Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin vạn năng

19/01/201107:13(Xem: 6560)
Niềm tin vạn năng

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Niềm tin vạn năng 

Và thế là tôi đã nhập thiền viện Ðại Ðức và ở đó suốt trong mười lăm năm. Trong thời gian đó, tôi thực tập tọa thiền, rồi dần dà sau đó đã được thầy ấn chứng và tôi cũng đã mắc phải biết bao nhiêu sai lầm. Nhưng dù với tất cả những thất bại ấy, tôi vẫn kiên trì tu tập được, và đó không phải là nhờ những lý lẽ biện luận, mà nhờ những kinh nghiệm cá nhân sống thực. Chính nhờ tôi đã sống trong niềm tin, nên đã vượt qua được những cửa ải khó khăn trong sự nỗ lực tập trung tận cùng, không một lời than van. Thay vì ngã gục khi thấy mình bị dồn vào phía chân tường, dù có vẻ đáng sợ đến đâu, tôi cũng vẫn tự quán xét lại, thẩm định lại, để rồi tiếp tục bước tới. Tôi nghĩ rằng sở dĩ tôi có được sự can trường như vậy là nhờ ở bài học đầu tiên tôi đã nhận lãnh được khi đang cố xin gia nhập vào thiền viện này. 

Hakuin Zenji (Bạch Ẩn thiền sư), người được coi như đỉnh cao của tông Lâm Tế, đã khẳng định rằng ba yếu tố cần thiết để đưa tới sự đạt ngộ trong đường tu cũng như trong bất cứ nỗ lực nào là: đại tín căn, đại nghi đoàn, và đại phấn chí. 

“Niềm tin” (đại tín căn) có nghĩa là tin tưởng nơi thầy mình và nơi chân lý mà thầy của mình là biểu tượng. Nếu phân tích một cách rốt ráo, đó là niềm tin nơi năng lực vô tận của Phật tính mà chúng ta đều vốn đã có sẵn. 

Trong khi cái yếu tố thứ hai, đại nghi đoàn (mối nghi lớn), xem có vẻ như là đối nghịch với sự tin tưởng, nhưng thực ra nó lại khiến ta thường xuyên ý thức đến sự non kém của mình, cũng như ý thức đến vấn đề mà ta vẫn hằng ôm ấp trong tâm. Từ cái lực nội tại của con người, Phật tính, đã sinh ra một truyền thống trí tuệ thật kỳ diệu, và ta tin tưởng vững chắc nơi trí tuệ này. Nhưng khi tự xét đến sự non yếu của chính mình và thấy không thể chấp nhận được, ta sẽ thường mang một vấn đề thắc mắc trong tâm, một sự xung đột nội tại. 

Từ đó ta phải tiến tới trong sự phẫn chí, có nghĩa là kiên trì tu tập trong sự dũng cảm. Trong tiếng Nhật, chữ “phẫn chí” được ghép bằng hai chữ mang ý nghĩa riêng là “phẫn nộ” và “kỳ vọng”. Sự phẫn nộ này không phải hướng đến ai khác mà đến sự yếu kém của chính mình, và vì thế ta vung lên ngọn roi mạnh mẽ của sự kỳ vọng, đó là sự phẫn chí. 

Chẳng phải qua sách vở hay kinh kệ mà tôi đã học được ba yếu tố cần thiết mà ngài Bạch Ẩn đã đề ra cho sự hoàn thành bất cứ mục tiêu gì trong đời. Chính ở trong cuộc sống hàng ngày mà tôi đã luôn luôn phải dùng đến ba yếu tố này. Vì lẽ đó tôi cảm thấy rất trân trọng và biết ơn. Trong hai mươi năm đầu của cuộc đời tôi chỉ hiện hữu một cách nửa vời, và nếu tôi không bị bắt buộc phải sống thực với ba yếu tố này -- niềm tin, sự nghi hoặc, và quyết tâm -- tôi sẽ không bao giờ có được sự kiên trì để vượt qua được những khó khăn tên đường tu Thiền. 

Tin tưởng vào thầy của mình, vào những sư huynh tiền bối của mình, theo truyền thống, nói khác đi có nghĩa là tin tưởng nơi chính mình. Ta phải tự gỡ rối những khuyết điểm của chính mình. Hơn thế nữa, ta còn phải tiếp tục tiến bước, và đứng vững trong mọi thử thách. Dù ở lúc nào, chốn nào, nếu không có ba yếu tố này, ta sẽ không thể hoàn thành được điều gì. Tôi tin chắc rằng dù thế gian này có biến đổi đến thế nào chăng nữa, đây cũng vẫn là ba cột trụ nâng đỡ cho bất cứ những gì chúng ta mong ước thực hiện được. 

Những thầy cô giáo thường xem bổn phận của họ là phải làm sao cho học sinh thích thú để học. Những bậc cha mẹ thường tin rằng làm cha mẹ là phải nuôi nấng những đứa trẻ sao cho chúng càng ít khóc càng tốt, càng ít bị va chạm càng tốt. 

Tôi xin các bạn hãy xét lại những điều này thật cẩn thận. Xã hội chúng ta, mà những đứa trẻ này rồi sẽ gia nhập, có phải là một xã hội có sự thông cảm không? Ðó là một xã hội mà trong đó tâm trí mỗi người đều đầy ắp những vấn đề riêng tư của mình; đó không phải là một thế giới trong đó người ta đối xử với nhau trong sự thông cảm và quan tâm. Ngược lại, đó là một xã hội đầy rẫy những người cảm thấy thích thú khi thấy người khác thất bại, thưởng thức sự nghèo nàn của người hàng xóm như thưởng thức một miếng thịt thơm ngon. Thật đáng tiếc là, xã hội của chúng ta không hề là một xã hội lý tưởng chút nào. Khi trẻ con được dạy dỗ bởi những giáo viên luôn luôn tìm cách làm vui lòng, chiều đãi chúng, để cho chúng muốn làm gì thì làm, và những cha mẹ luôn luôn tìm đủ mọi cách để không cho chúng nếm mùi đau khổ, chịu sự bất tiện, thì điều gì sẽ xẩy ra cho chúng khi chúng bị ném ra ngoài đời trong một thế giới như vậy? Phải chăng đây là trường hợp của nhiều người hiện đang đắm chìm, không nhiều thì ít, trong sự hoang mang, bực bội và thất vọng hàng ngày? 

Tôi tự hỏi tại sao những cha mẹ, thầy cô giáo, và những người lớn khác không sớm sủa tìm cách cung ứng cơ hội và tập cho những con trẻ có thể tự xử dụng được tiềm năng có sẵn nơi chúng, cái tiềm năng mà chúng ta đều có, nhờ vào đấy ta có thể đứng lên tự giải quyết được những vấn đề của mình trong những lúc khó khăn. Chỉ khi chúng ta nếm mùi bất mãn và bực bội, tinh thần vô uý, ý chí quyết tâm muốn vượt qua mọi trở ngại mới dấy lên từ năng lực nội tại, từ năng lực tiềm tàng ấy của chúng ta. 

Và đây chính là điều mà sự tu luyện của một vị thiền tăng đã đem lại. 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 6821)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13393)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 8975)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35697)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10653)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 12987)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9085)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13937)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12324)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10337)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]