Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Ba

17/01/201113:27(Xem: 4959)
Phần Ba

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN
ON RIGHT LIVELIHOOD
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 5.2010

PHẦN BA

Từ Bình phẩm về Sống, Tập 2, Chương 2

TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH

Anh ấy rất quan tâm đến sự giúp đỡ nhân loại, đến làm những công việc tốt lành, và hoạt động trong vô số tổ chức phúc lợi xã hội. Anh ấy nói, đúng vậy anh ấy chưa bao giờ có một kỳ nghỉ lâu, và từ khi anh ấy tốt nghiệp đại học anh ấy đã làm việc liên tục cho sự tốt lành của con người. Dĩ nhiên anh ấy không nhận một xu nào cho công việc anh ấy đang làm. Công việc của anh ấy rất quan trọng đối với anh ấy, và anh ấy quyến luyến đến công việc anh ấy đang làm. Anh ấy đã trở thành một công nhân xã hội giỏi giang, và anh ấy yêu quí nó. Nhưng anh ấy đã nghe điều gì đó của một trong những nói chuyện về vô vàn loại tẩu thoát mà quy định cái trí, và anh ấy muốn nói về những việc đó.

‘Liệu ông nghĩ là một công nhân xã hội là đang bị quy định? Nó chỉ mang lại xung đột thêm nữa?’

Chúng ta hãy tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ bị quy định. Khi nào chúng ta nhận biết được rằng chúng ta bị quy định? Liệu có khi nào chúng ta nhận biết được nó? Bạn nhận biết được rằng bạn bị quy định, hay bạn chỉ nhận biết được sự xung đột, được sự đấu tranh tại những mức độ khác nhau tại thân tâm của bạn? Chắc chắn, chúng ta nhận biết được, không phải tình trạng bị quy định của chúng ta, nhưng chỉ sự xung đột, đau khổ và vui thú.

‘Ông có ý gì qua từ ngữ xung đột?’

Mọi loại xung đột: xung đột giữa những quốc gia, giữa những nhóm xã hội khác nhau, giữa những cá thể, và xung đột bên trong chính người ta. Liệu xung đột chắc chắn không tránh khỏi chừng nào còn không có sự hiệp thông giữa người hành động và hành động của anh ấy, giữa thách thức và đáp trả? Xung đột là vấn đề của chúng ta, đúng chứ? Không phải bất kỳ xung đột đặc biệt nào, nhưng tất cả xung đột: đấu tranh giữa những ý tưởng, những niềm tin, những học thuyết, giữa những đối nghịch. Nếu không có xung đột, không có những vấn đề.

‘Liệu ông đang gợi ý rằng tất cả chúng ta nên tìm kiếm một sống của cô lập, của suy gẫm?’

Suy gẫm gian lao lắm, nó là một trong những việc khó khăn nhất để hiểu rõ. Cô lập, mặc dầu một cách nhận biết được hay không-nhận biết được, mỗi người chúng ta đang tìm kiếm nó trong cách riêng của mình, không giải quyết được những vấn đề của chúng ta; trái lại, nó củng cố thêm chúng. Chúng ta đang cố gắng hiểu rõ điều gì là những nhân tố của quy định mà tạo ra xung đột thêm nữa. Chúng ta chỉ nhận biết được xung đột, đau khổ và vui thú, và chúng ta không nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta. Điều gì tạo ra tình trạng bị quy định?

‘Những ảnh hưởng xã hội hay môi trường sống: xã hội trong đó chúng ta được sinh ra, văn hóa trong đó chúng ta được nuôi dưỡng, những áp lực thuộc kinh tế và chính trị, và vân vân.’

Đó là như thế; nhưng liệu đó là tất cả? Những ảnh hưởng này là sản phẩm riêng của chúng ta, đúng chứ? Xã hội là kết quả của sự liên hệ của con người với con người, mà quá rõ ràng. Sự liên hệ là một hoạt động của sử dụng, của cần thiết, của thanh thản, của hài lòng, và nó tạo ra những ảnh hưởng, những giá trị mà trói buộc chúng ta. Trói buộc là tình trạng bị quy định của chúng ta. Bởi những suy nghĩ và những hành động riêng của chúng ta nên chúng ta bị trói buộc; nhưng chúng ta không nhận biết được chúng ta bị trói buộc, chúng ta chỉ nhận biết được xung đột của vui thú và đau khổ. Có vẻ chúng ta không bao giờ vượt khỏi điều này; và nếu chúng ta có, nó lại chỉ tăng thêm xung đột. Chúng ta không nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta; và chừng nào chúng ta còn không nhận biết được, chúng ta chỉ sản sinh xung đột và hỗn loạn thêm nữa.

‘Làm thế nào người ta sẽ nhận biết được tình trạng bị quy định của người ta?’

Nó có thể xảy ra được chỉ bằng cách hiểu rõ một qui trình khác, qui trình của quyến luyến. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ tại sao chúng ta quyến luyến, vậy thì có lẽ chúng ta có thể nhận biết được tình trạng bị quy định của chúng ta.

‘Liệu đó không là một cách vòng vòng mất thời gian để đến được một câu hỏi trực tiếp hay sao?’

Như thế à? Chỉ cố gắng nhận biết được tình trạng bị quy định của bạn. Bạn chỉ có thể biết nó một cách gián tiếp, trong liên quan đến điều gì đó. Bạn không thể nhận biết được tình trạng bị quy định của bạn như một trừu tượng, bởi vì lúc đó nó chỉ thuộc từ ngữ, mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng ta chỉ nhận biết được xung đột. Xung đột hiện diện khi không có hiệp thông giữa thách thức và đáp trả. Xung đột này là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta. Tình trạng bị quy định là sự quyến luyến: quyến luyến công việc, truyền thống, tài sản, con người, những ý tưởng, và vân vân. Nếu không có quyến luyến, liệu có tình trạng bị quy định? Dĩ nhiên không. Thế là, tại sao chúng ta lại quyến luyến? Tôi quyến luyến quốc gia của tôi bởi vì qua đồng hóa cùng nó, tôi trở thành người nào đó. Tôi tự-đồng hóa mình cùng công việc của tôi, và công việc trở thành quan trọng. Tôi là gia đình của tôi, tài sản của tôi; tôi quyến luyến chúng. Mục tiêu của quyến luyến trao tặng tôi phương tiện của tẩu thoát khỏi sự trống rỗng riêng của tôi. Quyến luyến là tẩu thoát, và chính là tẩu thoát mới củng cố tình trạng bị quy định. Nếu tôi quyến luyến bạn, đó là bởi vì bạn đã trở thành phương tiện cho sự tẩu thoát của chính tôi; thế là bạn rất quan trọng đối với tôi và tôi phải chiếm hữu bạn, bám chặt bạn. Bạn trở thành nhân tố quy định, và tẩu thoát là tình trạng bị quy định. Nếu chúng ta có thể nhận biết được những tẩu thoát của chúng ta, vậy thì chúng ta có thể nhận biết được những nhân tố, những ảnh hưởng mà tạo ra tình trạng bị quy định.

‘Liệu tôi đang tẩu thoát khỏi chính tôi qua công việc xã hội?’

Bạn quyến luyến nó, trói buộc vào nó? Bạn cảm thấy lạc lõng, trống rỗng, buồn chán, nếu bạn không làm công việc xã hội?

‘Tôi chắc chắn tôi sẽ bị.’
Quyến luyến công việc của bạn là sự tẩu thoát của bạn. Có những tẩu thoát tại mọi mức độ của thân tâm chúng ta. Bạn tẩu thoát qua công việc, một người khác qua nhậu nhẹt, một người khác qua những nghi lễ tôn giáo, một người khác qua hiểu biết, một người khác qua Thượng đế, và vẫn vậy một người khác nghiện ngập vui chơi. Tất cả những tẩu thoát đều giống hệt nhau, không có tẩu thoát cao cả hơn hay thấp hèn hơn. Thượng đế và nhậu nhẹt đều cùng mức độ chừng nào chúng còn là những tẩu thoát khỏi chúng ta là gì. Khi chúng ta nhận biết được những tẩu thoát của chúng ta, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể hiểu rõ về tình trạng bị quy định của chúng ta.

‘Tôi sẽ làm gì nếu tôi không còn tẩu thoát qua công việc xã hội? Liệu tôi có thể làm bất kỳ việc gì mà không tẩu thoát? Tất cả hành động của tôi không là một hình thức của tẩu thoát khỏi tôi là gì, hay sao?’

Câu hỏi này chỉ thuộc từ ngữ, hay nó phản ảnh một thực tế, một sự kiện mà bạn đang trải nghiệm? Nếu bạn không tẩu thoát, điều gì sẽ xảy ra? Bạn đã từng thử nó?

‘Điều gì ông giải thích quá tiêu cực, nếu tôi được phép nói như thế. Ông không đề nghị bất kỳ thay thế nào cho công việc.’

Tất cả những thay thế không là một hình thức khác của tẩu thoát, hay sao? Khi một hình thức đặc biệt của hoạt động không gây thỏa mãn hay mang lại xung đột thêm nữa, chúng ta hướng về hoạt động khác. Thay thế một hoạt động bằng một hoạt động khác mà không hiểu rõ được sự tẩu thoát là quá vô ích, đúng chứ? Chính là những tẩu thoát này và sự quyến luyến của chúng ta với chúng mới tạo ra tình trạng bị quy định. Tình trạng bị quy định mang lại những vấn đề, xung đột. Do bởi tình trạng bị quy định mới ngăn cản hiểu rõ của chúng ta về sự thách thức; bị quy định, chắc chắn phản ứng của chúng ta phải tạo ra xung đột.

‘Làm thế nào người ta có thể được tự do khỏi tình trạng bị quy định?’

Chỉ bằng cách hiểu rõ, nhận biết được những tẩu thoát của chúng ta. Sự quyến luyến của chúng ta đến một người, đến công việc, đến một học thuyết, là nhân tố gây quy định; đây là sự việc chúng ta phải hiểu rõ, và không tìm kiếm một tẩu thoát thông minh hơn hay tốt lành hơn. Tất cả những tẩu thoát đều là dốt nát, bởi vì chắc chắn chúng tạo ra xung đột. Nuôi dưỡng sự tách rời là một hình thức khác của sự tẩu thoát, của cô lập; nó là sự quyến luyến đến một trừu tượng, đến một lý tưởng được gọi là tách rời. Lý tưởng là ảo tưởng, cái tôi tạo tác, và trở thành lý tưởng là một tẩu thoát khỏi cái gì là. Có hiểu rõ về cái gì là, một hành động trọn vẹn hướng về cái gì là, chỉ khi nào cái trí không còn đang tìm kiếm bất kỳ tẩu thoát nào. Chính suy nghĩ về cái gì là, là một tẩu thoát khỏi cái gì là. Suy nghĩ về vấn đề là tẩu thoát khỏi vấn đề; bởi vì suy nghĩ là vấn đề, và vấn đề duy nhất. Cái trí, không sẵn lòng để là cái gì là, sợ hãi nó là gì, tìm kiếm vô vàn tẩu thoát này; và phương cách của tẩu thoát là sưy nghĩ. Chừng nào còn có suy nghĩ, phải có những tẩu thoát, những quyến luyến, mà chỉ củng cố tình trạng bị quy định.
Tự do khỏi tình trạng bị quy định theo cùng tự do khỏi suy nghĩ. Khi cái trí tuyệt đối đứng yên, chỉ đến lúc đó có tự do cho sự thật hiện diện.

Saanen, ngày 24 tháng 7 năm 1973

Người hỏi: Ông sẽ tìm hiểu vấn đề của kiếm sống bởi vì điều đó đòi hỏi khả năng, điều đó đòi hỏi suy nghĩ, điều đó đòi hỏi hiểu biết? Ông sẽ trình bày vấn đề đó?

Krishnamurti: Bởi vì sự tồn tại của văn hóa và văn minh hiện nay mà chúng ta là bộ phận, chúng ta được nuôi dưỡng để làm việc cho sống của chúng ta; làm việc, làm việc, làm việc, suốt ngày dài. Đúng chứ? Thật kinh hoàng! Để bị sai bảo, bị dưới quyền ai đó, bị điều khiển, bị sỉ nhục, bị hành hạ. Đó là văn hóa trong đó chúng ta đã phát triển, trong đó bạn đã bị đúc khuôn. Và để tuân phục đến khuôn mẫu đó, chúng ta bị giáo dục. Chúng ta bị giáo dục chủ yếu là để thâu lượm hiểu biết, để vun đắp ký ức với mục đích kiếm sống. Đó là chức năng chính của giáo dục như hiện nay nó là. Và vì vậy trong giáo dục đó có tuân phục, ganh đua, tham vọng, thành công. Thành công hàm ý nhiều tiền bạc hơn, chức vụ tốt hơn, một ngôi nhà đẹp hơn. Đó là cấu trúc trong đó chúng ta đã được nuôi dưỡng. Hiểu biết và sự vun đắp ký ức đã trở thành quan trọng cực kỳ để vận hành trong lãnh vực này, và bạn hoàn toàn lơ là phần còn lại của sự tồn tại. Đó là một sự kiện.
Bây giờ, bạn hỏi, ‘Làm thế nào tôi sẽ kiếm sống, mặc dầu tôi cần hiểu biết, và tuy nhiên tôi thấy sự giới hạn của hiểu biết?’ Tôi cần kiếm bánh mì và bơ, tôi cần có lương thực, quần áo và chỗ ở; dù Chính thể cung cấp nó, hay tôi làm việc để kiếm nó, tất cả đều là cùng sự việc.
Hiểu biết rất bị giới hạn; nó thuộc máy móc, và chúng ta cố gắng tẩu thoát qua những tôn giáo, qua tình dục, qua những đặc điểm riêng của mình, qua loạn thần kinh, qua ham muốn thành tựu chính chúng ta trong cái gì đó tách khỏi thế giới này. Nhưng vẫn vậy tôi sẽ làm gì? Làm thế nào tôi sẽ sống trong hòa hợp, có hiểu biết, vận hành trong hiểu biết, và cũng giải thoát chúng ta khỏi qui trình máy móc của học hành, để cho hai điều này theo cùng nhau? Để cho cái trí sống, đi đến cơ xưởng, làm việc mà không ganh đua, bởi vì nó không quan tâm đến đạt được một vị trí. Nó chỉ quan tâm đến ‘đạt được một phương tiện kiếm sống’, tôi không biết liệu bạn thấy sự khác biệt. Cũng vậy nó thấy rất rõ ràng sự tự do khỏi cái đã được biết, mà là hiểu biết, mà là quá khứ. Liệu mãi mãi hai luồng này có thể chuyển động cùng nhau một cách hòa hợp? Đó là vấn đề của chúng ta. Không phải vấn đề của kiếm được nhiều hơn, và nhiều hơn, và nhiều hơn, mà xã hội muốn, mà là sự tiêu thụ, kinh doanh – tất cả những ma mãnh được đùa giỡn vào cái trí để khiến cho bạn mua, mua, mua. Tôi sẽ không làm. Tôi thấy sự giả dối. Và cùng lúc tôi thấy sự tự do, khỏi cái đã được biết mà là hiểu biết. Liệu hai điều này có thể mãi mãi vận hành cùng nhau, để cho không có xung đột?
Bây giờ, sự hòa hợp là gì? Bạn hiểu chứ, đó là vấn đề. Tôi thấy tôi phải kiếm sống. Tôi sẽ không đấu tranh, tôi sẽ không ganh đua, tôi sẽ làm việc bởi vì tôi đã đặt bộ não của tôi, khả năng của tôi vào nó, vì vậy tôi làm việc rất hiệu quả bởi vì tôi không có những vấn đề tâm lý đối với công việc; tôi sẽ không ganh đua với bất kỳ người nào, thế là khả năng của tôi, năng lượng của tôi, phương cách viết lách, sản xuất của tôi, bất kỳ nó là gì, đều trọn vẹn. Thế là không có xung đột, không có sự lãng phí của năng lượng. Tôi hy vọng bạn thấy điều này.
Và vì vậy, tôi đang hỏi: Hòa hợp là gì? Tôi nói phải có sự hòa hợp giữa hai. Bây giờ, sự hòa hợp này là gì? Liệu sự hòa hợp, ý thức của thăng bằng này, ý thức của thông minh này, ý thức của cảm thấy tổng thể này – làm việc, hiểu biết, và sự tự do khỏi hiểu biết; đó là tổng thể – liệu ý thức của tổng thể đó có thể được tạo ra bởi tư tưởng, bởi tìm hiểu, bởi đọc sách, bởi dò dẫm, bởi hỏi han? Hay tổng thể này xảy ra qua suy nghĩ? Suy nghĩ không thể tạo ra nó – chắc chắn. Vì vậy khi thấy rằng suy nghĩ không thể tạo ra nó, khi thấy rằng tôi có thể làm việc một cách hiệu quả, cùng toàn năng lượng bởi vì tôi không có những vấn đề thuộc tâm lý và thế là tôi chỉ đang làm việc để có phương tiện cho sự sống cần thiết của tôi, tôi thấy tổng thể sự việc phải vận hành cùng nhau. Và nó chỉ vận hành cùng nhau khi có thông minh. Vì vậy thông minh là hòa hợp.
Chính thông minh mà nói: làm việc chỉ vì kiếm sống, không vì tham vọng, không vì ganh đua, không để thành công và mọi chuyện của nó. Làm việc. Đó là sự sống. Chính là thông minh mà đã chỉ bảo cho tôi, không phải một kết luận. Và cũng vậy thông minh nói với tôi: tự do là cần thiết. Vì vậy thông minh nói: phải có sự hòa hợp. Vì vậy thông minh sáng tạo sự hòa hợp này. Không phải do bởi một tác nhân bên ngoài hay tư tưởng mà tạo ra sự hòa hợp này. Lúc này, tôi không hiểu liệu bạn đã nhận thấy rằng suy nghĩ luôn luôn ở phía bên ngoài. Suy nghĩ luôn luôn từ phía bên ngoài. Ngày hôm trước tôi đươc người ta giải thích rằng trong ngôn ngữ Eskimos từ ngữ ‘suy nghĩ’ có nghĩa phía bên ngoài. Vì vậy suy nghĩ không thể sản sinh sự hòa hợp, sự cân bằng, ý thức của tổng thể này.
Nhưng điều gì tạo ra toàn ý thức của sự nguyên vẹn này, ý thức của thông minh này, ý thức của tổng thể này? Thông minh – mà không là sự chấp nhận thuộc trí năng về một ý tưởng; nó không là sản phẩm của lý luận, lập luận, mặc dù lý luận, lập luận phải tồn tại, nhưng thông minh không là kết quả của điều đó; chính là sự nhận biết của sự thật mà từ đó mới nảy sinh thông minh. Thông minh là người con của sự thật, và thông thái là người con của thông minh – đúng chứ? Bạn thấy nó? Làm ơn hãy vận hành vào điều này. Bạn hiểu chứ? Chỉ nhìn ngắm nó, thẩm thấu nó. Và vậy là nó hiện diện ở đó; bạn không phải đấu tranh, đọc sách, và trải qua tất cả hành hạ của sống.

Saanen, ngày 3 tháng 8 năm 1973

Krishnamurti: Tôi sẽ làm gì, đang sống trong thế giới này, phải kiếm sống, và để có quần áo, lương thực, chỗ ở, và nhàn rỗi? Tôi sẽ làm gì khi biết nguyên nhân của cô độc này, mà là, chúng ta hãy nói, tham vọng, tinh thần ganh đua? Làm thế nào tôi sẽ sống mà không có tham vọng, mà không có ganh đua trong thế giới này? Hãy cố lên, đây là sống của các bạn.

Người hỏi: Chất lượng của sự nghiêm túc là gì?

Krishnamurti: Tôi đang hỏi điều gì đó, bạn trả lời điều gì khác. Tôi đang hỏi làm thế nào tôi sẽ sống trong thế giới này, kiếm sống, và tuy nhiên lại không tham vọng, không ganh đua, không tuân phục. Làm thế nào tôi sẽ sống, bởi vì tôi cảm thấy bị cô độc khủng khiếp và tôi thấy cô độc đó đã bị tạo ra bởi ganh đua, tham vọng, và vân vân. Đó là cấu trúc của xã hội mà tôi sống trong đó, đó là văn hóa. Tôi sẽ làm gì?

Người hỏi: Tôi phải thấy những cần thiết thực sự của tôi.

Krishnamurti: Không ‘phải’. Vậy thì bạn đang nói về những ý tưởng. Bạn đã giải quyết vấn đề của tham vọng bằng cách phân chia vừa vặn những cần thiết của bạn? Tôi cần bốn cái quần dài, nửa tá áo sơ mi, và nửa tá giày dép, hay bất kỳ bao nhiêu – đó là tất cả mà tôi cần. Nhưng tôi vẫn còn tham vọng. Hãy thay đổi ý tưởng đó!

Người hỏi: Làm thế nào tôi sẽ thay đổi hành động của tôi?

Krishnamurti: Tôi sẽ giải thích nó cho bạn. Hãy thể hiện chút ít kiên nhẫn, hãy theo cùng người nói chầm chậm, bạn sẽ tìm ra cho chính bạn. Hãy theo dõi, tôi sẽ lặp lại câu hỏi. Tôi bị cô độc, cô độc này đã bị tạo ra bởi hoạt động tự-cho mình là trung tâm của tôi, và một trong những hình thức của nó là tham vọng, tham lam, ganh tị, ganh đua, bắt chước. Tôi phải sống trong xã hội này mà bắt buộc tôi phải tuân phục, phải tham vọng, khuyến khích sự đạo đức giả, và mọi chuyện của nó. Làm thế nào tôi sẽ học một phương tiện kiếm sống và tuy nhiên lại không tham vọng, bởi vì tham vọng là một hình thức của cô lập? Tôi bị cô lập – bạn hiểu chứ – vì vậy làm thế nào tôi sẽ sống không-tham vọng trong thế giới này? Và tất cả các bạn đều tham vọng.

Người hỏi: Trao tất cả năng lượng và cái trí của ông để hiểu rõ nó.

Krishnamurti: Tôi thua cuộc! Bạn không vận dụng, bạn không nói, ‘Nhìn kìa! Tôi tham vọng – tôi tham vọng trong mười cách khác nhau – thuộc tinh thần, thuộc tâm lý, thuộc vật chất, và vân vân. Tôi tham vọng, tôi đã tạo ra xã hội này qua tham vọng, và tham vọng đó đã tạo ra ý thức của cô lập này, mà là cô độc, và tôi phải sống trong thế giới này, và tôi không muốn bị cô độc. Nó không có ý nghĩa gì cả. Vì vậy tôi đang hỏi, làm thế nào tôi sẽ sống trong thế giới này mà không tham vọng, sống giữa các bạn mà tham vọng, nhưng tôi không muốn tham vọng? Làm thế nào tôi sẽ sống với các bạn?
Bạn không biết sự nguy hiểm của tham vọng hay sao? … Đây là một thế giới tuyệt vời! . . . Tôi đang giải thích cho bạn rằng bạn đầy tham vọng, bạn lại đi quanh quanh nó.

Người hỏi: Tham vọng là gì?

Krishnamurti: Cố gắng để là cái gì đó khác hơn bạn là gì. Chỉ lắng nghe. Tôi đã nói tham vọng là thay đổi bạn là gì thành cái gì đó mà bạn không là. Đó là một phần của tham vọng. Tham vọng là cố gắng đạt được cái gì đó mà bạn nghĩ là đáng ao ước, cái gì đó mà bạn nghĩ sẽ cho bạn quyền hành, chức vụ, thanh danh. Tham vọng là viết cái gì đó mà hy vọng nó sẽ bán một triệu quyển, và vân vân, và vân vân. Và đó là xã hội mà tôi bị ép buộc phải sống. Và tôi nhận ra điều đó đã gây ra sự cô độc cho tôi, và tôi thấy cô độc này đã hủy hoại đến chừng nào bởi vì nó ngăn cản sự liên hệ của tôi với một người khác. Vì vậy tôi thấy bản chất hủy hoại của nó, vì vậy tôi sẽ làm gì?

Người hỏi: Tìm một người không-tham vọng.

Krishnamurti: Bạn không tham vọng hay sao? Tôi phải ra ngoài và tìm một người nào đó? Tất cả các bạn đang nói gì? Các bạn không nghiêm túc.
Tôi đang tự-tra vấn mình: Tôi bị cô độc – tham vọng, tham lam, ganh đua đã tạo ra cô độc này – và tôi thấy bản chất hủy hoại của nó. Nó thực sự ngăn cản thương yêu, ân cần, tình yêu, và đối với tôi điều đó quan trọng cực kỳ. Cô độc khủng khiếp lắm, nó gây hủy hoại, nó là thuốc độc. Bây giờ, làm thế nào tôi sẽ sống với bạn mà tham vọng, bởi vì tôi phải sống với bạn; tôi phải kiếm sống. Tôi sẽ làm gì? . . .
Bạn không hiểu rõ. Tôi đang hừng hực. Tôi đầy đam mê muốn hiểu rõ vấn đề này. Nó đang cháy bỏng trong tôi, bởi vì đó là toàn sống của tôi và bạn đang đùa giỡn với nó. Tôi bị cô độc, tuyệt vọng, và tôi thấy nó quá hủy hoại, và tôi muốn giải quyết nó. Và tuy nhiên tôi phải sống với bạn, sống với thế giới này mà tham vọng, tham lam, bạo lực. Tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ giải thích cho bạn. Nhưng giải thích không giống như bạn đang thực hiện nó. Tôi sẽ giải thích nó.
Liệu tôi có thể sống trong một thế giới mà tham vọng cực kỳ, và vì vậy lừa gạt, gian manh? Bây giờ, làm thế nào tôi sẽ sống ở đó, trong thế giới đó, bởi vì tôi không muốn tham vọng. Tôi thấy kết quả của tham vọng là gì – cô độc, tuyệt vọng, xấu xa, bạo lực, và vân vân. Bây giờ, tôi tự nhủ mình, làm thế nào tôi sẽ sống với bạn mà tham vọng? Và liệu tôi tham vọng? Không phải người nào khác, không phải thế giới, bởi vì thế giới là tôi; tôi là thế giới, và đối với tôi đó là một sự thật nóng bỏng, không phải là một cụm từ. Vì vậy liệu tôi tham vọng? Lúc này tôi sẽ học hành. Tôi sẽ quan sát và tìm ra liệu tôi có tham vọng, không chỉ trong một phương hướng, toàn sống của tôi. Không chỉ tham vọng để có một ngôi nhà lớn hơn, tham vọng để thành công, tham vọng để đạt được một kết quả, tiền bạc, mà còn cả tham vọng để thay đổi ‘cái gì là’ thành một trạng thái hoàn hảo. Tôi xấu xa và tôi muốn thay đổi xấu xa đó thành một trạng thái tốt lành nhất. Tất cả điều đó và nhiều hơn nữa là tham vọng. Và tôi quan sát nó. Đó là sống của tôi, bạn hiểu chứ? Tôi sẽ nhìn ngắm nó bằng đam mê, không chỉ ngồi ngả người và bàn luận nó. Tôi đang nhìn ngắm nó ngày đêm bởi vì tôi đã nhận ra sự thật rằng cô độc là sự việc khủng khiếp nhất do bởi nó gây hủy hoại nhất trong liên hệ. Và những con người không thể sống một mình. Sống là liên hệ. Sống là hành động trong liên hệ đó. Nếu trong liên hệ đó có sự tách rời, không có hành động tổng thể. Tôi nhận ra nó, không bằng từ ngữ, nhưng như một sự thật cháy bỏng.
Lúc này tôi đang nhìn ngắm. Liệu tôi có tham vọng muốn thay đổi ‘cái gì là’ thành ‘cái gì nên là’, lý tưởng? Bạn hiểu chứ? Đó là một hình thức của tham vọng để thay đổi cái gì là thành cái gì nên là. Tôi đang làm điều đó? Đó là, bạn đang làm điều đó? Khi tôi nói ‘tôi’, tôi đang nói về bạn. Đừng tẩu thoát. Tôi đang nói về bạn khi tôi nói về tôi, bởi vì bạn là tôi. Bởi vì bạn là thế giới, và tôi là bộ phận của thế giới.
Vì vậy tôi quan sát, và tôi nói, vâng, tôi muốn thay đổi ‘cái gì là’ thành ‘cái gì nên là’. Và tôi nhận ra điều đó vô lý làm sao. Nó là một phần của tham vọng được trao cho tôi bởi giáo dục, văn hóa, truyền thống. Trong trường ‘A’ giỏi hơn ‘B’, chép bài của ‘A’ – bạn biết tất cả công việc đó. Những tôn giáo đã nói, thay đổi từ cái gì là thành cái gì nên là. Thế là, tôi nhận ra sự giả dối của nó, và tôi hoàn toàn loại bỏ nó. Tôi sẽ không tiếp xúc nó. Thế là, tôi chấp nhận ‘cái gì là’. Hãy chờ một phút. Tôi thấy ‘cái gì là’, và tôi thấy ‘cái gì là’ không đủ trọn vẹn. Vì vậy, làm thế nào tôi sẽ thay đổi nó mà không có tham vọng thay đổi nó thành cái gì khác?
Lúc này, tôi thấy nó là gì; tôi tham lam, tôi không muốn thay đổi nó thành không-tham lam. Tôi bạo lực; tôi không muốn thay đổi nó thành không-bạo lực. Nhưng bạo lực đó phải trải qua một thay đổi triệt để. Lúc này, tôi sẽ làm gì với nó? Cái trí của tôi, mà đã được rèn luyện, được giáo dục, được kỷ luật để tham vọng, bạo lực, sẽ làm gì? Khi tôi nhận ra rằng để thay đổi điều đó thành cái gì khác vẫn còn là bạo lực, tôi sẽ không tiếp tục theo những phương hướng đó nữa. Tôi được bỏ lại cùng ‘cái gì là’, mà là bạo lực. Vì vậy điều gì xảy ra? Làm thế nào tôi sẽ quan sát nó, làm thế nào cái trí sẽ nhìn ngắm nó mà không muốn thay đổi nó?
Làm thế nào cái trí sẽ thay đổi tham vọng phức tạp, có giáo dục này một cách tuyệt đối đến độ không còn một hơi thở nào của tham vọng? Suốt ngày tôi đang nhìn ngắm tham vọng của tôi hoạt động biết chừng nào. Bởi vì tôi rất nghiêm túc, bởi vì sự cô độc là một sự việc thật khủng khiếp trong sự liên hệ, và con người không thể sống mà không có liên hệ. Anh ấy có lẽ giả vờ, anh ấy có lẽ nói anh ấy thương yêu, nhưng vẫn còn đấu tranh với một người khác. Thế là, làm thế nào cái trí sẽ thay đổi hoàn toàn cái sự việc được gọi là tham vọng? Bất kỳ hình thức nào của vận dụng ý chí vẫn còn là tham vọng. Tất cả điều này là sự quan sát. Tôi thấy rằng bất kỳ hình thức nào của vận dụng ý chí để thay đổi ‘cái gì là’ là một hình thức khác của tham vọng. Tôi đã khám phá điều đó. Sự khám phá về điều đó đã trao tặng tôi năng lượng, để cho tôi có thể xóa sạch ý chí. Cái trí nói điều đó kết thúc, trong bất kỳ tình huống nào tôi sẽ không bao giờ vận dụng ý chí – bởi vì đó là thành phần của tham vọng.
Và tôi thấy rằng sự tuân phục là một trong những phản ứng được giáo dục của văn hóa mà tôi sống trong đó – sự tuân phục của tóc dài, tóc ngắn, quần ngắn, váy ngắn, tuân phục, phía bên ngoài và phía bên trong tuân phục; trở thành một người Phật giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Hồi giáo; tuân phục. Từ niên thiếu tôi đã được dạy bảo phải tuân phục. Tôi được ép buộc, được giáo dục, được thúc đẩy phải tuân phục. Điều gì xảy ra khi tôi tuân phục? Có đấu tranh, đúng chứ? Xung đột – tôi là điều này và bạn muốn tôi là điều kia. Vậy là có xung đột, có mất mát của năng lượng, có sợ hãi rằng tôi không là điều gì bạn mong đợi tôi là. Vì vậy tuân phục, ý chí, ham muốn để thay đổi ‘cái gì là’, là tất cả thành phần của tham vọng. Tôi đang nhìn ngắm điều này. Thế là tôi nhìn ngắm và tôi nói, ‘Tôi sẽ không tuân phục.’ Tôi hiểu rõ sự tuân phục là gì: tôi đang tuân phục khi tôi mặc cái quần; tôi đang tuân phục khi tôi đi xe phía bên phải hay phía bên trái của con đường; tôi đang tuân phục khi tôi học một ngôn ngữ; tôi tuân phục khi tôi bắt tay. Vì vậy tôi đang tuân phục trong một phương hướng nào đó, tại những mức độ nào đó, và tại những mức độ khác tôi không đang tuân phục – bởi vì đó là thành phần của sự cô lập. Vậy là điều gì đã xảy ra? Điều gì đã xảy ra cho cái trí mà đã nhìn ngắm những hoạt động của tham vọng – tuân phục, ý chí, ham muốn để thay đổi ‘cái gì là’ thành ‘cái gì nên là’, và vân vân? Đó là tất cả những hoạt động của tham vọng mà đã sản sinh ý thức của cô độc vô vọng này. Thế là tất cả những loại của hoạt động loạn thần kinh xảy ra. Và bởi vì tôi đã quan sát nó, đã nhìn ngắm nó, mà không làm một việc gì về nó, vậy thì từ sự quan sát đó hoạt động của tham vọng đã kết thúc bởi vì cái trí đã trở nên nhạy cảm lạ thường đối với tham vọng. Nó như thể rằng nó không thể tha thứ tham vọng, vì vậy trở nên rất nhạy cảm nó đã trở thành thông minh lạ thường. Nó nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ sống trong thế giới này được nhạy cảm, thông minh cao độ, và thế là không tham vọng?’
Làm thế nào tôi sẽ sống với bạn mà tham vọng? Chúng ta có bất kỳ liên hệ nào với lẫn nhau? Bạn có tham vọng, và tôi không. Hay bạn không tham vọng, tôi có – không đặt thành vấn đề người nào. Sự liên hệ của chúng ta là gì?

Người hỏi: Không có liên hệ.

Krishnamurti: Vì vậy tôi sẽ làm gì? Bởi vì tôi nhận ra đang sống trong liên hệ. Bạn có tham vọng, và có lẽ tôi không. Và tôi thấy rằng chúng ta không có liên hệ bởi vì bạn đang đi hướng đó và tôi đang đi ở đó, hay tôi đang không-chuyển động và bạn đang chuyển động rời khỏi. Sự liên hệ của chúng ta là gì? Và vẫn vậy tôi không thể sống một mình.
Hãy nhìn ngắm nó, thẩm thấu nó, ngửi nó, nếm nó, và sau đó bạn sẽ trả lời nó. Tôi sẽ làm gì. Đang sống trong thế giới này, mà được tạo thành bởi tham vọng, tham lam, đạo đức giả, bạo lực; đang cố gắng thay đổi điều này thành điều khác, bạn biết tất cả điều đó đang xảy ra. Và tôi thấy rằng tất cả điều đó đều dẫn đến cô độc và hủy hoại sự liên hệ . . . Cái trí đã đến một mấu chốt khi nó phải đối diện một đám đông, một văn minh, một thế giới trong đó độc dược của tham vọng không thể kiềm chế được. Và thuộc tâm lý lẫn vật chất cái trí này sẽ không khoan dung bất kỳ hình thức nào của tham vọng, và tuy nhiên nó phải sống ở đây. Nó sẽ làm gì?
Tôi đang hỏi bạn. Tôi sẽ nói tôi có tham vọng; bạn không có tham vọng; sự liên hệ của chúng ta là gì?

Người hỏi: Không có liên hệ.

Krishnamurti: Không có liên hệ? Điều gì xảy ra?

Người hỏi: Cô lập hoàn toàn.

Krishnamurti: Bạn đã bỏ lỡ mấu chốt, thưa bạn, mà là, khi cái trí đã nhìn ngắm hoạt động của tham vọng, khi cái trí đã nhìn ngắm tất cả điều này và đã thấy sự giả dối và thế là sự thật của nó, cái trí trở nên rất nhạy cảm để thấy tất cả những dòng chảy của tham vọng. Vì vậy cái trí là thông minh. Nó đã trở nên thông minh trong ý nghĩa rằng qua sự quan sát của những dòng chảy và những tinh tế của tham vọng, nó nhận ra tham vọng là độc dược. Cái trí được nhạy cảm cao độ đối với tham vọng và thế là thông minh, phải sống cùng bạn. Nó không thể tự-tách rời chính nó. Bởi vì nó thấy sự tách rời đó đã tạo ra sự hỗn loạn chung quanh. Lúc này, nó sẽ sống cùng bạn như thế nào? Bạn đang đi hướng đó, và nguời không-tham vọng có lẽ không đang đi hướng đó, hay không đang đi trong bất kỳ hướng nào.
Một cái trí như thế không tách rời, đúng chứ? Sự tách rời, mà là cô độc, xảy ra khi có tất cả những hoạt động của tham vọng. Khi không có những hoạt động của tham vọng, không có cô độc. Tôi đã đưa ra một ví dụ về nguyên nhân của cô độc. Nếu tôi hiểu rõ một nguyên nhân của cô độc, tôi đã hiểu rõ tất cả những nguyên nhân khác. Bởi vì trong một nguyên nhân này được bao gồm sự tuân phục, trong một nguyên nhân này được bao gồm ý chí, đang mong muốn thay đổi điều này sang điều kia với mục đích trở thành cái gì đó, với mục đích trở thành quan trọng hơn, cao quý hơn, thông minh hơn, giàu có hơn, và vân vân. Tất cả điều đó tôi khám phá trong một động thái của tham vọng này.

* * *

Đối với tôi, tham vọng là một sự việc kinh hoàng. Tôi đã nhận ra nó, và tôi thấy sự xấu xa, sự giả dối của nó, không bằng từ ngữ nhưng thực tế. Thế là, điều gì xảy ra? Nó giống như thấy một vách đá đứng; đó không là một trừu tượng; khi tôi thấy một vách đá đứng, tôi di chuyển khỏi nó, nếu tôi có thông minh. Vậy thì, liệu tôi còn cô độc? Dĩ nhiên không. Tôi tự-giàu có rồi. Bạn hiểu chứ? Vậy là, sự liên hệ của tôi với bạn là rằng tôi tự-giàu có và bạn lại không, vì vậy bạn sẽ trục lợi tôi. Bạn sẽ lợi dụng tôi để thỏa mãn cho chính bạn, và tôi nói, ‘Đừng làm điều đó, nó chỉ là một lãng phí thời gian.’ Thế là sự liên hệ được đặt nền tảng trên cô độc là một việc, nhưng sự liên hệ được đặt nền tảng trên không-cô độc, trên tự-giàu có tuyệt đối, là một việc khác.
Chúng ta đã đến một mấu chốt lạ thường. Sự liên hệ được sinh ra từ cô độc dẫn đến đau khổ vô cùng. Chỉ lắng nghe điều này. Đừng nói, ‘Tôi chỉ sống theo cách đó.’ Nó giống như ngửi một bông hoa, chỉ ngửi nó, bạn không thể làm bất kỳ điều gì về nó, bạn không thể sáng tạo một bông hoa, bạn chỉ có thể hủy hoại nó. Vậy là chỉ ngửi nó, nhìn ngắm nó, vẻ đẹp, những cành hoa, sự tinh tế, chất lượng lạ thường của dịu dàng; bạn biết một bông hoa là gì. Trong cùng cách chỉ nhìn ngắm điều này, lắng nghe điều này. Sự liên hệ từ cô độc chỉ dẫn đến xung đột, đau khổ, ly dị, những đấu tranh, những cãi cọ, sự thiếu thốn về tình dục. Từ sự cô độc đó, tất cả đau khổ len lỏi vào sự liên hệ. Vậy thì điều gì xảy ra khi không có cô độc, khi có tự-giàu có tuyệt đối, không-lệ thuộc? Bạn hiểu chứ? Khi không có lệ thuộc, điều gì xảy ra? Tôi thương yêu bạn, bạn có lẽ không thương yêu tôi, tôi thương yêu bạn – từng đó đã thừa đủ rồi. Bạn hiểu chứ? Tôi không muốn phản ứng của bạn rằng bạn cũng thương yêu tôi. Tôi không quan tâm. Giống như bông hoa, nó hiện diện ở đó cho bạn nhìn ngắm nó, ngửi nó, thấy vẻ đẹp của nó. Nó không nói, ‘Hãy thương yêu tôi.’ Nó hiện diện ở đó. Vì vậy nó liên quan đến mọi thứ. Bạn hiểu chứ? Ồ, vì Chúa! Hãy nắm bắt điều này. Và trong chiều sâu và vẻ đẹp lạ thường của giàu có – trong đó không có cô độc, không có tham vọng – thực sự có tình yêu, và tình yêu có liên hệ với thiên nhiên. Nếu bạn muốn nó, nó hiện diện ở đó; nếu bạn không muốn nó, nó không đặt thành vấn đề. Đó là vẻ đẹp của nó.

Từ Sự thật và Thực tế, Chương 10,

Saanen ,ngày 25 tháng 7 năm 1976

KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN

Người hỏi: Liệu một động cơ có cần thiết trong kinh doanh? Động cơ đúng đắn trong kiếm sống là gì?

Krishnamurti: Bạn nghĩ kiếm sống đúng đắn là gì? – không phải nghề nghiệp gì là thuận tiện nhất, không phải nghề nghiệp gì là gây lợi lộc, gây thích thú, kiếm được nhiều nhất; nhưng phương tiện kiếm sống đúng đắn là gì? Bây giờ, làm thế nào bạn sẽ tìm được cái gì là đúng đắn? Từ ngữ đúng đắn có nghĩa lẽ phải, chính đáng. Nó không thể đúng đắn nếu bạn làm việc gì đó bởi vì lợi lộc hay vui thú. Đây là một vấn đề phức tạp. Mọi thứ mà tư tưởng sắp xếp vào chung là thực tế. Căn lều này [nơi bàn luận đang xảy ra trong đó] đã được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, nó là một thực tế. Những cái cây không được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, nhưng nó là một thực tế. Những ảo tưởng là thực tế – những ảo tưởng mà người ta có, sự tưởng tượng, tất cả điều đó là thực tế. Và hành động từ những ảo tưởng đó là loạn thần kinh, mà cũng là thực tế. Vì vậy khi bạn đưa ra câu hỏi này, ‘Phương tiện kiếm sống đúng đắn là gì’, bạn phải hiểu rõ thực tế là gì. Thực tế không là sự thật.
Bây giờ hành động đúng đắn trong thực tế này là gì? Và làm thế nào bạn sẽ khám phá điều gì là đúng đắn trong thực tế này? – hãy khám phá nó cho chính bạn, không phải được chỉ bảo cho bạn. Vì vậy chúng ta phải tìm ra điều gì là hành động đúng đắn, lẽ phải, chính đáng, hay kiếm sống đúng dắn trong thế giới của thực tế, và thực tế gồm cả ảo tưởng. Đừng tẩu thoát, đừng di chuyển ra khỏi, niềm tin là một ảo tưởng, và những hoạt động của niềm tin là loạn thần kinh; chủ nghĩa quốc gia và mọi chuyện còn lại của nó là một hình thức khác của thực tế, nhưng một ảo tưởng. Vì vậy coi tất cả điều đó như thực tế, hành động đúng đắn ở đó là gì?
Ai sẽ bảo cho bạn? Không ai cả, chắc chắn. Nhưng khi bạn thấy thực tế mà không có ảo tưởng, chính nhận biết được thực tế đó là thông minh của bạn, đúng chứ? – trong đó không có sự pha trộn của thực tế và ảo tưởng. Vì vậy khi có sự quan sát về thực tế, thực tế của cái cây, thực tế của cái lều, thực tế rằng suy nghĩ đã sắp xếp vào chung, bao gồm những tầm nhìn, những ảo tưởng, khi bạn thấy tất cả thực tế đó, chính sự nhận biết được điều đó là thông minh của bạn, đúng chứ? Vậy là thông minh của bạn nói bạn sẽ làm gì. Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ điều này. Thông minh là nhận biết được cái gì là và cái gì không là – nhận biết được ‘cái gì là’ và thấy thực tế của ‘cái gì là’, mà có nghĩa bạn không có bất kỳ sự dính dáng thuộc tâm lý, bất kỳ những đòi hỏi thuộc tâm lý, mà là tất cả những hình thức của ảo tưởng. Thấy tất cả điều đó là thông minh; và thông minh đó sẽ vận hành bất kỳ nơi nào bạn hiện diện. Vậy là thông minh đó sẽ bảo bạn phải làm gì.
Vậy thì sự thật là gì? Sự liên kết giữa thực tế và sự thật là gì? Sự liên kết là thông minh này. Thông minh mà thấy tổng thể của thực tế và vì vậy không chuyển nó qua sự thật. Và thế là sự thật vận hành trên thực tế qua thông minh.

Ojai, ngày 3 tháng 4 năm 1977

Khi không có xung đột phía bên trong, không có xung đột phía bên ngoài, bởi vì không có sự phân chia giữa phía bên ngoài và phía bên trong. Nó giống như thủy triều vào ra, biển đang đi vào và biển đang đi ra, . . . và nếu tôi phải kiếm sống, tôi nên làm gì, khi thuộc tâm lý không có xung đột thuộc bất kỳ loại nào? Bạn biết điều đó có nghĩa gì? Bởi vì không có xung đột, không có tham vọng, không có ham muốn để là cái gì đó. Phía bên trong có cái gì đó mà tuyệt đối không thể bị xâm phạm, không thể bị tiếp xúc, không thể bị hủy hoại; vậy là tôi không lệ thuộc, thuộc tâm lý vào một thứ khác. Vậy là không có sự tuân phục.
Bởi vì không có tất cả điều đó, vậy thì tôi sẽ làm việc gì tôi có thể trong thế giới, là một người làm vườn, một người nấu nướng, bất kỳ việc gì. Nhưng bạn bị quy định quá nặng nề vào thành công, và thất bại. Thành công trong thế giới, tiền bạc, vị trí, thanh danh, bạn biết, tất cả điều đó, và đó là điều gì chúng ta đang đấu tranh. Ý thức của con người đã bị quy định nặng nề vào sự thành công, và sự sợ hãi của thất bại. Để là cái gì đó, cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong. Đó là lý do tại sao bạn chấp nhận tất cả những đạo sư, bởi vì bạn hy vọng họ sẽ dẫn dắt bạn đến sự khai sáng nào đó, loại ảo tưởng vô lý nào đó. Không phải rằng không có cái gì tuyệt đối đúng thật, nhưng không ai có thể dẫn dắt bạn tới nó.
Vì vậy toàn ý thức của chúng ta, hay hầu hết của nó, đều bị quy định để chấp nhận, để sống một sống của đấu tranh liên tục, bởi vì chúng ta muốn thành tựu, chúng ta muốn trở thành, chúng ta muốn đảm trách một vai trò nào đó, chúng ta muốn đạt được, mà tất cả đều hàm ý sự phủ nhận của ‘cái gì là’ và sự chấp nhận của ‘cái gì nên là’. Nếu bạn quan sát bạo lực, từ ngữ bạo lực đã bị vấy bẩn rồi – chính từ ngữ – bởi vì có những người đồng ý nó, những người không-đồng ý nó; nó đã trở nên thiên lệch rồi. Và toàn triết lý của không-bạo lực thuộc chính trị, thuộc tôn giáo, và mọi chuyện còn lại của nó. Có bạo lực và đối nghịch của nó, không-bạo lực. Đối nghịch có gốc rễ của nó trong ‘cái gì là’. Nhưng chúng ta nghĩ bằng cách có một đối nghịch, bằng cách có phương pháp hay phương tiện khác thường nào đó, chúng ta sẽ loại bỏ được ‘cái gì là’ – đó là: ‘cái gì là’ và ‘cái gì nên là’. Muốn đạt được ‘cái gì nên là’, bạn cần thời gian. Hãy thấy điều gì chúng ta trải qua, đau khổ, xung đột, sự ngu xuẩn của tất cả điều này. ‘Cái gì là’ là bạo lực, và ‘cái gì nên là’ là không-bạo lực. Thế là chúng ta nói chúng ta cần đến thời gian để đạt được không-bạo lực, rằng chúng ta phải thực hiện một nỗ lực, phải đấu tranh để là không-bạo lực. Đó là triết lý, đó là tình trạng bị quy định, đó là truyền thống.
Bây giờ liệu bạn có thể xóa sạch điều đối nghịch và chỉ quan sát bạo lực, mà là một sự kiện. Không-bạo lực không là một sự kiện. Không-bạo lực là một ý tưởng, một khái niệm, một kết luận. Nhưng sự kiện là bạo lực, rằng bạn tức giận, rằng bạn thù hằn người nào đó, rằng bạn muốn gây tổn thương những người khác; tức giận, ghen tuông, tất cả điều đó là sự hàm ý của bạo lực. Bây giờ, liệu bạn có thể quan sát sự kiện đó mà không đang giới thiệu điều đối nghịch của nó. Bạn hiểu chứ? Vậy thì bạn có năng lượng – mà đang bị phí phạm trong cố gắng đạt được điều đối nghịch – nhìn ngắm ‘cái gì là’. Trong sự quan sát đó, không có xung đột.
Vì vậy một con người sẽ làm gì, một con người mà đã hiểu rõ sự tồn tại phức tạp khác thường này được đặt nền tảng trên bạo lực, xung đột, đấu tranh; mà thực sự, không lý thuyết nhưng thực sự tự do, mà có nghĩa không-xung đột? Anh ấy sẽ làm gì trong thế giới? Bạn sẽ đặt ra câu hỏi này – liệu bạn hoàn toàn được tự do khỏi xung đột phía bên trong, thuộc tâm lý? Liệu bạn sẽ đặt ra nghi vấn này chứ?
Xã hội được đặt nền tảng trên xung đột. Nhưng xã hội là điều gì bạn đã thực hiện về nó; bạn chịu trách nhiệm về nó, bởi vì bạn tham lam, ganh tị, hung tợn, và xã hội là cái gì bạn là. Vì vậy không có sự khác biệt giữa bạn và xã hội. Đây là những sự kiện. Nhưng bạn tự-tách rời chính bạn khỏi xã hội và nói, ‘Tôi khác biệt với xã hội’, mà quả là vô lý. Nếu có sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc của xã hội – mà là bạo lực, vô-luân lý, và mọi chuyện của nó – trong bạn, bạn gây ảnh hưởng ý thức của xã hội. Và khi bạn tự do như thế phía bên trong, bạn có khi nào đã đặt ra nghi vấn đó, ‘Tôi sẽ làm gì trong thế giới bên ngoài?’ Làm ơn, hãy tự-trả lời nó cho chính bạn, hãy tìm ra đáp án là gì cho chính bạn, bởi vì sau đó phía bên trong bạn đã hoàn toàn thay đổi cái gì đó mà con người bị quy định vào – đấu tranh, đấu tranh, đấu tranh liên tục này.

Từ Bình phẩm về sống – Tập 3, Chương 48

TÔI SẼ LÀM GÌ?

G
ió đang thổi mát mẻ và trong lành. Nó không phải từ không khí khô khan của vùng bán sa mạc chung quanh nhưng đến từ những hòn núi xa xa. Những hòn núi đó nằm trong số những hòn núi cao nhất trong thế giới, một rặng những hòn núi đồ sộ trải dài từ hướng tây bắc sang hướng đông nam. Chúng trông thật hùng vĩ và uy nghi, một quang cảnh không thể tin được khi bạn bắt gặp chúng vào sáng sớm, trước khi mặt trời hiện diện trên mảnh đất dốc thoai thoải. Những đỉnh núi vút cao của chúng, đang rực lên một màu hoa hồng tinh tế, đang rõ ràng kinh ngạc tương phản cùng bầu trời xanh lạt. Khi mặt trời leo lên cao hơn, những bình nguyên phủ đầy những cái bóng dài. Chẳng mấy chốc những đỉnh núi bí ẩn đó sẽ biến mất trong những đám mây, nhưng trước khi chúng rút lui, chúng sẽ để lại ân lành của chúng trên những thung lũng, những con sông, và những thị trấn. Mặc dầu bạn không thể trông thấy chúng nữa, bạn có thể cảm nhận rằng chúng hiện diện ở đó, yên lặng, mênh mang, và không-thời gian.
Một người ăn xin đang đi xuống con đường, đang hát hò; ông ấy bị mù lòa, và một em bé đang dắt ông ấy đi. Người ta đi ngang qua ông, và thỉnh thoảng người nào đó thả một hay hai đồng cắc vào cái lon thiếc ông ấy đang cầm trong bàn tay; nhưng ông ấy vẫn tiếp tục bài hát của ông ấy, chẳng thèm lưu tâm đến tiếng leng keng của những đồng cắc. Một người giúp việc đi ra khỏi một ngôi nhà to, thả một đồng cắc trong cái lon, lẩm bẩm điều gì đó, và quay lại, đóng cánh cổng đằng sau ông ấy. Những con vẹt tung cánh đón mừng một ngày trong đường bay ồn ào và điên loạn của chúng. Chúng sẽ bay tới những cánh đồng và những cánh rừng, nhưng khi chiều đến chúng sẽ quay lại nghỉ đêm nơi những cái cây trồng dọc theo con đường; ở đó an toàn nhiều hơn, mặc dầu những ánh đèn đường hầu như lẫn lộn trong những chiếc lá. Nhiều con chim khác dường như luẩn quẩn suốt ngày trong thị trấn và trên những bãi cỏ một số chúng đang cố gắng bắt những con sâu ngủ mê. Một cậu bé đi ngang, đang thổi sáo. Cậu ấy ốm yếu và đi chân đất; dáng đi của cậu ấy rất nghênh ngang, và bàn chân dường như chẳng thèm quan tâm chúng dẵm lên cái gì. Cậu ấy là cây sáo, và bài hát trong đôi mắt cậu ấy. Đi phía sau cậu ấy, bạn cảm thấy rằng cậu ấy là cậu trai đầu tiên có cây sáo trong thế giới này. Và, trong cách nào đó đúng là như thế, bởi vì cậu ấy chẳng thèm quan tâm đến chiếc xe đang vụt qua, người cảnh sát đang đứng nơi góc đường, bộ mặt nặng trĩu vì ngủ nhiều, người phụ nữ đội một bó nặng trên đầu. Cậu ấy mất hút trong thế giới này nhưng bài hát của cậu tiếp tục.
Và lúc này ngày đã bắt đầu.
Căn phòng không rộng lắm, và một ít người đã đến làm cho nó chật ních. Họ thuộc mọi lứa tuổi. Có một cụ già cùng cô con gái rất trẻ của cụ, một cặp vợ chồng, và một sinh viên đại học. Chắc chắn họ không quen biết nhau, và mỗi người đều háo hức kể lể về vấn đề riêng của họ, nhưng không muốn ngắt lời những người khác. Cô gái nhỏ ngồi bên cạnh người cha, nhút nhát và rất yên lặng; chắc chắn em ấy khoảng mười tuổi. Em mặc quần áo mới, và có một bông hoa trên mái tóc em. Chúng tôi ngồi yên lặng trong một khoảng thời gian mà không nói một lời. Người sinh viên chờ rất lâu để nói, nhưng cụ già thích để những người khác nói trước. Cuối cùng, khá căng thẳng, cậu sinh viên bắt đầu.

‘Hiện nay tôi đang học năm cuối tại trường đại học, nơi tôi đang học ngành kỹ thuật, nhưng dẫu vậy có vẻ tôi không quan tâm đến bất kỳ nghề nghiệp đặc biệt nào. Đơn giản là tôi không biết tôi muốn làm gì. Dĩ nhiên cha tôi, một luật sư, không quan tâm tôi làm gì nếu tôi có bất kỳ việc gì; bởi vì tôi đang học ngành kỹ thuật, ông ấy muốn tôi là một kỹ sư, nhưng tôi không hứng thú nó. Tôi đã trình bày cho ông ấy điều này, nhưng ông ấy trả lời sự hứng thú sẽ đến khi tôi làm việc để kiếm sống. Tôi có nhiều bạn bè đã học những nghề nghiệp khác nhau, và lúc này đã tự túc lo cho bản thân nhưng hầu hết trong số họ đã trở nên buồn chán và mệt mỏi, và họ sẽ như thế nào sau vài năm nữa thì chỉ có Chúa biết, tôi không muốn giống như thế – và tôi chắc chắn tôi sẽ như thế, nếu tôi trở thành một kỹ sư. Không phải rằng tôi sợ hãi những kỳ thi, tôi có thể đậu khá dễ dàng, và tôi không đang khoe khoang. Tôi chỉ không muốn là một kỹ sư, và dường như chẳng có việc gì gây hứng thú cho tôi. Tôi đã viết lách đôi chút, và đã vẽ vời vài bức tranh nhưng loại công việc đó không hứng thú lắm. Cha tôi chỉ quan tâm đến việc hướng tôi vào một công việc, và ông ấy có thể kiếm cho tôi một việc làm rất tốt; nhưng tôi thừa biết điều gì sẽ xảy đến cho tôi nếu tôi chấp nhận nó. Tôi cảm thấy giống như đang chán mứa mọi thứ và sẽ bỏ trường đại học mà không chờ đợi kỳ thi mãn khóa.’

Điều đó có vẻ khá xuẩn ngốc, đúng chứ? Rốt cuộc bạn đã học gần xong; tại sao không hoàn tất nó? Không có nguy hại gì trong việc đó, đúng chứ?

‘Tôi nghĩ không. Nhưng sau đó tôi sẽ làm gì?’

Ngoại trừ những nghề nghiệp thông thường, thật sự bạn muốn làm gì? Bạn phải có hứng thú nào đó, dù nó mơ hồ đến chừng nào. Nơi nào đó, sâu thẳm bên trong, bạn biết nó là gì, phải không?

‘Ông thấy, tôi không muốn trở nên giàu có; tôi không hứng thú xây dựng một gia đình, và tôi không muốn là một nô lệ cho một công việc đều đặn. Hầu hết bạn bè của tôi khi có việc làm, hay những người đã lao vào một nghề nghiệp, đều bị cột chặt vào văn phòng từ sáng đến khuya; và họ nhận được gì từ đó? Một ngôi nhà, một người vợ, vài người con – và sự nhàm chán. Đối với tôi, điều này thật là một viễn ảnh kinh hoàng, và tôi không muốn bị trói buộc trong nó; nhưng tôi vẫn không biết phải làm gì.’

Bởi vì bạn đã suy nghĩ quá nhiều về tất cả điều này, liệu bạn đã tìm được sự hứng thú thực sự của bạn ở nơi nào? Người mẹ của bạn nói gì?

‘Mẹ tôi chẳng thèm quan tâm đến việc tôi sẽ làm gì miễn là tôi được an toàn, mà có nghĩa lập gia đình và trói chặt vào nó một cách an toàn; thế là mẹ ủng hộ cha tôi. Vào những lần dạo bộ của tôi, tôi đã suy nghĩ nhiều về việc gì tôi thực sự muốn làm, và tôi đã nói chuyện với bạn bè về nó. Nhưng hầu hết bạn bè của tôi đều quả quyết vào nghề nghiệp này hay nghề nghiệp kia, và chẳng vui vẻ gì khi nói chuyện với họ. Ngay khi họ bị trói buộc vào một nghề nghiệp, dù nó là bất kỳ việc gì, họ nghĩ làm như thế là một điều đúng đắn – bổn phận, trách nhiệm, và mọi chuyện còn lại của nó. Tôi chỉ không muốn bị trói buộc trong một máy xay tương tự, đó là tất cả. Nhưng tôi thực sự ưa thích làm gì? Tôi ước gì tôi biết được.’

Bạn có thích con người không?

‘Trong một cách mang máng nào đó. Tại sao ông hỏi?’

Có lẽ bạn thích làm việc gì đó theo công việc xã hội.
‘Thật lạ khi ông hỏi điều đó. Tôi đã suy nghĩ về việc làm công tác xã hội, và có một lần tôi đã theo cùng một số người đã hy sinh trọn đời cho nó. Nói chung, họ là một nhóm người bị tuyệt vọng, khô khan, quan tâm đáng sợ cho những người nghèo, và hoạt động không ngừng nghỉ trong việc cố gắng cải thiện những điều kiện của xã hội, nhưng phía bên trong lại không hạnh phúc. Tôi biết một phụ nữ trẻ mà sẽ đưa cánh tay phải của cô ấy để lập gia đình và theo một cuộc sống gia đình, nhưng theo đuổi lý tưởng của cô ấy đang hủy hoại chính cô ấy. Cô ấy bị trói buộc trong thực hiện những công việc tốt lành, và đã trở nên phấn khởi quá chừng về sự buồn chán của cô ấy. Tất cả nó đều là sự theo đuổi lý tưởng mà không nhận biết được gì cả, mà không có sự hân hoan bên trong.’

Tôi đoán rằng tôn giáo, trong ý nghĩa đã được chấp nhận, không có ý nghĩa gì đối với bạn?

‘Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường đi theo mẹ đến chùa, cùng những giáo sĩ, những lời cầu kinh, và những nghi lễ của nó, nhưng tôi đã không đến đó lâu lắm rồi.’

Cũng vậy, việc đó trở thành một lề thói, một cảm giác lặp lại, một đang sống trên những từ ngữ và những giải thích. Tôn giáo là cái gì đó còn nhiều hơn tất cả điều đó. Bạn có thích phiêu lưu không?

‘Không phải trong ý nghĩa thông thường của từ ngữ đó – leo núi, thám hiểm hai cực, lặn xuống biển sâu, và vân vân. Tôi không phải là người kênh kiệu, có cái gì đó khá không-chín chắn về tất cả điều này. Tôi thấy leo núi cũng giống như săn bắn cá voi mà thôi.’

Còn chính trị thì sao?

‘Trò chơi chính trị thông thường không gây hứng thú tôi lắm. Tôi đã có vài người bạn Cộng sản, và đã đọc một số sách vớ vẩn của họ, và đã có lúc tôi nghĩ đến việc gia nhập đảng phái; nhưng tôi không thể nuốt trôi những nói chuyện giả dối của họ, sự bạo lực và độc tài của họ. Đây là những sự việc họ thực sự đại diện, dù học thuyết chính thức của họ và bàn bạc về hòa bình của họ có lẽ như thế nào. Tôi trải qua chặng đường này thật mau lẹ.’

Chúng ta đã loại bỏ nhiều nghề nghiệp lắm rồi, phải không? Nếu bạn đã không muốn làm bất kỳ những công việc này, vậy thì còn lại gì?

‘Tôi không biết. Liệu tôi vẫn còn trẻ quá nên không thể biết được?’

Nó không thuộc vấn đề của tuổi tác, đúng chứ? Bất mãn là bộ phận của sự tồn tại, nhưng thông thường chúng ta tìm kiếm một phương cách để thuần thục nó, dù qua một nghề nghiệp, qua hôn nhân, qua niềm tin, hay qua lý tưởng và những công việc tốt lành. Một cách này hay cách kia, hầu hết chúng ta đều xoay xở để dập tắt ngọn lửa của bất mãn này, đúng chứ? Sau khi dập tắt nó thành công, cuối cùng chúng ta nghĩ chúng ta được hạnh phúc – và có lẽ chúng ta được, ít ra trong lúc này. Bây giờ, thay vì dập tắt ngọn lửa của bất mãn này qua hình thức nào đó của thỏa mãn, liệu có thể làm cho nó luôn luôn hừng hực? Và lúc đó liệu nó là bất mãn?

‘Ông có ý tôi nên ở nguyên như tôi là, bất mãn mọi thứ về tôi và bên trong tôi, và không tìm kiếm sự bận rộn gây thỏa mãn nào đó mà sẽ làm cho ngọn lửa này tắt ngấm? Liệu đó là điều gì ông có ý?’

Chúng ta bất mãn bởi vì chúng ta nghĩ chúng ta phải được thỏa mãn; ý tưởng rằng chúng ta phải được an bình cho chính chúng ta khiến cho sự bất mãn trở thành đau khổ. Bạn nghĩ bạn nên là cái gì đó, phải không? – một con người trách nhiệm, một công dân hữu ích, và mọi chuyện của nó. Cùng hiểu rõ được sự bất mãn, bạn có lẽ là những người này và còn nhiều hơn nữa. Nhưng bạn muốn làm điều gì đó gây thỏa mãn, điều gì đó mà sẽ làm bận rộn cái trí của bạn và vì vậy chấm dứt được sự phiền muộn phía bên trong này; điều đó đúng chứ?

‘Nó làm trở ngại, nhưng lúc này tôi thấy sự bận rộn như thế dẫn đến cái gì.’

Cái trí bị bận rộn là một cái trí lề thói, mê muội; trong bản chất nó tầm thường. Bởi vì nó được thiết lập trong thói quen, trong niềm tin, trong một lề thói gây lợi lộc và được kính trọng, cái trí cảm thấy an toàn, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài; vì vậy nó không còn bị quấy nhiễu. Đây là như thế, đúng chứ?

‘Nhìn chung, vâng. Nhưng tôi sẽ làm gì?’

Bạn có lẽ khám phá được giải pháp nếu bạn thâm nhập vào cảm thấy của bất mãn này. Đừng suy nghĩ về nó dựa vào được thỏa mãn. Hãy tìm ra tại sao nó tồn tại, và liệu nó không nên được giữ nóng bỏng. Rốt cuộc, bạn không quan tâm đặc biệt về kiếm sống, đúng chứ?

‘Nói thẳng ra, tôi không quan tâm. Dẫu sao bằng cách này hay cách khác người ta có thể luôn luôn sống được.’

Vậy là, đó không là vấn đề của bạn. Nhưng bạn không muốn bị trói buộc trong một lề thói, trong bánh xe của sự tầm thường; đó không là điều gì bạn quan tâm hay sao?

‘Có vẻ như thế, thưa ông?’

Vì thế đừng bị trói buộc những đòi hỏi phải làm việc cực nhọc, đang nhìn ngắm liên tục, nó có nghĩa không đến những kết luận để từ đó tiếp tục suy nghĩ thêm nữa; bởi vì suy nghĩ từ một kết luận là không suy nghĩ gì cả. Do bởi cái trí bắt đầu từ một kết luận, từ một niềm tin, từ trải nghiệm, từ hiểu biết, nên nó bị trói buộc trong lề thói, trong mạng lưới của thói quen, và vậy thì ngọn lửa của bất mãn bị dập tắt.

‘Tôi thấy rằng ông hoàn toàn đúng, và lúc này tôi hiểu rõ vấn đề thực sự đã gây ấm ức trong cái trí của tôi là gì. Tôi không muốn giống như những người mà sống của họ là lề thói và buồn chán, và tôi nói điều này mà không có bất kỳ ý nghĩa của sự trịch thượng. Mất mình đi trong vô vàn hình thức nào của phiêu lưu đều vô nghĩa như thế; và tôi cũng không muốn chỉ được mãn nguyện. Dù vẫn còn mơ hồ, tôi đã bắt đầu thấy, trong một phương hướng tôi không bao giờ đã suy nghĩ, thậm chí nó đã tồn tại. Liệu phương hướng mới mẻ này là điều gì ông đã gợi ý vào một ngày trong nói chuyện của ông khi ông đã nói về một trạng thái, hay một chuyển động, mà không-thời gian và luôn luôn sáng tạo?’

Có lẽ. Tôn giáo không là một vấn đề của những nhà thờ, những đền chùa, những nghi thức, và những niềm tin; nó là sự khám phá khoảnh khắc sang khoảnh khắc của chuyển động đó, mà có lẽ có bất kỳ cái tên nào, hay không tên.

‘Tôi sợ rằng tôi đã đã làm mất quá nhiều thời gian dành cho tôi’, cậu ấy nói, hướng về những người còn lại. ‘Tôi hy vọng mọi người không phiền.’

‘Ngược lại’, cụ già đáp lại, ‘Tôi, là một người đã lắng nghe rất chú ý, và đã hưởng lợi nhiều; tôi, cũng vậy, đã thấy cái gì đó vượt khỏi vấn đề của tôi. Trong lắng nghe thật yên lặng đến những vấn đề của một người khác, thỉnh thoảng những gánh nặng riêng của chúng ta được vơi bớt.’

Cụ già yên lặng trong một hay hai phút, như thể đang cân nhắc làm thế nào để diễn tả điều gì cụ đã muốn trình bày.

‘Theo cá nhân, tôi đã đến cái tuổi’, cụ tiếp tục, ‘khi tôi không còn hỏi tôi sẽ làm gì; thay vì thế, tôi nhìn lại và suy nghĩ về những điều tôi đã làm cùng sống của tôi. Tôi cũng học đại học, nhưng tôi không sâu sắc như người bạn trẻ của chúng ta ở đây. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi liền đi kiếm việc làm, và ngay khi đã tìm được nó, tôi trải qua bốn mươi năm kế tiếp và nhiều hơn nữa trong việc kiếm sống và nuôi dưỡng một gia đình khá đông con. Suốt tất cả thời gian tôi bị cột chặt trong lề thói văn phòng mà ông đã đề cập, và trong những thói quen của cuộc sống gia đình, và tôi biết những vui thú và những đau khổ của nó, những niềm vui qua mau và những giọt nước mắt của nó. Tôi đã già nua cùng sự đấu tranh và kiệt sức, và trong những năm mới đây đã có một suy sụp của tuổi già rất nhanh. Nhìn lại tất cả việc đó, lúc này tôi tự hỏi mình, ‘Bạn đã làm gì với sống của bạn? Ngoại trừ gia đình của bạn và công việc của bạn, thật ra bạn đã đạt được cái gì?’

Cụ già ngừng lại một chút trước khi trả lời câu hỏi riêng của cụ.

‘Suốt nhiều năm, tôi đã gia nhập vô số những tổ chức về sự cải thiện điều này và điều kia; tôi theo nhiều nhóm tôn giáo khác nhau, và rời một nhóm này để theo một nhóm khác; và đầy hy vọng tôi đọc những tác phẩm của những người thuộc phe cực tả, chỉ để phát giác rằng tổ chức của họ cũng độc tài về uy quyền như Giáo hội. Lúc này bởi vì tôi đã nghỉ hưu, tôi có thể thấy rằng tôi đã sống trên bề mặt của sự sống; tôi đã chỉ trôi giạt. Mặc dầu tôi đã đấu tranh một chút ít để chống lại dòng chảy cuồng nộ của xã hội, cuối cùng tôi đã bị cuốn trôi bởi nó. Nhưng đừng hiểu lầm tôi. Tôi không đang nhỏ lệ bởi vì quá khứ; tôi không khóc than về những sự việc đã trải qua. Tôi quan tâm đến một vài năm tôi vẫn còn sống trên cõi đời này. Giữa lúc này và cái ngày đang tiến đến thật nhanh của cái chết của tôi, làm thế nào tôi sẽ gặp gỡ cái sự việc này được gọi là sự sống? Đó là vấn đề của tôi.’

Điều gì chúng ta là được tạo thành bởi điều gì chúng ta đã là; và điều gì chúng ta đã là cũng định hình tương lai, mà dứt khoát đang cho giới hạn và chất lượng cho mọi suy nghĩ và hành động. Hiện tại là một chuyển động của quá khứ sang tương lai.

‘Điều gì đã là quá khứ của tôi? Thuộc thực tế, chẳng có gì cả. Đã không có những tội lỗi vô biên, không tham vọng ngút trời, không đau khổ ngập tràn, không bạo lực hèn hạ. Sống của tôi đã là sống của một người bình thường, cũng không sôi nổi hay âm thầm; nó đã là một dòng chảy bằng phẳng, một sống hoàn toàn tầm thường. Tôi đã tạo dựng một quá khứ trong đó chẳng có gì đáng tự hào hay hổ thẹn lắm. Toàn sự tồn tại của tôi đều buồn chán và trống rỗng, không có bao nhiêu ý nghĩa. Nó sẽ giống hệt như thế, nếu tôi sống trong một cung điện, hay trong một cái chòi bằng tranh tồi tàn. Thật quá dễ dàng khi trôi trong dòng chảy của sự tầm thường! Bây giờ, câu hỏi của tôi là, liệu trong chính tôi tôi có thể tách khỏi dòng chảy của sự tầm thường? Liệu có thể phá vỡ cái quá khứ vững chắc đầy nhỏ nhen của tôi?’

Quá khứ là gì? Khi bạn sử dụng từ ngữ quá khứ, nó muốn nói lên điều gì?

‘Đối với tôi dường như rằng quá khứ chủ yếu chỉ là một vấn đề của sự liên tưởng và ký ức.’

Bạn có ý tổng thể của ký ức, hay chỉ là ký ức của những biến cố hàng ngày? Những biến cố mà không có ý nghĩa thuộc tâm lý, trong khi chúng có lẽ được ghi nhớ lại, không bám rễ trong mảnh đất của cái trí. Chúng đến và đi; chúng không làm bận tâm hay là gánh nặng cho cái trí. Chỉ những điều còn giữ lại mới có ý nghĩa thuộc tâm lý. Vậy thì bạn có ý gì qua từ ngữ quá khứ? Liệu có một quá khứ mà vẫn còn cụ thể, không chuyển động, từ đó bạn có thể phá vỡ một cách gọn lỏn và đột ngột?
‘Quá khứ của tôi được tạo thành từ vô số những sự việc nhỏ nhoi được sắp xếp vào chung, và gốc rễ của nó rất nông cạn. Một cú sốc đúng lúc giống như một cơn gió mạnh, có thể bật gốc nó.’

Và bạn đang chờ đợi cơn gió. Đó là vấn đề của bạn?

‘Tôi không đang chờ đợi cái gì cả. Nhưng liệu tôi phải chờ đợi như thế này trong suốt những ngày còn lại của tôi? Liệu tôi không thể phá vỡ khỏi quá khứ?’

Lại nữa, quá khứ mà từ đó bạn muốn phá vỡ là gì? Liệu quá khứ đứng yên, hay liệu nó là một sự việc đang sống? Nếu nó là một sự việc đang sống, làm thế nào nó có sự sống được? Nó tự sống lại qua phương tiện gì? Nếu nó là một sự việc đang sống, liệu bạn có thể thoát khỏi nó? Và ai là ‘bạn’ mà muốn thoát khỏi?

‘Lúc này tôi đang bị hoang mang’, ông cụ phàn nàn, ‘Tôi đã đưa ra một câu hỏi, và ông đáp lại nó bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi phức tạp hơn. Ông làm ơn giải thích ý của ông như thế nào?’

Thưa bạn, bạn nói rằng bạn muốn được tự do khỏi quá khứ. Quá khứ này là gì?

‘Nó gồm có những trải nghiệm và những kỷ niệm mà người ta có về chúng.’

Bây giờ, bạn nói, những kỷ niệm này ở trên bề mặt, chúng không bám rễ sâu. Nhưng liệu một số của chúng không có những gốc rễ sâu trong tầng ý thức bên trong hay sao?

‘Tôi không nghĩ tôi có bất kỳ những kỷ niệm bám rễ sâu nào. Truyền thống và niềm tin có những gốc rễ sâu trong nhiều người, nhưng tôi tuân theo chúng chỉ như một vấn đề của sự thuận tiện thuộc xã hội. Chúng không có một ý nghĩa quan trọng trong sống của tôi.’

Nếu quá khứ sẽ được loại bỏ một cách quá dễ dàng, không có vấn đề gì cả; nếu chỉ lớp vỏ phía bên ngoài của quá khứ còn lại, mà có thể được loại bỏ bất kỳ lúc nào, vậy thì bạn đã phá vỡ rồi. Nhưng đối với vấn đề còn có nhiều hơn điều đó, đúng chứ? Làm thế nào bạn sẽ vượt khỏi sống tầm thường của bạn? Làm thế nào bạn sẽ phá tan sự nhỏ nhen của cái trí? Đây cũng không là vấn đề của bạn hay sao, thưa bạn? Và chắc chắn, ‘làm thế nào’ trong trường hợp này là một đẩy mạnh của sự tìm hiểu, không phải sự đòi hỏi cho một phương pháp. Do bởi sự thực hành một phương pháp, được đặt nền tảng trên sự ham muốn thành công, cùng sợ hãi và uy quyền của nó, nên đã tạo ra sự nhỏ nhen ngay từ lúc đầu.

‘Tôi đến đây cùng dự tính xóa sạch quá khứ của tôi, mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, nhưng tôi đang bị đối diện với một vấn đề khác.’

Tại sao bạn nói rằng quá khứ của bạn chẳng quan trọng bao nhiêu?

‘Tôi đã trôi giạt trên bề mặt của sự sống, và khi ông trôi giạt, ông không thể có những gốc rễ sâu, thậm chí trong gia đình của ông. Đối với tôi, tôi thấy rằng sống không có ý nghĩa gì lắm; tôi đã không làm bất kỳ điều gì cùng nó. Lúc này chỉ còn lại vài năm cho tôi, và tôi muốn chấm dứt sự trôi giạt. Tôi muốn thành tựu điều gì đó cho phần còn lại thuộc sống của tôi. Liệu đây là điều có thể thực hiện được?’

Bạn muốn thành tựu điều gì trong sống của bạn? Liệu khuôn mẫu của điều gì bạn muốn là không tiến triển từ điều gì bạn đã là, hay sao? Chắc chắn, khuôn mẫu của bạn là một phản ứng từ điều gì bạn đã là; nó là một kết quả của quá khứ.
‘Vậy thì làm thế nào tôi sẽ thành tựu bất kỳ điều gì trong sống?’

Bạn có ý gì qua từ ngữ sống? Liệu bạn có thể hành động vào nó à? Hay sống không thể tính toán được, và không thể bị nhốt trong những biên giới của cái trí? Sống là mọi thứ, đúng chứ? Ganh tị, kiêu ngạo, cảm hứng, và tuyệt vọng; luân lý xã hội, và đạo dức mà ở phía bên ngoài lãnh vực của sự công bằng được vun đắp; hiểu biết được lượm lặt qua hàng thế kỷ; tính cách, mà là sự gặp gỡ của quá khứ với hiện tại; những niềm tin được tổ chức, được gọi là những tôn giáo, và sự thật mà hiện diện vượt ngoài chúng; thù hận và thương yêu; tình yêu và từ bi, mà không ở trong lãnh vực của cái trí – tất cả điều này và thêm nữa là sống, đúng chứ? Và bạn muốn làm điều gì đó cho nó, bạn muốn cho nó hình dạng, phương hướng, ý nghĩa. Bây giờ, ai là ‘bạn’ mà muốn làm tất cả điều này? Bạn khác biệt với cái mà bạn tìm kiếm để thay đổi hay sao?

‘Liệu ông đang gợi ý rằng người ta chỉ nên tiếp tục trôi giạt?’

Khi bạn muốn điều khiển, định dạng sống, khuôn mẫu của bạn chỉ có thể tùy theo quá khứ; hay, bởi vì không thể định dạng nó, phản ứng của bạn là trôi giạt. Nhưng hiểu rõ tổng thể của sống sáng tạo hành động riêng của nó, trong đó không có cả trôi giạt lẫn sự áp đặt của một khuôn mẫu. Phải có chết của khoảnh khắc quá khứ.

‘Nhưng tôi không thể hiểu rõ tổng thể của sống?’ cụ già hỏi đầy lo lắng.

Nếu bạn không thể hiểu rõ nó, không ai có thể hiểu rõ nó giùm bạn. Bạn không thể học hành nó từ một người khác.

‘Tôi sẽ tiến tới như thế nào?’

Qua hiểu rõ về chính mình; bởi vì tổng thể, kho báu của sống, nằm trong bạn.

‘Ông có ý gì qua những từ ngữ hiểu rõ về chính mình?’

Nó là nhận biết được những phương cách thuộc cái trí riêng của bạn; nó là học hành về những khao khát của bạn, những ham muốn của bạn, những thôi thúc và những ham muốn của bạn, những điều giấu giếm cũng như những điều lộ liễu. Không có học hành nơi nào có sự tích lũy của hiểu biết. Cùng hiểu rõ về chính mình, cái trí được tự do để yên lặng. Chỉ lúc đó có sự hiện diện của cái vượt khỏi sự đo lường của cái trí.

Đôi vợ chồng đã lắng nghe nguyên câu chuyện; họ đang chờ đợi đến lượt của họ, nhưng không bao giờ ngắt lời, và lúc này chỉ người chồng lên tiếng.

‘Vấn đề của chúng tôi chỉ là vấn đề của ghen tuông, nhưng sau khi lắng nghe điều gì đã được nói ở đây, tôi nghĩ có lẽ chúng tôi có thể giải quyết được nó. Có lẽ chúng tôi đã hiểu rõ sâu sắc bằng cách lắng nghe nhiều hơn là chúng tôi nhận được bằng cách đưa ra những câu hỏi.’

Từ Thư gởi trường học, Quyển 1

Ngày 1 tháng 12 năm 1978

Muốn học hành nghệ thuật sống người ta phải có nhàn rỗi. Từ ngữ nhàn rỗi hầu như đã được hiểu quá sai rồi, như chúng ta đã nói trong lá thư thứ ba của chúng ta. Thông thường nó có nghĩa là không bị bận rộn bởi những thứ mà chúng ta phải làm như kiếm sống, đi đến văn phòng, nhà máy và vân vân, và chỉ khi nào những việc đó chấm dứt thì mới có nhàn rỗi. Trong suốt thời gian tạm gọi là nhàn rỗi đó, bạn muốn được vui đùa, bạn muốn được thư giãn, bạn muốn làm những việc mà bạn thực sự thích thú hay đòi hỏi khả năng cao nhất của bạn. Việc kiếm sống của bạn, dù bạn làm việc gì chăng nữa, đối nghịch cái thời gian tạm gọi là nhàn rỗi. Vì vậy luôn luôn có sự căng thẳng, một áp lực và sự tẩu thoát khỏi áp lực đó, và nhàn rỗi là khi bạn không còn căng thẳng. Trong suốt thời gian nhàn rỗi đó bạn nhặt lên một tờ báo, dở một quyển tiểu thuyết, nói chuyện nhảm nhí, chơi đùa và vân vân. Đây là sự kiện thực sự. Đây là điều gì đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Kiếm sống là khước từ đang sống.
Thế là chúng ta đến được câu hỏi – nhàn rỗi là gì? Nhàn rỗi, như người ta hiểu nó, là một thời gian giải lao tách khỏi những áp lực của kiếm sống. Áp lực của kiếm sống hay bất kỳ áp lực nào áp đặt vào chúng ta thông thường được hiểu là không có nhàn rỗi, nhưng có một áp lực lớn lao hơn nhiều trong chúng ta, có ý thức hay không ý thức, mà là sự ham muốn và chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó sau.
Trường học là một nơi dành cho nhàn rỗi. Chỉ khi nào bạn có nhàn rỗi, bạn mới có thể học hành được. Đó là: học hành chỉ có thể xảy ra khi không còn áp lực của bất kỳ loại nào. Khi một con rắn hay một mối hiểm họa đối diện với bạn, có một loại học hành từ áp lực của sự kiện nguy hiểm đó. Học hành dưới áp lực đó là sự vun quén của ký ức mà sẽ giúp bạn nhận ra mối hiểm hoạ của tương lai và vì thế trở thành một phản ứng máy móc. Nhàn rỗi hàm ý một cái trí không bị bận rộn. Chỉ lúc đó mới có một trạng thái học hành. Trường học là một nơi học hành và không chỉ là nơi tích lũy hiểu biết. Điều này thực sự quan trọng và chúng ta cần hiểu rõ. Như chúng ta đã nói, hiểu biết là cần thiết và có vị trí giới hạn riêng của nó trong cuộc sống. Rủi thay giới hạn này đã nuốt trọn hết sống của chúng ta và chúng ta không còn khoảng không gian nào dành cho học hành nữa. Chúng ta quá bận rộn bởi sinh kế của chúng ta đến nỗi nó cướp đi tất cả năng lượng thuộc hệ thống máy móc của tư tưởng, để cho chúng ta kiệt sức vào cuối ngày và cần được phấn khích lại. Chúng ta hồi phục từ sự kiệt sức này qua giải trí – tôn giáo hay những thứ khác. Đây là sống của những con người. Những con người đã tạo ra một xã hội đòi hỏi tất cả thời gian của họ, tất cả những năng lượng của họ, tất cả sống của họ. Không có nhàn rỗi để học hành và vì thế sống của họ trở thành máy móc, hầu như vô nghĩa. Vì vậy chúng ta phải rất rõ ràng khi hiểu từ ngữ nhàn rỗi – một thời gian, một thời điểm, khi cái trí không bị bận tâm bởi bất kỳ điều gì cả. Nó là thời gian của quan sát. Chỉ khi nào một cái trí không bị chiếm hữu, không bị bận tâm mới có thể quan sát. Một quan sát tự do là chuyển động của học hành. Điều này làm tự do cái trí không còn bị máy móc.
Vì vậy liệu người giáo viên, người giáo dục, có thể giúp đỡ em học sinh hiểu rõ toàn công việc của kiếm sống cùng tất cả áp lực của nó, hiểu rõ việc học hành mà giúp đỡ bạn có một công ăn việc làm cùng tất cả những sợ hãi và lo âu của nó, và hướng về ngày mai bằng kinh hãi? Bởi vì chính anh ấy đã hiểu rõ bản chất của sự nhàn rỗi và sự quan sát thuần khiết để cho kiếm sống không trở thành một hành hạ, một khốn khổ vô cùng suốt sống, liệu người giáo viên có thể giúp đỡ em học sinh có một cái trí không máy móc? Đó là trách nhiệm tuyệt đối của người giáo viên phải vun quén sự nở hoa của tốt lành trong nhàn rỗi. Vì lý do này những ngôi trường hiện diện và tồn tại. Trách nhiệm của người giáo viên là tạo ra một thế hệ mới mẻ để thay đổi cấu trúc của xã hội hoàn toàn không còn bị bận tâm bởi việc kiếm sống. Vậy là dạy học trở thành một hành động thánh thiện.

Từ Vấn đề của Văn hóa này, Chương 7,
Cùng Những người trẻ

Chúng ta đã bàn luận về có tình yêu là điều cốt lõi như thế nào, và chúng ta đã thấy rằng người ta không thể kiếm được hay mua bán nó; tuy nhiên, nếu không có tình yêu, tất cả những kế hoạch của chúng ta cho một trật tự xã hội hoàn hảo trong đó không có sự trục lợi, không có sự tổ chức nghiêm ngặt, sẽ không có ý nghĩa gì cả, và tôi nghĩ hiểu rõ điều này rất quan trọng trong khi chúng ta còn trẻ.
Bất kỳ nơi nào người ta đi trong thế giới, không đặt thành vấn đề ở đâu, người ta thấy rằng xã hội đang ở trong một trạng thái xung đột liên tục. Luôn luôn có những người quyền hành, những người giàu có, những người phát đạt ở một phía, và những người lao động cực nhọc ở phía kia; và mỗi người đang ganh đua đầy ganh tị, mỗi người đều muốn một vị trí tốt hơn, một tiền lương to hơn, nhiều quyền hành hơn, nhiều thanh danh hơn. Đó là tình trạng của thế giới, và vì vậy luôn luôn có chiến tranh đang xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài.
Bây giờ, nếu bạn và tôi muốn tạo ra một cách mạng hoàn toàn trong trật tự xã hội, điều đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ là bản năng giành giật quyền hành này. Hầu hết chúng ta đều muốn quyền hành trong một hình thức này hay hình thức kia. Chúng ta thấy rằng nhờ vào sự giàu có và quyền hành chúng ta sẽ có thể du lịch, kết giao với những người quan trọng, và trở thành nổi tiếng; hay chúng ta mơ mộng tạo ra một xã hội hoàn hảo. Chúng ta nghĩ chúng ta có thể đạt được điều tốt lành qua quyền hành; nhưng chính sự theo đuổi quyền hành – quyền hành cho chính chúng ta, quyền hành cho quốc gia của chúng ta, quyền hành cho một học thuyết – là tội lỗi, hủy hoại, bởi vì không tránh khỏi nó sẽ tạo ra những quyền hành đối nghịch, và thế là luôn luôn có xung đột.
Vậy thì liệu không đúng đắn rằng giáo dục nên giúp đỡ bạn khi bạn lớn lên phải nhận biết được sự quan trọng của tạo ra một thế giới trong đó không có xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài, một thế giới mà trong đó bạn không xung đột với người hàng xóm của bạn hay bất kỳ nhóm người nào bởi vì sự thúc đẩy của tham vọng, mà là sự ham muốn cho vị trí và quyền hành, đã hoàn toàn chấm dứt? Và liệu có thể sáng tạo một xã hội trong đó sẽ không có xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài? Xã hội là sự liên hệ giữa bạn và tôi; và nếu sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên tham vọng, mỗi người chúng ta đều đang muốn quyền hành nhiều hơn đối với những người còn lại, vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ luôn luôn trong xung đột. Vì vậy liệu nguyên nhân của xung đột này có thể được xóa sạch? Liệu tất cả chúng ta có thể tự-giáo dục chính chúng ta không ganh đua, không so sánh chính chúng ta với người nào khác, không muốn vị trí này hay vị trí kia – dùng từ ngữ khác, không-tham vọng?
Khi bạn ra ngoài trường để dạo chơi cùng cha mẹ, khi bạn đọc báo chí hay nói chuyện với mọi người, chắc chắn bạn phải nhận thấy rằng mọi người đều muốn tạo ra một thay đổi trong thế giới. Và bạn cũng không nhận thấy rằng chính những người này luôn luôn đang xung đột với nhau về điều này hay điều kia – về những ý tưởng, tài sản, chủng tộc, giai cấp, hay tôn giáo? Cha mẹ của bạn, những người hàng xóm, những bộ trưởng và những quan chức – liệu tất cả họ không tham vọng, đang đấu tranh cho một vị trí tốt hơn, và vì vậy luôn luôn đang xung đột với người nào đó, hay sao? Chắc chắn, chỉ khi nào tất cả sự ganh đua này được xóa sạch thì sẽ có một xã hội trong đó tất cả chúng ta có thể sống một cách hạnh phúc, một cách sáng tạo.
Điều này sẽ được thực hiện như thế nào? Liệu luật lệ, luật pháp, hay sự đào tạo cái trí không được tham vọng, có thể xóa sạch tham vọng? Phía bên ngoài bạn có lẽ được đào tạo không tham vọng, thuộc xã hội, bạn có lẽ không còn ganh đua với những người khác, nhưng phía bên trong bạn sẽ vẫn còn tham vọng, đúng chứ? Và liệu có thể xóa sạch hoàn toàn sự tham vọng này, mà đang mang lại quá nhiều đau khổ cho những con người? Có lẽ trước kia bạn chưa bao giờ suy nghĩ về nó, bởi vì không người nào đã nói với bạn như thế này; nhưng lúc này bởi vì người nào đó đang nói với bạn về nó; bạn không muốn tìm ra liệu có thể sống trong thế giới này một cách giàu có, phong phú, hạnh phúc, sáng tạo, nguyên vẹn, mà không có sự thôi thúc hủy diệt của tham vọng, mà không ganh đua, hay sao? Liệu bạn không muốn biết làm thế nào để sống đến độ sống của bạn sẽ không hủy diệt một người khác hay phủ một cái bóng ngang con đường của anh ấy, hay sao?
Bạn thấy, chúng ta nghĩ đây là một giấc mơ không tưởng mà không bao giờ có thể được tạo ra trong thực tế; nhưng tôi không đang nói về nơi không tưởng, điều đó sẽ vô lý quá. Liệu bạn và tôi, mà là những người bình thường, đơn giản, có thể sống một cách sáng tạo trong thế giới này mà không có sự thúc đẩy của tham vọng, mà tự-biểu lộ nó trong nhiều cách khác nhau như ham muốn quyền hành, vị trí? Bạn sẽ tìm được câu trả lời đúng khi bạn thương yêu điều gì bạn đang làm. Nếu bạn là một kỹ sư chỉ bởi vì bạn phải kiếm sống, hay bởi vì người cha hay xã hội của bạn đòi hỏi bạn làm nó, đó là hình thức khác của ép buộc; và ép buộc trong bất kỳ hình thức nào tạo ra một mâu thuẫn, xung đột. Trái lại, nếu bạn thực sự thương yêu để là một kỹ sư, hay một người khoa học hay nếu bạn có thể trồng một cái cây, hay vẽ một bức tranh, hay viết một bài thơ, không phải để có được sự công nhận nhưng chỉ bởi vì bạn thương yêu làm nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng bạn không bao giờ ganh đua với một người khác. Tôi nghĩ đây là mấu chốt chính: thương yêu việc gì bạn làm.
Nhưng thường rất khó khăn để biết bạn thương yêu làm gì khi bạn còn trẻ, bởi vì bạn muốn làm quá nhiều việc. Bạn muốn là một kỹ sư, một người lái xe lửa, một người lái máy bay vù vù trong những bầu trời xanh; hay có lẽ bạn muốn là một người hùng biện hoặc người chính trị nổi tiếng. Bạn có lẽ muốn là một người họa sĩ, một người hóa học, một người làm thơ, hay một người thợ mộc. Bạn có lẽ muốn làm việc bằng trí óc, hay làm việc gì đó bằng tay chân. Liệu bất kỳ những việc này bạn thực sự thương yêu làm, hay thích thú của bạn trong chúng chỉ là một phản ứng đến những áp lực của xã hội? Làm thế nào bạn có thể tìm ra? Và mục đích thực sự của giáo dục không là giúp đỡ bạn tìm ra, để cho khi bạn lớn lên bạn có thể bắt đầu trao toàn bộ trí óc, quả tim, và thân thể của bạn cho công việc mà bạn thực sự thương yêu làm?
Muốn tìm ra việc gì bạn thương yêu làm đòi hỏi nhiều thông minh; bởi vì nếu bạn sợ hãi không thể kiếm sống, hay không phù hợp vào xã hội thối nát này, vậy thì bạn sẽ không bao giờ tìm ra. Nhưng nếu bạn bị sợ hãi, nếu bạn khước từ bị đẩy vào khe rãnh của truyền thống bởi cha mẹ của bạn, bởi những giáo viên của bạn, bởi những đòi hỏi hời hợt của xã hội, vậy thì bạn có thể khám phá việc gì bạn thực sự thương yêu làm. Vì vậy, muốn khám phá, phải không có sự sợ hãi của không sống sót.
Nhưng hầu hết chúng ta đều sợ hãi không sống sót. Chúng ta nói, ‘Điều gì xảy ra cho chúng ta nếu tôi không làm như cha mẹ của tôi nói, nếu tôi không phù hợp vào xã hội này?’ Bởi vì bị sợ hãi, chúng ta làm như chúng ta được sai bảo, và trong đó không có tình yêu, chỉ có mâu thuẫn; và sự mâu thuẫn phía bên trong này là một trong những nhân tố tạo ra sự tham vọng hủy hoại.
Vì vậy chính chức năng cơ bản của giáo dục là giúp đỡ bạn tìm ra việc gì bạn thực sự thương yêu làm, để cho bạn có thể trao toàn trí óc và quả tim của bạn vào nó, bởi vì điều đó sáng tạo sự cao quý của con người, điều đó xóa sạch sự tầm thường, tinh thần trưởng giả nhỏ nhen. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải có những giáo viên đúng đắn, bầu không khí đúng đắn để cho bạn sẽ lớn lên bằng tình yêu mà tự-diễn tả trong việc gì bạn đang làm. Nếu không có tình yêu này những kỳ thi của bạn, hiểu biết của bạn, những khả năng của bạn, vị trí và những sở hữu chỉ là tro bụi, chúng không có ý nghĩa; nếu không có tình yêu này, những hành động của bạn sẽ gây ra nhiều chiến tranh thêm, nhiều hận thù thêm, nhiều ma mãnh và hủy diệt thêm.
Tất cả điều này có lẽ không có ý nghĩa gì đối với bạn, bởi vì phía bên ngoài bạn vẫn còn rất trẻ, nhưng tôi hy vọng nó sẽ có ý nghĩa nào đó đối với những giáo viên của bạn – và cũng đối với bạn, nơi nào đó phía bên trong.

Từ Thư gởi Trường học, Quyển 1

Ngày 15 tháng 12 năm 1978

Giáo dục không chỉ là giảng dạy những môn học văn hóa khác nhau nhưng còn là sự vun quén trách nhiệm tổng thể trong em học sinh. Người ta, như một người giáo dục, không nhận ra rằng người ta đang giới thiệu một thế hệ mới. Hầu hết những trường học chỉ quan tâm đến sự truyền đạt hiểu biết. Họ chẳng quan tâm gì đến sự chuyển đổi con người và sống hàng ngày của anh ấy, và bạn – người giáo dục trong những ngôi trường này – cần có sự quan tâm sâu sắc này và sự ân cần của trách nhiệm tổng thể này.
Vậy thì bằng phương cách nào bạn có thể giúp đỡ em học sinh cảm thấy chất lượng tình yêu này cùng tất cả sự hoàn hảo của nó? Nếu chính bạn không cảm thấy việc này thật thâm sâu, nói về trách nhiệm này đều vô nghĩa. Như một người giáo dục liệu bạn có cảm thấy sự thật của việc này không?
Thấy sự thật của nó tự nhiên sẽ tạo ra tình yêu và trách nhiệm tổng thể này. Bạn phải suy nghĩ về nó, quan sát nó hàng ngày trong sống của bạn, trong những liên hệ của bạn với người vợ của bạn, những người bạn của bạn, những em học sinh của bạn. Và trong sự liên hệ của bạn với những em học sinh bạn sẽ nói về điều này từ quả tim của bạn, không phải theo đuổi sự rõ ràng chỉ bằng từ ngữ mà thôi. Cảm thấy của sự thật này là một quà tặng lớn lao mà con người có thể có được và ngay khi nó đang bừng cháy trong bạn, bạn sẽ tìm được từ ngữ đúng đắn, hành động đúng đắn và cư xử đúng đắn. Khi bạn để ý em học sinh bạn sẽ thấy rằng em đến với bạn hoàn toàn không chuẩn bị cho tất cả sự việc này. Em đến với bạn đầy sợ hãi, lo lắng, ưu tư, để làm hài lòng bạn hay để phòng vệ, bị quy định bởi cha mẹ của em và xã hội mà trong đó em đã sống trong vài năm. Bạn phải thấy được nền tảng quá khứ của em, bạn phải quan tâm đến cái gì em thực sự là và không áp đặt vào em những quan điểm, những kết luận, những nhận xét riêng tư của bạn. Khi hiểu rõ em ấy là gì, nó sẽ bộc lộ bạn là gì, và thế là bạn sẽ phát giác ra em học sinh là bạn.
Và bây giờ liệu bạn có thể trong khi dạy những môn toán, vật lý và vân vân – mà em phải biết vì đó là một phương cách để kiếm sống – giảng giải cho em học sinh rằng em phải chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại hay không? Mặc dù có lẽ em đang học hành vì nghề nghiệp riêng của em, vì phương cách sống riêng của em, nó sẽ không làm cho cái trí của em chật hẹp lại. Em sẽ hiểu rõ sự nguy hiểm của việc chuyên môn hóa cùng tất cả những giới hạn và tánh hung bạo lạ lùng của nó. Bạn phải giúp cho em thấy được tất cả việc này. Nở hoa của tốt lành không ở trong kiến thức của môn toán và môn sinh hay vượt qua những kỳ thi và có một nghề nghiệp thành công. Nó hiện diện ở bên ngoài những việc này và khi có nở hoa này, nghề nghiệp và những hoạt động cần thiết khác được khắn khít cùng vẻ đẹp của nở hoa. Hiện nay chúng ta đang nhấn mạnh vào một phía và lại không hoàn toàn lưu tâm đến sự nở hoa. Trong những ngôi trường này chúng ta đang cố gắng mang hai sự việc này vào cùng nhau, không phải hời hợt, giả tạo, không phải như một nguyên tắc hay một khuôn mẫu nào đó mà bạn đang tuân theo, nhưng bởi vì bạn thấy được sự thật tuyệt đối rằng hai sự việc này phải tuôn tràn cùng nhau cho sự tái sinh của con người.
Bạn có thể làm được việc này hay không? Không phải bởi vì bạn đồng ý thực hiện công việc đó sau khi đã thảo luận và đạt được một kết luận, nhưng trái lại nhìn thấy cái lực hấp dẫn lạ lùng của việc này bằng con mắt phía bên trong: hãy thấy nó cho chính bản thân bạn. Vậy là điều gì bạn diễn tả sẽ có ý nghĩa ghê lắm. Vậy là bạn trở thành một trung tâm của ánh sáng mà không bị thắp sáng bởi một người nào khác. Vì bạn là tất cả nhân loại – mà là một thực tế, sự thật, không phải một câu phát biểu bằng từ ngữ – bạn hoàn toàn có trách nhiệm tổng thể cho tương lai của nhân loại. Làm ơn hãy đừng coi sự việc này như một gánh nặng. Nếu bạn như thế, gánh nặng đó là một đống từ ngữ mà không có bất kỳ thực tế, sự thật nào cả. Nó là một ảo tưởng. Trách nhiệm này có hoan hỉ riêng của nó, hóm hỉnh riêng của nó, sự chuyển động riêng của nó mà không còn trọng tải của tư tưởng.

Saanen, ngày 28 tháng 7 năm 1979

Krishnamurti: Nếu tôi được phép, tôi muốn đề nghị điều gì đó. Chúng ta đã bàn về thiền định, tình yêu, tư tưởng, và những vấn đề khác, nhưng dường như đối với tôi chúng ta không đang nói về sống hàng ngày của chúng ta, sự liên hệ của chúng ta với những người khác, sự liên hệ của chúng ta với thế giới, sự liên hệ của chúng ta với tổng thể của nhân loại. Và dường như luôn luôn chúng ta lang thang ra khỏi chủ đề trọng yếu, mà là sống hàng ngày của chúng ta, phương cách chúng ta sống, và liệu chúng ta nhận biết được sự lao dịch hàng ngày, những lo âu hàng ngày, những không an toàn hàng ngày, những phiền muộn hàng ngày của chúng ta, những đòi hỏi liên tục thuộc sự tồn tại hàng ngày của chúng ta. Liệu chúng ta không nên quan tâm đến điều đó? Tôi chỉ đang hỏi liệu chúng ta không thể cùng nhau nói chuyện như những người bạn về sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta làm gì, chúng ta ăn gì, những liên hệ của chúng ta là gì, tại sao chúng ta chán ngán sự tồn tại của chúng ta, tại sao những cái trí của chúng ta lại quá máy móc, và vân vân. Liệu chúng ta có thể nói chuyện về điều đó? Và tự giới hạn chúng ta chỉ vào điều đó.

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Sống hàng ngày của chúng ta là gì? Không phải tẩu thoát vào vài tưởng tượng, nhưng đứng dậy, tìm hiểu liệu bạn có khuynh hướng, ăn uống, lẩn tới văn phòng, cơ xưởng, hay công việc kinh doanh nào đó hay điều nào khác, và những tham vọng, những thành tựu của chúng ta, những liên hệ của chúng ta với những người khác, thân mật hay không-thân mật, tình dục hay không-tình dục, và vân vân. Nhu cầu trọng yếu thuộc sống của chúng ta là gì? Liệu nó là tiền bạc? Không phải những nhu cầu thứ yếu, không phải những nhu cầu hời hợt, nhưng nhu cầu sâu thẳm. Chúng ta đòi hỏi, chúng ta yêu cầu điều gì? Có phải nó là tiền bạc? Chúng ta cần tiền bạc. Liệu tiền bạc là quan tâm chính? Hay có một vị trí? Được an toàn, thuộc tài chánh, thuộc tâm lý; được bảo đảm hoàn toàn, không bị rối loạn? Sự thôi thúc, đòi hỏi, ham muốn chủ yếu trong sống của chúng ta là gì?

Người hỏi: Niềm vui của công việc.

Krishnamurti: Niềm vui của công việc. Liệu bạn sẽ nói điều đó đối với một người đang vặn một con ốc ngày sang ngày, ngày sang ngày, trên một dây chuyền? Hay đối với một người phải đi đến văn phòng mỗi buổi sáng, và được yêu cầu phải làm gì mỗi ngày trong sống của anh ấy? Làm ơn hãy đối diện nó. Đó là điều gì chúng ta đang hỏi: Liệu do bởi tiền bạc? Liệu do bởi an toàn? Liệu do bởi không có việc làm? Và khi có việc làm, vậy thì có lề thói, sự nhàm chán của nó, và sự tẩu thoát qua giải trí, những câu lạc bộ ban đêm, bạn theo kịp chứ? Bất kỳ điều gì thoát khỏi sự tồn tại chính yếu của chúng ta. Bởi vì thế giới đang ở trong một quy định khủng khiếp. Bạn phải biết tất cả điều này. Vì vậy, như những con người khá nghiêm túc, thông minh, sự liên hệ của chúng ta đối với tất cả điều đó là gì? Sự thoái hóa thuộc luân lý, sự gian manh thuộc trí năng, những thành kiến giai cấp, và vân vân. Sự hỗn loạn mà những người chính trị đang tạo tác. Sự chuẩn bị vô tận cho chiến tranh. Sự liên hệ của chúng ta với tất cả điều này là gì?

Người hỏi: Tất cả chúng ta là bộ phận của nó.

Krishnamurti: Tôi hoàn toàn đồng ý. Chúng ta biết chúng ta là bộ phận của nó? Nhận biết rằng sống hàng ngày của chúng ta góp phần cho tất cả điều này? Và bởi vì đúng như vậy, chúng ta sẽ làm gì? Sử dụng ma túy? Nhậu nhẹt? Gia nhập cộng đồng nào đó? Lẻn đi đến một tu viện? Hay khoác vào những cái áo choàng rực rỡ màu vàng, màu tía? Những việc đó sẽ giải quyết được tất cả điều này? Chúng ta sẽ làm gì? Sống hàng ngày của chúng ta, mà từ đó xã hội được hình thành là gì? Những người chính trị đang sử dụng chúng ta một cách cẩu thả cho quyền hành của họ, cho vị trí riêng của họ. Vì vậy, nhận biết được tất cả điều này, sự liên hệ của chúng ta với nó là gì, và sống của chúng ta là gì, mà chắc chắn đang góp phần cho điều đó?

Người hỏi: Chúng ta muốn thay đổi phương cách sống mà chúng ta hiện nay có.

Krishnamurti: Phương cách hiện nay chúng ta đang sống; chúng ta không biết thay đổi chúng như thế nào. Vì vậy chúng ta chấp nhận nó. Tại sao chúng ta không thể chấp nhận nó.

Người hỏi: Có lẽ chúng ta chờ đợi người nào đó chỉ bảo cho chúng ta biết.

Krishnamurti: Liệu bạn đang chờ đợi phép lạ nào đó xảy ra? Liệu chúng ta đang chờ đợi uy quyền nào đó chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì? Giáo sĩ, đạo sư, toàn nhố nhăng của nó?
Bây giờ, tại sao trong sống hàng ngày của chúng ta chúng ta không thể thay đổi điều gì chúng ta đang làm? Chúng ta hãy quay lại: Sống hàng ngày của chúng ta là gì? Tôi đang hỏi liệu chúng ta là bộ phận của xã hội mà đang trở nên mỗi lúc một khủng khiếp, mỗi lúc một không thể chịu đựng được, xấu xa, phá hoại, thoái hóa, và như một con người, người ta cũng đang thoái hóa?

Người hỏi: Tôi nghĩ chúng ta không thấy nó.

Krishnamurti: Tại sao? Chúng ta không biết sống hàng ngày của chúng ta à?

Người hỏi: Sống hàng ngày của chúng ta là một hoạt động tự cho mình là trung tâm.

Krishnamurti: Sống phía bên trong của chúng ta, sống của chúng ta là hoạt động tự cho mình là trung tâm. Nếu đó là như thế, và nếu điều đó đang góp phần vào xã hội quỉ quái mà chúng ta sống trong đó, tại sao chúng ta không thể thay đổi hoạt động trung tâm, hoạt động vị kỷ đó? Tại sao chúng ta không thể?

Người hỏi: Chúng ta không nhận biết được sống riêng của chúng ta. Nếu chúng ta không trở nên nhận biết được mọi thứ mà chúng ta đang làm, chúng ta không thể thay đổi nó.

Krishnamurti: Tôi hiểu rõ. Đó là điều gì tôi đang hỏi. Liệu chúng ta có thể trở nên nhận biết được, tỉnh thức được những hoạt động của sống hàng ngày của chúng ta, của chúng ta đang làm gì?

Người hỏi: Là một người mẹ, có con cái, điều đó quả là khó khăn.

Krishnamurti: Là một người mẹ, và có con cái, nó là một sống rất khó khăn. Liệu đó là một trong những vấn đề của chúng ta? Tôi là một người mẹ. Tôi có con cái, và liệu chúng đang lớn lên thành những quái vật, giống như phần còn lại của thế giới? Xấu xa, bạo lực, ích kỷ, tham lợi, bạn biết chúng ta là gì. Liệu tôi muốn con cái của tôi giống như thế?

Người hỏi: Liệu ít nhất chúng ta có thể cố gắng bỏ qua sự phủ nhận của tình trạng bị quy định thuộc quá khứ của chúng ta, mà chúng ta nên biết trong tổng thể của nó lúc này, không phải một cách phân chia; và suy nghĩ làm thế nào trong sống hàng ngày của chúng ta mỗi người chúng ta có thể đặt một loại của tình yêu vũ trụ vào sự phục vụ, mà không có bất kỳ động cơ, đối với những con người bạn hữu của chúng ta.

Người hỏi: Tôi sẽ nói không phải do bởi những công việc trong những thành phố lớn mà là vấn đề, nhưng tôi có vấn đề này với con cái của tôi; đối với tôi có vẻ rằng tôi phải nhận biết được chất lượng của tình trạng bị quy định của tôi trong liên hệ với con cái của tôi và với mọi thứ quanh tôi. Đây dường như là vấn đề của tôi, không phải những quy định phía bên ngoài.

Krishnamurti: Chúng ta sẽ cùng nhau làm gì?

Người hỏi: Liệu chúng ta có thể quan sát sự sợ hãi?

Krishnamurti: Chúng ta có thể quan sát sự sợ hãi. Nếu bạn thương yêu con cái của bạn, chúng sẽ không bị gửi đến những trường học trong đó chúng phải bị quy định theo cách này. Chắc chắn nó không là một vấn đề đối với bạn. Bạn nói về nó, nhưng nó không là một vấn đề khẩn cấp, đòi hỏi, khắt khe, nhức nhối.

Người hỏi: Hầu hết con người chỉ đi làm mỗi ngày và không có sự hòa hợp của công việc của họ và giải trí của họ. Nhưng có thể luôn luôn có đang học hành, và khi chuông reng và bạn được tự do rời chỗ làm bạn vẫn còn có thể học hành. Bạn có lẽ hoà hợp công việc của bạn với giải trí của bạn, bạn có thể hoà hợp giải trí của bạn với công việc của bạn, nhưng luôn luôn có một tiến hành của học hành đang xảy ra. Dường như điều này không đang xảy ra. Bao nhiêu người về nhà và suy nghĩ về công việc của họ khi họ không có mặt ở văn phòng? Bao nhiêu người về nhà và cố gắng học hành nhiều thêm nữa về sống của họ dù họ đang đi làm hay đang ở nhà?

Krishnamurti: Bởi vì đã nói điều đó, tôi ở đâu? Bạn ở đâu? Liệu chúng ta vẫn còn đang giao thiệp với cái gì có lẽ là, cái gì sẽ là, cái gì nên là, hay chúng ta đang đối diện sự kiện? Bạn hiểu chứ? Đang đối diện sự kiện.

Người hỏi: Chúng ta đang đối diện sự kiện rằng có một tách rời to tát giữa sống công việc của chúng ta và thời gian rảnh rỗi của chúng ta.
Krishnamurti: Liệu chúng ta đối diện sự kiện rằng chúng ta là bộ phận của xã hội này? Chúng ta đã góp phần vào nó, cha mẹ của chúng ta, ông bà của chúng ta, và vân vân, đã góp phần vào xã hội này, và người ta đang góp phần. Liệu đó là một sự kiện? Liệu tôi nhận ra điều đó?

Người hỏi: Rõ ràng rằng đó là như thế.

Krishnamurti: Chúng ta hãy sử dụng một vấn đề đó và từ từ gỡ rối nó. Liệu chúng ta nhận ra, trong ý nghĩa mà chúng ta nhận ra sự đau đớn, nhận ra một cơn đau răng, rằng chúng ta đang góp phần vào nó? Đúng chứ? Liệu chúng ta nhận ra?

Người hỏi: Vâng, chúng ta có nhận ra.

Người hỏi: Vâng, chúng ta đang góp phần vào nó bằng đôi mắt của tình trạng bị quy định quá khứ riêng của chúng ta nếu chúng ta vẫn còn dính dáng trong nó.

Krishnamurti: Đó là ‘nếu’, ‘nên’, ‘có lẽ’ . . . Bạn không thể đối diện sự kiện hay sao? Khi chúng ta nói, ‘Tôi là bộ phận của xã hội đó’, chúng ta có ý gì qua câu đó? . . . Liệu chúng ta không thể cùng nhau suy nghĩ về một sự việc này: đó là, chúng ta, những con người, đã tạo ra xã hội này, không phải những thần thánh, không phải những thiên thần, không ai ngoại trừ những con người đã tạo ra xã hội hủy hoại, bạo lực, kinh hoàng này. Và chúng ta là bộ phận của xã hội đó. Khi chúng ta nói chúng ta là bộ phận của nó, chúng ta có ý gì qua từ ngữ bộ phận đó?

Người hỏi: Liệu cách tiếp cận ông đang sử dụng không đang thiết lập một phân chia giữa tôi và xã hội rồi hay sao? Nói khác đi, liệu có một sự việc như là xã hội? Khi ông thiết lập xã hội kinh hoàng, quỉ quái này, nó là một trừu tượng mà khác biệt với những con người trong phòng này.

Krishnamurti: Không, tôi đang nói rằng xã hội không ở ngoài đó; xã hội ở đây.

Người hỏi: Ngay đây?

Krishnamurti: Vâng, ngay đây.

Người hỏi: Ồ, vậy thì liệu chúng ta không thể cùng nhau làm việc và xóa sạch tình trạng bị quy định thuộc quá khứ của chúng ta về những từ ngữ này mà ông đã và đang nói cho chúng ta suốt tất cả những năm này, và bắt đầu hành động trong hình thức này hay hình thức khác mà mới mẻ và sáng tạo, hay sao?

Krishnamurti: Chúng ta không thể cùng nhau làm việc. Đó là một sự kiện. Chúng ta không thể cùng nhau suy nghĩ, và có vẻ chúng ta không thể cùng nhau làm bất kỳ việc gì, nếu chúng ta không bị ép buộc; nếu không có một khủng hoảng kinh hoàng, giống như chiến tranh; lúc đó chúng ta có thể đến cùng nhau. Nếu có một động đất, tất cả chúng ta đều liên quan đến nó. Nhưng kết thúc những động đất, những khủng hoảng kinh hoàng của chiến tranh, và chúng ta quay lại những cái tôi nhỏ nhen tách rời của chúng ta, đấu tranh lẫn nhau. Điều này quá hiển nhiên.
Liệu chúng ta không thể quan sát điều này trong một phút? Khi chúng ta nói chúng ta là bộ phận của xã hội đó, liệu nó là một ý tưởng, hay một thực tế? Bởi ý tưởng, tôi có ý một khái niệm, một hình ảnh, một kết luận. Hay liệu nó là một sự kiện, giống như bị một cái răng đau?

Người hỏi: Tôi là xã hội đó.

Krishnamurti: Tôi là xã hội đó. Vậy thì điều gì đang xảy ra ngoài đó mà tôi đang góp phần? Tôi đang tìm kiếm sự an toàn riêng của tôi, những trải nghiệm riêng của tôi, dính dáng trong những vấn đề riêng của tôi, quan tâm đến những tham vọng riêng của tôi? Thế là mỗi người đang cố gắng đấu tranh cho chính anh ấy như hiện nay xã hội tồn tại. Và có thể đó đã là tiến trình lịch sử từ khởi đầu; mỗi người đang đấu tranh cho chính anh ấy, và thế là mỗi người bị đối kháng với một người khác. Lúc này, liệu chúng ta nhận ra điều đó?

Người hỏi: Có.

Người hỏi: Chúng ta không biết phải làm gì . . .

Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm ra phải làm gì, nhưng chúng ta hãy khởi sự từ điều rất gần gũi, và sau đó chúng ta có thể tiếp tục. Chúng ta đang nói về sống hàng ngày của chúng ta. Và sống hàng ngày của chúng ta không chỉ là bộ phận của xã hội, mà còn cả chúng ta đang khuyến khích xã hội này bởi những hoạt động của chúng ta. Vậy thì tôi, như một con người, là bộ phận của xã hội này, sẽ làm gì? Trách nhiệm của tôi là gì? Sử dụng ma túy? Nuôi một bộ râu quai nón? Chạy trốn? Trách nhiệm của tôi là gì?

Người hỏi: Làm cái gì đó cho nó.

Krishnamurti: Tôi chỉ có thể làm cái gì đó cho nó khi tôi rõ ràng trong chính tôi.

Người hỏi: Liệu không gây ngạc nhiên rằng nếu chúng ta rõ ràng và hợp lý về nó, chúng ta có thể bị loại trừ khỏi xã hội?

Krishnamurti: Đúng rồi. Vậy thì chúng ta hãy tìm ra làm thế nào được rõ ràng trong chính chúng ta. Làm thế nào được chắc chắn về những sự việc. Chúng ta hãy tìm ra liệu người ta có thể có an toàn. Cả tâm lý lẫn vật chất. Vì vậy, làm thế nào một cái trí bị rối loạn, như hầu hết những cái trí của con người, làm thế nào sự rối loạn đó sẽ bị xóa sạch để cho có sự rõ ràng? Nếu có sự rõ ràng, từ đó tôi có thể hành động. Đúng chứ?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Bây giờ, làm thế nào tôi sẽ có sự rõ ràng về chính trị, về công việc, về sự liên hệ của tôi với người vợ, người chồng của tôi, và mọi chuyện của nó – sự liên hệ với thế giới? Làm thế nào tôi sẽ được rõ ràng khi tôi quá rối loạn? Những đạo sư nói một điều, những giáo sĩ nói một điều khác, những người kinh tế và những người triết lý nói một điều khác – bạn theo kịp chứ? Những người phân tích nói điều gì đó về sự đau khổ nguyên thủy, hay bất kỳ điều gì. Vậy là tất cả họ đều đang la hét, đang viết lách, đang giải thích. Và tôi bị trói buộc trong đó và mỗi lúc lại bị rối loạn nhiều thêm. Tôi không biết phải làm gì để được rõ ràng, ai là đúng đắn, ai là sai lầm. Đó là vị trí của chúng ta, đúng chứ?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Vậy là, tôi tự nhủ với mình, tôi bị rối loạn. Sự rối loạn đó đã bị gây ra bởi tất cả những người này, mỗi người đang nói những sự việc khác nhau. Vì vậy tôi bị rối loạn. Thế là tôi nói, tôi sẽ không nghe bất kỳ ai trong các người nữa; tôi sẽ thấy tại sao tôi bị rối loạn. Chúng ta hãy khởi đầu từ đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5207)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5632)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4496)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5084)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4644)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5340)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4832)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9542)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4931)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4158)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]