Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện của nó và tôi

19/01/201107:13(Xem: 5171)
Chuyện của nó và tôi

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Chuyện của nó và tôi 

Có một câu chuyện nữa cũng miêu tả được tương quan tin cậy mật thiết giữa thầy và trò. Ðại sư Soen có một người đệ tử tên là Josho Ota. Người đệ tử này sau đó đã trở thành viện trưởng thiền viện Viên Giác và rồi viện trưởng thiền viện Ðại Ðức, nhưng câu chuyện tôi kể ra sau đây xẩy ra khi ông vẫn còn tu tập dưới trướng của lão sư Soen. 

Một ngày mùa hè, có một đạo hữu đến chùa Viên Giác ngỏ lời mời đại sư Soen rằng, “Ðại sư, thường ngày ngài vẫn dùng những thức ăn do các vị sư ở đây nấu, nhưng hôm nay nóng nực như thế này, con muốn mời ngài đi ăn tối, một cúng dường nho nhỏ để giúp ngài quên cái nóng đi phần nào.” 

Vốn là người rất phóng khoáng, Ðại sư Soen trả lời, “Thế à, ngươi sắp cho ta ăn tiệc hả?” Ngài bèn gọi đệ tử Josho theo hầu cận, và rồi đi đến tiệm ăn. 

Vì lúc đó là mùa hè, nên những liếp cửa bằng tre chắn ngang những phòng riêng lót chiếu tatami được kéo qua một bên, khiến các thực khách từ phòng này có thể nhìn qua các phòng khác được. Lão sư Soen ăn uống rất tận tình và trở nên hoàn toàn cao hứng. Oâng gắp mấy miếng cá sống lên nói, “A, mấy cái rau này quý hiếm quá! Sao mấy ông sư không trồng rau này trong vườn của chùa nhỉ?” và rồi cứ tiếp tục đùa dỡn như vậy cho đến khi, y phục trên người bung ra gần hết, gần như trần truồng, ông nhẩy múa um sùm. 

Vị lão sư là người rất nổi tiếng, tên ngài được biết đến kể cả ở nước ngoài nữa. Chẳng mấy chốc các thực khách ở những phòng kế bên bắt đầu xôn xao, “Có phải thầy viện trưởng chùa Viên Giác đang nhẩy múa trần truồng ở đó không nhỉ?” Josho liền đi ra kéo cánh cửa tre ngăn lại. 

Bất ngờ, đại sư nắm lấy cổ áo Josho, mắng ngay: “Ê! Bộ mi chê bai hành vi của ta hả? Mi đóng cánh cửa đó có phải vì mi nghĩ là ta đã làm sai không hả?” 

Josho, trong một lúc lung lay niềm tin nơi thầy, tự nhiên đã thấy mình bị đấm đá tơi bời. 

Các vị thiền tăng thường qua một quá trình tu tập dựa trên cơ sở hành động nhiều hơn lời nói. Nhưng mặc dù vậy, trong tình trạng ma men như thế này, và không thấy có cơ gì chấm dứt sau năm sáu cú đấm đá, Josho, từ đó tới giờ vẫn im lặng và ngoan ngoãn chịu đòn, bây giờ không muốn chịu đựng thêm nữa. Nắm chặt lấy tay thầy, ông nói:” Dù có là đại sư hay không đại sư, thầy cũng không được tiếp tục như thế này.” 

Soen đại sư dằng tay ra và trở về chỗ ngồi. Làm như không có gì đã xẩy ra, ông tiếp tục uống rượu cho đến khi trở về chùa Viên Giác, vẫn trong tình trạng cao hứng tột độ. 

Mặc dù câu chuyện đã chấm dứt ở đó, người đạo hữu đã mời họ đi ăn tối đó cảm thấy rất ái ngại. Biết rằng quan hệ giữa thầy trò nơi thiền viện rất là nghiêm khắc, ông lo lắng không biết lão sư có đuổi Josho đi sau khi họ trở về chùa không. Cảm thấy không thể nào yên tâm được với tình trạng này, ông vội vàng đi đến chùa Enkakuji để làm người trung gian hòa giải. 

“Xin cám ơn thầy đã hoan hỉ nhận bữa cơm cúng dường nhỏ nhoi của con và đã cho con được hân hạnh dùng bữa với thầy,” ông nói với lão sư, “Nhưng con cũng muốn nói thêm rằng, mặc dù Josho đã không được lễ độ với thầy trong bữa ăn, nhưng con tin chắc rằng thầy ấy không có ý xấu gì đâu. Cúi xin thầy, vì nể tình con, mà bỏ qua mọi sự và tha thứ cho thầy ấy.” 

“Cái đó là việc của tôi với nó,” lão sư trả lời cộc lốc. 

Xin đừng hiểu câu nói đó rằng đây là vấn đề giữa thầy và đệ tử và người ngoài không nên xen vào. Thực sự ra ý của ông là thầy trò ông có thể đấm đá lẫn nhau, nhưng giữa hai người họ không bao giờ có một khoảng cách nào dù nhỏ như sợi tóc. Ðối với một người tu thiền, được nghe thầy mình nói như vậy quả là một điều đáng mừng, nhưng đối với một vị thầy, có được một người đệ tử xứng đáng để nói điều ấy ra cũng thật là một điều hạnh phúc lớn lao. Tôi đã nghe kể lại rằng, sau đó, người đạo hữu đang tính xen vào trong quan hệ thầy trò kia đã đỏ mặt ngượng ngùng và rút lui ngay khi nghe câu trả lời cộc lốc đó. 

Câu chuyện này nhắc nhở tôi đến quan hệ giữa những võ sĩ sumo và cái vòng đai. Lý do khiến hai người võ sĩ to béo khổng lồ, mà hợp với nhau lại có thể cân đến trên năm trăm pounds Anh, đã đến đấu chiến với nhau, dùng hết sức lực để đánh bại người kia, là vì có một vòng đai ở dưới họ; vòng đai ấy, như sợi dây nối liền thầy và đệ tử, tuyệt đối sẽ không được phá vỡ. Nếu một võ sĩ, dù có khéo léo đến đâu, mà phải đi đấu trong một vòng đai vẽ trên băng đá, chắc hẳn ông ta sẽ cố hết sức mình để làm cho băng đá ấy không bị tan vỡ mất, phải vậy không? 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5995)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 7225)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 5121)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 7247)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 6994)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 5157)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 13848)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 6568)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 5315)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 5495)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567