Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không có gì chắc chắn

19/01/201107:13(Xem: 7138)
Không có gì chắc chắn

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI

Không có gì chắc chắn 

Dù gì đi nữa, tôi cũng đã trở về sống sót từ quân ngũ. Qua làn sóng ngắn phát thanh của cái radio, một thứ cực kỳ hiếm hoi vào thời bấy giờ, tôi lắng nghe số phận của những vị lãnh đạo Ðức Quốc Xã đã đầu hàng chỉ trước Nhật có một bước. Khi nghe câu phán quyết được đọc to lên của tòa án Quốc tế Nuremberg rằng, “Xử tử bằng cách treo cổ”, chỉ một chữ -- treo cổ -- đã đập mạnh vào tai tôi khiến tôi vẫn còn nghe được âm hưởng của nó. Và rồi (có lẽ qua chính sách của Quân đội Mỹ đang chiếm đóng?) một cuốn phim tài liệu được chiếu lên. Tôi xem cuốn phim này ở một nơi hiện thời là một cửa hàng bách hóa, trên lầu năm của một tòa nhà đổ nát đã tránh được không bị tiêu hủy trong khu phố chính đầy vết tích chiến tranh tàn phá của Toyama.

Có một cảnh, một vị tướng lãnh người Ðức bị lôi lên đoạn đầu đài và rồi bị treo cổ trước một đám đông tụ tập tại quảng trường. Trong một cảnh khác, vị lãnh đạo Ý Mussolini bị đám đông đập chết và rồi treo ngược lên trên hàng rào giây thép gai cạnh xác người yêu của ông. Cuốn phim tiếp tục với cảnh những xác người bị kéo lê trên đường phố trong khi đám đông kêu gào chửi rủa và ném đá lên họ. 

Trong những bộ đồng phục quân đội bị phế bỏ , tôi và những bạn học lần lượt trở về trường. Chúng tôi trở về, những thanh niên đã mất hết niềm tin và đầy khắc khoải với câu hỏi về thế nào là trái và phải. Tuy rằng trên nguyên tắc lớp học đã bắt đầu lại, nhưng thực tế không ai học hành gì cả. Nếu có một vị giáo sư nào bước vào lớp, sách vở trong tay, ông ta sẽ được yêu cầu ngồi vào một bên trong khi những thành viên của quân đội trở về thay nhau lên nói trên diễn đàn. 

“Dù may mắn hay không, chúng ta cũng đã trở về nhà, và chúng ta đã đi học lại được. Nhưng điều chúng ta nghĩ là “phải” chỉ trong phút chốc đã biến thành “trái”. Chúng ta có thể còn sống bốn mươi, năm mươi năm nữa, nhưng có thể nào chúng ta còn tin tưởng được điều gì nữa không…thế nào là một điều “phải”, một điều “trái” mà không bị thay đổi, biến hóa đi? Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này, dù có học nhiều đến đâu cũng sẽ không giúp chúng ta tin tưởng vào cái gì được nữa. Sao, các bạn nghĩ thế nào?” 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 8341)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8236)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8908)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12150)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8767)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9568)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9681)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8811)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9645)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8801)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]