Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn tượng cái chết

19/01/201107:13(Xem: 6531)
Viễn tượng cái chết

TỪ NỤ ĐẾN HOA

(FROM NOVICE TO MASTER
Thiền sư: Soko Morinaga - Biên dịch: Thuần Bạch Ngọc Bảo
Nhà Xuất Bản: Thanh Niên 2007

Phần một: SA DI 

Viễn tượng cái chết 

Nếu tôi có thể tóm tắt lại bốn mươi năm cuộc đời của tôi, kể từ khi bắt đầu xuất gia, tôi phải nói rằng đó là một sự tiếp diễn không ngừng những cái ngu dại. Khi nói về sự ngu dại của mình, tôi không có ý nói đến một cái gì sẵn có từ cha sanh mẹ đẻ, mà phần lớn về những ấn tượng hư dối mà tôi đã huân tập, hết lớp này qua lớp khác, trong trí tưởng tượng của tôi.

Bất cứ lúc nào đi du hành qua ngoại quốc để thuyết giảng, bao giờ tôi cũng được yêu cầu phải nhắm vào một vấn đề chủ yếu: Ngộ (satori trong tiếng Nhật) là gì, thế nào là giác ngộ? Cái gọi là Ngộ này, tuy thế, là một trạng thái mà người ta chỉ có thể hiểu được qua chứng nghiệm. Nó không thể được đem ra giải thích hay nắm bắt chỉ bằng ngôn ngữ thuần túy. 

Tỷ dụ, có một câu ngạn ngữ rằng, “Khi nào có con mới biết được lòng của cha mẹ.” Dù bậc cha mẹ có cố gắng diễn đạt tâm tư của cha mẹ đối với con đến thế nào, đứa con ấy cũng không thể nào hiểu được hoàn toàn. Chỉ khi chính đứa con ấy trở thành cha mẹ, nó mới hiểu được đầy đủ tấm lòng của mẹ cha. Sự thông hiểu ấy có thể ví như giác ngộ vậy, tuy rằng giác ngộ là một cái gì sâu xa hơn nhiều. 

Bởi vì không có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được kinh nghiệm giác ngộ, ở đậy tôi sẽ chỉ bàn tới những điều cốt yếu cho sự giác ngộ, những điều cốt yếu của sự tu tập Thiền. 

Tu tập Thiền không phải là vấn đề nhớ nằm lòng những lời lẽ kỳ diệu trong kinh sách hay ngữ lục của các vị tổ thời xưa. Thực sự ra, những lời lẽ này được xử dụng như một phương tiện để phá vỡ những ấn tượng sai lầm trong trí tưởng tượng của con người. Mục đích của sự tu tập không phải để làm tăng thêm kiến thức, mà để cạo bỏ những lớp vẩy che lấp mắt, để vứt ra ngoài những mũ chụp che tai. 

Qua sự tu tập, người ta có thể thấy được sự thực. Và tuy nói rằng không có một thứ thuốc nào có thể chữa được chứng bệnh khờ dại, điều làm cho người ta nhận ra được rằng “tôi đúng là một kẻ khờ dại” thực ra lại chính là phương thuốc ấy. 

Cũng có câu nói rằng “thuốc đắng giã tật”, và buồn thay, thứ thuốc làm cho người ta nhận ra được sự ngu dại của mình chắc chắn là rất cay đắng. Nhận thức ra được cái ngu của mình thường hay đi kèm với những thử thách và rồi phải trả giá, bằng những trắc trở và buồn rầu. Tôi đã trải qua một nửa đời người bị vật vã với những hậu quả cay đắng của phương thuốc này. 

Tôi sinh ra ở thành phố Uozu, thuộc quận Toyama. Trong lúc Thế Chiến Thứ Hai đang sôi sục, tôi đang học chuyên ngành văn chương, dưới chế độ giáo dục cũ của Nhật, tại trường trung học Toyama. Các học sinh trung học, theo luật, được chính thức hoãn dịch cho đến khi tốt nghiệp xong đại học. Nhưng khi chiến tranh leo thang, có lệnh ban xuống rằng những học sinh nào học về văn chương sẽ phải đi ra chiến trường. Người ta thường giả dụ rằng những sinh viên khoa học sẽ tiếp tục những môn học về y khoa hay khoa học và như vậy sẽ cung cấp được những nhiệm vụ hậu cần trong chiến tranh, trong khi những sinh viên văn khoa thì chỉ đọc sách, đấu khẩu, và thường hay kích động tinh thần quốc gia.

Dù sao, những học sinh văn khoa, bị đối đãi như không phải là những học sinh, đã phải qua kỳ khám sức khỏe để nhập ngũ vào lứa tuổi hai mươi và rồi bị đẩy vào quân đội, không có ngoại lệ. Ðã vậy, tuổi quân dịch lại bị hạ thêm một tuổi nữa, và dường như vì nhu cầu nóng bỏng, tôi với tuổi mười chín đã bị lôi vào quân đội một cách phũ phàng. 

Chúng ta ai cũng biết rằng sớm hay muộn gì, mình sẽ chết. Cái chết có thể đến ngay ngày mai, hay có thể đến hai mươi năm, ba mươi năm nữa. Chỉ vì không biết cái chết sẽ chờ đợi ta lúc nào trên con đường dài sắp tới, ta mới có được một chút an bình nơi tâm, mới có thể tiếp tục đời sống bình thường. Nhưng với tôi, sau khi đã qua kỳ khám sức khỏe và chờ đợi lệnh nhập ngũ đến bất cứ lúc nào, cái chết bỗng nhiên hiện ra thật bất ngờ trước mắt. Tôi có cảm tưởng như mình đang di động qua một khoảng trống không, ngày này qua ngày khác. Thức hay ngủ, tôi đều vẽ ra trong trí óc những cách chết khác nhau sẽ đến với tôi trong chiến trường. Nhưng dù đang ở trong một cơn lốc mù mịt của những ý tưởng về cái chết, tôi vẫn không có thì giờ để tìm hiểu vấn đề một cách triết lý hay tìm những phương tiện tu tập tôn giáo nào. 

Những người đi vào quân đội thời ấy cắm đầu nhào đến phía trước, hăng say tin tưởng rằng đây là một cuộc chiến công bằng, một cuộc chiến thật quan trọng để họ có thể hi sinh mạng sống không một chút luyến tiếc. Từ trong tinh thần ấy, chúng tôi được trang bị với một biện giải tạm bợ cho viễn ảnh cái chết trước mắt của mình hay ít nhất đó cũng là trường hợp của tôi. 

Giữa những con người, có những kẻ chuyên bóc lột và những kẻ chuyên bị bóc lột. Ðiều đó cũng áp dụng cho sự liên hệ giữa các quốc gia và các chủng tộc. Trong suốt lịch sử, những quốc gia phát triển về kinh tế đã thống trị những nước kém phát triển hơn. Cuối cùng thì bây giờ, Nhật Bản đã vươn lên được và thoát ra khỏi những xiềng xích của sự bóc lột đó! Vì thế, đây là một cuộc chiến tranh chánh đáng, một cuộc chiến có ý nghĩa! Làm sao chúng tôi có thể tiếc rẻ cái mạng sống nhỏ nhoi của mình cho quốc gia, dù cho mạng sống đó có bị nghiền ra thành từng mảnh đi nữa? Kiểu lý luận hồ đồ này đã cho phép chúng tôi đóng chặt lại tâm trí của mình. 

Và thế là những học sinh chúng tôi đi lên phi cơ, vũ trang chỉ với một cái chết chắc chắn và nhiên liệu cho một chuyến đi không về, để một vài quyển sách triết lý đắc ý nhất hay một cuốn kinh Tịnh Ðộ bên cạnh tay lái, những quyển sách chắc chắn sẽ không được đọc tới. Có nhiều người đã lao vào tầu chiến của địch, cũng có nhiều người đã ngã xuống trong ngọn sóng biển cao ngất hay máy bay bị bắn rơi trước khi thi hành được nhiệm vụ. 

Thế rồi, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến tranh mà tất cả chúng tôi đã tưởng như là công chính, cuộc chiến mà chúng tôi sẵn sàng vui vẻ hi sinh mạng sống của mình, bỗng phút chốc, chỉ trong một đêm, trở thành một cuộc chiến xâm lược, một cuộc chiến ác độc và những kẻ chịu trách nhiệm cho cuộc chiến đó phải bị xử tử.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2011(Xem: 9676)
Trầm Tháp (agarwood incense) xứ Huế
15/11/2011(Xem: 8766)
Từ Ân Thiền Đường là một ngôi chùa nhỏ ở Santa Ana, có những độc đáo riêng, khó tìm được ở nhiều nơi khác.
08/11/2011(Xem: 7381)
Cách ngôn Trung Hoa có câu: ‘Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc thuyết tha phi’, khi ngồi một mình vắng vẻ, hãy thường xuyên suy nghĩ về lỗi lầm của chính mình. Trong lúc đàm luận nhàn rỗi, chớ nên kể lể chuyện xấu của người. Đây là châm ngôn tu thân của người đời. Dù chỉ là người dân thường, nếu ưu tư về lỗi lầm của mình thì có thể cách mạng được cả số phận; còn như một quân vương, nếu thấy được lỗi lầm của mình thì không những thay đổi cả mệnh đời, mà còn thay đổi cả vận mệnh quốc gia, đánh thức toàn trái tim dân tộc, và mãi mãi là tấm gương lịch sử cho những đế vương sau này học theo.
04/11/2011(Xem: 7275)
Chánh điện Chùa Phật Đà, San Diego, rực sáng bởi màu y vàng giải thoát của hàng trăm người “Em” tôi kính quý và thân thương vừa xuất hiện sáng hôm nay. Tôi đã nhìn và đã thấy trên từng nét mặt đoan trang thanh tú, từng nụ cười tươi vui rạng rỡ của các “Em” tôi, những người “Em” tôi vừa mới gặp lại hôm qua sau bao năm trường xa cách. Tôi và Em tôi đã cùng tắm chung gìong suối từ bi thanh lương dịu ngọt. Chúng ta có cùng đại nguyện lên đường để tìm an lạc của bản thân và muôn loài. Vậy là chúng ta đã có rất nhiều nhân duyên liên hệ với nhau từ muôn vạn kiếp. Chúng ta đã cùng gieo hạt từ bi trong nhiều kiếp xa xưa để hôm nay cây trí tuệ đơm hoa kết trái. Chúng ta đang cùng nhau bước vào trong nhà Như Lai, cùng mặc áo Như Lai và đang ngồi toà của Như Lai. Chúng ta đã cạo bỏ râu tóc để cùng về với nhau, mang chung giòng họ Thích, cùng kết duyên quyến thuộc Bồ Đề…
03/11/2011(Xem: 6865)
Tâm của con người vô cùng quan trọng, nó là trung tâm của sự sống, của vũ trụ và chứa nhóm tất cả muôn pháp. Nó là hào lũy ẩn náu của mọi tật xấu, nhưng cũng là mảnh đất phì nhiêu nẩy sanh mầm giống giác ngộ. Vì thế, chính tâm tạo nên hạnh phúc và cũng chính tâm tạo biết bao nỗi khổ đau.
01/11/2011(Xem: 7891)
A lại da thức : A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử và niết bàn, mê ngộ và khổ vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này.
01/11/2011(Xem: 7460)
Thương khen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
31/10/2011(Xem: 18605)
Nguyên nhân đức Phậtnói bài pháp này, vì tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâmchung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lầncuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được,cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mìnhở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali.
29/10/2011(Xem: 21595)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
24/10/2011(Xem: 6611)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]