Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không thể làm được

19/01/201107:13(Xem: 6561)
Không thể làm được

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Không thể làm được” 

Khi xưa lúc cha mẹ tôi còn sống và khỏe mạnh, tôi thường cằn nhằn suốt ngày, và câu nói “Con không thể làm được” lúc nào cũng sẵn sàng trên đầu môi chót lưỡi của tôi. Tuy vậy, tôi để ý thấy rằng câu “Con không thể làm được” mà lúc nào tôi cũng nói luôn mồm này, thực sự ra không phải là một lượng định vô tư về sự thiếu khả năng một cách khách quan, mà sự thiếu khả năng đó là dựa trên sự lượng định đầy chủ quan của tôi về năng lực của mình vào thời điểm đó. 

Khi bạn nghĩ rằng bạn có khả năng, tỷ như là, tới 10.0 chẳng hạn, tất cả những gì lên đến 9.9 là có thể làm được; cái cảm tưởng “Không thể làm được” khởi lên đúng vào lúc bạn được giao cho một công việc lên đến 10.1. Người nào mau chóng cho rằng một công việc nào đó là không thể làm được sẽ không bao giờ làm được một việc gì quá 10.0. Người đó sẽ chẳng bao giờ khá hơn được. Vì vậy, bạn không bao giờ nên nghĩ rằng, “Tôi không làm được”.

Không cần biết thầy của mình đòi hỏi mình tới mức nào, bạn phải luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. Bạn phải cố gắng không ngừng để lo cho xong việc, và trong khi bạn leo thang … từ 10.1, 10.2, 10.3 … bạn sẽ dần dần phát triển, lần đầu tiên, một khả năng mà bạn không bao giờ ngờ là bạn có thể có được. 

Giả tỷ như bây giờ Thầy tôi ra lệnh, “Giết!” hay “Chết đi!” Tôi có sẽ phải giết, hay chết thực không? Tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Nếu nhận những lệnh như vậy, làm sao người ta có thể tin tưởng được vị thầy đó? 

Trước hết, chúng ta phải nhận biết rằng người thầy mà chúng ta tin tưởng sẽ không bao giờ bảo chúng ta làm một điều gì vô đạo đức. Do đó, khi vị thầy dùng đến chữ giết hay là chết, những chữ này phải có một ẩn ý sâu xa, mà người đệ tử chưa thể hiểu được. 

Và rồi, chấp nhận rằng những ngôn từ được dùng có một ý nghĩa khác sâu xa hơn, nhưng không hiểu ý nghĩa ấy như thế nào, người đệ tử thấy mình bị dằn vặt bởi một mối nghi lớn. Ðeo đẳng mối nghi này trong tâm, thường xuyên bị thúc đẩy với ý nghĩ về nan đề trước mắt, người đệ tử dồn hết sức lực để lo tập trung tu tập. Ðiều đó, theo nhà Thiền, gọi là “đại tín căn”. 

Những câu như là “Giết Phật, giết Tổ” và ngay cả “Giết cha, giết mẹ” xuất hiện nhan nhản trong những văn bản của Thiền tông. “Ðại tín căn” trong Thiền là làm tới nơi tới chốn những gì được giao cho, đúng với ý nghĩa của chữ này. Bất kỳ bạn có nghe nói gì, bất kỳ bạn có được giao cho việc gì, bạn cũng làm việc đó một cách siêng năng, không một chút phàn nàn. Sự siêng năng này là đặc điểm nổi bật trong thời gian đầu tiên học đạo của tôi . 

Ðiều đó, tuy nhiên, không có nghĩa là tôi thi hành những việc được giao phó một cách đáng tin cậy hay là thành thạo gì. Ví dụ như, có lúc trong ngày đầu tiên của tôi, khi tôi được sai đi lau nhà, tôi quỳ gối xuống sàn nhà, cầm cái giẻ lau trong một tay, lau qua lau lại từ phải sang trái. Tuy nhiên, những sàn gỗ của một ngôi thiền tự thật bao la lớn rộng hơn nhà thường rất nhiều. 

“Ðồ ngu! Mi tính ngồi đó lau nhà tới bao nhiêu ngày mới xong hả? Phải lau như thế này này.” Khi tôi thấy Thầy quỳ xuống cả hai tay lẫn hai chân, mông chổng lên, lấy hai tay đè lên miếng giẻ trên sàn rồi kéo lê thoăn thoắt suốt dọc hành lang, tôi cảm thấy như những lớp vẩy đang che lấp tầm mắt nhìn của tôi đang rơi xuống đất. 

Khi học khoa văn ở trường trung học, những bạn đồng học và tôi thuờng đọc những sách triết và rồi thảo luận với nhau suốt đêm. Toàn là những câu chuyện lý thuyết! Tôi đã bỏ biết bao nhiêu thì giờ trong những hoạt động đó rất lâu trước khi tôi bước chân vào cổng Thiền. Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết, và trong thực tế, tôi còn chưa biết lau nhà cho đúng cách nữa! Tôi cảm thấy thật xấu hổ với mình khi nhận ra điều này, và tự quyết định rằng từ đây tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình. Nhưng tôi vẫn chưa biết hướng nguồn năng lượng của mình đến đúng nơi đúng chỗ. 

Ban ngày thường có một nhóm thanh niên trẻ đến chùa làm công quả. Nếu một người trong số họ cầm cây chổi lên và bắt đầu quét vườn, tôi sẽ nhẩy bổ nào nói: “Ðưa đây, để tôi làm!” … và giằng lấy cây chổi trên tay anh ta. Nếu có một người khác đi lau nhà, tôi cũng sẽ nhào đến, dựt lấy cái giẻ lau, “Ðưa đây, để tôi làm!” Nếu có một ai đó đi nhóm lửa để đun nước tắm, tôi cũng sẽ chạy bay vào dành lấy việc, tuyên bố “Ấy để tôi làm!”

Cuối cùng, tất cả bọn họ đều kêu lên với tôi, “Bộ thầy không tìm được việc gì làm mà không phải dành lấy việc của người khác hả?” 

Lúc ấy, tôi quả tình không hiểu được tôi đã làm gì sai. Có lẽ đó là bởi vì tôi không thể tự xoay xở được điều gì, bằng những nỗ lực riêng của chính mình. 

Bây giờ, khi các thiền sinh đến chùa của tôi để tập tọa thiền, việc đầu tiên tôi giao cho họ làm là đun nước tắm. Biết rằng đôi khi họ có thể nhóm lửa dưới một bồn tắm trống không, tôi thường bắt đầu hỏi dò họ vài câu. 

“Anh sắp phải sửa soạn đun nước tắm. Việc đầu tiên anh làm là gì?” 

Rất nhiều khi, câu trả lời là: “Nhóm lửa.” 

“Anh không định đốt tôi đấy chứ hả?” Tôi hỏi. 

“Ồ không, đầu tiên con phải cho nước vào đầy bồn đã,” thiền sinh sẽ nói vậy. 

“Anh chỉ cho nước vào bồn như vậy thôi à?” Câu hỏi này làm họ bối rối vì họ không hề có ý nghĩ là phải cọ sạch bồn tắm trước. Sau khi duyệt qua với họ những cái căn bản … cọ sạch bồn tắm, bơm nước vào đầy bồn, kiểm soát lại mực nước, đậy nắp lên, rồi nhóm lửa … tôi trở lại để thấy họ đang loay hoay khó xử bên cái lỗ nhóm mồi. Nhìn vào trong lò, tôi thấy vài khúc củi to nằm chắn lên trên đống giấy báo đang cháy rụi.

“Làm thế này lửa sẽ không bắt được, có phải không? Sao không dùng mấy que củi nhỏ hơn?” Tôi hỏi. 

“Nhưng bạch thầy, không có que củi nào nhỏ hơn cả.” 

“Thế thì chẻ nó ra cho nhỏ hơn được không?” 

“Con không biết cái rìu ở đâu.” 

“Nếu không biết, tại sao không hỏi?” 

Cuối cùng sau đó, người thiền sinh trẻ tuổi bắt đầu đi chẻ củi. Nhưng đó không có nghĩa là sẽ có ngay một ngọn lửa bùng lên. Khói tuôn ra từ cái lỗ nhóm mồi, mà lửa vẫn nhất định không chịu cháy. Khi tôi đến thanh tra mọi việc, tôi thấy đám tro tàn từ ngọn lửa trước vẫn chưa được bốc đi. Tôi bèn hỏi, “Này, cái gọi là lửa thực ra là gì nhỉ?” 

“Thì, đó là một hỗn hợp của oxygen và vật .” 

“Oxygen ở đâu?” 

“Ở trong không khí.” 

“Nếu vậy, sao anh không hốt cái đống tro này đi để cho không khí có thể vào được dễ dàng? Và nếu ống khói bị nghẽn, anh cũng phải thông cái đó cho sạch luôn nữa.” 

Nếu tôi nói như vậy, người thiền sinh sẽ trèo lên trên mái nhà để thông ống khói, nhưng khi trở xuống thế nào họ cũng đạp chân lên làm vỡ mất vài miếng ngói. 

Nhưng tôi không thể cười những người trẻ tuổi này, bởi vì tôi cũng đã có thời giống y như họ! 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2017(Xem: 7827)
Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines. Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ. Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:
26/03/2017(Xem: 8991)
Hồ Sơ Mật 1963: Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ Notes to self: Những Hồ Sơ Cần/Nên Đọc. "Đọc để khơi nguồn yêu thương" Nguyên Túc.
26/03/2017(Xem: 7088)
Hôm nay chúng ta sẽ học về những tấm gương sáng đã đóng góp cho nhân loại của một thời đã qua. Đã làm người dù ít hay nhiều ai cũng đã từng có một quá khứ tốt và xấu.
26/03/2017(Xem: 8354)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
25/03/2017(Xem: 11086)
Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.
25/03/2017(Xem: 8604)
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
25/03/2017(Xem: 7941)
24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
25/03/2017(Xem: 7957)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6236)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5844)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]