Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết đến cái ngu của mình

19/01/201107:13(Xem: 7553)
Biết đến cái ngu của mình

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007


Phần hai: TU LUYỆN 

Biết đến cái ngu của mình 

Tôi đã từng nghe một nhận xét châm biếm về tình yêu và hôn nhân như thế này: “Hôn nhân là chuyển đổi từ một sự hiểu lầm đẹp đẽ sang một sự thông hiểu thê thảm.” Câu nói này cũng có thể áp dụng sơ qua đối với một số chặng đường trong tiến trình tu tập thiền. Tôi xin nói lại một lần nữa là, tôi đã không nói quá khi xem cuộc đời của mình chỉ là một chuỗi của sự nhìn nhận những điều tôi đã hiểu lầm (mà không phải là sự hiểu lầm đẹp đẽ gì) và là một tiến trình nhận biết ra được cái ngu của mình. 

Ðối với người đang có nhiều ham muốn, họ luôn luôn bám víu vào kinh nghiệm và kiến thức của họ trên hết; trong thế kẹt giữa hai áp lực của những cảm giác tự tôn và tự ti, giữa ý muốn xây đắp và hủy diệt hình ảnh của một cái ngã lý tưởng … việc nhận ra sự sai lầm trong những quan niệm của mình là điều dễ nói hơn là dễ làm được. 

Xưa ở Trung Hoa có một đại thiền sư tên là Triệu Châu. Khi Triệu Châu được năm mươi tuổi, thầy của ngài là Nam Tuyền mất đi. Sau ba năm để tang, Triệu Châu, lúc bấy giờ vào tuổi sáu mươi, khởi sự hành khước khắp nước Trung Hoa. Ðến tám mươi tuổi, vị thiền sư xuất chúng này tới trụ tại một ngôi chùa tên là chùa Quan âm, ở đó ngài đã hướng dẫn đạo pháp cho tăng chúng và các cư sĩ cho đến khi ngài viên tịch vào năm một trăm hai mươi tuổi. 

Một hôm có một học tăng đến chùa Triệu Châu và hỏi ngài, “Cái gì là kiên cố nhất, không thể nào phá vỡ nổi trên thế gian này?” 

Triệu Châu trả lời, “Nếu ngươi muốn sỉ nhục ta, cứ tha hồ mà làm như ý muốn. Nếu cho là làm như vậy không đủ, cứ việc sỉ nhục thêm nữa. Nếu ngươi muốn nhổ vào người ta, cứ tha hồ mà làm đi. Nếu nhổ không chưa đủ, cứ việc đi lấy đất bùn mà ném vào người ta.” 

Thoạt tiên, câu trả lời này có vẻ như chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Nhưng ý của Triệu Châu muốn nói là, dù có dùng đủ mọi cách lăng mạ đến thế nào, Phật tánh, vốn bất sinh và có sẵn nơi chúng ta, vẫn không suy suyển gì, và là kiên cố nhất trong tất cả. Nhìn bề ngoài thì thấy tâm của một số người có vẻ như dễ dàng bị thương tổn. Nhưng thực sự, đó chỉ là những cái giả tạo và vẩn đục che phủ tâm ta, không phải cái tâm thanh tịnh trong sáng vốn có sẵn từ khi sinh ra là bị thương tổn. 

Hầu hết mọi người đều hay phân biệt thật sắc bén giữa cái tốt và cái xấu, mà không nhận ra rằng những phân biệt đó chỉ là những cái giả tạo vô ý nghĩa. Họ ra sức tu tập trong quan niệm sai lầm rằng tu là vứt bỏ đi cái xấu và tìm kiếm cái tốt. Làm như vậy, họ đã công phu không đúng chỗ và phí phạm năng lực của họ. Ôm ấp những hình ảnh lý tưởng trong tâm, họ cố làm sao trở thành con người lý tưởng như hằng mơ ước, mà không nhận ra giá trị của cái họ đang có sẵn. Thật vậy, không phải dễ dàng mà hướng dẫn một nhóm người như vậy cho họ có thể ngộ ra được cái gốc rễ trang nghiêm căn bản của con người! 

Vì lý do đó, trước khi gia nhập một thiền viện, người sa di sống cuộc đời của một học tăng trẻ, trong thời gian đó ông phải trải qua biết bao lần phải chối bỏ cái ngã của mình. Ý tôi muốn nói không phải làø dẹp bỏ con người nguyên thủy của mình, mà đúng hơn là đương đầu và cay đắng nhìn nhận sự non kém và giả tạo của cái ngã của mình trong tình cảnh hiện tại: chối bỏ cái ngã trong tình trạng đương thời và nhận thức được sự trang nghiêm của con người nguyên thủy của mình. 

Lục tổ Huệ Năng của thiền tông, sống từ năm 618-713, đã xuất thân từ Tân Châu thuộc Lĩnh Nam, miền nam Trung Quốc, nơi bị coi là phần đất man rợ trong thời ấy. Huệ Năng, vốn mồ côi cha từ thuở nhỏ, đã nuôi mẹ bằng cách đi lượm củi trong rừng và đem về bán trong thành phố. Một ngày kia khi đang bán dạo, Huệ Năng đi qua một căn nhà và nghe thấy tiếng người đang tụng kinh Kim Cương. Khi nghe kinh, tâm Huệ Năng bỗng mở ra, ước nguyện muốn được giác ngộ bùng lên, và thế là ngài ra đi vượt đèo lên núi Hoàng Mai đến tìm vị tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn. 

Hoằng Nhẫn thoáng nhìn đã biết vị khách Huệ Năng này là một người phi thường từ trời đưa xuống. Nhưng khi nghe Huệ Năng nói đã đến từ tỉnh Tân Châu ở miền Nam, ngài đã cố ý sỉ nhục mà hỏi rằng, “ Làm sao con người man rợ từ Lĩnh Nam lại đòi tu mà thành Phật được?” 

Huệ Năng không hề đổi sắc mà trả lời mạnh dạn rằng: “Con người ở miền Bắc và miền Nam tuy có đời sống khác nhau, nhưng Phật tánh không có phân biệt nam hay bắc.” 

Khi Hoằng Nhẫn nghe thấy câu trả lời này, ngài biết ngay rằng Huệ Năng sẽ là người kế thừa ngài trong ngôi vị Tổ. 

Nói về tâm linh, chúng tôi những thiền tăng đúng là hậu duệ của con người man di vùng Lĩnh Nam. Tuy chúng tôi mặc áo nâu sồng và sống trong những tu viện, chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cởi bỏ hết những cái hào nhoáng bên ngoài và vượt qua được lớp vỏ trần cấu dễ bị thương tổn của mình. 

Bây giờ, ta hãy nói về cuộc sống của những học tăng trẻ ra sao, và những gì họ làm trong thiền viện. 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 3024)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 3129)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 3919)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2901)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2207)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4484)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 3072)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1954)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2379)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 4370)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]