Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Hòa Bình Và Quân Bình Nội Tại Trong Đời Sống Hằng Ngày

16/01/201107:05(Xem: 9076)
08. Hòa Bình Và Quân Bình Nội Tại Trong Đời Sống Hằng Ngày

 

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH:
HOÀ BÌNH VÀ QUÂN BÌNH NỘI TẠI TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Nguyên tác: Inner Peace and Balance in Daily Life
Tác giả: Remez Sasson - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Hòa bình và quân bình nội tại là vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người. Chúng được đánh giá một cách cao độ nơi hầu hết mọi người, mặc dù rất ít người trong chúng ta sở hữu nó. Tuy thế, mọi người có thể phát triển chúng, một số người được nhiều hơn một số người ít hơn.

Hòa bình và quân bình nội tại nghĩa là gì? Chúng có nghĩa là sự hiện diện của sự tự kiểm soát và nguyên tắc và khả năng không để những dữ kiện bên ngoài ảnh hưởng những cảm xúc, hành động và phản ứng của chúng ta. Sự hiện diện của chúng nghĩa là quyền sở hữu của những cảm giác thông thường và sự phán xét tốt, và không để thế giới bên ngoài lay động thế giới bên trong.

Đã bao nhiêu lần chúng ta bị lấn áp bởi những cảm xúc, đánh mất sự bình tĩnh của chúng ta và trở nên giận dữ hay mất kiên nhẫn? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã hối hận về những phản ứng, những thái độ của chúng ta?

Quý vị có quát tháo vào con cái, người phối ngẫu, đồng nghiệp, hay nhân công của quý vị không? Quý vị có nổi giận với họ chứ? Quý vị vui vẻ với tình cảnh này không? Quý vị có để cho việc làm, thời tiết, thái độ và cung cách xử xự của người khác, phim ảnh hay báo chí ảnh hưởng đến phương cách quý vị cảm nhận và suy nghĩ chăng? Những sự kiện bên ngoài có làm xao lãng tâm tư và làm quý vị suy nghĩ về chúng không thay vì những gì quý vị chọn để nghĩ đến? Đây là sự đánh mất quân bình nội tại và thiếu vắng sự an bình trong tâm.

Thiếu sự quân bình nội tại là nguyên nhân dao động bất thường của những cảm xúc, thiếu sự quả quyết cùng lãng phí thời gian trên những suy nghĩ, cảm xúc, và hành động không cần thiết.

Những thời khắc ngay sau khi thức dậy là quan trọng, và ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày. Những thời khắc này phải được sử dụng một cách đúng đắn.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, thay vì suy nghĩ về những khó khăn và nhiệm vụ đang chờ đợi chúng ta, hãy mĩm cười và nói với chính mình về sự kỳ diệu của ngày hôm nay như thế nào mà quý vị sẽ có. Hãy nghĩ về những thứ vui thích mà chúng ta sẽ làm hay trãi nghiệm, không phải về những khó khăn. Lập lại với chính mình vài lần rằng hôm nay chúng ta sẽ duy trì sự quân bình nội tại, cảm giác bình thường và sự bình an của tâm hồn.

Từ thời khắc chúng ta thức dậy cho đến khi đi ngủ vào buổi tối hãy cố gắng duy trì một sự buông bỏ hay vô tư nào đó. Điều này không có nghĩa là thờ ơ,dửng dưng hay vô cảm. Nó có nghĩa là đừng phản ứng ngay lập tức đến những hoàn cảnh, từ ngữ, cảm xúc hay tư tưởng. Nó có thể không dễ dàng quá, nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn chúng ta sẽ chiến thắng. Hãy thở sâu một vài hơi và đếm đến mười trước khi hành động. Điều này sẽ giúp tăng cường cho việc chúng ta trầm tĩnh xuống một cách nào đó.

Nếu ai đấy nói với chúng ta điều gì đấy mà chúng không thích nghe, thay gì bị trái tai, xúc phạm hay đáp trả lại bằng giận dữ, hãy kềm chế lại và trì hoãn sự phản ứng của chúng ta. Tôi không muốn nói là hãy bực dọc và sôi sục bên trong và không biểu lộ gì bên ngoài. Điều này không lành mạnh. Ý tôi muốn nói là hãy nhìn vào tình tiết trong một nhận thức rộng rãi hơn. Có phải là những gì người khác nói là thật sự quan trọng? Tại sao ngôn ngữ của người ấy có ý nghĩa quá nhiều đến chúng ta? Có thể người ấy đúng, và có phải sẽ là thông thái để lưu tâm đến ý kiến của người ấy, thay vì phản ứng trong giận dữ?

Luôn luôn nhớ rằng nếu chúng ta rơi vào một thung lũng, nhưng hãy tiếp tục bước tới, chúng ta sẽ đến một nơi mà chúng ta sẽ bắt đầu leo lên. Không cần biết điều gì đã xãy ra, hãy nhớ rằng luôn luôn có một lối thoát. Sau mỗi lần té ngã sẽ có sự vươn dậy lần nữa. Đây là kiến thức sẽ giúp chúng ta khôi phục sự hòa bình và quân bình nội tại, khi chúng ta gặp phải khó khăn và chướng ngại.

Phát triển sức mạnh nội tại và khả năng để làm cho tâm thức lặng yên, qua thực tập thiền định (tập trung, hay chỉ) và thiền quán (tuệ minh sát), buông bỏ, quán tưởng hay kiên quyết, sẽ đưa chúng ta trên con đường dài đạt đến và duy trì sự quân bình và hòa bình nội tại.

Inner Peace and Balance in Daily Life
By Remez Sasson

Chuyển ngữ Tuệ Uyển – 26/05/2010

http://www.successconsciousness.com/inner_peace_balance.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2015(Xem: 8324)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9046)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 9070)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7638)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10127)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 8043)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11828)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8406)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9369)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8975)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]