Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn tượng cái chết

19/01/201107:13(Xem: 6524)
Viễn tượng cái chết

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI 

Viễn tượng cái chết 

Nếu tôi có thể tóm tắt lại bốn mươi năm cuộc đời của tôi, kể từ khi bắt đầu xuất gia, tôi phải nói rằng đó là một sự tiếp diễn không ngừng những cái ngu dại. Khi nói về sự ngu dại của mình, tôi không có ý nói đến một cái gì sẵn có từ cha sanh mẹ đẻ, mà phần lớn về những ấn tượng hư dối mà tôi đã huân tập, hết lớp này qua lớp khác, trong trí tưởng tượng của tôi.

Bất cứ lúc nào đi du hành qua ngoại quốc để thuyết giảng, bao giờ tôi cũng được yêu cầu phải nhắm vào một vấn đề chủ yếu: Ngộ (satori trong tiếng Nhật) là gì, thế nào là giác ngộ? Cái gọi là Ngộ này, tuy thế, là một trạng thái mà người ta chỉ có thể hiểu được qua chứng nghiệm. Nó không thể được đem ra giải thích hay nắm bắt chỉ bằng ngôn ngữ thuần túy. 

Tỷ dụ, có một câu ngạn ngữ rằng, “Khi nào có con mới biết được lòng của cha mẹ.” Dù bậc cha mẹ có cố gắng diễn đạt tâm tư của cha mẹ đối với con đến thế nào, đứa con ấy cũng không thể nào hiểu được hoàn toàn. Chỉ khi chính đứa con ấy trở thành cha mẹ, nó mới hiểu được đầy đủ tấm lòng của mẹ cha. Sự thông hiểu ấy có thể ví như giác ngộ vậy, tuy rằng giác ngộ là một cái gì sâu xa hơn nhiều. 

Bởi vì không có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được kinh nghiệm giác ngộ, ở đậy tôi sẽ chỉ bàn tới những điều cốt yếu cho sự giác ngộ, những điều cốt yếu của sự tu tập Thiền. 

Tu tập Thiền không phải là vấn đề nhớ nằm lòng những lời lẽ kỳ diệu trong kinh sách hay ngữ lục của các vị tổ thời xưa. Thực sự ra, những lời lẽ này được xử dụng như một phương tiện để phá vỡ những ấn tượng sai lầm trong trí tưởng tượng của con người. Mục đích của sự tu tập không phải để làm tăng thêm kiến thức, mà để cạo bỏ những lớp vẩy che lấp mắt, để vứt ra ngoài những mũ chụp che tai. 

Qua sự tu tập, người ta có thể thấy được sự thực. Và tuy nói rằng không có một thứ thuốc nào có thể chữa được chứng bệnh khờ dại, điều làm cho người ta nhận ra được rằng “tôi đúng là một kẻ khờ dại” thực ra lại chính là phương thuốc ấy. 

Cũng có câu nói rằng “thuốc đắng giã tật”, và buồn thay, thứ thuốc làm cho người ta nhận ra được sự ngu dại của mình chắc chắn là rất cay đắng. Nhận thức ra được cái ngu của mình thường hay đi kèm với những thử thách và rồi phải trả giá, bằng những trắc trở và buồn rầu. Tôi đã trải qua một nửa đời người bị vật vã với những hậu quả cay đắng của phương thuốc này. 

Tôi sinh ra ở thành phố Uozu, thuộc quận Toyama. Trong lúc Thế Chiến Thứ Hai đang sôi sục, tôi đang học chuyên ngành văn chương, dưới chế độ giáo dục cũ của Nhật, tại trường trung học Toyama. Các học sinh trung học, theo luật, được chính thức hoãn dịch cho đến khi tốt nghiệp xong đại học. Nhưng khi chiến tranh leo thang, có lệnh ban xuống rằng những học sinh nào học về văn chương sẽ phải đi ra chiến trường. Người ta thường giả dụ rằng những sinh viên khoa học sẽ tiếp tục những môn học về y khoa hay khoa học và như vậy sẽ cung cấp được những nhiệm vụ hậu cần trong chiến tranh, trong khi những sinh viên văn khoa thì chỉ đọc sách, đấu khẩu, và thường hay kích động tinh thần quốc gia.

Dù sao, những học sinh văn khoa, bị đối đãi như không phải là những học sinh, đã phải qua kỳ khám sức khỏe để nhập ngũ vào lứa tuổi hai mươi và rồi bị đẩy vào quân đội, không có ngoại lệ. Ðã vậy, tuổi quân dịch lại bị hạ thêm một tuổi nữa, và dường như vì nhu cầu nóng bỏng, tôi với tuổi mười chín đã bị lôi vào quân đội một cách phũ phàng. 

Chúng ta ai cũng biết rằng sớm hay muộn gì, mình sẽ chết. Cái chết có thể đến ngay ngày mai, hay có thể đến hai mươi năm, ba mươi năm nữa. Chỉ vì không biết cái chết sẽ chờ đợi ta lúc nào trên con đường dài sắp tới, ta mới có được một chút an bình nơi tâm, mới có thể tiếp tục đời sống bình thường. Nhưng với tôi, sau khi đã qua kỳ khám sức khỏe và chờ đợi lệnh nhập ngũ đến bất cứ lúc nào, cái chết bỗng nhiên hiện ra thật bất ngờ trước mắt. Tôi có cảm tưởng như mình đang di động qua một khoảng trống không, ngày này qua ngày khác. Thức hay ngủ, tôi đều vẽ ra trong trí óc những cách chết khác nhau sẽ đến với tôi trong chiến trường. Nhưng dù đang ở trong một cơn lốc mù mịt của những ý tưởng về cái chết, tôi vẫn không có thì giờ để tìm hiểu vấn đề một cách triết lý hay tìm những phương tiện tu tập tôn giáo nào. 

Những người đi vào quân đội thời ấy cắm đầu nhào đến phía trước, hăng say tin tưởng rằng đây là một cuộc chiến công bằng, một cuộc chiến thật quan trọng để họ có thể hi sinh mạng sống không một chút luyến tiếc. Từ trong tinh thần ấy, chúng tôi được trang bị với một biện giải tạm bợ cho viễn ảnh cái chết trước mắt của mình hay ít nhất đó cũng là trường hợp của tôi. 

Giữa những con người, có những kẻ chuyên bóc lột và những kẻ chuyên bị bóc lột. Ðiều đó cũng áp dụng cho sự liên hệ giữa các quốc gia và các chủng tộc. Trong suốt lịch sử, những quốc gia phát triển về kinh tế đã thống trị những nước kém phát triển hơn. Cuối cùng thì bây giờ, Nhật Bản đã vươn lên được và thoát ra khỏi những xiềng xích của sự bóc lột đó! Vì thế, đây là một cuộc chiến tranh chánh đáng, một cuộc chiến có ý nghĩa! Làm sao chúng tôi có thể tiếc rẻ cái mạng sống nhỏ nhoi của mình cho quốc gia, dù cho mạng sống đó có bị nghiền ra thành từng mảnh đi nữa? Kiểu lý luận hồ đồ này đã cho phép chúng tôi đóng chặt lại tâm trí của mình. 

Và thế là những học sinh chúng tôi đi lên phi cơ, vũ trang chỉ với một cái chết chắc chắn và nhiên liệu cho một chuyến đi không về, để một vài quyển sách triết lý đắc ý nhất hay một cuốn kinh Tịnh Ðộ bên cạnh tay lái, những quyển sách chắc chắn sẽ không được đọc tới. Có nhiều người đã lao vào tầu chiến của địch, cũng có nhiều người đã ngã xuống trong ngọn sóng biển cao ngất hay máy bay bị bắn rơi trước khi thi hành được nhiệm vụ. 

Thế rồi, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến tranh mà tất cả chúng tôi đã tưởng như là công chính, cuộc chiến mà chúng tôi sẵn sàng vui vẻ hi sinh mạng sống của mình, bỗng phút chốc, chỉ trong một đêm, trở thành một cuộc chiến xâm lược, một cuộc chiến ác độc và những kẻ chịu trách nhiệm cho cuộc chiến đó phải bị xử tử.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2021(Xem: 4782)
Dịch bệnh là một chu kỳ, từng tồn tại với nhân loại từ xa xưa như dịch tả, dịch bại liệt, Sốt Rickettsia, Sốt vàng da. Lao,sốt rét, dịch hạch,dịch cúm, dịch aids, đậu mùa, yết hầu.. Những loại dịch thường xuất hiện vào những vúng có đời sống thiếu vệ sinh; tuy nhiên dịch virus Corona, aids không phát xuất từ điều kiện sống mà do hoạt động, hành xử của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên với nhiều lý do khác nhau. Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên, vi khuẩn dịch có thể tùy biến; cũng thế virus Corona hiện nay, không chỉ là loại dịch nguy hiểm giết hàng chục triệu người, ngay cả dịch đậu mùa, dịch Aids, cúm… đều tổn thất nhân mạng vô số người trên toàn thế giới. Virus Corona hiện nay đặt nhiều nghi vấn phát sinh từ động vật hoang dã như dơi hay từ phòng thí nghiệm do con người tạo ra, tất cả đều là duyên cớ theo từng chu kỳ sống của loài người để cân bằng sinh thái khi trái đất chịu quá tải và sự bạc đãi của con
08/08/2021(Xem: 18868)
QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
08/08/2021(Xem: 5659)
Thông thường hằng ngày tôi có nhiều việc để hanh trì, và ngoài việc tu học tại Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc ra, tôi hay viết sách, dịch Kinh và có thêm mấy việc khác nữa cũng tương đối quan trọng. Đó là điểm sách hay viết lời giới thiệu sách cho một tác giả nào đó sắp có sách xuất bản. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy. Bởi lẽ người ta tin tưởng mình, họ mới giao cho mình đứa con tinh thần của họ để mình đọc và cho ý kiến, cũng như giới thiệu đến với quý độc giả khắp nơi.
08/08/2021(Xem: 5192)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.
08/08/2021(Xem: 6958)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
08/08/2021(Xem: 5825)
Tái sinh, hay là câu chuyện sinh tử luân hồi từ kiếp này sang kiếp kia, là một trong các giáo lý đặc biệt của Phật Giáo. Khi chưa giác ngộ, tái sinh là do nghiệp lực. Nhưng khi đã sống được với cái nhìn không hề có cái gì gọi là “ta” với “người” thì tái sinh là do nguyện lực. Một trong những người nổi tiếng nhất hiện nay, và được dân tộc Tây Tạng tin là hiện thân của tâm từ vô lượng, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, người giữ tâm nguyện tái sinh liên tục vì lợi ích độ sinh.
08/08/2021(Xem: 5073)
Đoạn video gần đây cho thấy Chính quyền địa phương ở tỉnh Cam Túc đã cưỡng bức các vị tăng ni, phải từ bỏ cuộc sống xuất gia, cởi áo Cà sa để đóng cửa một tu viện Phật giáo Tây Tạng, Tu viện Kharmar (Ch: Hongcheng).
08/08/2021(Xem: 4313)
Sáu tháng sau khi quân đội Myanmar lật đổ Chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 vừa qua, người dân của quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi, trong bối cảnh hỗn loạn diễn ra sau cuộc đảo chính Quân đội. Với các cuộc đàn áp bạo lực công khai đối với những người bất đồng chính kiến, và các cuộc biểu tình trên đường phố - tiếp tục diễn ra ở quy mô bất chấp sự đàn áp do quân đội lãnh đạo – chính quyền quân sự đã củng cố quyền lực của mình. Ngay cả Tăng đoàn Phật giáo được tôn kính của quốc gia cũng đã bị chính quyền quân sự bạo lực bắt giữ, được biết với ít nhất 23 vị tăng sĩ đang bị giam giữ, một số người trong số họ đã bị tra tấn bạo lực.
08/08/2021(Xem: 3371)
Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.
07/08/2021(Xem: 28363)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]