Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 3

14/01/201111:42(Xem: 8649)
Trang 3

Hỏi:

NgàiMụcKiền Liên là người đã chứng ngộ, tại sao còn bịnhân quả? Nhân quả là ở trong chiêm bao, nhưng ngài Mục KiềnLiên đã thoát ra khỏi chiêm bao mà vẫn bị chiêm bao chi phối?

Đáp:
PhậtThíchCa muốn cho người ta tin nhân quả nên mới dùng phươngtiện. Như trong Hư Vân Niên Phổ nói: “Tiền thân của Phậtlà đứa bé đánh con cá lớn 3 cái, mà bây giờ Phật bịnhức đầu”. Theo lẽ thường người ta nói chân thật chưachắc tin, còn Phật nói là “lời của tôi không phải thật”,đừng có chấp thật mà muốn người ta tin. Vì Phật nói xonglà phủ nhận liền, như Phật nói: “49 năm thuyết pháp, tôichưa từng nói một chữ”, kinh Kim Cang nói: “Ai nói Phậtcó thuyết pháp là phỉ báng Phật”, như thế có phải mâuthuẩn không?

Chẳngcó pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp. Phật rất sợngười ta chấp vào lời của Phật, nên Phật vừa nói xongthì phủ nhận liền. Như mình cho có vô minh có sanh tử, đếnchừng kiến tánh thấy rõ ràng không có sanh tử. Nhân quảtrong chiêm bao, ra khỏi chiêm bao thì hết nhân quả. Tổ ĐạtMa nói trong Pháp Môn An Tâm: “Kiến tánh triệt để thì nhânquả đều hết”.

-Phápmôn an tâm của Tổ Đạt Ma:

Lúcmê thì người đuổi theo pháp (còn pháp chấp), lúc ngộ thìpháp thuận theo người (pháp chấp đã dứt sạch); lúc mêthì sắc thân làm chủ của tâm, lúc ngộ thì tâm làm chủsắc thân. Hễ khởi tâm phân biệt đo lường thì hiện lượngtâm thức đều như mộng huyễn chẳng thật. Nếu tâm thứctịch diệt, chẳng còn chỗ niệm khởi, ấy gọi là chánhgiác.

Hỏi:
Thếnàolà hiện lượng của tâm thức?

Đáp:
Thấytấtcả pháp có, có chẳng tự có, do tự tâm chấp thậtthành có; thấy tất cả pháp không, không chẳng tự không,do tự tâm chấp thật thành không. Bất cứ pháp nào cũng thế,đều do tự tâm chấp có chấp không mà thành.

Nếutạo tất cả tội, mà người ấy tự kiến Pháp Vương (kiếntính triệt để, từ mở mắt chiêm bao thức tỉnh) thì liềnđược giải thoát. Hễ từ nơi ấy “sự” ngộ được thìsức dụng mạnh, nơi tự kiến pháp tính, bất cứ lúc nàocũng chẳng mất chánh niệm. Còn nơi văn tự ngộ được thìsức dụng yếu kém vậy.

“Sự”tức là “pháp”, pháp tức là sự, sự và pháp chẳng haichẳng khác, mặc cho ông nhảy nhót nhào lộn, đủ thứ tạotác đều chẳng ra ngoài phạm vi của pháp giới. Muốn đempháp giới dung nạp pháp giới ấy là ngu si, vì bất cứ làmviệc gì cũng chẳng thể ra ngoài pháp giới tâm được. Tạisao? Vì tâm thể và sự vật tức là pháp giới, cũng gọilà “hiện lượng” của tâm (hiện lượng tức là thậttướng, chẳng phải hiển hiện số lượng vậy).

Hỏi:
Ngườithếgian đủ thứ tu học, tại sao chẳng đắc đạo?

Đáp:
Vìthấycó “ta” nên chẳng đắc đạo. Bậc Thánh gặp khổchẳng lo, gặp vui chẳng mừng, ấy là do chẳng thấy có “ta”nên chẳng màng khổ vui. Do quên hẳn cái “ta” nên đếnđược chỗ vô vi. “Ta” còn tự quên thì còn việcgì mà chẳng quên ư!

Hỏi:
Pháptứclà Không thì còn ai tu đạo ư?

Đáp:
Có“ai”mới cần tu đạo, nếu chẳng có “ai” thì chẳngcần tu đạo. Cái “ai” này tức là “ta”, nếu không chấpngã, gặp bất cứ sự vật gì cũng chẳng sanh tâm thị phi.“Thị” do ta tự thị mà sự vật chẳng thị, “phi” cũngdo ta tự phi mà sự vật chẳng phi, nơi tâm vô tâm, ấy gọilà thông đạt Phật đạo; đối cảnh chẳng khởi tri kiếngọi là đạt đạo. Hễ gặp sự vật nào cũng liễu đạtnguồn gốc của nó thì có thể khai mở huệ nhãn.

Ngườitrí tùy thuận sự vật chẳng tùy thuận bản ngã (ngã chấpđã dứt sạch) nên không có thuận nghịch lấy bỏ; kẻ ngutùy thuận bản ngã (ngã chấp còn) mà chẳng tùy thuận sựvật nên có thuận nghịch lấy bỏ.

Chẳngthấy một vật gọi là kiến đạo (thấy vật chẳng chấpthật, thấy đồng như chẳng thấy); chẳng hành một vậtgọi là hành đạo. Nơi tất cả xứ sở mà quên xứ sở (chẳngchấp thật có xứ sở đồng như không có xứ sở). Đang lúctạo tác chẳng có năng tác, sở tác, tức là thấy Phật;lúc thấy tất cả tướng tức là có cái kiến chấp đểchấp tướng, nên đọa địa ngục, do quán chiếu thấu triệtPháp tính nên được giải thoát. Hễ có ghi nhớ phân biệtđều thuộc về chảo dầu sôi, lò lửa than, liền hiện tướngsanh tử. Nếu thấy được Pháp giới tính (tính Niết Bàn)tức là kiến tánh, chẳng ghi nhớ phân biệt tức là Pháptính vậy.

Dotâm chẳng phải là sắc (vật chất) nên phi hữu, thườngdụng chẳng gián đoạn nên phi vô; dụng mà thường Khôngnên phi hữu, không mà thường dụng nên phi vô (Tâm như hưkhông vô sở hữu mà dung nạp vạn vật nên Không mà thườngdụng, dụng mà thường Không vậy).

Tạingười đó tư tưởng chấp thật thì mới sanh ra đủ thứphiền não mới có đủ thứ vấn đề.

Hỏi:
Muônniệmtừ đâu khởi?

Đáp:
Từbộnão.

Hỏi:
Tâmlàcái gì?

Đáp:
Phậtcũngkhông biết nữa. Vì nó không phải là sở tri.

Hỏi:
Cóphảikhi kiến tánh mới biết là cái gì khởi phải không?

Đáp:
Chưakiếntánh cũng biết vậy. Ban đêm khởi niệm gọi là nhắmmắt chiêm bao, ban ngày khởi niệm gọi là mở mắt chiêm bao.Niệm niệm không dứt, tại do vọng tâm hoạt động hoài.

Hỏi:
NgàiĐịaTạng Bồ Tát có phải là Mục Kiền Liên Bồ Tát không?

Đáp:
Ngườiđóngu mới hỏi như vậy.

Hỏi:
Cóngườibạn con thầu bán căn tin ở một xí nghiệp do con địnhbán cơm chay và nước, nhưng do yêu cầu công nhân ăn mặn,nếu con bán thức ăn mặn thì có nhân quả không?

Đáp:
Nếulấycái đó làm lời thì có nhân quả.

Hỏi:
Conphátnguyện hiến thân cho ngành y để nghiên cứu sau khi conchết, nhưng con của con không đồng ý giao cho y khoa thì concủa con có bị tội không?

Đáp:
Ngườinàolàm người nấy chịu, nhưng người nào ra lệnh thì ngườiđó phải chịu. Việc ấy không phải tội mà là nhân quả,nhân quả thì do tâm tạo, khởi tâm động niệm đều có nhânquả, mặc dầu chưa làm cũng có nhân quả.

Hỏi:
PhápBảoĐàn Kinh nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệmsau không diệt là Phật”. Kính xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
Nhưngườita hỏi “tham thiền sắp kiến tánh, sắp kiến tánhthì sắp biết phải không”? Tôi nói “không phải, khôngthể nói là sắp biết, tại vì cái tâm mình đâu có ngưngbiết, nó ngưng rồi biết lại mới nói là sắp biết”. Nếutâm không có ngưng làm sao có tiền niệm hậu niệm? Cũng nhưánh sáng mặt trời đâu có tiền (trước) hậu (sau)? Nếuhỏi ‘trời gần sáng thì mặt trời sắp chiếu có đượckhông’? Không được. Vì mặt trời đâu có ngưng chiếu mànói sắp chiếu? Rồi mặt trời làm sao có trước sau? Nó khôngcó ngưng chiếu thì không có trước sau.

Hỏi:
QuyyTam Bảo là gì?

Đáp:
Quylàtrở về, y là y nhờ, tức là trước kia không biết, bâygiờ biết thì trở về y nhờ Tam Bảo. Tam Bảo là Phật Bảo,Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Ynhờ Tam Bảo để làm gì? Là được sự giáo hóa của TamBảo theo đó tu hành được giải thoát tất cả khổ, đạtđến tự do tự tại vĩnh viễn. Đó là mục đích quy y.

Chữ“Phật” là tiếng Ấn Độ nghĩa là giác ngộ. Tại sao cầnphải giác ngộ? Vì nếu không giác ngộ thì phải ở trongchiêm bao mãi, chịu cái khổ trong chiêm bao, cứ luân hồi lụcđạo trong chiêm bao chịu khổ hoài không được giải thoátcái khổ sanh tử. Nên cần phải giác ngộ tức là ở trongmở mắt chiêm bao thức tỉnh. Vì vậy mình phải theo sự giáohóa của Tam Bảo mà thực hành Pháp Bảo do Phật truyền dạythì mới được giác ngộ, nên mới nhờ Pháp Bảo.

Cũngnhư quý vị học tham thiền, pháp môn tham thiền giúp quý vịđến chỗ giác ngộ giải thoát tất cả khổ đạt đến tựdo tự tại vĩnh viễn, nên pháp này gọi là Pháp Bảo.

Nhưngcó Phật Bảo và Pháp Bảo rồi, phải có Tăng trực tiếpgiáo hóa chúng sanh. Nếu có Phật Bảo và Pháp Bảo mà khôngcó Tăng Bảo thì cũng như không có. Cho nên cần có Tăng Bảotừ đời từ đời đem Pháp Bảo truyền dạy cho chúngsanh, đúng theo đó tu hành được giải thoát.

Tăngdịch âm tiếng Ấn Độ là Tăng Già nghĩa là hòa hợp chúngtức là phải nhiều người hòa hợp, theo giới luật thì có4 vị Tăng hòa hợp mới thành Tăng. Tăng là Tăng đoàn chứkhông phải một vị. Quy y Tam Bảo là không quy y một thầynào, cũng như tôi thay mặt cho Tam Bảo để chứng minh quývị đã quy y Tam Bảo đã là đệ tử của Tam Bảo nghe theolời dạy của Tam Bảo để tu hành đến chỗ giác ngộ.

Hỏi:
Ngũgiớilà gì?

Đáp:
Ngũgiớilà: Sát sanh – Trộm cắp – Tà dâm – Vọng ngữ –Uống rượu.

1-Giớisát sanh: Là không được giết hại chúng sanh. Bất cứ chúngsanh loài hữu tình nhỏ như con kiến, con muỗi,… cho đếnlớn như con trâu, con bò,… và con người thì không đượcgiết hại.

2-Giớitrộm cắp: Là tất cả đồ vật của người chủ không đồngý mà mình lấy, gọi là trộm cắp. Nếu những đồ của cha,mẹ, anh, em dùng qua dùng lại thì không gọi là trộm cắp.Mặc dầu tiền của cha, mẹ, anh, em có giữ riêng, nếu chưacó sự đồng ý mà lấy thì cũng thuộc trộm cắp.

3-Giớità dâm: Là ngoài vợ chồng mà quan hệ dâm thì cấm, còn vợchồng chánh thức thì không cấm dâm. Việc này ở ngoài đờithì pháp luật cũng cấm. Đó là vai trò bổn phận làm chồnghay làm vợ.

4-Giớivọng ngữ: Gồm có 4 thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡngthiệt.

-Vọngngôn: Là có nói không có, không có nói có, tức là nói gạtnói láo.

-Ỷngữ: Là nói lời thêu dệt nghĩa là nói chuyện quan hệ dâmdục của nam nữ.

-Áckhẩu: Là chửi mắng người ta.

-Lưỡngthiệt: Là nói hai chiều, tức là người bên này nói xấungười kia, người bên kia nói xấu người này, làm cho haibên gây lộn đánh lộn.

5-Giớiuống rượu: Đáng lẽ uống rượu không có hại đến ai.Nếu uống rượu say thì có thể phạm đến 4 giới trước(sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ), vì say nên tự mìnhkhông kềm chế được. Cho nên, nhà Phật phải cấm uốngrượu.

Sát,đạo (trộm), dâm, vọng gọi là tánh giới. Bốn giới nàylà căn bản của nhà Phật. 5 giới của người Phật tử tạigia, 10 giới Sa Di, Sa Di Ni, 250 giới Tỳ Kheo, 348 giới Tỳ KheoNi, 10 giới trọng 48 giới khinh của Bồ Tát đều là lấy4 giới này làm căn bản. 4 giới này thuộc về tánh giới.Không những thọ giới rồi mà lại phá giới thì có tội,không có thọ giới mà phạm thì cũng có tội nhân quả, tứclà phải chịu quả báo.

Nhưngsám hối có thể sám diệt được tội phạm giới, còn tộinhân quả không thể sám được. Nhân nào quả nấy thì phảichịu quả báo. Không phải thuộc về tánh giới là giá giớinhư giới uống rượu có thể khai tức là uống không có phạm.Tại sao? Như có bệnh mà thầy thuốc bảo uống thuốc rượumới trị được bệnh thì mình có thể công khai uống rượuđể trị bệnh nên không phạm. Nếu mình uống lén thì phạmhay uống lộn rượu cũng không phạm hoặc những thứ có tênrượu mà uống không say, như cơm rượu, bỏ rượu vào đồăn không thể say thì không phạm.

Nhưngtánh giới không thể khai, nhưng có thể sám hối. Sám rồilà hối cải không phạm nữa.

Hỏi:
Đitrênđường lỡ đạp nhầm con trùng thì có bị tội không?

Đáp:
Mỗinămđến mùa kiết hạ, chư Tăng không ra ngoài đường làtránh đạp nhầm côn trùng, vì mùa hạ ít lạnh côn trùngra ngoài đường nhiều. Theo Phật pháp là tất cả do tâm tạo,nếu tâm không biết thì không có nhân, không có nhân thì khôngcó quả. Giữ được thiền giới (không biết) thì không cóphạm, lúc biết thì phạm. Nếu có phản ứng tự nhiên thìcũng phải có quả tự nhiên.

-Nhưvậy có tội rồi phải không?

-Việcấy không phải tội, mà là việc nhân quả. Tức là tạo nhânnào thì chịu quả ấy. Mình cố ý phạm pháp luật ở ngoàiđời tức là có tội cấm nên bị người ta bắt, giết gàvịt thì đối pháp luật ngoài đời không có tội, mà cótội nhân quả. Phạm giới mới coi là tội, mà có thể sámhối diệt tội phạm giới thì không còn tội. Như tội nặngcách mấy nhưng sám hối thì được hết.

Nhưtội ba la di là tội hạng nhất của người xuất gia, phảibị 9 triệu năm địa ngục, nếu được sám hối thì hếttội. Còn nhân quả thì khác, nhân nào quả nấy. Như bây giờmình vô ý có phản ứng tự nhiên đập chết con muỗi giốngnhư mình ra ngoài đường bị xe cán chết. Chiếc xe vô ý cánchết người thì pháp luật cũng phạt người lái xe. Nên tâmcố tình thì bị quả cố tình, tâm vô ý thì bị quả vôý.

Hỏi:
Ngườichồngbán đồ mặn để nuôi vợ con, người vợ phát tâmtu. Như vậy có lọt vào nhân quả không?

Đáp:
Ngườinàocó quyền mà chủ trương làm thì chịu nhân quả, cònngười cấp dưới không có quyền là chỉ nghe lệnh cấp trênthì không bị nhân quả. Cũng có trường hợp cấp trên saicấp dưới đi giết hại thì cấp dưới cũng phải bị nhânquả.

Hỏi:
Nhữngngườiăn thịt không thấy con vật bị giết hay không thấycon vật đau khổ la lên, vậy những người ăn thịt đó cómắc tội nhân quả không?

Đáp:
Cómắctội nhân quả. Kinh Lăng Nghiêm và kinh Lăng Già nói: “Ăntam tịnh nhục, ngũ tịnh nhục đều cấm”. Không nghe, khôngthấy, không vì mình mà giết gọi là tam tịnh nhục, rồithêm cầm thú ăn dư hay con vật tự chết, côïng chung là 5thứ gọi là ngũ tịnh nhục. Mình dùng đồ có liên quan đếnthân thể của con vật thì cũng có dính líu nhân quả, nhưdùng giày làm bằng da trâu bò, áo lông thú,…

Hỏi:
Cóngườiăn thịt khỉ, đến khi bệnh thì có hành vi leo cây,nhảy nhót như khỉ. Người vợ của người ăn thịt khỉthắc mắc sao nghiệp báo đến nhanh quá?

Đáp:
Nghiệpnàonặng thì trả trước, như nghiệp thiện nhiều hơn nghiệpác thì phước báo đến trước, nghiệp ác nhiều hơn nghiệpthiện thì việc xấu đến trước. Tức là nhân mạnh thìquả mau đến, nhân yếu thì quả đến sau. Có một vị phátminh thuốc phòng tê liệt để trị cho người khác thì được,nhưng chính ông đó lại bị tê liệt mà dùng thuốc của ôngthì không chữa được, nên lúc ông gần chết rất khổ.

Tạisao? Đó là quả báo của ông. Trong khi giúp người ta đượcphải thí nghiệm biết bao nhiêu con thỏ con chuột chịu đaukhổ rồi mới chết. Cho nên trong khi sống ông bị quả báochứ không đợi đến kiếp sau mới có quả báo.

Vìvậy, nhà khoa học Einstein ăn chay trường là ông sợ quảbáo.

Hỏi:
Conđãăn chay trường lâu rồi, nhưng người mẹ của con khôngchịu ăn chay thì con phải làm cách nào để cho bà ăn chay?

Đáp:
ỞThượngHải, có ông chủ ngân hàng ăn chay trường, nhưngkhuyên mẹ ăn chay lần nào cũng bị rầy. Ông không khuyênnữa, bảo nhà bếp làm chay thật ngon nhưng không nói là đồchay. Bà mẹ ăn chay được 2 năm mà không biết mình ăn chay.Đến lần sanh nhật của bà, ông chủ ngân hàng mới nói vớibà mẹ rằng: “Sanh nhật của mẹ, mời tất cả mọi ngườiđều dự tiệc chay và mẹ cũng ăn chay”.

Bànói: Aên không được mà cứ nói ăn chay hoài!

Ôngấy nói: Mẹ đã ăn chay được hai năm rồi mà! Tại sao cònnói không được?

Bànói: Sao nói tôi ăn chay 2 năm?

Ôngấy nói: Mẹ cứ hỏi các vị nhà bếp?

Vềsau bà ấy không còn nói gì về việc ăn chay nữa.

-Mấyđứa em của con nói con bất hiếu và nói sao không mua thịtcho mẹ ăn? Rồi mấy đứa em chửi con hoài! Tại sao?

-Tạivì cô không biết dùng phương tiện. Nếu hại cha mẹ chịuquả báo mới là bất hiếu. Mấy đứa em có chửi cũng mặckệ. Như ông chủ ngân hàng cũng bị mẹ ông chửi vậy.

Hỏi:
Bátquantrai là gì?

Đáp:
Bátquantrai là phương tiện cho người tại gia tập tu một ngàymột đêm cuộc sống xuất gia, nên có qui định một ngàymột đêm. Theo giới luật của nhà Phật là khi thọ giớithì được xả giới, còn bát quan trai khỏi cần xả, vì thọgiới bát quan trai là quy định chỉ được một ngày mộtđêm thì tới giờ tự xả. Như ngũ giới là cấm tà dâm,nhưng thọ giới bát quan trai là giới xuất gia một ngày mộtđêm thì tà dâm và chánh dâm đều cấm.

Bátquan là 8 thứ quan ải (cấm), tức là 9 giới của10 giới SaDi, trừ ra giới cầm tiền bạc, vì người Phật tử khôngcó thể lìa tiền bạc được. Trai là ăn ngọ.

Giớidâm là quan hệ sinh lý rất khó giữ. Các cầm thú như cọp,beo, sư tử,… mình cho nó là ác thú. Nhưng nó dâm dục vìsự truyền giống, ngoài sự truyền giống thì nó không dâmdục, nó giết hại con khác vì sự đói của nó, còn nó nothì không giết hại. Con người thì không phải vậy, khôngphải vì để no mà giết hại, không phải vì truyền giốngmà dâm dục! Cho nên, nhà Phật phải cấm, mà lại rất làkhó cấm. Tu sĩ có thêm 5 giới để làm hàng rào giữ giớidâm.

Bátquan trai như cái cầu để cho người ta tu giải thoát. Thóiquen của con người rất khó sửa, nên phải tập sửa lầnlần. Theo qui định người thọ giới Bồ Tát mỗi tháng phảithọ 6 ngày bát quan trai (2 ngày cuối tháng, mùng 1, rằm, mùng8 và 23). Nếu đã tập quen thì ngày nào mình cũng có thểthọ bát quan trai được. Tức là mình ở nhà tiếp tục tunhư mình đến chùa, gọi là thân tại gia nhưng tâm xuất gia.Như Lục Tổ nói: “Thân tại gia mà tâm xuất gia, còn tốthơn thân xuất gia mà tâm tại gia”. Những người thân xuấtgia mà tâm tại gia là những người tạo tội địa ngục.

Hỏi:
Conthamthoại đầu giữ nghi tình, con mắt con vẫn thấy cảnhvật cũng như không thấy, nhưng vẫn đi đứng được và conkhông biết trời biết đất biết ta gì nữa, rồi câu thoạiđầu cũng biến mất. Như vậy là thế nào?

Đáp:
Biếtcâuthoại đầu biến mất thì không được rồi, đừng cóbiết, cứ giữ cái không biết là đủ. Nếu nghi tình cònthì không biết thì mấy cái kia khỏi cần nói.

-Làmthế nào để tăng nghi tình lên?

-Nhưvậy là muốn tìm hiểu cho biết làm chi nữa? Đã giữ khôngbiết là chấm dứt tìm hiểu.

-Đếngiai đoạn nào thì nghi tình thành khối?

-Vìông muốn tìm hiểu nghi tình là nghịch với tham thiền. Đãbiết tham thiền là “không biết” mà! Không biết là chấmdứt tìm hiểu, bây giờ không chịu chấm dứt tìm hiểu màlại tìm hiểu nghi tình, tức là không có tham thiền.

Sơlược cách tham Tổ Sư thiền:

Cáchthực hành rất giản dị chỉ là hỏi và nhìn, hỏi là kíchthích niệm không biết, nhìn là nhìn chỗ không biết. Nhưhỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì khởi lênmột niệm không biết, khán là nhìn chỗ không biết, chỗkhông biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mụctiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì vẫn còn khôngbiết, chính vẫn còn không biết đó gọi là nghi tình. Cứhỏi và nhìn, hai cái một lượt đi song song để giữ nghitình, thì nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu,rồi kiến tánh thành Phật.

Nămnăm trước, mỗi năm tôi đều có đi Canada một lần đểhoằng Tổ Sư thiền. Ở bên Mỹ có 10 Phật tử đi theo, trongđó có 2 mẹ con, người mẹ là tên Nguyệt Anh có đứa conmới 3 tuổi (4 tuổi ta) cùng đi theo. Đứa bé được mẹ nódạy tập tham thiền khoảng mấy tháng. Đến thành phố lớnnhất của Canada là Toronto có quán khoa học, trong đó có máyvi tính để mình thử hoạt động của bộ óc. Khi để taytrên bộ phận máy vi tính thì đèn ở trên sáng lên. Nhữngngười theo tôi đi Canada đều là hành giả tham thiền đềuthử qua máy này, lúc hỏi và nhìn thì đèn sáng lên từ trênxuống cùng rồi đèn tắt.

Tôithường nói con nít 6, 7 tuổi và bà già 70, 80 tuổi đều biếttham thiền. Nhưng đứa bé mới 3 tuổi, tôi chưa tin nó thamthiền được, sẵn có máy để thử coi. Tôi ẳm nó trên đầugối tôi, tôi lấy tay nó đè trên máy thì đèn cũng sáng ởtrên, tôi bảo nó tham thiền đi, nó tham khi chưa có trời đấtta là cái gì? Thì đèn ở trên sáng rồi xuống dưới cùngtắt luôn.

Lúcđó những người da trắng đứng kế bên nói: Các vị saohay quá! Người nào thử thì đèn đều xuống được,luôn đứa bé thử, đèn cũng xuống được, tại sao chúngtôi làm không được? Muốn đèn xuống một chút cũng khôngđược vậy?

-Nóivới họ: Bộ óc bớt suy nghĩ thì đèn mới xuống được.

-Họnói: Tôi không suy nghĩ sao đèn không xuống?

Họnói không suy nghĩ nhưng bộ óc họ không nghe lời theo. Nhưnhững người bị mất ngủ, cứ suy nghĩ hoài, muốn ngưngsuy nghĩ cũng không được. Nếu ngưng suy nghĩ thì không bịmất ngủ. Đứa bé khi thử thì đèn còn xuống nhanh hơn ngườilớn.

Tạisao? Ở trong 10 người có cô Hành Thiền thợ may công phu đượctự động hóa rồi, cô đang cắt may khỏi cần qua óc, nhưngcũng cắt xong bộ đồ. Tại sao cô biết khỏi cần qua óc?Ban đầu cũng để ý ghi thước tấc vào trong sổ theo thướctấc mà cắt, khi tham thiền nghi tình đến tự độngcuồng cuồng nổi lên, nhưng cô ấy vẫn còn cắt. Khi cắtxong chợt nhớ lại “vừa rồi mình không biết, chắc cắtlộn, nên phải thường cho người ta”, nhưng xét lại thìkhông có lộn. Cái đó may xong mà người ta còn khen đẹp hơnkỳ trước. Từ đó về sau cô ấy cắt cứ cắt, không biếtgì hết, rồi cũng cắt xong và cắt từ sáng đến chiều màkhông thấy mệt. Cô ấy chỉ cắt còn người khác thì may.

Saunày cô Hành Thiền qua Mỹ vẫn cắt may; cô Duy Nghi tốt nghiệpthiết kế, thiết kế một kiểu rất phức tạp, đem cho nhữngthợ may nghiên cứu để cắt mấy ngày làm không được, rồinhờ cô Hành Thiền cắt, cô ấy khỏi cần nghiên cứu vẫncắt được, vì khỏi cần qua bộ óc là do bộ óc không biết.

Lúcở Canada, cô Hằng Thiền đo máy vi tính thì đèn tắt chậmhơn đèn của đứa bé đo máy vi tính. Vì cô Hành Thiền làngười lớn đã biết quá nhiều nên phải dùng công phu dẹpcái biết, còn đứa bé thì chưa biết gì tức là không biếtsẵn nên tham thiền dễ tắt đèn nhanh hơn.

Nhưvậy chỉ cần dùng cái không biết, nên đứa bé 3 tuổi vẫntham thiền được. Rồi về Mỹ nó dạy mấy đứa nhỏ thamthiền, nhưng mấy đứa đó là 7, 8 tuổi hỏi nó “tại saomày không dạy mấy đứa bằng mày”? Nó trả lời “tụinó không biết”. Vì kiếp trước nó có thể đã tham thiềnrồi, nên bây giờ nó 3 tuổi tham thiền được. Vậy nó làthành phần đặc biệt.

Hỏi:
TheoPhậtdạy là “nhân nào quả nấy”, con không hiểu tạisao vào ngày rằm tháng giêng, trong hàng Phật tử đến chùacúng sao giải hạn, thậm chí cũng có quý thầy thúc giụcquở trách Phật tử nào không cúng sao một năm sẽ gặp rắcrối về bổn mạng. Vậy điều này có hợp chánh pháp không?

Đáp:
Nhữngviệcnày là tà mạng thực nên Phật cấm, nhưng người takhông chịu nghe lời Phật dạy. Nếu đã tin nhân quả thìcòn hỏi những việc đó làm chi! Vì người đó không tin nhânquả nên mới hỏi.

Thượngtọa Minh Hiền thay mặt đại chúng có lời cảm tạ:

Nammô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Kínhbạch Hoà thượng phó chủ tịch hội đồng trị sự giáohội trung ương, kiêm Tổng thư ký giáo hội Phật giáo ViệtNam và trụ trì chùa Hưng Phước.

-Kínhbạch Sư Phụ.

Chúngcon từ lâu khát ngưỡng tu tập Thiền tông, được sự hướngdẫn của Hòa thượng Thích Duy Lực. Để đáp sự thỉnh cầucủa chúng con, Hòa thượng cho phép đả Thiền thất tại chùaHưng Phước trong suốt một tuần qua, công ơn của Hòa thượngkhông biết gì hơn, toàn thể đại chúng vân tập đảnh lễcảm niệm Hòa thượng đã dành cho chúng con nhiều thuận duyêntu tập, vậy toàn thể Tăng Ni Phật tử đảnh lễ Hòa thượngvà Sư Phụ chứng minh .
Nammô bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Lờiđáp từ của Hòa thượng Hiển Pháp viện chủ chùa Hưng Phước:

-Kínhbạch Hòa thượng Thiền sư.

-Kínhbạch chư đại đức Tăng Ni và thưa các vị Hành Giả đảthiền thất.

Thậtra, đối với Thiền sư Duy Lực thì chỉ biết và kết duyên.Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, lúc bấy giờ giáohội phân công cho chúng tôi làm chủ nhiệm tổ hợp tác xãsản xuất và mua bán, trong thời buổi kinh tế khó khăn, nênchúng tôi nghĩ rằng chỉ có các chùa của người Hoa có tiềndự trử, nên chúng tôi có nhờ Hòa thượng tổ chức mộtcuộc họp các vị trụ trì người Hoa ở tại Chợ Lớn, đượcHòa thượng hứa khả, nhờ hỗ trợ một số vốn cho hợptác xã lúc thời bấy giờ.

Tronglúc kinh tế thời bao cấp khó khăn, mà tín dụng ở bên ngoài,các vị cũng biết họ cho vay tiền lãi 15% hay 20%. Chúng tôicũng được Hòa thượng được số tiền tương đối, chomượn mà không có lời, hứa một năm rồi trả, chúng tôicũng hoàn trả đủ hết theo uy tín của Phật giáo.

Từđó Hòa thượng có tổ chức những kỳ thiền thất, lúc đầuở tại Từ Aân, sau đó ở tại Pháp Thành, sau này cũng khókhăn nên thiền thất chỗ này chỗ khác, từ nội bộ TừAân như vậy, chúng tôi hết sức chua xót, là muốn tìm mộtđịa điểm để hỗ trợ trong việc hướng dẫn tu hành choTăng Ni và Phật tử. Một năm về trước chúng tôi có thỉnhHòa thượng về đây một hai lần, rồi ở văn phòng 2 trungương giáo hội, chúng tôi tổ chức được một lần.

Lầnnày chúng tôi bàn thầy Minh Hiền, vì địa điểm và hoàncảnh chật chội, có khó khăn, nên quý vị cũng hơi vất vảtrong việc tu học trong tuần lễ mỗi tháng, mong quý vị thôngcảm cho nhà chùa chúng tôi. Nếu có đủ duyên thì chúng tôitổ chức cho đàng hoàng hơn, cũng mong sao việc định cư củaHòa thượng hoặc trở về Việt Nam tiếp tục hướng dẫncác Phật tử tu học xuyên suốt. Điều này là sự mong muốncủa giáo hội cũng như chúng tôi, còn những duyên khúc khiểuở bên ngoài, chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ khắc phục được.

Nhânkỳ đả thiền thất năm Kỷ Mẹo này, nếu không có gì trởngại thì hằng tháng chúng ta sẽ tổ chức thiền thất. Trongmột tuần lễ tu học vừa qua chúng tôi ghi nhận công đứccủa Hòa thượng Thiền sư, cũng mong Hòa thượng nhiều sứckhỏe và tiếp tục dìu dắt cho Tăng, Ni, Tín đồ. Và cũngkính chúc cho Tăng, Ni, Phật tử được tinh tấn tu học, làmsao đạt được mục đích Thiền tông theo sự hướng dẫncủa Hòa thượng.

Trướchết cảm ơn Hòa thượng Thiền sư và xin cảm ơn tất cảchư Tăng, Ni và quý Phật tử. Lần nữa cầu chúc chư vịđược tinh tấn.

Nammô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.

KHÓABỒI DƯỠNG THIỀN HỌC TẠI CHÙA LONG KHÁNH (BÌNH ĐỊNH)
13– 4 – 1999

Tâmlà cái gì? Nguồn gốc Phật pháp là tâm, ai cũng nói được,mà chẳng có ai biết, vì chân tâm vô hình vô tướng khôngcó số lượng, mọi người đều có. Chư Phật nói tâm nhưhư không vô sở hữu; Ngài Long Thọ là Tổ thứ 14 Thiền tôngcó giảng trong Trí Độ Luận; Ở trong Phật pháp với Thiềntông, tôi có giải thích.

NgàiLong Thọ nói: “Tâm như hư không vô sở hữu”. Vô sở hữulà không có hư không, mà dung nạp và ứng dụng, ấy là cáithực dụng. Như bây giờ nhà cửa đất đai, cây cối, núisông đều phải nhờ vô sở hữu này dung nạp và ứng dụng,nhưng hiện nay, các vị ngồi đây cũng nhờ vô sở hữumới có chỗ ngồi.

Vôsở hữu tức là trống rỗng, Phật pháp nói là Tánh Không,vì trống rỗng mới hiện bày cái dụng. Tâm mình trống rỗng,không bị thời gian không gian hạn chế, nên tất cả vũ trụvạn vật đều ở trong đó. Nhưng cái thông minh của bộ nãolàm hạn chế lại, như cái tách bít lại là cái tách chếtkhông dùng được, cái bình nầy cũng vậy, nó có cái KHÔNGmới đựng nước được. Tất cả các thứ muốn dùng đềuphải nhờ cái KHÔNG.

NgàiLong Thọ nói: Trống rỗng mới dùng được, nếu không trốngrỗng thì không dung nạp và không dùng được. Như cái táchbị bể thì không còn dùng được, còn hư không trống rỗngthì không bị thời gian, không gian hạn chế. Cái tách bịkhông gian thời gian hạn chế, nếu cái gì có thể tiêu mấtthì không chân thật.

Cóvà không là phân biệt của bộ não, vì có và không là nhịbiên tương đối, Phật pháp không có tương đối. Trong TrungQuán Luận phá tương đối. Có là pháp hữu vi, không là phápvô vi. Trong đó phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn đều phápháp vô vi. Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai,… đều phá pháphữu vi.

Phàmcó tương đối đều phá. Vì sao lại phá? Vì nó không phảithực tế, thực tế thì không có tương đối; nhưng cuộcsống hằng ngày đều phải nhờ tương đối, cũng như mìnhhiện giờ ở trong mở mắt chiêm bao.

Trongbiểu đồ Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, có 2 bộ phận: Thật thểvà hư thể, ở chính giữa là Diệu giác. Diệu giác là cáibiết cao nhất. Vừa rồi tôi nói: Trống rỗng mới dungnạp tức là tánh không, không này chẳng phải cái không chết,không này có cái biết cao nhất của Diệu giác. Cái biếtnày không phải cái biết của bộ não, cái biết bộ não gọilà vọng tâm. Còn cái biết chuyển thành trí gọi là chântâm. Thức chưa chuyển thành tứ trí thì nó hợp tác vớihệ thống thần kinh bộ não, tức là lục căn gọi là vọngtâm. Cuộc sống hằng ngày ở trong vọng tâm, vì mình ở trongchiêm bao.

TriếtHọc, Tự Nhiên Khoa Học, Y Học, Tâm Lý Học; 4 thứ hợp lạigiải quyết cơ thể của mình chưa đầy đủ. Tại sao? Vìhọ không phân biệt được lục căn, lục thức. Lục cănđảm nhiệm chức vụ gì? Lục thức đảm nhiệm chức vụgì? Tất cả đều không rõ mà chỉ biết bộ não. Thức thứ6 và thức thứ 7 thì hoàn toàn không biết, cho nên họ giảithích không thông, như các giáo sư trường đại học, nghithiếu cái gì nhưng không biết.

QuyểnVũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 giải thích rõ và đầy đủ hơn 4đại học hợp lại. Duy thức nhà Phật diễn giải thông suốttất cả. Trong thật thể biểu đồ: Nhãn căn như cây đènđảm nhiệm sự chiếu soi, nhãn thức thì phân biệt. Tứclà nhờ nhãn căn chiếu soi thấy chậu bông thì nhãn thứcmới nhận ra màu trắng, đỏ, vàng, xanh; đồng thời có thứcthứ 6 để giúp. Nhãn căn chiếu soi hiện cái hình ra, cònnhãn thức phân biệt cái hình gì, thức thứ 6 phân biệt đầyđủ hơn; nhãn thức chỉ phân biệt cố định, thứcthứ 6 có tánh khả biến. Vì tánh khả biến bao gồm tam tánh:Thiện, ác và vô ký.

Tamtánh gồm có: Biến kế chấp, y tha khởi và viên thành thật.Thiện ác thì người nào cũng biết, nhưng không có rõ, khôngcó tiêu chuẩn. Tôi muốn hoằng dương với người tây phương,nên mới nói có tiêu chuẩn. Thế nào gọi là thiện? Thếnào gọi là ác? Trong cuốn Vũ Trụ Quan có giải thích kỹ.

Đãnói nhãn căn rồi, thì các căn kia cũng như vậy; chỉ có ýcăn nhiều người chưa hiểu; ý căn đảm nhiệm suy nghĩ, còný thức theo đó phân biệt thiện, ác… ý căn và ý thứckhác nhau.

Thứcthứ 7 có 2 nhiệm vụ:

-Ngàyđêm chấp thức thứ 8 là TA (thức thứ 8 là bản thể củavũ trụ, là bao gồm tất cả các chủng tử vũ trụ, cũnglà bản thể của tâm mình. Đầu thai đến trước và chếtđi sau cùng là do thức này).

-Truyềntống thức: Đem chủng tử thiện nghiệp, ác nghiệp của thứcthứ 6 hay không thiện không ác truyền vô thức thứ 8 (còngọi là tạng thức hay kho tàng), khi nào chủng tử chín mùi,thì nó truyền ra giao cho thức thứ 6 đi thi hành. Cái nào tâmlực mạnh thì cái quả đến trước, cái nào tâm lực yếuthì cái quả đến sau, có khi kiếp này tạo cái nhân, kiếpsau mới nhận cái quả, hoặc là 10 kiếp, 100 kiếp mới nhậncái quả.

Nếutu Tổ Sư Thiền, tăng cường sức mạnh của tâm, tức làtạo nhân mạnh thì quả đến liền. Mặc dầu tạo nhân ácnhiều kiếp trước, nhưng nó yếu hơn nên quả đến sau. Vídụ như tạo nhân là 1 độ, mà tham thiền 10 độ thì quảtham thiền đến trước, đến hết rồi thì tới quả 9 độ,8 độ, cuối cùng đến quả 1 độ.

Nếutham thiền được 10 độ, mà không ngưng tham lại tiến thêm100 độ, 1000 độ, 1000000 độ cho đến thành Phật thì cáinhân ác không có cơ hội đến được. Thành Phật rồi phảiđộ chúng sanh nào có nhân duyên. Trong kinh Kim Cang nói: Tiềnthân Phật Thích Ca bị Ca Lợi Vương xẻ thân ra từng miếng,mà Phật Thích Ca lại độ ông ấy trước. Ca Lợi Vương saunày là tôn giả Kiều Trần Như.

Bấtcứ chủng tử thiện ác, một khi đã chín mùi thì cái quảmới đến, nhân yếu dời lại sau, nhân mạnh thì đến trước.Cho nên tự mình có thể sửa đổi nhân quả, nhưng ngườikhác không sửa được. Như ngài Mục Kiền Liên cứumẹ, ngài đã chứng quả A La Hán được đệ nhất thần thông,nhưng không cứu được cái nghiệp mẹ ngài là bà Thanh Đề;phải nhờ tâm lực của1250 vị Tỳ Kheo A La Hán hợp lạimới chiêu cảm được tâm bà Thanh Đề, rồi tâm bà tự chuyểnra khỏi cõi ngạ quỷ.

Nhânquả là vậy! Ai ăn người nấy no, con cái có hiếu không ănno dùng cho cha mẹ, cha mẹ thương con cách mấy cũng không ănno giùm cho con.

Hỏi:
Nhữngngườitinh tấn tu thiền thất, phiền não chưa dứt, vậycuối cùng cuộc đời người ấy có được giải thoát không?

Đáp:
Vừarồinói là tùy theo sức lực của mình tạo nhân, như kiếptrước mình tạo nhân ác, làm cho người ta bị chết đói,nếu kiếp này tâm lực chỉ 1 độ, cũng phải chịu quả chếtđói. Bây giờ tham thiền từ 1 độ lên đến 2 độ, 3 độcho đến 10 độ và mình chỉ làm việc lành, không làm việcác thì phước báo đến trước, quả chết đói dời lạisau. Nếu tham thiền được 10 độ mà không tu nữa thì quả10 độ hết, rồi đến quả 9 độ, 8 độ, cứ dần dần đến1 độ thì quả chết đói cũng phải tới.

Thamthiền được 10 độ không ngưng tham, lại tiến thêm100 độ, 1000 độ, 1000000 độ, cho đến thành Phật thì quảchết đói không đến được, nhưng nhân đó không có tiêumất, nên thành Phật còn phải độ chúng sanh, người mìnhlàm cho chết đói, được ưu tiên độ họ trước thì nhânchết đói mới tiêu mất, vì thế mình không bị chết đói.

Hỏi:
TheoĐạiThừa Khởi Tín Luận nói: Giải ngộ rồi tu chơn nhưtam muội thì mới ngộ nhập được, còn tu thoại đầu côngán chưa giải ngộ, có phải tu giống như ngoại đạo không?

Đáp:
Ấylàngười đó không có rõ, cuộc sống hằng ngày đều phảidùng ý thức (bộ não). Bộ não gồm có 2 mặt: Biết và khôngbiết. Người ta dùng mặt biết để tu gọi là Như Lai thiền,như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Hiền Thủ tông, Duy Thứctông,… theo phổ thông giáo môn có 52 cấp: Thập Tín, ThậpTrụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác,Diệu Giác.

Dùngkhông biết để tu là Tổ Sư thiền không có cấp bậc, tứctừ địa vị phàm phu tu chứng lên Đẳng Giác. Từ ĐẳngGiác tiến thêm một cấp nữa gọi là Diệu Giác tức là quảPhật. Vì người hỏi không hiểu, cho nên câu hỏi không đúng.

Hỏi:
TôngchỉThiền tông là bất lập văn tự, tại sao những bảnvăn bất hũ, những án văn tuyệt tác, mà lại do các Thiềnsư để lại?

Đáp:
LụcTổnói trong Pháp Bảo Đàn: Chính 2 chữ “bất lập” cũnglà văn tự vậy! Kinh Lăng Già cũng nói: “Văn tự tánh lìa”.Nếu không dùng văn tự thì Phật pháp bây giờ không còn,Thiền tông cũng vậy. Có văn tự nhưng không chấp vào văntự, tất cả cũng đều không chấp. Phật pháp là phá chấptrước của chúng sanh, nếu không chấp trước thì tất cảcác pháp đều là Phật pháp, tức là theo thế lưu bố tưởngkhông sanh ra trước tưởng (kinh Đại Niết Bàn) .

Hỏi:
ThếgianThánh Phàm khác biệt, phàm phu ngoài tâm chấp pháp, vọnglập kiến văn; bậc Thánh đã ngộ nhất tâm, tại còn cótri kiến như phàm phu?

Đáp:
BậcThánhdù có tri kiến, nhưng thấu rõ vật như huyễn, chẳngsanh chấp trước. Kinh Đại Niết Bàn nói:

BồTát Ca Diếp bạch Phật: Thế Tôn! Nếu như phiền não sanhbởi điên đảo tưởng, thì tại sao bậc Thánh thật có điênđảo mà không có phiền não?

Phậthỏi: Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?

BồTát Ca Diếp đáp: Bạch Thế Tôn! Tất cả Bồ Tát gọi contrâu là con trâu, con ngựa là ngựa, gọi nam, nữ lớn nhỏ,nhà cửa, xe cộ,… ấy là điên đảo tưởng.

Phậtnói: Tất cả phàm phu có 2 thứ tưởng: thế lưu bố tưởng(thế gian đã lưu hành) và trước tưởng (chấp trước).

BậcThánh chỉ có thế lưu bố tưởng chẳng có trước tưởng,phàm phu chấp trước nên ở thế lưu bố tưởng sanh ra trướctưởng. Bậc Thánh khéo giác quán, nên ở nơi thế lưu bốtưởng không sanh ra trước tưởng. Cho nên phàm phu gọi làđiên đảo tưởng.

BậcThánh dù tri, nhưng chẳng gọi là điên đảo tưởng; lạido cảnh vốn tự không, đâu cần hoại tướng; do linh tâmtự chiếu, đâu nhờ cảnh sanh, nên chẳng như phàm phu chấptrước năng sở tri kiến như vậy.

TriệuLuận nói: Hễ có sở tri thì có sở bất tri. Do Thánh tâmvô tri nên vô sở bất tri, cái tri của vô tri gọi là nhấtthiết tri. Nên Kinh nói: “Thánh tâm vô tri mà vô sở bấttri”, thật đáng tin vậy! Cho nên bậc Thánh trống rỗng nơitâm, mà thật tế chiếu soi, suốt ngày tri nhưng chưa từngtri, như lắng nước soi bóng, há đâu có lập tâm năng sở.Cảnh trí đều không đâu có cảnh giác tri ư! Theo sự trìnhbày trên đây và kinh Đại Niết Bàn, thì biết ở nơi phápthế gian không sanh trước tưởng tức là pháp xuất thế gian,cũng là Phật pháp. Chứ không phải ngoài pháp thế gian màcó pháp xuất thế gian đặc biệt gọi là Phật pháp vậy.

Nóitóm lại, cuộc sống hằng ngày đói thì ăn, khát thì uống,lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì cởi bớt ra, cho đến nóinăng tiếp khách làm việc… ở nơi các pháp thế gian , chẳngsanh trước tưởng, tức là Phật pháp vậy. Chẳng đem chủquan của mình xen vào sự vật, tức là chẳng sanh trước tưởng,cũng là chẳng có “cho là” thì không lọt vào nhị biênđối đãi vậy.

Phậtnói: Dùng văn tự nhưng không biết văn tự, vì chỉ là phươngtiện. Chấp phương tiện chân thật là si mê; phương tiệnlà tạm thời, đâu phải chân thật. Tất cả lời nói văntự đều là văn tự, chớ nên chấp thật.

Cuộcsống hằng ngày, ăn cơm thì cứ ăn cơm, mặc áo thì cứ mặcáo, chứ không cho áo này đẹp, áo kia xấu, sanh tâm chấptrước thì phiền não mới đến, cũng như muốn may mà khôngcó tiền may cũng phiền não. Theo câu hỏi trên, người hỏicó chấp trước văn tự.

Hỏi:
Minhtâmkiến tánh thì lấy cái gì để minh, lấy cái gì đểkiến?

Đáp:
Tâmnhưhư không vô sở hữu, làm sao lấy cái gì để minh đểkiến? Vì tất cả lời nói đều có ngữ bệnh, như trong kinhnói: “Từ vô thỉ đến nay”. Từ vô thỉ sao có đến nayđược! Phải có hữu thỉ mới có đến nay. Rồi nói: “Kiếntánh thành Phật”, tánh làm sao kiến? Nếu tự tánh thànhsở kiến thì có năng sở, đâu phải bất nhị! Nếu có năngkiến và sở kiến là nhị rồi. Cho nên, tất cả văn tựvà lời nói chỉ là phương tiện; nếu chấp phương tiệncho là thật thì học cũng uổng công.

Hỏi:
Thiềnlàmột pháp môn tương đối khó thực hiện trong hiện tại,vậy cúi mong Hòa thượng dạy cho phương pháp dễ thực hiệnnhất, mà vẫn đạt như sở nguyện?

Đáp:
PhươngphápTổ Sư thiền rất dễ tu, chỉ hỏi câu thọai và nhìnthọai đầu. Tham là hỏi câu thoại, để kích thích lên mộtniệm không biết; khán là nhìn, nhìn chỗ không biết, nhưngchỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì khôngcó mục tiêu để nhìn, không có mục tiêu để nhìn, thì nhìnmãi không thấy gì vẫn còn không biết; chính vẫn còn khôngbiết đó, Thiền tông rất chú trọng gọi là nghi tình, tứclà cái không biết; hỏi và nhìn, hai cái song song đi một lượt,vừa nhìn để giữ cái không hiểu không biết, tức là nghitình để đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiến tánhthành Phật.

Vídụ chỗ trên cây viết là thoại đầu, ở dưới là thoạivỉ. Bắt đầu hỏi và nhìn là rời khỏi thoại vỉ, chưađến thoại đầu là đang đi ở giữa đường. Vì mục đíchcủa mình là muốn đến thoại đầu, cho nên gọi là tham thoạiđầu hay khán thoại đầu.

PhậtThích Ca dạy dùng không biết của bộ não, để chấm dứtcái biết của bộ não. Tất cả biết bộ não chia ra làm 3bộ phận: Tìm hiểu biết, ghi nhớ biết và suy nghĩ biết.3 cái biết này hết thì sẽ đến thoại đầu, Thiền tônggọi là đầu sào trăm thước, có người dịch là đầu sàotrăm trượng, chỗ này cũng gọi là nguồn gốc của ý thức,ngài Nguyệt Khê nói là vô thỉ vô minh, tức là căn bản vôminh.

Tạisao còn có vô minh? Vì còn không biết của bộ não, nên sátna cuối cùng của đầu sào trăm thước tiến lên một bướclìa khỏi ý thức, thì biết và không biết của bộ não đềusạch, cái biết Phật tánh hiện ra khắp không gian và thờigian.

Khắpkhông gian tức là trống rỗng nên gọi là tánh không, khắpkhông gian không có khứ lai nên gọi là Như Lai. Khắp thờigian không có gián đoạn, chẳng có sanh diệt nên gọi là NiếtBàn. Vì không sanh không diệt nên trống rỗng, không có chỗtrụ gọi là vô sở trụ. Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng KinhKim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”rồi ngộ triệt để.

Cáitay nắm mở, muốn lấy gì cũng được gọi là hoạt bát vạnnăng, vì nó không có trụ, tức không nắm hẳn một nắm taycố định. Nếu nắm hẳn lại thì cái hoạt bát vạn năngbị mất, không thể cầm lấy cái gì nữa.

Cáikhông biết của nghi tình là cái chổi tự động quét tấtcả biết và không biết của bộ não, khôi phục hoạt bátvạn năng của bản tánh, nên sử dụng việc gì cũng thông.Như cái tay tự làm nắm tay, thì trụ nơi nắm tay cũng khônglấy cái gì được, nên không trụ nơi nắm tay, mới có đượchoạt bát vạn năng, muốn lấy gì cũng được.

“Ưngvô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, ưng là nên, vô sở trụ làkhông có chỗ trụ. Sanh kỳ tâm là cái dụng, tức muốn dùngphải vô sở trụ, nếu có trụ thì không dùng được; mặcdù trụ nơi có, trụ nơi không, hay bất cứ trụ nơi nào đềukhông được; như trụ nơi Phật, trụ nơi Bồ Tát đều bịchướng ngại, không được hiện ra cái dụng hoàn toàn.

Hỏi:
Tuthiềndễ đưa đến thanh tịnh giải thoát, tại sao có vàivị tu thiền một thời gian lại bị điên?

Đáp:
Thamthiềnkhông phải muốn thanh tịnh, cũng không mở trói đểgiải thoát. Tại sao? Vì tâm như hư không trống rỗng, tạicó cái TA, muốn có sở đắc, có sở cầu, có sở sợ nênma mới nhập được. Còn không có cái TA thì ma nhập ở đâu!Những người hỏi vì bệnh chấp thật quá nặng nên khônghiểu, mới có câu hỏi này.

Hỏi:
ĐạoPhậtkhông thừa nhận định mệnh, vì làm mê hoặc con người,nhưng có người nói Phật Thích Ca thọ ký cho Phật Di Lặcmột kiếp nữa sẽ thành Phật. Vậy vấn đề này có phảinhư định mệnh không?

Đáp:
Địnhmệnhgọi là nghiệp nhân nghiệp quả, nếu ở trong chiêmbao thì còn nhân quả trong chiêm bao, nhưng nhân quả của mìnhtự mình sửa mới được, chứ người khác không sửa giùmđược. Tâm lực yếu thì theo nhân quả lúc trước, còn tâmlực mạnh thì nó sẽ sửa khác, đâu phải cái nghiệp cónhất định, tu là chuyển nghiệp.

(Kểlại chuyện Huỳnh Đình Kiên). Trang 96.
Hỏi:
Phậtnóitrong phẩm Phổ Môn: Nước Quỷ La Sát, vậy Quỷ La Sátcó ở cõi Nam Diêm Phù Đề này không?

Đáp:
Phậtnói:“Vạn pháp duy tâm tạo”, tâm mình chấp thì có, khôngchấp thì không có. Đại Trí Độ Luận nói : Tại chấp Phậtthì có Phật, chấp Bồ Tát thì có Bồ Tát, chấp Đại thừathì có Đại thừa,… nếu tất cả tánh không thì tất cảtrống rỗng. Tất cả vì do chấp nên mới có, có và khônglà tương đối, thuộc sản phẩm của bộ não. Còn thực tếthì không dính dáng đến có và không. Nếu ta chấp có vàkhông thì lọt vào biên kiến trong 5 thứ ác kiến.

Nămthứ ác kiến là: Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, tà kiến,giới cấm thủ. Nhiều người lọt vào biên kiến mà khôngtự biết. Như chấp có Phật hay chấp không Phật đều làbiên kiến. Tôi có giải thích trong Trung Quán Luận.

Hỏi:
NgàiQuánThế Aâm được cúng dường xâu chuổi ngọc vô giá,tại sao Ngài không nhận?

Đáp:
ChưPhậtchư Bồ Tát muốn chúng ta được ngộ, nếu chúng tachấp thật thì không bao giờ ngộ được. Cái vô giá là cáitâm của chúng ta vậy, ngộ được cái tâm mới thật là vôgiá; còn không ngộ, nếu có được vô giá, mà sau khi chếtthì chẳng được gì?

Bâygiờ có thế lực cao, có sự nghiệp lớn, thành công to, tiềncủa nhiều, có đầy châu báu vô giá,… đâu làm chủ nhữngcái ấy được! Không muốn lìa mà nó vẫn lìa, thân này khôngmuốn bệnh mà nó cũng bệnh, không muốn chết nhưng nó cũngchết, tự mình làm chủ không được, mà có vô giá thì đượcích lợi gì!

Hỏi:
TuThiềnphải có người hướng dẫn, nếu không có người hướngdẫn sẽ bị lạc. Vậy muốn tu không có thầy hướng dẫn,thì phải tu như thế nào?

Đáp:
“Vôsởđắc, vô sở cầu, vô sở sợ”. Nếu thực hành được9 chữ này thì bảo đảm không có bị lạc, vì chánh phápphải cần phá ngã chấp. Nếu không phá ngã chấp thì khônggiải thoát mà thành tà ma ngoại đạo. Tà ma ngoại đạo cũngcó thiền định rất cao, nhưng họ không có phá ngã chấp.

Hỏi:
Quánthoạiđầu “Ta là ai?”, có chứng đắc gì mà không biết,thấy mặt ngơ ngáo, thân mình dơ dấy thường ngồi một mình.Vậy có phải tu không đúng chánh pháp không? Và sửa chữabằng cách nào?

Đáp:
Vìhọkhông tu đúng chánh pháp, tại dùng cái biết để suy nghĩta là ai? Ta là đàn ông, ta là đàn bà,… có đủ thứ ta màsao nói không biết! Họ đã tự dối mình. Họ hỏi câu thoạithiếu một đoạn đầu.

Câuthoại đầu đầy đủ là: “Khi chưa có trời đất, ta làcái gì?”, họ cứ dùng cái biết để suy nghĩ thì không phátkhùng cũng phát điên. Dùng cái không hiểu không biết đểchấm dứt tìm hiểu biết, chấm dứt ghi nhớ biết và chấmdứt suy nghĩ biết của bộ não.

Hỏi:
Tấtcảchúng sanh đều có Phật tánh đầy đủ, vì bất giácvô minh khởi niệm mà luôn sanh tử như vậy. Từ nhất niệmvô minh chuyển sang vô thỉ vô minh, chưa phải là bản tánhthanh tịnh. Từ đó dụng tâm nhìn thẳng vào hầm sâu vô minhđến 90 thì ồ lên một tiếng phá bức màn vô minh, Phậttánh hiển lộ. Vậy vô minh không thấy không nghe, không tướng,làm sao biết mà nhìn?

Đáp:
Ngườihỏicó đọc Bát Nhã Tâm Kinh không? Chắc là có. Chùanào, sớm chiều thời kinh nào cũng có tụng: “Vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tửtận”. Không có vô minh, làm sao hỏi vô minh, mà lại chấpvô minh là thật! Chỉ cần ngộ không có vô minh, không cógià chết thì giải thoát.

NhưTôi bây giờ đã già, sau nầy cũng phải chết. Tại sao trongkinh nói không già không chết? Trong lúc tụng kinh mình phảitự hỏi, còn miệng cứ tụng mà kinh nói gì không biết!

Hỏi:
Trongkinhsách chư Tổ thường đả phá tất cả. Như “gặp Phậtgiết Phật, gặp Tổ giết Tổ”. Nếu ngày nay, mọi ngườithấy vậy, có ảnh hưởng đến đạo pháp không?

Đáp:
GặpPhậtgiết Phật là giết cái tâm chấp Phật, chứ đâu phảigiết Phật Thích Ca; chấp ma là giết tâm chấp ma, chứ đâuphải giết ma. Tức là chấp cái gì là giết cái đó.

Hỏi:
Lụccăntiếp xúc lục trần, làm sao lục thức không bị đắmnhiễm?

Đáp:
Tông Tịnh Độ lấy Ngài Đại Thế Chí trong kinh LăngNghiêm làm gương mẫu, có nói “thâu nhiếp lục căn, tịnhniệm tương tục”. Nếu nhiếp được nhãn căn không phânbiệt tốt xấu, vì thấy tốt ham thích, thấy xấu chê bai;nhiếp được nhĩ căn thì không phân biệt tiếng hay dở, khenkhông mừng, chê cũng không tức giận.

Nhiếpđược lục căn thì tịnh niệm mới được tương tục. Tứclà niệm trong sạch không có niệm nào khác. Nếu nhiếp khôngđược thì có tương đối, có lúc thương ghét, ham thích,khen chê. Vậy làm sao có niệm trong sạch được! Tất cảcác pháp môn tu đều như vậy.

Thamthiền giữ cái không hiểu không biết thì đã nhiếp đượclục căn. Không biết tốt thì không ham thích, không biết xấuthì không chê. Nếu dùng cái biết để tu thì khó hơn, dùngcái không biết để tu thì dễ hơn. Cái không hiểu không biếtgọi là pháp Thiền trực tiếp.

Cóngười hỏi tôi: Nếu dùng cái không biết để tu tới thoạiđầu thì sắp kiến tánh, có phải sắp biết không?

Tôinói: không phải, không được nói là sắp biết.

Ngườiấy hỏi: Nếu không được nói là sắp biết, như vậy cógiống như gỗ đá không?

Tôinói: Cũng không phải, vì cái biết chơn tâm không bao giờngưng, nếu có ngưng rồi trở lại biết thì nói là sắp biếtđược. Nó không bao giờ ngưng, làm sao nói là sắp biết!Người đó không hiểu, vì cứ dùng bộ não, làm sao biếtđược chơn tâm?

Tôiđổi lại câu hỏi: Trời gần sáng thì mặt trời sắp chiếu,vậy có được không? Không được, không được nóimặt trời sắp chiếu! Tại sao? Vì mặt trời có ngưng chiếuhồi nào, mà nói mặt trời sắp chiếu! Trời sáng, mặt trờiđâu có bắt đầu chiếu. Bây giờ nó cũng đang chiếu, vìkhông thấy mặt trời là do bị trái đất hay mây đen che khuất,đâu phải nó bị ngưng chiếu!

Cáibiết chân tâm của mình cũng vậy, nó không có ngưng biết,vì bị che khuất bởi biết và không biết của bộ não. Chonên, Phật dùng phương tiện không biết của bộ não, đểdẹp cái biết che khuất của bộ não thì mới đến thoạiđầu. Chứ không phải cái biết của chân tâm bị ngưng, nếucái biết chơn tâm bị ngưng thì bị sanh diệt luân hồi, kiếntánh thành Phật đâu có ích lợi gì!

Bảntâm của mình không có sanh diệt, nên Phật gọi là vô thỉ(không có bắt đầu) cũng là nghĩa vô sanh (không có sự sanhkhởi). Nếu có sự sanh khởi là có sự bắt đầu. Vậy, ngườichứng quả là ngộ pháp vô sanh hay chứng vô sanh pháp nhẫn.

Theo lý toán học không có con số nhỏ nhất và cũng khôngcó con số lớn nhất, các nhà giỏi toán cũng biết không cócon số nhỏ nhất, vì đem chia mãi không có hết.

Trongquyển toán học của Hồng Kông nói: Con sâu dép cỏ nhỏ bằngmột đơn tế bào, cách ngày đêm nó sanh ra làm hai; như ngàynay 1 con, ngày mai thì 2 con, ngày mốt thì 4 con… cứ như thếtrải qua 90 ngày đêm thì thể tích bằng một mét khối, chođến 130 ngày đêm thì thể tích bằng quả địa cầu, nếumột ngày nữa thì 2 quả địa cầu.

Ngượclại, đem quả địa cầu xẻ ra, xẻ đến 130 ngày đêm thìkhôi phục con sâu dép cỏ. Nếu lấy toán học đem con sâuxẻ thêm 130 lần nữa, thì thịt con sâu mình có thể biếtkhông? Cứ theo toán học như vậy mà đến trăm lần 130, ngànlần 130, nhưng vẫn thấy con số để biểu thị thịt con sâudép cỏ. Nhưng thực tế còn có thịt con sâu dép cỏ đó không?Có chia nữa thì con số vẫn còn mãi.

Nếuđem con sâu đó làm đơn vị 1, thêm trước số 1 là số “0.”thì nó nhỏ 10 lần, rồi thêm số 0 sau “0.” thì nhỏ thêm10 lần nữa, cứ thêm như thế, dài bằng một quả đất,hai quả đất… con số cứ nhỏ nhưng không có hết.

Cáigì nhỏ nhất có thể dùng kính hiển vi mới thấy được.Giả thiết khoa học cải tiến kính hiển vi, còn nhanh hơnmình thêm con số 0 thì cũng có thể nhìn thấy thịt con sâuđó. Nhưng thịt con sâu đó chưa phải thực tế. Tại sao?Vì còn phân chia được nữa.

Vậy,biết định lý toán học không thể tìm sự bắt đầu. NênPhật nói: “Vô thỉ, bất khả đắc” gọi là vô sanh. Nhàkhoa học dùng toán tìm sự bắt đầu của sanh mạng và vũtrụ, có phải si mê không? Nói nhà khoa học si mê thì khôngcó được. Vì khoa học tạo hạnh phúc cho con người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 7819)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu. Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.
20/01/2016(Xem: 6396)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
20/01/2016(Xem: 8189)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9690)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7312)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11332)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8304)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10225)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7675)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]