngừng và liên tục, bạn mới nhận ra là thật ra cửa đã mở rộng ngay cả từ trước khi bạn bắt đầu đập tay vào. Tu chính là để đem điều đó lại cho chúng ta. 

Không chỉ ở những nơi chốn được đặc biệt lập ra cho sự tu tập, mà bất cứ lúc nào và ở đâu, một con người nỗ lực trong sự trang nghiêm, không lo lắng gì đến kết quả và không lùi bước trước những sự thất vọng, là một người chân tu, một người thực sự đi theo con đường Ðạo. Tôi tin tưởng rằng chỉ một điều đó cũng là một hình thức đem lại sự an vui lợi lạc cho con người. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2016(Xem: 7356)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6246)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 15287)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6787)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 20015)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11613)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
15/09/2016(Xem: 8547)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau. Tôi tin rằng sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau. Chỉ vì đuổi bắt hạnh phúc và các sự thích thú ích kỷ mà chúng ta gây ra khổ đau cho kẻ khác. Thế nhưng hạnh phúc đích thật thì chỉ phát sinh từ tình nhân ái chân thật mà thôi. Chúng ta cần phải huy động ý thức trách nhiệm toàn cầu giữa mỗi người trong chúng ta và đối với cả hành tinh này, nơi mà chúng ta cùng chung sống.
15/09/2016(Xem: 12907)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả. Có năm trăm Tỳ-kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.
14/09/2016(Xem: 8117)
Sở dĩ tôi không trả lời những câu hỏi của bạn lần này bằng thư riêng, là vì những điều bạn nêu ra cũng là nghi vấn chung của rất nhiều người. Vì thế, tôi trình bày nội dung giải đáp những vấn đề của bạn trong chuyên mục "Phật pháp ứng dụng" kỳ này, hy vọng có thể giúp bạn cũng như nhiều người khác giải tỏa được những vướng mắc trong sự tu tập.
12/09/2016(Xem: 10112)
Dưới đây là câu chuyện của một người đàn ông ăn xin đầy xúc động kể lại. Tấm lòng lương thiện của cô gái đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Đang đi trên đường tình cờ một người ăn xin tiến lại gần và xin tiền thì liệu bạn có cho họ không? Hay bạn chỉ cho họ một ít theo sự phản xạ của bản thân. Và có bao giờ, bạn nghĩ sẽ cho người ăn xin đó một chiếc thẻ ngân hàng chứa gần 20 tỉ để họ tự đi rút tiền, càng quan trọng hơn, chiếc thẻ đó không có mật khẩu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]