Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Thông Điệp Của Đức Phật

17/01/201109:40(Xem: 10151)
Chương 2: Thông Điệp Của Đức Phật


VÌ SAO TIN PHẬT

Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt - California, Hoa Kỳ, 1997
Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987

PHẦN I
ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
Chương 2
THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT

-ooOoo-

THÔNG ĐIỆP CHO TẤT CẢ

Đức Phật, đóa hoa của nhân loại, không còn trên thế giới này nữa, nhưng hương thơm bức thông điệp hòa bình của Ngài vẫn muôn đời tỏa ngát.

Phật Giáo là một tôn giáo cổ nhất còn được hành trì cho đến ngày nay. Trong khi có nhiều tôn giáo khác tại Ấn, đã đi vào quên lãng, giáo lý của Đức Phật, (được gọi là Phật Pháp), vẫn rất thích hợp và cần thiết cho nhu cầu xã hội hiện tại. Lý do trên là vì Đức Phật lúc nào cũng tự coi mình như một vị đạo sư của loài người với thông điệp chủ trương mang hạnh phúc và an lạc cho tất cả chúng sanh. Mối quan tâm đầu tiên của Ngài là giúp đỡ các môn đồ có một cuộc sống bình thường không đi đến cực đoan hay hoàn toàn chỉ muốn hưởng dục lạc.

Bản chất thực của giáo lý Đức Phật nêu rõ sự kiện là không phải bất cứ ai cũng đạt được cứu cánh giải thoát chỉ trong một kiếp khi mà các ô trược tinh thần còn cắm rễ quá sâu trong tâm thức. Một số người có tinh thần vượt trội hơn người khác, có thể tiến tu đến mức độ cao hơn tùy theo căn cơ của họ. Nhưng mỗi cá nhân đều có tiềm năng cơ bản để đạt được mục tiêu tối thượng của Phật Quả nếu người đó có quyết tâm và thiện chí.

Đến bây giờ giọng nói dịu dàng và hiền hòa của Đức Phật vẫn còn văng vẳng bên tai chúng ta. Đôi khi chúng ta có lẽ cũng cảm thấy hổ thẹn vì chúng ta không hiểu Ngài hoàn toàn. Đôi khi chúng ta chỉ tán thán Giáo Lý của Ngài và kính trọng Ngài, nhưng chúng ta lại không cố gắng thực hành điều Ngài giảng dạy. Giáo Lý của Ngài và Thông Điệp của Ngài đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ hàng ngàn năm dù họ tin hay không tin vào tôn giáo. Thông Điệp của Ngài dành cho tất cả nhân loại.

Mặc dù Đức Phật, đóa hoa của nhân loại, không còn trên thế gian này nữa, hương thơm ngọt ngào và hương vị thanh khiết Giáo Lý của Ngài đã bay tỏa tới muôn phương. Hương thơm êm dịu đã trấn tĩnh và lắng đọng tâm tư hàng triệu người. Mùi thơm huyền diệu thâm nhập nội tâm và đem niềm vui đến mọi quốc độ chấp nhận Giáo Lý của Ngài. Lý do Giáo Lý của Ngài đã chinh phục hàng triệu con tim vì Giáo Lý này được truyền bá chẳng bằng vũ khí hay sức mạnh chính trị mà bằng từ bi và tình thương yêu nhân loại. Không một giọt máu nào đổ ra làm hoen ố con đường thanh tịnh. Đạo Phật thắng bằng sự giao tiếp ấm áp của tình thương chứ không phải bằng móng vuốt lạnh lẽo của khiếp sợ. Sự sợ hãi thần quyền và chủ thuyết lửa địa ngục bất tận không hề có trong Đạo Phật.

Trong 25 thế kỷ qua từ khi Đức Phật xuất hiện, thế gian đã có nhiều thay đổi. Nhiều Vương Quốc mọc lên rồi tan rã, nhiều quốc gia hưng thịnh rồi suy tàn. Rất nhiều văn minh thời quá khứ đó đã đi vào quên lãng. Nhưng tên Đức Phật vẫn sống động trong tâm tư cả hàng triệu người trên thế giới ngày nay. Vương Quốc của Chánh Đạo mà Ngài xây dựng, vẫn hùng hậu và vững vàng. Mặc dù nhiều chùa tháp, đền đài, hình ảnh, thư viện, và những biểu tượng tôn giáo xây dựng để vinh danh Ngài nay không còn nữa nhưng Danh Xưng Cao Quí không tỳ vết của Ngài và thông điệp của Ngài bất diệt trong tâm các người có văn hóa.

Đức Phật dạy chiến thắng vĩ đại nhất của con người không phải là chinh phục được người khác mà là tự thắng mình. Ngài dạy trong Kinh Pháp Cú: "Dù có chinh phục hàng muôn người ở chiến trường, nhưng chinh phục chính mình mới là chiến thắng cao quí nhất".

Có lẽ bằng chứng điển hình nhất cho thấy Thông Điệp Từ Bi vĩ đại của Ngài đã cảm hóa con người tàn bạo nhất là trường hợp của Hoàng Đế A Dục. Vào khoảng hai trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, vị Hoàng Đế này đã hung bạo đem quân đánh giết trên khắp lãnh thổ Ấn, gieo bao đau thương khủng khiếp. Nhưng khi vị Vua này thông suốt được Phật Pháp, đã hối hận về những tội lỗi gây ra. Ngày nay chúng ta nhớ ơn và tôn kính vị Hoàng Đế này, là sau khi chuyển hóa về với con đường hòa bình, ông đã lao mình và một cuộc chiến khác: một cuộc chiến đem hòa bình cho nhân loại. ông đã chứng minh rõ ràng Đức Phật quả không sai khi Ngài nhận định sự vĩ đại thật sự phát xuất từ lòng thương yêu chứ không phải hận thù, do khiêm tốn chứ không phải kiêu mạn, do từ bi chứ không phải tàn bạo.

Hoàng Đế A Dục đã tự hoán cải con người ông từ tàn ác thành nhân hậu hoàn toàn: ông đã cấm việc giết cả đến các súc vật tại vương quốc của ông. ông hiểu sở dĩ thuộc hạ trộm cắp vì thiếu thốn, cho nên ông giảm bớt những nhu cầu trong nước. Nhưng điều quan trọng trên hết là việc ông giáo huấn các đệ tử của Đức Phật luôn luôn nhớ đến giáo lý của Ngài là không bao giờ ép buộc người tôn giáo khác thay đổi niềm tin với các giáo chủ của họ. Có những trường hợp, chúng ta được biết có những vị Vua, sau khi đổi đạo, khát máu, đã dùng gươm đao để truyền bá đạo của mình! Chỉ đạo Phật có thể tự hào có một vị Vua vĩ đại như thế không ai sánh bằng từ trước cho đến nay.

Giáo Lý của Đức Phật được đưa ra để xã hội có thể tiến bộ về văn hóa và văn minh hầu sống trong hòa bình và hòa hợp. Tất cả những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống sẽ được thấu suốt hơn nếu chúng ta cố gắng học hỏi và tu tập lời Phật dạy. Đức Phật đề cập vấn đề khổ đau của nhân loại một cách thẳng thắn và trực tiếp.

Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất mà thế giới từng đư?c biết. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí luôn luôn có hiệu quả của tình thương và chân lý.Giáo lý của ngài soi sáng con Đường cho nhân loại để vượt qua một thế giới tối tăm, hận thù và đau khổ, tiến tới một thế giới của ánh sáng, tình thương và hạnh phúc.

THẦN THÔNG PHÉP LẠ

Theo Phật Giáo, nếu một kẻ dộc ác có thể trở thành một người thánh thiện, đó mới chính là phép mầu.

Trong mọi tôn giáo chúng ta thường nghe về những phép lạ thi triển bởi các nhà khai sáng hay các đệ tử của họ. Trường hợp của Đức Phật, nhiều hiện tượng mầu nhiệm xẩy ra từ ngày Đản Sanh cho đến ngày Nhập Niết Bàn của Ngài. Nhiều sức mạnh tâm linh (được gọi là thần thông phép lạ ở những tôn giáo khác) của Đức Phật đã đạt được trong suốt thời gian Đức Phật tu tập thiền định. Đức Phật đã qua những bậc thiền tập cao thâm nhất và tiến tới tự đạt được trí tuệ tối thượng. Sự chứng đắc ấy qua thiền định không phải là phép mầu mà là sức mạnh của bất cứ một nhà tu hành khổ hạnh nào cũng có thể đạt được.

Dùng thiền định trong đêm Giác Ngộ, Ngài đã nhìn thấy những kiếp trước của Ngài, nhiều cuộc sống trong quá khứ với tất cả những chi tiết, Ngài nhớ tới những kiếp trước, đã hành hoạt gì trong những kiếp ấy để đạt giác Ngộ. Rồi trong lần nhập định thứ nhì, Ngài nhìn thấy tất cả vũ trụ, hệ thống của Nghiệp và Tái sanh. Ngài thấy thế gian tạo nên bởi các chúng sanh cao quí và các chúng sanh tội lỗi, hạnh phúc và bất hạnh. Ngài nhìn thấy họ liên tục đi đến cái " chết do các hành động của họ" biến từ một kiếp này sang một kiếp khác. Cuối cùng, Ngài thấu rõ bản chất của Khổ đau, Nguyên nhân của Khổ, và con Đường đi đến diệt Khổ. Và trong lần nhập định thứ ba, Ngài thấy Ngài hoàn toàn thoát khỏi các ràng buộc của thế nhân hay thần thánh. Ngài hiểu rõ Ngài đã làm xong những gì cần phải làm. Ngài thấy rõ Ngài không còn phải chịu tái sanh nữa và đây là thân xác cuối cùng của Ngài. Hiểu biết đạt được trên đây dẹp tan vô minh, tăm tối và ánh sáng ngời tỏa trong Ngài. Ngài đạt được sức mạnh tâm linh và trí tuệ này trong lúc ngồi tham thiền dưới cội bồ đề.

Đức Phật sanh ra bình thường và sống bình thường. Nhưng Ngài là một người phi thường, Ngài quan tâm đến Giác Ngộ. Những kẻ không biết trân trọng Trí Tuệ tối thượng của Ngài, chỉ cố giải thích sự vĩ đại của Ngài bằng cách hé nhìn vào đời sống của Ngài, và đi tìm kiếm thần thông phép lạ. Sự Giác Ngộ tối thượng của Ngài đã thừa đủ cho chúng ta thấy sự Vĩ Đại của Ngài. Không cần thiết để chúng minh sự Vĩ Đại ấy bằng bất cứ phép thần thông nào. Đức Phật hiểu rõ thần thông có thể đắc được do sự rèn luyện tâm trí của con người. Ngài cũng biết đệ tử của Ngài có thể đạt được thần thông ấy qua việc phát triển tinh thần. Cho nên Đức Phật khuyên các đệ tử không nên dùng thần thông phép lạ để quy nạp các người thiếu hiểu biết. Ngài nhắc đến những thần công lực như đi trên mặt nước, phù phép, làm người chết đứng dạy, và thi triển những cái gọi là phi thường. Ngài cũng muốn nhắc đến những cách đoán thần thông như tha tâm thông, tiên tri, bói toán, vân vân ...Khi những người kém hiểu biết nhìn thấy những phép lạ ấy, cho rằng là thật nên càng tin tưởng. Nhưng những người cải đạo chỉ trên danh nghĩa này bị một tôn giáo hấp dẫn bởi những loại thần thông trên, chỉ ôm ấp một đức tin, đức tin không phải do họ chứng ngộ đuợc chân lý mà do họ nuôi dưỡng ảo giác. Ngoài ra một số người cho rằng các thần thông phép lạ ấy là do bùa phép. Thật sự khi Đức Phật hướng dẫn mọi người nghe Pháp, Ngài chỉ kêu gọi khả năng phán đoán của họ.

Câu chuyện sau đây minh họa thái độ của Đức Phật đối với những phép thần thông. Một ngày nọ, Đức Phật gặp một đ?o sĩ bên bờ sông. Nhà tu này đã bỏ 25 năm để đạt thần thông bằng khổ hạnh. Đức Phật hỏi đạo sĩ xem ông đã gặt được kết quả gì sau nhiều năm lao khổ. Rất hãnh diện nhà tu khổ hạnh trả lời là bây giờ ông có thể đi trên mặt nước để qua sông. Đức Phật chỉ cho ông ta thấy việc đạt thần thông của ông hoàn toàn vô nghĩa sau bấy nhiêu năm khổ luyện, vì ông ta có thể qua sông mà chỉ tốn có một đồng xu đi đò!

Trong một vài tôn giáo, phép lạ thi triển bởi một người có thể giúp người đó trở nên một vị thánh. Nhưng trong Phật Giáo, phép lạ có thể là một chướng ngại cho người muốn đạt thánh quả, đạt thánh quả là do sự tu tập từng bước một của một cá nhân. Muốn đạt thánh quả, mỗi người phải hành trì qua sự tự thanh tịnh hóa lấy mình và không ai có thể làm cho một người khác thành thánh được.

Đức Phật dạy rằng một người có thể đắc thần thông mà không đạt được trí tuệ. Đức Phật dạy nếu trước tiên chúng ta đạt được trí tuệ nhiên hậu chúng ta sẽ được phép lạ và cả thần thông về tâm linh. Nhưng nếu chúng ta phát triển thần thông mà không phát triển trí tuệ, chúng ta sẽ bị nguy hiểm. Chúng ta có thể lạm dụng thần thông vào những lợi lộc thế gian. Có nhiều người đã đi lệch ra khỏi chánh đạo vì dùng thần thông mà không phát triển trí tuệ. Nhiều người đắc được một vài thần thông phép lạ, đã gục ngã vì danh vọng hão huyền khi thu được một vài lợi lạc thế gian.

Nhiều cái đưọc gọi là phép lạ do một số người nói đến chỉ là tưởng tượng và ảo giác tạo ra bởi đầu óc thiếu hiểu biết đúng bản chất của sự vật. Những hiện tượng đó vẫn được coi là phép lạ chừng nào người ta vẫn chưa hiểu đưọc thực chất của chúng là gì.

Đức Phật cũng cấm các đệ tử của Ngài dùng thần thông để chứng minh sự ưu việt của giáo lý của Ngài. Trong một dịp Ngài nói dùng các phép lạ để quy nạp ngoại đạo thì chẳng khác gì dùng vũ nữ để mê hoặc người khác làm một điều gì. Bất cứ ai với sự rèn luyện tinh thần đúng cách cũng có thể thi triển thần thông vì chúng chỉ là sự biểu lộ của một tâm trí vượt trên vật chất.

Theo Đức Phật, phép lạ của sự chứng nghiệm mới đúng là phép lạ. Khi một kẻ giết người, trộm cắp, khủng bố, say rượu hay gian dâm, nhận thức được việc làm của mình sai quấy, kẻ đó thay đổi, từ bỏ lối sống xấu xa, vô luân và gây tai hại, sự thay đổi này mới thật là phép lạ. Sự thay đổi để thăng tiến do sự hiểu biết Pháp là phép lạ cao cả nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

ĐỨC PHẬT IM LẶNG

Khi người hỏi không thể hiểu được nghĩa lý thực sự của câu trả lời cho câu hỏi đó, và khi một câu hỏi đặt ra cho Ngài sai, Đức Phật giữ im lặng.

Kinh điển có nêu trong một vài dịp, Đức Phật im lặng trước những câu hỏi. Một vài học giả, thiếu hiểu biết ý nghĩa sự im lặng của Ngài, đã kết luận vội vã là Đức Phật không trả lời được. Đúng là có một vài dịp, Đức Phật không trả lời những câu hỏi về siêu hình, có tính cách lý luận suông, có nhiều lý do tại sao Ngài đã giữ sự im lặng cao thượng đó.

Khi Đức Phật biết được người hỏi không ở trong tư thế của một người hiểu được câu trả lời vì sự thâm thúy của nó, hay những câu hỏi đã sai ngay từ lúc đầu, Đấng Giác Ngộ giữ im lặng. Đức Phật im lặng trước một số câu hỏi sau đây:

1. Vũ trụ có bất diệt không?
2. Vũ trụ có không bất diệt không?
3. Vũ Trụ có hữu hạn không?
4. Vũ trụ có không hữu hạn không?
5. Có phải linh hồn và thể xác là một không?
6. Linh hồn là một vật còn thể xác là một vật khác phải không?
7. Như Lai có hiện hữu sau khi chết phải không?
8. Như Lai không còn hiện hữu sau khi chết phải không?
9. Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sau khi chết phải không ?
10. Như Lai chẳng hiện hữu và cũng chẳng không hiện hữu phải không?
Đức Phật đã nhận thức rõ những vấn đề này, Ngài đã im lặng cao thượng. Một người bình thường chưa giác ngộ hẳn có nhiều giải thích, nhưng tất cả điều đó chỉ là phỏng đoán sai lệch của trí tưởng tượng.

Cái im lặng của Đức Phật trước những câu hỏi rất nhiều ý nghĩa hơn là cả ngàn bài thuyết giảng về những câu hỏi này. Sự nghèo nàn của ngôn từ của nhân loại xây dựng trên những kinh nghiệm tương đối không hy vọng truyền đạt Sự Thật rộng sâu mà một người tự mình chưa hiểu biết được qua tuệ giác. Trong một vài dịp, Đức Phật rất kiên nhẫn giảng giải là ngôn ngữ thế gian giới hạn không thể mô tả hết được Chân Lý Tối Thượng. Nếu Chân Lý Tối Thượng là tuyệt đối, thì nó không có một điểm nào để cho người phàm phu, với chỉ bằng kinh nghiệm thế gian và sự hiểu biết tương đối có thể căn cứ vào mà nhận thức thấu đáo được. Nếu cố gắng tìm hiểu với một khái niệm tinh thần hạn chế, họ sẽ hiểu nhầm Chân Lý chẳng khác chi bẩy người mù sờ con voi. Người nghe mà chưa hiểu đưọc Chân Lý không thể hiểu được lời giải thích, giống như một người bị mù ngay từ khi lọt lòng thì làm sao hiểu được mầu sắc của bầu trời.

Đức Phật đã không trả lời tất cả những câu hỏi đặt ra cho Ngài. Ngài không bắt buộc phải trả lời các câu hỏi vô nghĩa do sự thiếu nhiều hiểu biết của người đặt câu hỏi và trường hợp không thích nghi cho việc phát triển tinh thần. Ngài là vị Đạo Sư thực tế, từ bi và trí tuệ sáng ngời. Ngài luôn luôn nói cho mọi người hiểu rõ về tính khí, khả năng và năng lực của họ. Khi một người đặt câu hỏi không phải ý định học tập một cuộc đời đạo lý mà chỉ là tạo cơ hội để chẻ sợi tóc làm tư (gây rắc rối), Đấng Thiện Thệ không trả lời những câu hỏi như vậy. Các câu hỏi được trả lời để giúp người hỏi tự hiểu mình, chứ không phải để khoe khoang cho người hỏi biết trí tuệ tột đỉnh của Ngài.

Theo Đức Phật, có vài cách để trả lời các loại câu hỏi. Loại câu hỏi thứ nhất cần thiết một câu trả lời rõ ràng như 'phải' hay 'không phải'. Thí dụ "Phải chăng tất cả sự vật đều vô thường?", câu trả lời là phải. Loại câu hỏi thứ hai cần phải có sự phân tích. Có phải Angulimala là một kẻ giết người trước khi trở thành A-La-Hán. Vậy tất cả những kẻ giết người đều có thể trở thành A La Hán ? Câu hỏi này trước khi trả lời 'Phải' hay 'Không phải' cần phải phân tích trước khi trả lời. Nếu không câu trả lời sẽ sai hay không làm cho người ta hiểu được. Bạn cần phải phân tích những điều kiện gì làm một kẻ giết người thành một thánh nhân trong chỉ một kiếp sống.

Loại câu hỏi thứ ba là loại cần thiết phản ứng bằng một câu hỏi ngược lại để giúp người hỏi suy nghĩ chín chắn. Nếu bạn hỏi: 'Tại sao giết một chúng sanh lại là điều sai trái? Câu hỏi ngược lại là: 'Bạn cảm thấy thế nào, khi người khác cố gắng giết bạn? Loại câu hỏi thứ tư là loại bạn phải loại bỏ. Có nghĩa là bạn không nên trả lời. Những câu hỏi này có tính chất ức đoán lý thuyết, và trả lời những câu hỏi này tạo nhiều thêm rối rắm. Thí dự như câu hỏi 'Vũ trụ này có hay không có một khởi thủy? ' Câu hỏi này làm cho người ta bàn luận năm này qua năm khác mà không đi đến kết luận. Những câu hỏi như vậy chỉ căn cứ vào trí tưởng tượng chứ không phải bằng sự hiểu thấu thực sự.

Một số câu trả lời của Đức Phật song hành với những câu trả lời về khoa học nguyên tử. Theo Robert Oppenheimer, ' Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, phải chăng vị-trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chắc chắn chúng ta phải trả lời là "không"; nếu chúng ta hỏi phải chăng vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chắc chắn ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi phải chăng hạt nhân đó đang di động, chắc chắn chúng ta phải trả lời "không". Đức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi hiện trạng con người sau khi chết; nhưng theo truyền thống của khoa học ở thế kỷ thứ 17 và 18 thì những câu trả lời như thế không mấy quen thuộc'

Tuy nhiên điều quan trọng đáng ghi nhận là Đức Phật cũng trả lời một vài câu hỏi như vậy cho những đại đệ tử trí tuệ nhất của Ngài sau khi người hỏi đi khỏi. Và trong nhiều trường hợp, những câu giải nghĩa được chứa đựng trong các bài thuyết giảng của Ngài cho chúng ta; những người sống thời đại khoa học phát triển nhất thấy tại sao những câu hỏi ấy không được Đức Phật trả lời vì chúng được nêu lên chỉ là để thỏa mãn tính tò mò của người hỏi mà thôi.

THÁI ĐỘ CỦA ĐỨC PHẬT VỚI KIẾN THỨC THẾ GIAN

Kiến thức thế gian không bao giờ giúp con người sống một đời đạo hạnh để đạt an lạc và giải thoát.

Kiến thức thế gian chỉ hữu ích cho cứu cánh ngoài đời. Với kiến thức này, nhân loại học cách xử dụng những tài nguyên trên trái đất để nâng cao mức sống, sản xuất nhiều thực phẩm, phát sanh điện lực dùng chạy các nhà máy, thắp sáng phố xá, nhà cửa, điều động xí nghiệp và thương mại, chữa bệnh, xây phòng ốc và cầu cống, nấu các món ăn ngoại lai, vân vân.... Kiến thức thế gian cũng được xử dụng vào những mục tiêu tác hại như làm các hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử, vận động thị trường hối đoái, lừa đảo 'công khai', và châm ngòi lửa sợ hãi lo âu và hận thù bằng chính trị. Mặc dù sự bành trướng nhanh chóng, kiến thức thế gian nhất là ở thế kỷ thứ 20, nhân loại vẫn không tiến gần đến việc giải quyết những vấn đề tinh thần và bất toại nguyện lan tràn. Có thể có nhiều khả năng nhưng nó sẽ chẳng bao giờ giải quyết những vấn đề chung quát của con người và mang lại hòa bình và hạnh phúc bởi do những tiền đề mà trên đó những kiến thức, khám phá và phát minh này được xây dựng.

Trong khi mang lại sự hiểu biết tốt đẹp là làm sao sống một cuộc đời lương hảo ngoài đời, Đạo Phật vẫn đặt trọng tâm là làm sao đạt được giải thoát qua sự trau dồi trí tuệ và rèn luyện tinh thần. Đối với những con người bình thường việc theo đuổi kiến thức thế gian sẽ không bao giờ có dứt điểm, nhưng cuối cùng, xét kỷ ra thì thực sự chẳng quan trọng gì. Chừng nào mà chúng ta hãy còn chưa hiểu Pháp thì chúng ta vẫn bị mắc bẫy trong vòng luân hồi. Theo Đức Phật: Đã lâu đời rồi, bạn đã từng đau khổ vì cái chết của người mẹ, cái chết của người cha, cái chết của đứa con trai, của đứa con gái, của anh, của chị, đã lâu đời rồi bạn đã từng bị mất của cải, đã lâu đời rồi bạn đã từng bị bệnh khổ. Vì lẽ bạn đã từng kinh nghiệm về cái chết của người mẹ, của người cha, của người con trai, của người con gái, của anh của chị, kinh nghiệm về sự mất mát của cải, kinh nghiệm về sự đau đớn vì bệnh tật, đau khổ bởi những điều bất hạnh, bạn đã nhỏ biết bao nhiêu nước mắt trên con đường dài ấy - hết từ sanh đến tử, rồi từ tử đến sanh - nước mắt này con nhiều hơn nước ở bốn biển.' Kinh Anguttara Nikaya) Nơi đây Đức Phật diễn tả cái Khổ Đau triền miên sanh tử trên thế gian. Ngài chỉ chú trọng đến một điều đơn giản: chỉ cho con người con Đường thoát khỏi Khổ đau.

Tại sao Đức Phật lại nói cho các đệ tử của Ngài với thái độ như vậy. Tại sao Ngài không cố gắng giải quyết vấn đề cho biết thế giới bất diệt hay không bất diệt, nó hữu hạn hay không hữu hạn? Những vấn đề này có thể hào hứng và phấn khích những kẻ tò mò. Nhưng những vấn đề này không giúp gì cho con nguời thoát được khổ đau. Đó là tại sao Ngài đã dẹp những vấn đề này sang một bên vì nó vô ích, hiểu biết những việc đó không đem lại hạnh phúc cho con người.

Đức Phật nhận thấy nói về những điều không có một giá trị thực tiễn, ngoài tầm hiểu biết chỉ phí phạm thời giờ và năng lực. Ngài nhìn thấy nếu triển khai các giả thuyết vế các vấn đề đó chỉ làm phân tâm trở ngại đến việc phát triển tinh thần.

Kiến thức thế gian và việc nghiên cứu khoa học phải được bổ khuyết bởi những giá trị tôn giáo và tinh thần. Nếu không, kiến thức ngoài đời không thể đóng góp được gì cho việc phát triển một đời sống thanh tịnh, đạo hạnh. Con người đã tới một giai đoạn mà tâm trí bị đầu độc bởi những dụng cụ và thành quả của kỹ nghệ cấp tiến, bị ám ảnh bởi những ô trược như ích kỷ, tham đắm quyền thế, và ham muốn của cải vật chất. Thiếu giá trị đạo lý thì kiến thức thế gian và sự tiến bộ kỹ nghệ có thể dẫn con người đến suy tàn và tiêu diệt. Chúng chỉ khơi dậy lòng tham dục và phát triển nó theo những chiều huớng mới đáng sợ hơn. Mặt khác, khi kiến thức thế gian đưọc khai thác cho những cứu cánh đạo đức, nó sẽ mang đến cho nhân loại lợi lạc và hạnh phúc tối đa.

THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

"Khi Như Lai đi rồi, Giáo Pháp của Như lai sẽ là Thầy và người chỉ đường cho các con"".

Ba tháng trước khi nhập diệt, Ngài gọi các đệ tử và dặn dò: "Như Lai đã thuyết pháp cho các con trong suốt 45 năm dài. Các con phải thấm nhuần và quý trọng giáo lý ấy. Các con phải tu tập theo giáo lý ấy và dạy người khác tu tập. Việc làm này rất vĩ đại cho hạnh phúc của những người hiện đang sống và cho hạnh phúc của thế hệ tiếp nối.

'Tuổi của Như Lai nay đã chín mùi, quãng đời còn lại của ta rất ngắn ngủi. Đã đến lúc ta sắp sửa ra đi, xa lìa các con. Các con phải tinh tấn lên. Này các thầy tỳ kheo, các thầy phải có chánh niệm, đạo hạnh thanh tịnh! Bất cứ ai kiên trì tu tập Giáo Pháp sẽ vượt qua vòng sanh tử, và sẽ chấm dứt khổ đau.'

Khi A Nan hỏi Phật, khi Ngài qua đời, đoàn thể Tăng Già sẽ ra sao ; Đức Phật hỏi l?i: "Này A Nan, Tăng Già trông chờ gì ở ta? Ta đã giảng dạy Chân Lý cho tất cả mọi người không phân biệt, về Chân Lý, Như Lai không mảy may dấu diếm... Này A Nan, có thể là một số trong các con nghĩ rằng rồi đây những lời dạy của Sư Phụ chúng ta không còn nữa, chúng ta chẳng bao lâu không còn Sư Phụ nữa". Đừng nên nghĩ như vậy A Nan à. Khi Như Lai đi rồi, Giáo Pháp của Như Lai và giới luật sẽ là Thầy các con".

Đức Phật tiếp: 'Nếu có ai nghĩ rằng: 'Chính Như Lai là người lãnh đạo tăng đoàn', hay Tăng Già tùy thuộc Như Lai, chính Như Lai là người phải ban hành các chỉ thị', Đức Phật không nghĩ là Ngài lãnh đạo Tăng Già và Tăng Già tùy thuộc nơi Ngài. Như Lai đã đến lúc phải ra đi. Giống như cỗ xe cũ hư không thể chở nặng thêm được nữa, xác thân không thể chịu đựng được thêm nữa. Cho nên này A Nan hãy là ngọn đèn và nơi nương tựa ở chính các con. Đừng tìm nương tựa nào khác. Hãy lấy Chân Lý làm ngọn đèn và nơi nương tựa. Đừng tìm nương tựa nơi nào khác.

Khi tám mươi tuổi, vào ngày sanh nhật, Ngài qua đời, không thi triển bất cứ phép mầu nào. Ngài cho thấy bản chất thực sự của những tập hợp pháp ngay cả trong sự sống của chính Ngài.

Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, một trong những đệ tử nhận xét: 'Tất cả phải ra đi - tất cả chúng sanh có mạng sống thì mọi hình tướng duyên hợp đều phải tan rã. Đúng, cả đến Đức Đại Đạo Sư như Ngài, một đấng vô thượng, đầy đủ trí tuệ và Giáo Ngộ như Ngài cũng phải chết'.

Lời Đức Phật dặn dò lúc ra đi:

'Hãy tinh tấn lên. Mọi sự vật duyên hợp đều vô thường'.
-- (Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ)

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5186)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5610)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4469)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5023)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4609)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5310)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4807)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9520)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4893)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4124)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]