Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Sau Khi Đức Phật Nhập Diệt

17/01/201109:40(Xem: 11263)
Chương 3: Sau Khi Đức Phật Nhập Diệt


VÌ SAO TIN PHẬT

Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt - California, Hoa Kỳ, 1997
Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987

PHẦN I
ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
Chương 3
SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT

-ooOoo-

ĐỨC PHẬT CÓ HIỆN HỮU SAU KHI NHẬP DIỆT KHÔNG?

Câu hỏi: 'Đức Phật có hiện hữu hay không hiện hữu sau khi nhập diệt' không phải là một câu hỏi mới. Câu hỏi này đã được nêu lên ngay khi Ngài còn tại thế.

Khi một nhóm đạo sĩ hỏi câu hỏi trên như với một số đệ tử của Phật, họ không được thỏa mãn. Anuradha (A Nậu Đa La), một đệ tử tìm đến Phật và tường trình với Ngài về câu chuyện này. Biết rõ khả năng của những người đặt câu hỏi, Đức Phật thường im lặng trước những câu hỏi như vậy. Tuy nhiên, Đức Phật đã giải thích cho Anuradha theo cách như sau:

' Này Anuradha, ngươi nghĩ thế nào, sắc thường còn hay vô thường?

- 'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Cái gì vô thường thì đau khổ hay sung sướng?

-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như : Này là của ta, là ta, là linh hồn ta, là trường cửu?

-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Thọ thường còn hay vô thường?'

-'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Cái vô thường, đau khổ hay sung sướng?

-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như: Này là của ta, là ta, là linh hồn ta? '

- Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Tưởng, Hành và Thức thường còn hay vô thường?'

-'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Cái vô thường đau khổ hay sung sướng?

-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ, bị thay đổi như: Này là của ta, là ta, là linh hồn ta?

-'Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Cho nên bất cứ cái gì, dù là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, liên quan đến mình hay người khác, thô hay tế, thấp hay cao, xa hay gần, tất cả sắc, tưởng, thọ, hành và thức phải được hiểu đúng đường lối như sau: 'Cái này không phải của ta, cái này không phải là Ta, cái này không phải là linh hồn ta. ' Hiểu như trên, một môn đồ cao quý, có tu học sẽ không còn ảo tưởng gì với sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi không còn ảo tưởng, người ấy kiểm soát được tham đắm của mình và loại bỏ chúng.

Không còn đam mê, người ấy giải thoát và có tuệ giác sanh khởi : 'Ta đã được giải thoát'. Người ấy chứng nghiệm được là ' (Tái) Sanh bị đoạn trừ, nay ta sống một đời thánh thiện, và đã làm cái gì cần phải làm. Ta sẽ không còn tái sanh nữa.'.

-'Này Anuradha, con nghĩ thế nào, sắc (thân) có phải là Như Lai không?

- 'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'.

-'Này Anuradha, theo quan điểm của con, con có nhìn thấy Như Lai trong sắc (thân) này không?

-'Thưa không, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Con có nhìn thấy Như Lai trong thọ, tưởng, hành và thức không?

-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Này Anuradha, con nghĩ sao cái gì không có sắc, thọ, tưởng, hành và thức có phải là Như Lai không?

- ' Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Này Anuradha, vì Như Lai không tìm thấy trong chính đời sống này, con có thể nói như thế này không: Người cao quý và tối thượng này đã nhấn mạnh và giải thích bốn mệnh đề sau đây:

Một Như Lai hiện hữu sau khi nhập diệt ;
Một Như Lai không hiện hữu sau khi nhập diệt;
Một Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sau khi nhập diệt;
Một Như Lai chẳng có mà cũng chẳng không có sau khi nhập diệt?
-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'

-'Được và tốt lắm, Anuradha. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ta chỉ giải thích và nhấn mạnh chân lý của Khổ đau và sự chấm dứt Khổ đau. (Anurudha Sutta - Samyutta Nikaya)

Câu chuyện đối đáp giữa Đức Phật và Anuradha không thỏa mãn nhiều người, vì nó không thỏa mãn đầu óc thích tò mò của con người.Chân lý như trên không thoả mãn cho xúc cảm và trí năng. Chân lý là một điều khó khăn nhất cho con người có thể hiểu được. Nó chỉ có thể được hiểu biết tư?ng tận bằng Tuệ Giác. Phật quả chẳng là gì cả mà chỉ là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh cao cả và giác ngộ tối thượng. Đó là lý do tại sao số các vị Phật có thể giác ngộ được người khác quả là hiếm hoi trên thế gian này.

NGƯỜI NỐI NGHIỆP ĐỨC PHẬT

Phật quả là thành tích cao nhất trong tất cả các thành tích.

Nhiều người hỏi tại sao Đức Phật không chỉ định một người nối nghiệp Ngài. Nhưng ai có thể chỉ định một người khác thay thế Đấng Giác Ngộ Tối Thượng? Đạt được Phật quả là một thành tích cao nhất mà chỉ một người trí tuệ nhất mới có thể đạt được. Người đó là đóa hoa của nhân loại. Muốn đạt được vị thế tối thượng này, ta phải có những điều kiện như tự tu tập, kỷ luật, tự giác, quá trình tinh thần, kiến thức tối thượng, và lòng từ bi vô lượng đến tất cả mọi chúng sanh. Cho nên, chính mình phải chấp nhận khó khăn để xứng đáng tiêu chuẩn hầu đạt được Phật quả. Thí dụ, một vị bác sĩ không thể chỉ định đứa con của mình làm bác sĩ, trừ phi chính đứa con đó phải tự học hành để thành bác sĩ. Một luật sư không thể chỉ định một người khác làm luật sư, trừ phi người đó đã hội đủ điều kiện là một luật sư. Một khoa học gia không thể chỉ định một người khác làm khoa học gia, trừ phi người này đã hội đủ kiến thức của một khoa học gia.

Cho nên Đức Phật không chỉ định người nối nghiệp Ngài. Mặt khác, cho dù Đức Phật có làm như vậy, người nối nghiệp Ngài không có đủ những đức tính thực sự của Đức Phật và có thể lạm dụng quyền thế và hướng dẫn quần chúng vào con đường lầm lạc.

Quyền hành trong tôn giáo phải được thực thi bởi một người hay những người có tâm ý trong sạch, hiểu biết thấu đáo, phẩm tính toàn hảo và sống một cuộc đời thánh thiện. Quyền hành không nên để trong tay người có tâm địa trần tục, nô lệ cho lạc thú thế gian, tham đắm vật chất và quyền uy trần thế. Nếu không, tính chất thiêng liêng, tự do và chân lý trong tôn giáo có thể bị lạm dụng.

ĐỨC PHẬT TƯƠNG LAI

'Ta không phải là Đức Phật đầu tiên đến trên trái đất này; ta cũng chẳng phải là Đức Phật cuối cùng. Trước đây đã có nhiều Đức Phật xuất hiện trên thế gian. Trong tương lai, một Đức Phật khác sẽ xuất hiện trên thế gian trong chu kỳ thế giới này.'

Khi Đức Phật sắp nhập diệt, Đức A Nan và một số đệ tử khóc than. Đức Phật nói: 'Đủ rồi A Nan, các ông không nên tự mình vương mắc vào khó khăn. Đừng khóc than. Phải chăng ta đã từng dạy các ông là trong chính bản chất của mọi sự vật, chúng đều phải hoại diệt. Chúng ta phải chia ly với tất cả những gì thân cận và yêu quý của chúng ta. Người ngu dại chấp nhận ý tưởng về cái Ta; người khôn ngoan không có một lý do gì để xây đắp cho cái Ta. Cho nên người khôn ngoan có một quan niệm chính xác về thế gian. Người đó đi đến kết luận là mọi sự vật duyên hợp sẽ bị tan rã; nhưng Chân Lý chẳng bao giờ thay đổi.'

Ngài tiếp: 'Tại sao ta phải gìn giữ cái thân này khi pháp thân vẫn tồn tại? Ta đã quyết tâm. Ta đã hoàn tất mục đích của ta và đã làm công việc dành cho ta. Này A Nan, con đã từ lâu gần gữi ta từ tư tưởng, lời nới đến việc làm trong niềm thương yêu vô bờ bến. A Nan, con đã làm tròn nhiệm vụ. Hãy nghiêm chỉnh tinh tiến lên, con sẽ giải thoát khỏi các ràng buộc! Con sẽ thoát khỏi tham dục, ảo tưởng, và vô minh'. Gạt nước mắt, A Nan thưa với Đức Phật: 'Ai là người sẽ dạy dỗ chúng con khi Đấng Thế Tôn đi rồi'? Đức Phật dạy hãy lấy Giáo Pháp của Ngài làm Thầy.

Ngài lại tiếp: 'Ta không phải là vị Phật đầu tiên đến trên trái đất này, và cũng chẳng phải là Vị Phật cuối cùng. Vào đúng lúc, sẽ có một Vị Phật khác thị hiện, Một Vị Thánh Thiện, Một Bậc Đại Giác, đầy đủ trí tuệ, đạo đức, biết rõ vũ trụ, một vị lãnh đạo không ai sánh bằng, một vị Thầy của trời và người. Vị Phật tương lai đó sẽ khám phá cho các ngươi Chân Lý Bất Diệt như ta đã dạy cho các ngươi. Vị Phật đó chỉ dạy đời sống đạo hạnh, toàn hảo và thanh tịnh, giống như Như Lai chỉ dạy ngày nay'.

-'A Nan hỏi: 'Làm sao chúng con biết được là Vị Phật tương lai?' . Đức Phật trả lời: 'Đức Phật đó là Di Lạc, có nghĩa là từ bi và thân ái'.

Người Phật Tử tin rằng đời nay những ai tạo công đức và sống một cuộc đời đạo hạnh, có thể tái sanh vào thời Đức Phật Di Lạc ra đời, và cũng đạt Niết Bàn giống như Niết Bàn thời Đức Phật Thích Ca. Họ sẽ được cứu độ bằng giáo lý do Ngài hướng dẫn. Giáo Lý của Ngài sẽ là ngưồn hy vọng cho mọi người trong tương lai xa xăm. Tuy nhiên, theo Đức Phật, người đạo hạnh có thể đạt Niết Bàn bất cứ lúc nào dù có Đức Phật thị hiện hay không thị hiện. '

Chừng nào mà các đệ tử của ta sống một cuộc đời thanh tịnh đạo hạnh, thì thế gian này không bao giờ lại thiếu vắng các bậc A-La-Hán'. (Kinh Đại Bát Niết Bàn)


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2015(Xem: 8544)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12406)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
05/11/2015(Xem: 8224)
Chuyến tàu chở chúng tôi từ Paris về ga Saint Foy La Grande đúng không sai một phút. Xuống tàu tìm mãi không thấy ai đón. Chúng tôi ra ngoài cửa ga đợi nửa tiếng vẫn không thấy ai. Thế là bắt đầu sốt ruột. Tìm lại trong người và hành lý thì hoàn toàn không có điện thoại của Làng Mai, không có địa chỉ. Nghĩ lại thấy mình thật là không cẩn thận, không chu đáo. Biết đi đâu bây giờ. Từ ngày rời Việt Nam tôi không hề dùng điện thoại, chỉ check email và vào facebook up tin một chút vào buổi tối mới mà thôi.
05/11/2015(Xem: 14229)
Chúng con, một nhóm PT mới dịch xong cuốn quotations "All You Need Is Kindfulness " của Đại Sư Ajahn Brahm. “Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
31/10/2015(Xem: 14104)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
26/10/2015(Xem: 10697)
Trung tuần tháng10 tới đây, tại La Residence Hue Hotel & Spa (số 5 – Lê Lợi Huế), bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ - sẽ ra mắt độc giả cuốn “Thư Chủ gửi Tớ” của chị. Đây cũng là những góc nhìn dưới nhiều khía cạnh của một doanh nhân am hiểu và tự tin, không chỉ trong lĩnh vực sở trường của mình.
24/10/2015(Xem: 8769)
Ajahn Sundara là một ni sư người Pháp, sinh năm 1946. Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình.
22/10/2015(Xem: 11629)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
22/10/2015(Xem: 10463)
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
21/10/2015(Xem: 11612)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]